You are on page 1of 3

Dân số Đà Nẵng từ trước đến nay luôn luôn tăng.

Cụ thể trong 30 năm qua dân số Đà Nẵng tăng trưởng như


sau:
1/4 hàng năm 1979 1989 1999 2009
Dân số (1000 người) 431,46 545,05 684,85 887,07
Tỷ lệ tăng bình quân … 2,36% 2,31% 2,62%
hàng năm

Tính từ Tổng điều tra 1979 đến Tổng điều tra 2009 thì trong vòng 30 năm qua dân số Đà Nẵng đã tăng gấp
đôi.
So với kết quả Tổng điều tra năm 1999, trong giai đoạn 10 năm qua dân số Đà Nẵng đã tăng 1,3 lần. Tính
bình quân tăng 20,2 nghìn người mỗi năm; tương đương tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,62%.
Mỗi năm tại Đà Nẵng tăng cơ học khoảng 1 vạn người. Nếu không có những tác động đột biến trong tương
lai thì với tốc độ tăng trưởng dân số như những năm gần đây, Đà Nẵng sẽ đạt 1 triệu dân vào đầu năm 2014
và 1,1 triệu dân vào đầu năm 2018.
Như vậy từ năm 1997, sau khi tách ra thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng trong 8 năm tăng
thêm 100 nghìn dân. Nhưng từ năm 2005, Đà Nẵng tăng thêm 100 nghìn dân chỉ trong 5 năm. Trong tương
lai, nếu không có những biến động lớn thì để tăng thêm 100 nghìn dân, Đà Nẵng chỉ cần một khoảng thời
gian 4 năm.
Tính trên phạm vi toàn quốc, Đà Nẵng vẫn là một nơi thu hút dân cư từ nơi khác đến để học tập, làm ăn sinh
sống. Tuy nhiên, so với một số tỉnh, thành phố lớn khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai thì mức tăng trưởng dân số của Đà Nẵng vẫn thấp hơn.
So sánh tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm giữa Đà Nẵng và toàn quốc
Giai đoạn 1979-1989 1989-1999 1999-2009
Đà Nẵng 2.36% 2.31% 2.62%
Toàn quốc 2,1% 1,7% 1,2%
Năm 1999, về dân số, Đà Nẵng đứng vị trí thứ 53 trên toàn quốc, ít dân nhất trong các tỉnh ven biển Nam
Trung bộ. Đến năm 2009 Đà Nẵng đứng vị trí ềthứ 43 về số dân, và dân số đã nhiểu hơn vài tỉnh cùng khu
vực như Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên.
Xu hướng tăng trưởng dân số theo vùng:
Trong vòng 30 năm qua tại Đà Nẵng nói chung và từng khu vực dân cư nói riêng đã có sự biến động dân số
khác nhau phản ánh các giai đoạn phát triển và xây dựng Thành phố.
Các bản đồ dưới đây mô tả tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 10
năm. Những phường/xã tô màu đậm có tỷ lệ tăng trưởng cao và những nơi tô màu nhạt có tỷ lệ tăng trưởng
chậm, hoặc tăng trưởng âm.
Giai đoạn 1979 – 1989
Trong giai đoạn này dân số tăng trưởng
nhanh và đều khắp ở các nơi. Khu vực
ven trung tâm Thành phố có tỷ lệ tăng
trưởng nhanh hơn vùng trung tâm và
vùng ngoại ô, vùng nông thôn.
Giai đoạn 1989 – 1999
Tỷ lệ tăng trưởng dân số chậm hơn giai
đoạn trước và có tỷ lệ khá cao tại
phường Bắc Mỹ An, Hòa Minh. Khu
vực trung tâm tăng trưởng dân số chậm,
thậm chí dân số ở một vài phường trung
tâm bắt đầu giảm.
Giai đoạn 1999 – 2009
Tăng trưởng dân số chậm, dân số
chuyển từ khu vực trung tâm (có tỷ lệ
tăng trưởng chậm và âm) đến các khu
tái định cư, các khu vực gần các khu
công nghiệp, các trường đào tạo ở Liên
Chiểu, Cẩm Lệ
Biểu đồ dưới đây mô tả tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của từng quận/huyện trong giai đoạn 1999-
2009
Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 1999-2009 theo quận/huyện
Trong 10 năm qua, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm cao nhất là Liên Chiểu với tốc độ tăng 7,4% mỗi
năm. Tiếp theo là Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn. Đây là những quận không nằm tại trung tâm thành phố. Quận
Hải Châu - là quận trung tâm - có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, chỉ 0,7% mỗi năm.
Hệ thống biểu đồ dưới đây kết hợp bản đồ địa lý mô tả tốc độ tăng dân số của từng phường/xã. Mỗi biểu đồ
của riêng mỗi phường/xã sẽ thể hiện tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của 3 giai đoạn: 1979-1989,
1989-1999 và 1999-2009.
Hệ thống biểu đồ mô tả tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của từng phường/xã trong 3 giai đoạn: 1979-
1989, 1989-1999 và 1999-2009
(do các phường thuộc quận Hải châu, Thanh Khê, Sơn Trà có diện tích quá nhỏ nên các biểu đồ được vẽ
bên ngoài bản đồ)
Những nơi trong 30 năm qua có tỷ lệ tăng trưởng dân số chậm và giảm dần qua các năm là: các phường
thuộc khu vực trung tâm, những nơi trước đây thường tập trung nhiều dân cư như: Phước Ninh, Hải Châu 2,
Hải Châu 1, Thạch Thang, Xuân Hà, Nam Dương, An Hải Tây, Bình Thuận, Tân Chính, Vĩnh Trung, Tam
Thuận, Thanh Bình,…
Những nơi có tỷ lệ tăng trưởng dân số nhanh là phường Hòa Khánh Nam, Hòa Minh, Hòa Khánh Bắc, Hòa
An, Hòa Cường Nam, Hòa Khê, Khuê Trung.
Nhận định chung về số liệu tăng trưởng dân số của toàn Thành phố
Có 2 yếu tố của sự tăng trưởng dân số sẽ được đề cập đến: tăng tự nhiên (sinh, chết) và tăng cơ học (chuyển
đến, chuyển đi).
Số liệu về tỷ lệ tăng trưởng dân số phân tích theo 2 yếu tố qua các năm được tính toán qua điều tra biến động
dân số hàng năm như sau.
Năm 1997 2000 2005 2007 2008
Tỷ lệ tăng chung 2,30% 1,96% 1,89% 1,79% 1,91%
Tỷ lệ tăng tự nhiên 16,15‰ 13,09‰ 11,80‰ 11,96‰ 12,09‰
Tỷ lệ tăng cơ học 6,85‰ 6,51‰ 7,1‰ 5,94‰ 7,01‰

Tăng tự nhiên: việc tăng tự nhiên gồm 2 yếu tố sinh và chết. Tuy tỷ lệ sinh liên tục giảm từ nhiều năm nay
nhưng do dân số tăng và tỷ lệ chết không nhiều biến động nên số lượng trẻ em sinh hàng năm không giảm.
Tăng cơ học: theo như điều tra biến động dân số (điều tra mẫu do ngành Thống kê thực hiện), Đà Nẵng có tỷ
lệ tăng dân số cơ học hàng năm từ 6% đến 7%. Với mức tăng này thì từ năm 1999 đến năm 2009 dân số Đà
Nẵng được ước tính khoảng 833 nghìn dân vào thời điểm 1/4/2009. Nhưng sau khi có kết quả sơ bộ của
Tổng điều tra, có thể nhận xét là việc theo dõi biến động dân số tại Đà Nẵng bấy lâu nay chưa đầy đủ. Mà
trong đó chủ yếu là tăng dân số cơ học.
Trong kết cấu tăng cơ học, có một bộ phận dân cư phải di chuyển đi nơi khác theo những nhu cầu về cuộc
sống, việc làm, học tập; đồng thời một số lượng lớn người từ các nơi khác chuyển về Đà Nẵng để định cư,
học tập, làm việc, ... và số lượng dân cư đến thường nhiều hơn số lượng dân cư chuyển đi.
- Qua kỳ tổng điều tra 1/4/2009, số liệu dân cư là học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động từ nơi khác
đến tại Thành phố để sinh sống, làm việc và phải thuê nhà trọ để ở là 59,4 nghìn người. Ngoài ra, ước tính
có gần 13 nghìn người là học sinh, công nhân, người lao động sống trong các ký túc xá, khu tập thể, vạn đò
và các tàu hút cát ngoài biển. Đây là một con số dân cư khá lớn mà các địa phương bấy lâu nay theo dõi
không đầy đủ do: 1)Tính chất cư trú không ổn định của các đối tượng này; 2)Chủ nhà trọ không khai báo;
3)Địa phương (phường/xã, TDP) không theo dõi hoặc không nắm rõ.
- Tuy không phân tích ra từng nhóm đối tượng cụ thể, nhưng số cư dân di cư từ ngoài Thành phố chủ yếu vì
2 lý do là đi học và đến làm việc. Trong đó, số người đến để học tập là chính và ngày càng nhiều hơn.
Tuy không có cụ thể số lượng người chuyển đến vì mục đích theo học tại Thành phố. Nhưng số liệu về sinh
viên học sinh (từ 15 tuổi trở lên) toàn Thành phố tăng đều đặn và nhanh qua các năm cho thấy xu thế tăng
trưởng này
Năm 1997 2000 2005 2007 2008
Học sinh 55,9 70,4 81,3 88,9 94,3
(1000 người)
- Năm 2001, trong một công trình dự báo dân số cho cả nước, Đà Nẵng được dự báo sẽ có 764,6 nghìn
người vào năm 2009 nếu mức sinh giảm hoặc 774,4 nghìn người nếu mức sinh không đổi. Mức sinh tại Đà
Nẵng nhiều năm qua nhận định có xu hướng giảm. Và căn cứ số liệu của dự báo trên thì số người nhập cư
vào Đà Nẵng ước tính trong 10 năm qua là trên 110 nghìn người.

You might also like