You are on page 1of 2

Hocmai.

vn – Học chủ động – Sống tích cực


Khóa học Luyện thi vào 10 chuyên Toán (Thầy Hồng Trí Quang)

VẼ HÌNH PHỤ
Bài tập tự luyện
Giáo viên: Hồng Trí Quang

Bài 1. Cho đường tròn tâm O bán kính OA = 11 cm. Điểm M thuộc bán kính OA và cách O là

7 cm. Qua M kẻ dây CD có độ dài 18 cm. Tính các độ dài MC, MD  MC  MD  .

Bài 2. Cho tam giác ABC, D, E, F thứ tự là các tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác
ABC với các cạnh BC, CA, AB; H là hình chiếu của D trên EF. Chứng minh HD là tia phân giác
của góc BHC.
Bài 3. Cho đường tròn  O; r  nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với BC tại D. Vẽ đường kính

DE ; AE cắt BC tại M. Chứng minh rằng BD  CM .


Bài 4. Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp trong đường tròn (O; R) , H là trực tâm của tam giác
ABC. Vẽ OK vuông góc với BC (K khác B và C). Chứng minh rằng: AH  2OK.
Bài 5. Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài nhau tại A. Vẽ tiếp tuyến chung
ngoài BC của (O) và (O’) (B thuộc đường tròn (O); C thuộc đường tròn (O’)). Chứng minh rằng

BAC  90 .
Bài 6. Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại S. Kẻ các tiếp tuyến chung ngoài AB,
CD với A, C thuộc (O), B, D thuộc (O’). Chứng minh rằng AB  CD  AC  BD .
Bài 7. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Vẽ đường tròn tâm A cắt đường tròn (O) tại C và
D. Vẽ dây BE của đường tròn (O) cắt đường tròn (A) ở F.

Chứng minh rằng EF2  EC.ED .

Bài 8. Cho hai đường tròn  O  ,  O' cắt nhau tại A, B. Hai điểm C, D nằm trên OO' . Gọi M

là điểm đối xứng của B qua C, N là điểm đối xứng của B qua D. Chứng minh rằng M, A, N
thẳng hàng.
Bài tập làm thêm (HS tự làm)

Từ kết quả của bài 4 ta giải được 5 bài toán hay và khó.

Bài toán 1. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp trong đường tròn (O; R) , H là trực tâm, G là trọng
tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng H, G, O thẳng hàng.

(Đề thi chọn học sinh giỏi toán 9, Tp. Hồ Chí Minh, năm học 1999 – 2000)

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Học chủ động – Sống tích cực
Khóa học Luyện thi vào 10 chuyên Toán (Thầy Hồng Trí Quang)

Bài toán 2. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp trong đường tròn (O; R) . Gọi M, N, P lần lượt là
trung điểm của các cạnh BC, AC, AB. Vẽ các đường thẳng MM’ // OA, NN’ // OB, PP’ // OC.
Chứng minh rằng các đường thẳng MM’, NN’, PP’ đồng quy.

Bài toán 3. Cho đường tròn (O; R) và điểm P cố định ở ngoài đường tròn, vẽ tiếp tuyến PA và
cát tuyến bất kì PBC (A, B, C trên (O)). Tìm quỹ tích trực tâm H của tam giác ABC.

(Đề thi chọn học sinh giỏi toán 9, Tp. Hồ Chí Minh, năm học 1995 – 1996)

Bài toán 4. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp trong đường tròn (O’) có đường cao AN và CK
(N  BC, K  AB ). Đường tròn qua ba điểm B, K, N cắt đường tròn (O’) tại điểm thứ hai M.
Chứng minh rằng OM  MB , ở đây O là trung điểm của AC.

Bài toán 5. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O; R) . AD, BE, CF là các đường cao
cắt nhau tại H. Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh BC, AC, AB. Các điểm I, K, J
lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng HA, HB, HC. Chứng minh rằng 9 điểm D, E, F, M, N, P, I,
K, J cùng thuộc một đường tròn.

Từ bài 5 ta giải được bài toán HAY và KHÓ sau:

Bài toán 6. Cho hai đường tròn  C1  và  C2  có bán kính lần lượt là 1 và 4 tiếp xúc ngoài với

nhau. Một tiếp tuyến chung ngoài của  C1  và  C2  với các tiếp điểm lần lượt là A và B. Tính

bán kính của đường tròn (C) tiếp xúc với  C1  ,  C2  và AB.

(Đề thi vào lớp 10 năng khiếu, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm học 1999 – 2000)

Giáo viên : Hồng Trí Quang


Nguồn : Hocmai

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -

You might also like