You are on page 1of 4

49: Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng

kiêm vật lý
địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc
khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật
hạnh phúc”.
( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành
Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong
tiếng hát. Họ “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy
Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình,
âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc. Dựa vào hai tác
phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
1. Mở bài:
Trong hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ Sa Pa” của
Nguyễn Thành Long đều hiện lên những con người có trái tim yêu lao động, yêu
quê hương đất nước. Ở họ tràn đầy niền lạc quan, niềm tin yêu cuộc sống, đang âm
thầm lặng lẽ đem hết tài năng và sức lực của mình cống hiến cho công cuộc xây
dựng đất nước trên bước đường đi lên chủ nghĩa XH ở miền Bắc lúc bấy giờ. Bởi
vậy anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” luôn cống hiến hết sức lao động của
mình, mặc dù trong hoàn cảnh thật cô đơn và khó khăn trên đỉnh núi Yên Sơn cao
2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề
chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông
họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”. Còn trong “Đoàn
thuyền đánh cá” những người ngư dân phải trải qua bao khó khăn “Núi cao biển
xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm
mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc”; nhưng họ vẫn ra khơi với
câu hát căng buồm: “Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây
giăng”.
2. Thân bài:
Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công
cuộc xây dựng chủ nghĩa XH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động, kiến
thiết đất nước dấy lên khắp mọi nơi. “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (1958),
“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long (1970) đều là kết quả của những chuyến đi
thực tế mà các tác giả sống trực tiếp cùng với những con người lao động. Hình
tượng người lao động đã được khắc họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi
lớp người, mọi lứa tuổi, với những nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những vùng
khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất cao đẹp.
Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách. Người ngư dân
trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ đi vào trạng
thái nghỉ ngơi.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. Nhưng những người
ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp.
Trong “Lặng lẽ Sa Pa”: Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên
Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù
lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc.
Công việc của anh là “đo gió, đo mưa..dự báo thời tiết”. Công việc ấy đồi hỏi phải
tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng
giờ “ốp” dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.
Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt
tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Những người
ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:
“ Ra đậu dăm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Bên cạnh cái ung dung và say sưa của những người dân làng chài, ta vẫn cảm
nhận được cái vất vả của họ. Công việc thật sự là một trận đánh được diễn tả bằng
rất nhiều động từ mạnh, thể hiện tư thế làm chủ thiên nhiên, tư thế sẵn sàng lao
động hết mình của những con người mới. Hằng đêm, họ phải vượt qua bao nhiêu
dặm biển trong cảnh trời đêm, ra đậu ngoài khơi xa mới có thể đánh bắt được nhiều
cá. Không chỉ thế họ còn phải “dò bụng biển” mới có thể tìm được các bãi cá, “dàn
đan thế trận” để bủa lưới bắt cá. Chính nhờ sự am hiểu sâu sắc về nghề nghiệp và
có niềm cảm thông sâu sắc với những người dân chài tác giả mới có thể vẽ nên bức
tranh đầy hiện thực nhưng không kém phần lãng mạn ấy. Họ – những người dân
chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi để phá thế giới bí ẩn
của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao dộng như
một chiến sĩ. Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát.
Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc
mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn
điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. Anh nói: “Khi ta làm việc,
ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Đọc lời tâm sự này, ta càng
thấy đó là suy nghĩ và lối sống cao đẹp của anh, ta càng thấy mến yêu, quý trọng
những con người như thế, biết làm chủ bản thân, ý thức sâu sắc được mục đích làm
việc. Anh quả là con người mới, tiêu biểu cho lớp thanh niên: “Đâu cần thanh niên
có – Đâu khó có thanh niên.
Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm
thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ. Đánh cá trong đêm
đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi,
làm việc và trở về đều trong câu hát
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Thời gian, không gian có khác nhưng hình ảnh vẫn thế, âm hưởng vẫn thế: hào
hứng như lúc ra đi, vẫn không khí khẩn trương ấy. Từ “hát'” lại một lần nữa xuất
hiện thể hiện niềm vui lao động đến say sưa của dân chài nhưng đây là tiếng hát
mừng vui thắng lợi. “Đoàn thuyền” được nhân hóa kết hợp với phép nói quá thể
hiện khí thế, sức mạnh của đoàn thuyền lướt sóng như chạy đua với thời gian để
nhanh chóng trở về bến; đồng thời cũng nâng cao tầm vóc con người trước vũ trụ
bao la, rộng lớn. Hình ảnh nhân hoá “mặt trời đội biển” đi lên mở ra một ngày mới
tốt đẹp hơn, ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn
mang “màu mới” cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng
giờ cống hiến. Tác giả cũng thành công trong việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ “ đội
biển” đã cho thấy sức sống mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết của những con người nơi
đây và “màu mới” muốn nói đến ý nghĩa sâu xa hơn đó là màu của hạnh phúc, ấm
no, màu của người lao động tự do làm việc trên chính vùng trời, vùng biển của quê
hương sau bao năm tháng chịu cảnh nô lệ. Đẹp nhất là hình ảnh đặc tả “mắt cá”,
đây là hình ảnh hoán dụ miêu tả mắt cá với những con cá nối nhau, xếp lên nhau,
trải dài trên bãi cát, mỗi mắt cá là một mặt trời nhỏ cho kết quả của chuyến đánh cá
trên biển thật bội thu. Tại sao mắt cá lại “huy hoàng” ? Phải chăng là miêu tả ánh
sáng đẹp, rạng rỡ, là biểu hiện niềm vui trong mắt người, biểu tượng cho một tương
lai, cuộc sống mới đang khởi sắc trên “muôn dặm phơi'”. Câu thơ vừa tả cảnh biển
tráng lệ lúc bình minh, vừa tả cảnh được mùa cá đẹp.
Còn lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy
nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người”
để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng. Trong cái lặng im của Sa
Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm
việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán
bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động
cống hiến.
Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuối,
nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê
công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động
mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền Bắc.
3. Kết bài
Hình ảnh của những con người lao động qua hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh
cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long họ luôn chiến đấu với
sóng gió, với những khó khăn muôn trùng, nhưng bằng sự nhiệt tình trong lao
động, bằng niềm tin lạc quan tin tưởng vào công việc xây dựng chủ nghĩa XH.
Trong trái tim của những người lao động ấy luôn chất chứa tình yêu nước thật tuyệt
vời, thật đáng trân trọng. Hình ảnh của họ chính là vóc dáng dân tộc một thời hào
hùng đáng nhớ

You might also like