You are on page 1of 2

Xuyên suốt chiều dài của triề

Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Nếu như ở khổ thơ đầu, nhân vật trữ tình xưng “tôi”- tức là cái tôi riêng của thi nhân thì đến
đây Thanh Hải đã chuyển thành “ta”, nghĩa là đại từ chỉ chung cho tất thảy mọi người. Nhà
thơ như hòa nhập tâm hồn mình vào tâm hồn của tạo vật, con người để nói hộ chung tiếng
nói của vô vàn những người khác. Làm thơ không chỉ nói cho mình mà còn ca thay lòng
người. “Thơ đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” cũng bở lẽ đó. Trở lại với
mạch thơ, tôi ấn tượng nhất với điệp ngữ “ta làm” kết hợp với những hình ảnh vô cùng giản
dị: con chim hót, nhành hoa, nhốt nhạc trầm. Tác giả một lần nữa nhấn mạnh mong ước
mãnh liệt, tâm nguyện thiết tha, xúc động của mình: Muốn cống hiến cho đời. Điều đáng nói
ở chỗ, Thanh Hải không mong ước được làm đại bàng, nhiều đóa hoa, cũng chẳng mong
được trở thành một nốt nhạc cao vút. Ta bỗng thấy tận sâu trong mỗi từ mỗi câu là một sự tự
nguyện chân thành, một khát khao được tận hiến cho cuộc đời một cách âm thầm, lặng lẽ mà
ý nghĩa. Không to tát, không ồn ào, ước nguyện của thi nhân cũng giống như ước nguyện của
anh thanh niên trên đỉnh núi Sa Pa cao hơn hai nghìn bảy trăm mét trong tác phẩm “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Họ là những con người có lối sống giản dị, không phô
trương, thâm trầm nhưng sâu sắc. Một lần nữa ta như động lòng trước tấm lòng của một
“Tấm lòng sứ điệp” nơi nhà thơ. Tất cả những mong ước nhỏ nhoi kia đã khái quát thành
một “mùa xuân nho nhỏ”. Sáng tạo, độc đáo, Thanh Hải đã mang đến một cách nghĩ đẹp,
một cách sống đẹp của một con người đẹp, một cuộc đời đẹp cống hiến và hi sinh máu thịt
cho quê hương. Ta bỗng nhận ra, chính chúng ta, mỗi người hãy là một “mùa xuân nho nhỏ”
dù chỉ rất nhỏ bé thôi cũng đủ sức góp vào một “mùa xuân lớn” của dân tộc. Đúng như một
vĩ nhân từng nói rằng: “Xã hội như một bếp lửa mà ở đó luôn cần mỗi người góp chút củi
của mình vào lửa thay vì ngồi đó và sụt sùi bên đống tro tàn”. Cách nói “tuổi hai mươi, khi
tóc bạc” chính là cách nói tượng trưng cho cuộc đời con người từ khi sinh ra và chết đi. Kết
hợp với điệp ngữ “dù là”, tác giả đã nhấn mạnh rõ hơn chân lý muôn đời của cuộc sống.
Khép lại bài thơ cũng là khép lại mạch cảm xúc của tác giả:
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Vẫn mở đầu bằng mùa xuân, bằng đại từ “ta” như hòa vào cảm xúc chung của toàn dân tộc,
khúc hát Nam ai Nam bình đã được tác giả nhắc lại như một niềm tự hào vô bờ bến. Hình
ảnh “nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình” vang lên mặn mà mà dung thủy,
gắn bó chẳng thể rời xa. Phải chăng đó là ẩn dụ của đất mẹ đang vỗ về người con ưu tú của
quê hương? Văng vẳng đâu đây vẫn là lời ca ngọt ngào của một tâm hồn nhạy cảm, một lòng
yêu thương gắn bó máu thịt với quê hương của nhà thơ Thanh Hải. Có thể nói, vượt lên rất
nhiều bài thơ viết về mùa xuân của các thi nhân Việt Nam, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải đã để lại cho đời một ý nghĩa thật lớn lao. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc với giọng
điệu tâm tình, thủ thỉ. Hình ảnh thơ trong sáng, khoáng đạt. Biểu tượng thơ sâu sắc, đa nghĩa.
Tác giả không chỉ biết hiện một bức tranh thiên nhiên hút hồn người mà còn như một dịp cất
lên tiếng lòng thiết tha của một người con yêu nước. Thấm vào từng trang thơ là niềm tin
mãnh liệt vào sức sống lâu bền của dân tộc.

You might also like