You are on page 1of 2

(1) Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Nói với con” (Y Phương), nhà thơ đã

khẳng định thành công những đức tính tốt đẹp của người đồng mình. (2) Dường
như, trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương, người đọc giờ
đây còn bắt gặp trong lời thơ niềm tự hào tha thiết của cha về những phẩm chất
đẹp đẽ của con người miền núi, mà trước hết là sự bền gan vững chí, biết lo toán
và giàu mơ ước:
“Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn!”
(3) Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tác giả bày tỏ tình cảm của mình với từ “yêu” – yêu
cuộc sống tươi vui bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân
thật nghĩa tình, thì đến đây người cha nói “thương lắm con ơi”, bởi lẽ sau từ
“thương” đó là những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. (4) Chỉ
một từ “thương” đó thôi mà gói trọn tình cảm yêu thương chân thành của tác giả
dành cho ý chí cùng những gian truân, thử thách mà người đồng mình phải trải
qua, để rồi từ đó, tình cảm ấy lan tỏa trong những vần thơ, khắc sâu trong lòng
người đọc. (5) Bên cạnh đó, với tư duy cụ thể và mộc mạc, Y Phương đã lấy
không gian “cao”, “xa” của núi rừng để đo đếm sự vất vả và nghị lực vươn lên
của con người, khiến cho những khái niệm trừu tường trở nên cụ thể, hữu hình
hơn, vẻ đẹp của họ vì thể mà như bao trọn trong không gian, thấm đẫm trong
cảnh vật, thật nổi bật biết bao! (6) Dường như, hơi thở của cuộc sống đồng bào
ùa vào trong thơ Y Phương, tạo nên hồn cốt của người Tày mà vẫn hiện đại là
thế, và cái hồn đó còn dạt dào trong những vần thơ tiếp theo:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”
(7) “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”, câu thơ chỉ như một lời dặn mà sao nó có
sức lay động đến thế, bởi có lẽ tình yêu và nỗi niềm đau đáu gìn giữ cội nguồn
đẹp đẽ đã khiến cho lời thơ như đong đầy cảm xúc. (8) Ở đây ta có thể thấy,
nhịp thơ được tạo bởi sự kết hợp đan xen giữa thanh trắc với thanh bằng và vì
thế nhịp thơ dường như đã trở thành nhịp sống, nhịp của không gian núi rừng
trùng điệp, trắc trở, gập gềnh. (9) Kết hợp cùng nghệ thuật điệp ngữ “Sống”,
“Không chê” và điệp cấu trúc câu, lời thơ chắc nịch như tình yêu và lòng thủy
chung của con người dành cho quê hương, làng bản – đó là thứ tình cảm chân
thành, sâu sắc và thiêng liêng, là thứ tình cảm tạo nên ý chí và sức mạnh giúp
người đồng mình sẵn sàng chấp nhận và gắn bó với quê hương dẫu còn bao khó
khăn, vất vả. (10) Dường như, núi trùng điệp điệp và những gian nan, trắc trở
của cuộc sống không làm cho con người nhụt chí nản lòng mà ngược lại, họ còn
tôi luyện ý chí cùng tinh thần vượt khó thật đáng trân trọng:
“ Sống như sống như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
(11) Nghệ thuật so sánh “Sống như sông như suối” cùng thành ngữ “Lên thác
xuống ghềnh” đã giúp nhà thơ khẳng định được sự hồn nhiên, lòng lạc quan và
lối sống mộc mạc của con người quê hương, mặc cho gian khó nhọc nhằn
nhưng họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại
ngàn của sông núi bao la. (12) Quả thật, những hình ảnh thơ tràn ngập hơi thở
của núi rừng, sông suối đã làm cho “chất thổ cẩm” trong ngôn ngữ của Y
Phương mang một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn, và có lẽ, ngôn ngữ độc đáo,
bình dị chính là tấm gương phản chiểu cốt cách của con người vùng núi – lạc
quan, yêu đời. (13) Phải chăng vì thế nên câu thơ “Không lo cực nhọc” lại càng
thể hiện rõ nét niềm tin yêu vững vàng của những người miền núi, tin về một
tương lai tươi sáng, tin về một cuộc sống tốt đẹp luôn chờ đợi ở phía trước.

* Chú thích
- Thành phần biết lập phụ chú: Y Phương (Câu 1)
- Tình thái từ: “biết bao” (Câu 6)

You might also like