You are on page 1of 6

Nhà thơ vĩ đại của nền văn học Xô Viết - Maiacopxki từng chân thành giãi tỏ về hành trình

sáng tạo nghệ thuật: “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ”. Để làm được
một bài thơ hay, "thơ có hồn”, ắt hẳn, trong quá trình lắng lọc con chữ, người nghệ sĩ phải tỉ
mẩn đẽo gọt, nhuộm chung quanh một lớp sơn chủ quan của chính tác giả. Khi chữ nghĩa
nghệ thuật kết hợp cùng thông điệp gửi gắm, khi hình thức hài hòa sóng đôi cùng nội dung,
đó là tín hiệu cho thấy một tác phẩm nghệ thuật chân chính đã ra đời. Ví như Chế Lan Viên
quan niệm:
“Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.”
Theo bước Thanh Hải, một thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ” đậm đà "muối thơ” đã kịp thời góp
mặt trên trần thế, gieo vào lòng bạn đọc những xúc cảm tự nhiên, trong sáng mà cũng đầy
da diết.
ko hẳn là lạc đề Từ quan niệm của Chế Lan Viên, ta có thể hiểu rằng, nhà thơ đang hướng người đọc bàn
dụng ý của m
về một trong những giá trị cốt lõi của văn chương - "chất muối”. Trong điều kiện tự nhiên,
là khúc sau
viết vô đúng "muối bể” là thành phẩm cuối cùng của quá trình lắng đọng, chắt lọc, kết tinh những gì tinh
ko? thế thì túy nhất từ đại dương bao la. Mỗi một hạt "muối bể” tượng trưng cho trăm giọt mồ hôi nhọc
đoạn ptich nhằn tuôn rơi của diêm dân, cho sự thuần khiết tinh khôi của thiên nhiên tạo hóa. Tác giả sử
nghệ thuật
ở đây là ko dụng hình tượng muối bể kết tinh đầy "công phu” nhằm gợi nên hành trình sáng tạo nghệ
cần thiết thuật chân chính. Đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tỉ mẩn, nghiêm túc và tâm hồn sáng
và hơi lạc tí tạo, kiên cường bền bỉ. Sau biết bao công đoạn phải buộc mình "ăn nắng, uống gió”, “tâm
lặng, hồn bay”, thành quả cuối cùng đã xuất hiện - những hạt muối trắng mặn mà nồng đậm
hương vị biển khơi, những tác phẩm văn học đượm đà tư tưởng, tình cảm. Chất “muối thơ”
hiện diện theo phương diện nghệ thuật là thành quả sáng tạo bởi trí tuệ, tài năng và chiều
sâu tâm hồn của nhà thơ. Chất “muối thơ” thể hiện ở các bình diện như nội dung tư tưởng
và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời biểu thị tài năng, tư tưởng và tình cảm của
người cầm bút. Chung quy, quan niệm của Chế Lan Viên đã đề cập đến giá trị cốt lõi của
nghệ thuật chân chính - "chất muối”, cái kết tinh thăm thẳm tự "bề sâu” phần người. Đặc
biệt, với khúc ca “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã gửi gắm nơi người đọc một nỗi
niềm dư ba về chính ông và cả kết tinh thuần khiết.
Nhà thơ Thanh Hải sinh thành trong một gia đình trí thức nghèo, có cha là giáo viên và mẹ Đoạn này ko
hợp giọng văn
làm nghề nông tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ nhỏ, ông đã được tắm mát đng viết. Đng
trong bầu không khí trong lành và êm dịu của xứ Huế mộng mơ, của những làn điệu hò trên từ thuyết minh -
dòng sông Hương hữu tình. Phạm Bá Ngoãn bắt đầu tham gia Cách mạng ở khu vực huyện > bcam->TM,
đọc hơi khó
Hương Thủy năm 17 tuổi, sau đó làm chính trị viên cho Đoàn văn công Thừa Thiên - Huế. chịu vì đứt
Trong những năm 1954 - 1964, ông ở lại quê hương phục vụ Cách mạng; khoảng thời gian
từ 1964 đến sau 1975, ông tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, đảm nhiệm nhiều
chức vị lớn tại Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên và Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Thanh Hải được người đời lưu nhớ với danh là một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa
thơ ông đằm thi ca rực cháy trong lòng bao đồng bào miền Nam thời điểm bấy giờ. Hồn thơ ông đặc biệt
thằm, dịu dàng trong trẻo, tươi sáng, nhẹ nhàng mà tâm hồn độc giả. Đáng tiếc, khi đất nước hoàn toàn
mà (:
độc lập, năm năm sau, ông mắc bệnh sơ gan cổ trướng hiểm nghèo, buộc lòng phải ra đi ở
độ 50 tuổi. Trong thời gian nằm viện - nơi những tiếng thở yếu ớt khó khăn chen lẫn vào nên viết năm ở đầu
bầu không khí, Thanh Hải kịp để lại cho đời một "Mùa xuân nho nhỏ” (1980), sau được insẽ hay hơn
trong tập "Huế mùa xuân” thương mến. Tác phẩm cuối cùng này là sự kết tinh thuần khiết
và sâu sắc nhất về một "Thanh Hải” - chiến sĩ Cách mạng, nhà thơ - biểu hiện qua hai
phương diện nội dung, nghệ thuật.
Tựa như lẽ hiển nhiên rằng, một tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự kết
tinh, lắng đọng từ tư tưởng và tình cảm nơi người viết. Nếu thiếu mất đi một trong hai đầu
mối quan trọng ấy, trang văn sẽ mất gần như toàn bộ sức sống, lâu dài trở nên lụi tàn, băng
hoại, thậm chí phải "thừa nhận cái chết”. Song, một điều may mắn rằng, những người nghệ
sĩ chân chính ấy luôn tự nhận thức rất đỗi sâu sắc về nghề cầm bút, đồng thời vô cùng trân
trọng cái "duyên bút mực” mà trời xanh đã dúi vào tay mình. Vì thế, trong "Mùa xuân nho
nhỏ”, "chất muối” nội dung được Thanh Hải khéo léo, qua đó khắc họa một “cái tôi” tha thiết
gắn liền với "cái ta” của dân tộc, quê hương (dẫn theo ý…..). Mà trước tiên nằm ở xúc cảm
yêu mến của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân thiên nhiên năm mới:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.”
Nhằm khơi nguồn mạch cảm xúc thênh thang trải dài xuyên suốt bài thơ, Thanh Hải đã gợi
nên một chiều không gian thoáng đãng, khoáng đạt nhuộm tràn sức sống: khoảng cao rộng
ngát xanh của nền trời yên ả, dòng sông Hương thăm thẳm uốn lượn mềm mại, chầm chậm
mang gió đưa hoa, cuốn theo mấy hương vị thảo mộc nơi thượng nguồn xuôi về miền phố.
Giữa "dòng sông xanh” thơ mộng dát đầy ánh sáng ấy, những chùm hoa lục bình "tím biếc”
đua nhau "Mọc giữa”, góp thêm vào bức tranh thiên nhiên đất trời một sắc màu mộng mơ,
đặc trưng của cố đô xưa cũ. Mùa xuân thiên nhiên, cũng là mùa cho những sự sống đâm
chồi nảy lộc. Ắt hẳn, chính vì vậy, cây viết đã khéo léo đảo động từ "Mọc” lên đầu cầu thơ
nhằm tô đậm cho sức sống tràn trề, tươi mới của cây cỏ mùa xuân. Hình ảnh “dòng sông
xanh” và "hoa tím biếc” hài hòa nâng đỡ, kết hợp tạo nên miền cảm xúc mê man, ngây ngất
của người đời trước cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, nên thơ, kì vĩ. Trên bức nền trời xuân nên thống nhất
sắc thái từ ngữ
tĩnh lặng, Thanh Hải và người đọc càng thêm rộn rạo, say sưa trước mấy tiếng hót của đàn
chim chiền chiện. Huống chi, đó còn là bao tiếng "Hót chi mà vang trời”, rúng động cả bốn
phương tự nhiên. Tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một ngày mới mùa xuân; đặc tả một
vùng không gian cao rộng văng vẳng thanh âm của loài vật nhỏ bé lông vàng; gợi mở một
xứ Huế đượm hồn miền quê với giếng nước, gốc đa dân dã. này có vẻ ko hợp lắm
nếu 1 câu, 1 Trước "thiên cảnh” tuyệt đẹp ấy, nhà thơ không tài nào có thể rời mắt khỏi dù chỉ một phút.
thành ngữ dài Ông thể hiện tình cảm của mình qua cái nhìn trìu mến với mùa xuân đất trời, trong những lời
thì mới như này
bộc lộ trực tiếp như thể đang trò chuyện cùng thiên nhiên: "Ơi”, "Hót chi mà…”. Đặc biệt,
còn ngắn quá
mà đóng kép thái độ cảm mến của Thanh Hải còn được bộc lộ qua hành động trữ tình đầy bất ngờ, rất
có vẻ ko hay đỗi nâng niu, trân trọng và tha thiết:
“Từng giọt long lanh rơi
thấy ko hợp vs flow nhẹ nhàng, đằm thắm, tình yêu vs mx thiên nhiên
Tôi đưa tay tôi hứng”
Thanh Hải cố mang những sức lực còn gượng lại đến giây phút viết nên tác phẩm mà "đưa
tay” ra hứng "Từng giọt long lanh rơi”. Ở đây, "giọt long lanh rơi” quả thực là một hình ảnh
vô cùng đắt giá, giàu hình ảnh. Có thể, đó là những giọt mưa ngày xuân, giọt sương sớm
ban mai còn đọng lại trên tán lá xanh mơn mởn như chuỗi hạt ngọc; hay cũng là những tia
nắng ấm áp từ mặt trời soi rọi xuống dòng sông Hương xanh ngắt, được phản chiếu, lóe lên
thành từng hạt li ti sáng bóng. Song, nếu kết hợp cùng tiếng chim chiền chiện phía trước,
“giọt long lanh” lúc này chính xác nhất được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Tiếng chim từ chỗ thanh âm (thính giác) chuyển thành từng giọt ngưng đọng thành khối (thị
giác) - tinh khiết, trong trẻo - để rồi Thanh Hải nhanh chóng cảm nhận "Tôi đưa tay tôi
hứng”. Dẫu hiểu theo cách nào đi chăng nữa, hai câu thể kết khổ đầu tiên vẫn khắc họa một
tình cảm say sưa, ngây ngất, đắm chìm của tác giả trước thiên nhiên đất Huế buổi mới vào
xuân. Đồng thời qua đó, dòng cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên thuở đầu dần dà trở
thành bước đệm nâng đỡ khát vọng thiết tha được trở thành một "mùa xuân nho nhỏ” giữa
tiết trời lạnh giá. Sự lắng lọc của nghệ thuật - các thủ pháp tu từ và nội dung - tâm tư, tình
cảm của tác giả đã được gửi gắm quá đỗi khéo léo. Tựu trung thành công dựng xây nên
sáu câu thơ đượm đà "chất muối”, tràn trề nhựa sống.
Tiếp nối dòng mạch cảm xúc, "chất muối” được biểu thị qua tâm trạng của nhà thơ trước
mùa xuân đất nước, mùa xuân dân tộc:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
này hình như độc lập rồi. theo t nên liên hệ từ kháng chiến
Mùa xuân người ra đồng -> ngày đầu độc lập -> htai
Lộc trải dài nương mạ.”
Mùa xuân những năm tháng đất nước bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ, khi ấy, "người cầm súng” - chiến sĩ và "người ra đồng” - nông dân là hai
lực lượng nòng cốt ở hai mặt trận chiến đấu - sản xuất. "Mùa xuân người cầm súng/ Lộc
giắt đầy quanh lưng” gợi sự liên tưởng đến những người lính Cách mạng ra trận mà trên
vai, "quanh lưng” của họ phủ đầy cành lá ngụy trang. Những cành lá, hoa cỏ ấy vì đang độ
mùa xuân nên vẫn lít nhít chồi non, lộc biếc chen lẫn. Chúng được giắt trên trang phục
nên viết thành "người cầm súng”, theo anh xông pha ra chiến trường khói lửa mịt mù. Từ "Lộc” bên cạnh
1 khối sắc thái
thống nhất đó còn biểu thị một tầng ý nghĩa sâu kín khác: không phải từ thiên nhiên, "lộc” ở đây còn
như ri nè chính là bản thân anh - những chàng trai, cô gái thanh niên đương độ xuân thì. Họ "đã đi
không tiếc đời mình” (Thanh Thảo), mang theo bao khát khao, hi vọng, sức sống tiềm tàng
mạnh mẽ của cả dân tộc mà chìm vào chảo lửa. Chính sắc xanh tươi sáng trên bộ quân
phục, của cảnh vật thiên nhiên đã tiếp thêm sức mạnh, ý chí để họ quyết tâm vươn xa, bay
cao tiêu diệt quân thù! Thế mới rõ, mùa xuân của người cầm súng chỉ quanh quẩn nơi "rừng
thiên nước độc”, chốn sông núi cạm bẫy. Còn "Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương
mạ” lại có riêng một đặc điểm khác. Hai câu thơ chỉ điểm thành phần lao động - những
người nông dân ươm mầm cho sự sống, cho cánh đồng dài bất tận từ nông thôn đất nước.
Từ “lộc” hướng ta nghĩ đến hàng chục trăm cánh đồng trải dài mênh mông với những cây
mạ non biếc vừa được gieo cấy, đang sinh trưởng từng ngày trong bầu không khí mát lành
của trời xuân. "Lộc” còn mang bao sức sống, sức mạnh của con người Việt Nam. Chung
quy, nhờ "lộc” hiến dâng và "lộc” cần mẫn, nhà thơ đã khẳng định một chân lý rằng: chính
nhân dân ta đã tạo nên sức sống bền bỉ cho mùa xuân Tổ quốc. Ông còn cảm nhận được:
"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Nhà thơ đặt trọn những ý thức cuối cùng của đời mình mà hồi tưởng lại bầu không khí sôi
động đầu năm với hai từ láy gợi cảm "hối hả”, "xôn xao”. "Hối hả” thể hiện không khí vội vã,
khẩn trương, liên tục không ngừng lại; “xôn xao” khiến ta nghĩ ngay đến những thanh âm
êm dịu liên tiếp vọng về, rộn lên xen lẫn vào nhau. Đây cũng chính là tâm trạng của tác giả
lúc bấy giờ, là cái náo nức trong tâm hồn một người tha thiết việc cống hiến. Tiếng lòng của
Thanh Hải như khẩn trương reo vui trước tinh thần lao động hăng say của con người. Bởi,
ông không muốn, và cũng không thể tự cách biệt hóa trước niềm hạnh phúc chung của dân
tộc. Nhờ thế, mùa xuân đất nước trong khổ thơ thứ hai được góp nhặt, chắp vá từ bao cái thấy ko hợp
náo nức, phấn khởi chân thực của hàng triệu "người cầm súng”, "người ra đồng”. Phép điệp
ngữ "Tất cả như” nêu cao khẳng định về một mùa xuân Việt Nam ai ai cũng đều đồng lòng
hướng về sự nghiệp chung của dân tộc. Tựu trung, hình ảnh mùa xuân đất nước đã được
mở rộng dần: từ thân hình chống chọi nhỏ bé chuyển sang cánh đồng lúa phủ đầy sắc xanh.
Và từ sự biến chuyển trong cái nhìn mới mẻ của tác giả: từ mùa xuân thiên nhiên đến mùa
xuân đất nước, con người lao động. Sự kết tinh của những rung cảm mãnh liệt chảy trôi
trong tâm hồn nhà thơ - chất muối - đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền tải
một thông điệp nhân văn sâu sắc đến hậu thế khắp nơi.
Đứng trước khung cảnh náo nhiệt bấy giờ của đất nước - sau chiến tranh, Thanh Hải
không khỏi bồi hồi nhớ về thời kì mưa bom bão đạn đầy lam lũ:
"Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng đất nước dẫu chặng đường phía trước
vẫn còn nhiều truân chuyên, cực khổ. Vì lẽ, trong quá khứ, xuyên suốt “bốn nghìn năm”, dân
tộc ta đã phải nếm đủ mùi vị "Vất vả và gian lao”, cay đắng, tủi nhục. Vượt ngàn năm đến
t nghĩ là nên với ngày hôm nay, đất nước trở thành một "vì sao” lấp lánh kì diệu trên nền trời huyền ảo.
viết khéo khúc
này để hợp Sao là vẻ đẹp vĩnh hằng vô hạn ở mọi chiều không gian và thời gian. Sao cũng là hình ảnh
vs sắc thái rạng ngời, thiêng liêng trên quốc kì Tổ quốc: trên nền đỏ của lá cờ phấp phới bay, sao vàng
chung năm cánh ngay ngắn hiển hiện nơi vị trí trung tâm, biểu thị cho màu da sắc tộc và tầng lớp
nhân dân - sĩ, công, nông, thương, binh. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm tự hào và tự tôn sâu
sắc, mãnh liệt về một đất nước Việt Nam kiên cường, bất khuất, anh hùng. Cùng chung nỗi
niềm xúc động, nhà thơ Cách mạng tài ba Tố Hữu cũng tự hào khẳng định:
"Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
Con người Việt Nam anh dũng phi thường. Họ sẵn sàng "mặc kệ gió lung lay” “gian nhà
không”, chia xa "giếng nước gốc đa” mà xông pha ra chiến trường khói lửa. Đất nước cùng
"Bao người con gái, con trai” "sống và đã chết”, "Giản dị và bình tâm” đã trở thành "Đất
nước Nhân dân”, đất nước của bốn nghìn năm hào hùng lịch sử. Tổ quốc mãi trường tồn,
mãi vĩnh hằng cùng dòng xoáy vũ trụ - không bao giờ mất đi, và cũng không một thế lực nào
đủ sức ngăn cản được. Nhất định, trong lòng Thanh Hải, đất nước mãi về sau cũng sẽ tỏa
sáng bất kể đêm ngày như những vì sao tinh tú trên hành trình đi đến một Việt Nam "Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc”. Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin vững chắc và lòng tự hào, lạc quan
của cả dân tộc. Ở câu thơ cuối cùng, phụ từ "Cứ” kết hợp với cụm động từ "đi lên” thể hiện
quyết tâm cao độ, tư thế hiên ngang, sẵn sàng làm chủ tương lai, thay đổi thời đại của mỗi
con cháu Tiên Rồng. Thanh Hải gửi lời ngợi ca sức sống của dân tộc đất nước mỗi độ mùa
xuân về; đặc biệt gửi gắm một thái độ tin tưởng, trông cậy vào thế hệ mai sau trên hành
trình xây dựng đất nước.
Trước khi ra đi trong mùa đông lạnh giá, nhà thơ gửi gắm tâm nguyện được cống hiến với
đời, được trở thành một phần của mùa xuân quê hương, đất nước:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
Ông nguyện làm một "con chim hót” giữa muôn ngàn tiếng chim thánh thót đồng vọng trên
nền trời, làm "một nhành hoa” giữa khu vườn xuân rực rỡ vô tư cống hiến sắc hương cho
đời. Ông ước rằng mình sẽ làm "một nốt trầm xao xuyến”, nâng đỡ cho những thanh âm
ngân vang cất lên trong bản hòa tấu muôn điệu. Hơn hết, Thanh Hải muốn làm “Một mùa
xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân rộng lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Ở phần đầu
bài thơ, tác giả đã họa nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân bằng hình ảnh bông hoa, tiếng
hót. Nay đây, cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ: từ ngây ngất trước vẻ
đẹp mùa xuân thiên nhiên, tác giả thêm lòng khao khát trở thành một phần của cảnh đẹp ấy
mà dâng hiến sức lực, tâm hồn của mình cho đời. Hình ảnh chọn lọc, ý tứ trở lại đã mang
một ý nghĩa mới về ước nguyện, mong muốn sống có ích cho đời là một lẽ hiển nhiên, thỏa
đáng. Điệp từ "Ta” còn như một lời khẳng định. Đó không chỉ là tâm niệm thiết tha, chân
thành của cá nhân nhà thơ mà còn đề cập đến khát vọng, lí tưởng chung của hàng triệu
người khác:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Ước nguyện cống hiến cho đất nước quá đỗi cháy bỏng từ sâu thẳm trái tim nhà thơ, ấy vậy
nhưng ông chỉ thực hiện một cách "Lặng lẽ dâng cho đời”. "Lặng lẽ”, "nho nhỏ” là cách nói ko hợp nhen
khiêm tốn, giản dị mà thành tâm. Ông không cần khoa trương phù phiếm, chỉ cần mình với
đời, với đất nước hiểu nhau; biết rằng mình đã sống có ích thì bao nhiêu nuối tiếc lúc nằm
viện cũng thấm vào đâu. "Dù là tuổi hai mươi” non trẻ hay "Dù là khi tóc bạc” xương cốt già
yếu, tác giả luôn muốn mỗi người hãy là một "mùa xuân nho nhỏ” hòa vào cuộc sống, hãy
sống đúng với bản chất của nó, sống cống hiến mà không ngần ngại một thách thức nào cả!
Hãy đâm chồi, nảy lộc, "nở hoa”, "tỏa hương” để rồi tàn lụi trong ánh dương chiếu sáng:
"Hoa hồng nở và nở
Hương thơm bay và bay”
…….
Hoa hồng đỏ và đỏ
Như máu nở thành hoa.”
(Mồ anh hoa nở - Thanh Hải)
"Một mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ sáng tạo, thể hiện thiết tha, cảm động tinh thần
cống hiến bất kể thời gian của nhà thơ - người lính Cách mạng. Lý tưởng, ước nguyện ấy
đã hằn sâu vào trong tiềm thức: “Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm).
Lần cuối khẳng định, tâm niệm này không phải xuất hiện qua cách bộc phát ngắn hạn mà đã
được đúc kết bằng cả kiếp nhân sinh hữu hạn "tuổi hai mươi” - "khi tóc bạc”. Điệp từ "Dù là”
khiến âm điệu câu thơ trở nên lắng đọng, sâu sắc. Ý thơ được nhấn mạnh làm cho người
đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp, chân thành mà còn bùi ngùi trước lời
tâm sự thiết tha của người chiến sĩ đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến lớn, đã cống hiến
tận tụy hết mình cho sự nghiệp chung của dân tộc. Ấy vậy mà, đến tận lúc sắp lâm chung,
ông vẫn còn yêu và mong lắm việc "dâng cho đời” "Một mùa xuân nho nhỏ”, trân quý và
khao khát được sống đẹp, sống có ích với tất cả sức trẻ, sức khỏe, bằng những gì mình có
cho cuộc đời chung. Thanh Hải "lặng lẽ cháy bỏng một khát khao được dâng hiến”. Và ông
gửi gắm "chất muối” vào trong tác phẩm, tựa "một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem
một phần của mình góp vào đời sống chung quanh” (Nguyễn Đình Thi) - đời sống tinh thần
chung của đất nước Việt Nam. cảm giác ch thể hiện đc cái hào hùng của "chung"
Nhà thơ Xuân Diệu quan niệm: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Nếu trong
"Mùa xuân nho nhỏ”, "hồn” cốt của tác phẩm đã được Thanh Hải nâng niu thổi vào, trao gửi
bằng cả tấm lòng thì đến phần "xác”, ông tài hoa sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc
nhằm phụ trợ cho thông điệp ẩn sau. Với thể thơ năm chữ gần với làn điệu dân ca, âm
hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết; điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền
tạo sự liền mạch cho dòng cảm xúc. Các hình ảnh thiên nhiên giản dị, giàu ý nghĩa biểu
tượng kết hợp cùng hệ thống tu từ hợp lí đã họa nên một bức phong cảnh mùa xuân thiên
nhiên thanh bình, tràn trề sức sống. Đặc biệt, các hình ảnh như con chim, cành hoa, tiếng
hót được nhà thơ khéo léo lặp lại nhằm nâng cao, gây ấn tượng trước ước nguyện thiết tha
mãnh liệt. Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa
xuân: từ mùa xuân đất trời, hòa vào mùa xuân đất nước, sau chuyển thành bệ phóng nâng
thấy ý câu này ch toát lên đc vẻ đẹp của bài thơ. chỉ là đng khen chứ ch nêu hết cái hay

đỡ cho tâm niệm một đời. Giọng bài thơ quá đỗi phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả khi
hồi tưởng lại thời quá vãng. Ở nửa bài đầu, ông say sưa háo hức với vẻ đẹp của mùa xuân
thiên nhiên, rồi phấn chấn, "hối hả” trước khí thế lao động hăng say của đất nước. Cuối
cùng kết bài với giọng điệu trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch. Bằng tất cả tài
hoa và sức lực cuối đời, Thanh Hải đã viết nên một tác phẩm nghệ thuật trường tồn, lưu
niên; đồng thời góp thêm hương sắc cho vẻ đẹp mùa xuân kì diệu, truyền đi một làn gió mới
trong nhận thức về lẽ sống của người đời. Khi chỉ xét riêng về mặt nghệ thuật, đây quả thực
là sự lắng đọng của "chất muối” tinh khiết, mặn mà nhất!
Trong "Mùa xuân nho nhỏ”, "chất muối” thơ được kết tinh từ mạch cảm xúc dâng tràn
xuyên suốt bài thơ, và tài hoa nghệ thuật của tác giả. Nhờ sự mặn mà, sâu đậm ấy, "Mùa
xuân nho nhỏ” đúng theo di nguyện trước khi về cõi vĩnh hằng của tác giả đã khắc họa chân
thực niềm rung cảm trước cảnh xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến cho Tổ
quốc, cuộc đời. Quả thực, nếu thiếu đi "chất muối” thơ, vắng đi mạch xúc cảm và tâm tư chủ
quan của cây viết, "Mùa xuân nho nhỏ” sẽ không còn tồn tại một cách mạnh mẽ đến như rcm bỏ câu này.
vậy. Khi ấy, có lẽ "Mùa xuân nho nhỏ” chỉ kéo dài được đến nhiều nhất mười năm, kết thúc đng cụ thể 1 vđề
trừu tượng
ngay trong thế kỉ trước chứ chẳng hiển hiện đến tận bây giờ. Sự thành công của Thanh Hải
và tác phẩm đã đóng góp đôi phần công sức vào sự nghiệp xây dựng đại làng văn học Việt
Nam, xoa dịu, ôm ấp lấy đời sống tinh thần của cả dân tộc.
thấy giống ptich Lặng ngẫm hồi lâu, chung quy, quan niệm trên của nhà thơ Chế Lan Viên đã mang người
2 tác phẩm (:
đọc đến nhiều tầng suy nghĩ khái quát, đa chiều hơn về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ”: “Cái
kết tinh của một vần thơ và muối bể/Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”. Qua đó, ta
càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ người nghệ sĩ chân chính Thanh Hải - đứng trước lằn
ranh sinh tử, ông vẫn lạc quan từ giã cõi đời bằng ước nguyện cống hiến thiết tha, chân
ko có chuyên
môn ko dám
thành. Kết lại, xin mượn câu hát của ca sĩ Tạ Quang Thắng để bày tỏ tinh thần hưởng ứng
phán xét, chỉ của một người đọc thương mến ông: “Và tôi sống như đóa hoa này, tỏa ngát hương thơm
là cảm giác cho đời/ Sống với nỗi khát khao, được hiến dâng cho cuộc đời… Tôi sẽ viết nên câu chuyện
ko phù hợp, của cuộc đời riêng tôi”.
ko hay
vs 1 bài văn học thuật TỔNG KẾT
- chắc là cần chỉnh sửa từ ngữ cho hợp 1 sắc thái
chung toàn bài (cụ thể ở đây là nhẹ nhàng, sâu lắng
cho phù hợp vs bài thơ)
- đoạn thứ 3 từ cuối lên nên nêu rõ hơn nghệ thuật,
nội dung của toàn đoạn đã ptich
chảy nhựa

Chất muối trong "Mùa xuân nho nhỏ” trước hết nằm nơi thông điệp mà tác phẩm gửi gắm.
Đó là

Chế Lan Viên


Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu

You might also like