You are on page 1of 3

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

Phần 1: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống.

-Nội dung: Bức tranh thiên nhiên hòa hợp với bức tranh lao động
của con người.
-So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”  Gợi tả cảnh
hoàng hôn đẹp, kì vĩ, tráng lệ, rực rỡ.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa, -Nhân hóa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”  Gợi cảm giác đại
dương, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống
Sóng đã cài then, đêm sập cửa. là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc
của mình.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. - Từ “lại”: Cho thấy rằng công việc ra khơi đánh cá là một công
việc quen thuộc hằng ngày.
-Ẩn dụ, nhân hóa: “Câu hát căng buồm” – Sự phấn chấn, tươi vui
của những người lao động.  Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần
lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy
hứng khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say
mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tồ quốc.

-Nội dung: Biển giàu và đẹp, tình yêu biển cả của người lao động
-“Hát rằng”: Nối liền “câu hát” của khổ 1, tiếp tục thể hiện tâm
thế lạc quan, yêu đời của người dân làng chài.
-“biển Đông lặng”: gợi tả mong ước, ước mơ của người dân biển:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, sao cho sóng êm biển lặng để đánh bắt được nhiều cá.

Cá thu biển Đông như đoàn thoi -“cá bạc”, “cá thu”, “đoàn cá”, “dệt biển”, “dệt lưới”: như một
điệp khúc nhấn mạnh sự giàu đẹp của biển cả quê hương
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
-So sánh: Cá thu – đoàn thoi  Câu thơ trên có một ý nghĩa vô
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! cùng to lớn, giàu cảm xúc, diễn tả sự đông đúc, trù phú của cá
thu ở Biển . Từ đó làm câu thơ thêm sinh động, thêm sức sống ,
tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
-“Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”: Con thoi mang sợi tơ
dệt vải chạy trên khung cửi thì cá thu mang ánh sáng phản chiếu
lấp lánh dệt nên muôn luồng sáng lung linh, kì ảo trên biển.
-“Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”: Nhân hóa, thể hiện ước vọng về
một mẻ lưới nặng tay
 Niềm tự hào của tác giả về vùng biển quê hương.

Phần 2: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp.
-Nội dung: Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người lao động.
-Nhân hóa: “lái gió” (gió lái thuyền), ẩn dụ “buồm trăng” (trăng
là buồm)  sự tưởng tượng táo báo của tác giả, gợi tả sự hòa
hợp giữa con người với thiên nhiên bát ngát, thơ mộng.
-Động từ “lái”, “lướt” đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận
tốc nhanh, thiên nhiên cũng góp sức với con người trên hành
Thuyền ta lái gió với buồm trăng trình lao động, khám phá

Lướt giữa mây cao với biển bằng, -Nói quá “Lướt giữa mây cao với biển bằng”, phép đối “Mây
cao- biển bằng”  Con thuyền mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, trụ, thực mà như mộng, lướt giữa khoảng không gian mênh
mông, khoáng đạt. Đồng thời, cho thấy con người trong tư thế
Dàn đan thế trận lưới vây giăng. làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.
-Trường tự vừng hành động của ngư dân: “đậu”, “dò”, “dàn
đan”, “vây giăng”  Con người thực hiện công việc một cách hết
sức chuyên nghiệp, tuy vất vả khó khăn nhưng vẫn cực kì sinh
động và lẵng mạn.
 Bút pháp liên tưởng, tưởng tượng, lãng mạn  Tầm vóc của
con người và chiếc thuyền đã được nâng lên, hòa cùng với vũ trụ.

-Nội dung: Biển giàu có, trù phú, đẹp lung linh như đêm hội.
-Liệt kê cá loại cá: “cá nhụ”, “cá chim”, “cá đé”, “cá song”, Ẩn dụ:
đuốc đen hồng – đuôi của cá song.  Những loại cá được liệt kê
là những loài cá có giá trị kinh tế đối với người dân vùng biển,
nhấn mạnh sự giàu có, trù phú của biển khơi Việt Nam.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
-Từ ngữ “lấp lánh”, “đen hồng”, “vàng chóe”  Có tác dụng gợi
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, hình gợi cảm, hình dung được sự tuyệt đẹp, kì vĩ của biển khơi
vào đêm trăng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
-Nhân hóa: “cái đuôi em”  Khiến cho hình ảnh của những con
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. cá song gần gũi, sinh động tựa như những con người có cảm xúc,
có đời sống riêng.
-Nhân hóa: “Đêm thở”, “Sao lùa”  “Đêm” được nhân hóa như
một sinh vật của đại dương. Tiếng thở của đêm chính là tiếng thở
của thủy chiều và tiếng rì rào của sóng.những đóm sao lung linh
trên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách thật hùng vĩ.nhờ biện
pháp từ từ đã giúp cho toàn bộ không khí biển khơi lung linh dạt
dào sống động và kỳ ảo hẳn lên
 Bức tranh đậm chất lãng mạn, bay bổng, như một đêm hội. Từ
đó, tác giả gửi gắm tình yêu thiên nhiên, biển cả quê hương.

-Nội dung: Sự gắn bó thân thiết, giao hòa giữa biển và người lao
động.
-“tiếng hát” biểu tượng của sự hăng say, phấn chấn, tươi vui
trong lao động  “Ta hát bài ca gọi cá vào” thể hiện mong ước,
khát vọng đánh bắt được nhiều cá.
-Nhân hóa “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”.  Gợi lên sự gần
gũi giữa con người với thiên nhiên, ánh trăng dường như đang
góp sức, đồng hành với con người trong quá trình lao động.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

-Nội dung: Nhịp điệu lao động đầy hào hùng, hăng say.
-“kịp trời sáng”  Sự nỗ lực, chạy đua với thời gian, kéo những
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng mẻ cá nặng trịch.
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. -“kéo xoăn tay”  Bàn tay khỏe mạnh, thoăn thoắt, phác họa
những đường nét gân guốc, khỏe khoắn, gợi tả vẻ đẹp vạm vỡ,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông, mạnh mẽ của những người dân lao động.

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. -Hình ảnh mẻ cá trĩu nặng, bội thu, khung cảnh bình minh rực rỡ,
huy hoàng, tươi đẹp.
 Người lao động đã có được thành quả

-Nội dung: Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về.


- Cấu trúc đầu cuối tương ứng  Khiến cho bài thơ như một
Câu hát căng buồm với gió khơi, điệp khúc ngân vang, nhấn mạnh niềm vui lao động, vui sướng vì
chuyến đi bội thu.
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
-Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời: Con người đã
Mặt trời đội biển nhô màu mới, sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ, trở thành người chiến thắng.

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

You might also like