You are on page 1of 3

Nhà văn Thạch Lam từng nói: “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm

nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.” Nói như vậy bởi thiên chức cao cả của nhà
văn là thông qua tác phẩm của mình để hướng con người tới các giá trị chân –
thiện – mĩ. Nhà văn bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách
nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời, vừa cảm nhận
được cái đẹp của chính tác phẩm. Do đó nhà phê bình Văn Giá cho rằng: “ Ngòi
bút chỉ có thể cất lên một cách đẹp đẽ nhất, lộng lẫy nhất khi anh đem cái lòng yêu
phổ vào cảnh vật, phổ vào sự sống.” Bằng ngòi bút chân thực, sáng tạo của mình
Thanh Hải đã đem cái lòng yêu của mình phổ vào sự sống, phổ vào cảnh vật qua
tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”.
Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cất nghĩa đời sống, thể hiện
tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thế nhiệm ý vị của cuộc đời và hiểu
được mối quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung
quanh. Tác phẩm nghệ thuật muốn đạt được những yêu cầu như vậy thì phải mang
giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ cao. “Ngòi bút chỉ có thể cất lên một cách đẹp đẽ
nhất, lộng lẫy nhất” khi người nghệ sĩ viết nên những tác phẩm đặc sắc nhất, có giá
trị nghệ thuật cao nhất, đem lại cảm xúc thẩm mĩ, thăng hoa cho người đọc. “Đem
cái lòng yêu phổ vào cảnh vật, phổ vào sự sống” nghĩa là người nghệ sĩ chân chính
phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có tình yêu tha thiết với thiên nhiên,
cuộc sống, con người. Thể hiện cái tâm tình ấy một cách chân thành, thiết tha,
mạnh liệt trong tác phảm của mình. Qua đó nhà văn Văn Giá muốn khẳng định: tác
phẩm thật sự tỏa sáng, đạt đến đỉnh cao, phải là kết tinh từ tình yêu tha thiết cùng
những rung cảm sâu xa, mãnh liệt của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Tình càm,
cảm xúc ấy là nhân tố có vai trò quyết định, tác động, đồng thời là cơ sở của tinh
thần nhân đạo, nhân văn cao cả, làm nên vẻ đẹp, sự thành công, giá trị căn cốt của
một tác phẩm nghệ thuật.
Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn, quê ở
Phong Điền, thuộc Thừa Thiên – Huế. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn
lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam trong những năm dài đen tối, đầy máu
và nước mắt dưới ách thống trị tàn bạo của anh em Ngô Đình Diệm, tay sai của đế
quốc Mĩ. Thanh Hải sở trường về thơ năm chữ. Sáng tác thơ của ông gồm có:
"Những đồng chí trung kiên", "Huế mùa xuân", "Dấu võng Trường Sơn", ... Các
bài thơ: "Mồ anh hoa nở" "Cháu nhớ Bác Hồ", "Mùa xuân nho nhỏ", ... là những
bài thơ kiệt tác làm vẻ vang một hồn thơ xứ Huế. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ca
ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết
tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước.
Văn học nghệ thuật là chất nhụy của cuộc sống. Bước vào thế giới của văn
chương mỗi người luôn tìm thấy ở đó những chân lý, quy luật của cuộc đời. Nếu
truyện ngắn dẫn người đọc vào thế giới riêng của nó bằng hình tượng, chi tiết, tình
huống và nội tâm nhân vật thì thơ ca giao tiếp với người đọc bằng nhạc điệu, hình
ảnh, cảm hứng. Bằng đặc trưng nghệ thuật thể hiện, truyện ngắn đã khám phá được
những gì sâu sắc nhất, bản chất nhất của cuộc sống. Và nhà thơ Thanh Hải đã đem
cái lòng yêu của ông phổ vào khung cảnh thiên nhiên của đất nước qua bức tranh
thiên nhiên mùa xuân xứ Huế. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua hình ảnh bông hoa tím
biếc mà khôn gphair bông hoa ta gặp ở ven đường hay một khu vườn mà nó ở giữa
dòng sông. Nhà thơ khéo léo đưa từ mọc lên trước câu thơ để nhấn mạnh, gợi cảm
xúc về sự vận động, sinh sôi, sức mạnh mãnh liệt của thiên nhiên mùa xuân. Cùng
với những gam màu tươi sắc, tươi non là âm thanh của tiếng chim chiền chiện lảnh
lót trong trẻo tô điểm cho bức tranh mùa xuân thiên nhiên them lộng lẫy. Đọc thơ
ta cảm nhận được sự tinh tế của tác giả khi phổ vào trong bức tranh mùa xuân thiên
nhiên ấy những giọt long lanh, giọt mưa xuân, giọt sương sớm của buổi mai gây
cho độc giả sự ngây ngất, nâng niu, trân trọng cùng tác giả trước vẻ đẹp của thiên
nhiên đất trời vào xuân. Bằng cảm nhận của một nhà thơ đầy tâm huyết với cuộc
sống, Thanh hải đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đất trời tràn đầy sức sống.
“Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm” Nhưng bực họa ấy có
thật sự sống động, đẹp đẽ và lộng lẫy nhất trong lòng người đọc hay không phải
qua cái tình yêu tha thiết của tác giả cũng như tấm lòng của họ họa vào những
trang thơ. Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước trong “Mùa xuân nho nhỏ” chính là cái
lòng yêu nước tha thiết, mãnh liệt của ông. Tấm lòng ấy được thể hiện qua hình
ảnh mùa xuân đất trời. Nhưng ở đây mùa xuân ấy đã gieo bao sức sống vào lòng
người.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
“Người cầm súng” và “người ra đồng” là những người trực tiếp chiến đấu để bảo
vệ Tổ quốc và hậu phương vững chác cho tiền tuyến. Đây là mùa xuân trách nhiệm
gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Từ “lộc” ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, là
sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn
một màu xanh. “lộc” chính là những lá ngụy trang vắt vẻo trên lưng, chở che ngụy
trang cho người lính bảo vệ được tính mạng của bản than, của đồng bào. “lộc” còn
là những hình ảnh nhành lúa trĩu bông vươn lên giữa nương đồng xanh mướt. “lộc”
còn là biểu tượng của sự độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà những
người cầm súng, người ra đồng đem lại. Bởi vậy :
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Sử dụng thành công điệp từ “tất cả” tác giả gợi tả lên cái không khí tất bật, hối hả
của cả nước đang cuốn theo nhịp sống sôi động, không ngừng chuyển mình. Chắc
hẳn Thanh Hải phải lạc quan, yêu đời lắm nên mới có thể khắc họa được khung
cảnh vui tươi “thay da đổi thịt” của quê hương đất nước một cách chân thực như
vậy.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao

You might also like