You are on page 1of 3

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CẢM

NHẬN VỀ BÀI THƠ


QUÊ HƯƠNG – TẾ HANH
- Mở đoạn chung cho bài thơ
“Quê hương” là nguồn cảm hứng vô tận của những “người cầm bút”. Với Đỗ Trung
Quân “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”. Hay với nhà thơ
Giang Nam “Xuưa yêu quê hương vì có chim có bướm, Có những ngày trốn học bị
đòn roi… Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất, Có một phần xương thịt của em
tôi!” Thì đến với Tế Hanh, quê hương là một làn chài ven biển (với):
(Trích thơ)
- Nghệ thuật, nội dung cơ bản bài “Quê hương”
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: - Làng nghề đánh cá, có truyền thống lâu đời (ở vốn)
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.” - Nằm gần bờ biển, nước mênh mông bao la
 Không gian cao rộng, khung cảnh thiên nhiên trong
sáng
 Cách giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, - Không gian tươi sáng, như mở ra niềm tin, hy vọng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. hứa hẹn là một chuyến ra khơi đầy thắng lợi
- Bầu trời xanh, cao vút
- Qua giọng thơ nhẹ nhàng →cảm giác nhẹ nhàng, mát
mẻ
- Có con người, có thuyền
 Bức tranh làng chài thoáng đãng, không quá nhộn
nhịp, vội vã
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Động từ: phăng, vượt, giương, rướn: sự khỏe khoắn
Phăng mái chèo mạnh mẽ vuợt trường giang. của người dân làng chài
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng - Dùng nhưng biện pháp tu từ tinh tế
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… - So sánh: thuyền – tuấn mã: sự dũng mãnh của con
thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ
của trai làng biển
- Hoán dụ: cánh buồm – mảnh hồn làng: Biểu tượng
của làng chài, gần gũi, yêu thương
- Cánh buồm vươn cao gió lộng như chất chứa hi vọng
mưu sinh của người dân chài lưới
- “…”: mở ra một không gian vô tận, trời – mây – nước
 Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà còn
làm chủ thiên nhiên
 Bức tranh thiên nhiên, mênh mông với con người
khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, yêu lao động, đầy
niềm tin hy vọng, lạc quan
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Sự nhộn nhịp, hào hứng, tươi vui về thành quả mà
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về mọi người thu hoạch được
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, - Không khí tưng bừng rộn rã
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” - Diễn đạt một cách gần gũi, chân thật
- Cảm nhận được sự chân thành trong lời cảm tạ đến
Thượng Đế, Mẹ thiên nhiên, đã cho “cá đầy ghe”, làm
cho cuộc sống người dân ấm no
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, - Phép tả thực kết hợp lãng mạn
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;” - Sự khỏe mạnh, mang đậm chất biển
- Vẻ đẹp khỏe khoắn, vạm vỡ, trong từng làn da thớ
thịt
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống
như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ - Cảm xúc dào dạt thiêng liêng
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, - Hình ảnh, màu sắc bình dị
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, - Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” - Cách kết đơn giản mà đậm tình người – rất Tế Hanh

- Kết bài chung cho bài thơ


Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra
một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên
hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động
làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

NGẮM TRĂNG – HỒ CHÍ MINH


- Mở đoạn chung cho bài thơ
“Hồ Chí Minh được biết đến như một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là chiến sĩ cộng
sản quốc tế, ngoài ra, Người còn là một nhà thơ đại tài của đất nước. Những tác phẩm
mà Người để lại, được xem là những báu vật vô giá cho kho tàn văn học Việt Nam,
đặc biệt là tác phẩm “Ngắm trăng” trong tập “Nhật kí trong tù”. Đọc bài thơ, độc giả
ấn tượng nhất với hai câu thơ:
(Trích thơ)
- Nghệ thuật, nội dung cơ bản bài “Quê hương”
“Trong tù không rượu cũng không hoa - Hoàn cảnh: thiếu thốn trăm bề, khó khăn, chật vật
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” - Không có gì, chỉ có thể ngồi bên gông cùm, song sắt
- Nhưng những ngoại cảnh không làm trở ngại tâm hồn
thi sĩ → hướng về người bạn tri kỉ: trăng
- Ở dưới: căn buồng tối tăm của người tù ≠ trên cao:
ánh trăng êm dịu
- “Khó hững hờ”: vẫn chưa toát lên được hết vẻ đẹp thi
vị của nguyên tác “nại nhược hà”, không chỉ khó
hững hờ, mà còn là đầy xao xuyến, bâng khuâng,
nhiều rung động, xúc cảm
 Tình yêu thiên nhiên tha thiết, một mối tình sâu
đậm, bất kể sự khắc nghiệt của hoàn cảnh
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ - Câu thơ đối chỉnh
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” - Giữa trăng và người: là song sắt nhà tù, nhưng nó
không thể ngăn hai tâm hồn đồng điệu đến với nhau
- Người và trăng: hòa quyện với nhau, 2 tâm hồn giao
thoa → thỏa sức vùng vẫy trong niềm khao khát tự do
 Phong thái ung dung, lạc quan của Người, dẫu khó
khăn nghiệt ngã, vẫn không bi quan, tin tưởng vào
tương lai, mở lòng mình trước vẻ đẹp dịu dàng say
đắm của thiên nhiên.
- Kết bài chung cho bài thơ
“ Bài thơ đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng
sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc
nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi
thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.

You might also like