You are on page 1of 3

Đề 1: Trong tác phẩm " Theo giòng " , nhà văn Thạch Lam có viết :

" Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới "
Em hiểu ntn về ý kiến trên ? Hãy làm sáng tỏ công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới
bằng truyện ngắn " Chiếc lược ngà ".
Bài viết
Nhà văn Nam Cao đã từng có nhận định :" Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những
gì chưa có". Nhà văn phải là người biết sáng tạo, tìm tòi và phát hiện ra cái đẹp. Có phải thế , mà trong tác phẩm " Theo giòng
" nhà văn Thạch Lam mới viết: " Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới". Đến với tác phẩm của
nhà văn Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn " Chiếc lược ngà ", ta sẽ thấy rõ cái đẹp được khám phá trong tác phẩm là tình cha
con thiêng liêng sâu nặng , tình đồng chí , đồng đội thắm thiết keo sơn và tình huống truyện đến bất ngờ.
Văn chương là những tác phẩm được phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn . Vậy theo bạn , nhà văn là gì ? Còn
với tôi,
<< Nhà văn >> là người sáng tạo ra tác phẩm văn học, đã có những tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận
giá trị.
<< Phát hiện ra cái đẹp >> là phát hiện, tìm tòi ra cái đẹp của nhân cách, cái mới lạ trong cuộc sống. << Không ai ngờ tới >>
là môi trường, hoàn cảnh không thuận lợi,... Thông qua nhận định trên, Nhà văn Thạch Lam muốn nhấn mạnh tới sứ mệnh của
nhà văn là tìm tòi, phát hiện và khám phá ra cái đẹp, cái mới lạ trong cuộc sống, trong hoàn cảnh không thuận lợi mà bất ngờ.
Người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo , tìm tòi những đề tài mới, hình thức nghệ thuật mới. Người nghệ sĩ phải biết rung cảm trước
cuộc đời , có một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim giàu cảm xúc để phát hiện ra cái đẹp. Một trong những chức năng cơ bản
của văn học là chức năng thẩm mỹ. Nghệ thuật không chỉ miêu tả, phản ánh cái đẹp trong tự nhiên ,xã hội mà còn sáng tạo ra
cái đẹp mới không có trong hiện thực. Từ đó truyền thụ đến cho người đọc một cách chân thực, sống động có chọn lọc. Bởi
vậy hành trình của văn chương là hành trình tìm kiếm , vươn tới giá trị Chân - Thiện - Mĩ
" Nghệ thuật là sự vươn tới, hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người ". Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh tài
năng sáng tạo của người nghệ sĩ trên cơ sở chất liệu hiện thực. Nó không phải hiện thực, nó không chỉ là tư tưởng, tình cảm
của nhà văn mà nó còn là cái đẹp mới do bàn tay người nghệ sĩ tạo ra. Nếu như cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể
nhìn thấy và cảm nhận được, do vậy nhà văn không ngừng tìm tòi, phát hiện, phản ánh hiện thực một cách sâu sắc và mới mẻ.
Nhà văn cần phải có con mắt tinh tường, một sự mẫn cảm đặc biệt với cuộc sống , cuộc đời để tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong
hoàn cảnh đặc biệt, giúp người đọc có thêm cái nhìn mới về con người và cuộc sống. Có phải thế , mà Nguyễn Đình Thi mới
nói :" Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến ta tự phải bước
lên đường ấy ".
Với nhà thơ Hữu Thỉnh " Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của Đồng bằng Nam
Bộ ". Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết vào năm 1966 ,khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa
vào tập truyện cùng tên. Năm 1966, là khoảng thời gian cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ diễn ra rất ác liệt. Đây là lúc mà
miền Bắc bắt đầu tích cực xây dựng Chủ nghĩa xã hội và miền Nam thì đấu tranh giành độc lập. Hoàn cảnh sáng tác giúp ta
hiểu được cuộc sống, chiến đấu và đời sống tình cảm của người lính, của những gia đình Nam Bộ- tình cảm cha con sâu nặng,
tình đồng chí , đồng đội thắm thiết và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Cái đẹp được khám phá trong tác phẩm là tình cha con thiêng liêng, sâu nặng. Tình cảm gia đình, tình phụ tử có lẽ là một
trong những chủ đề vô cùng quen thuộc và thành công trong nền văn học Việt Nam hiện đại . Nhưng đến với "Chiếc lược ngà
", tôi cảm thấy có cái gì đó cứ dưng dưng và nghẹn lại ở cổ. Người cha luôn dành tình cảm thương con gái hết mực và anh Sáu
cũng vậy. << Anh không thể chờ xuồng cập bến , mà anh nhún chân nhảy thót lên mong sao chóng được gặp con. Anh vội
vàng sải bước chân dài , rồi dừng lại kêu to :" - Thu ! Con " . " - Ba đây con !" . " - Ba đây con !" Nhưng chớ trêu thay cô bé
lại sợ hãi rồi vụt chạy và kêu : " Má ! Má !" Cái tình cảm cha con lâu ngày không được gặp nó thật khó diễn tả ,anh tưởng
rằng cô bé sẽ chạy lại , ôm chầm lấy ba nhưng cái suy nghĩ tưởng rằng đó của anh đã vụt tắt. Anh thật sự sững sờ và nỗi đau
lớn khiến anh sầm lại . Trong ba ngày nghỉ đó , anh chỉ ở nhà để vỗ về bên con mong sao đứa con gái bé bỏng của mình sẽ gọi
một tiếng ' ba '. Nhưng càng vỗ về thì con bé càng đẩy ra. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại : " Thì má cứ kêu
đi ". Mẹ doạ đánh nhưng nó vẫn nói trống không " Vô ăn cơm !" Nhưng cho dù có đẩy vào thế cùng thì nó cũng nhất quyết
không gọi một tiếng " ba " ." Lúc múc nước cơm khi cơm sủi " thì nó cũng nhất quyết không gọi ba. Lúc anh Ba bảo cháu
phải gọi " Ba chắt nước giùm con " nhưng nó cũng nhất quyết không gọi ba một cách lễ phép mà vẫn nói trống không. Cho dù
có doạ nó thế nào thì nó cũng nhất quyết cứng đầu không gọi ba. Trong bữa cơm , anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để
vào chén nó nhưng nó liền hất đi . Trong sự nóng giận, anh lỡ đánh vào mông nó và hét :" Sao mày cứng đầu quá vậy , hả? ".
Tôi tưởng rằng con bé sẽ phản kháng nhưng nó từ từ gắp lại trứng cá vào bát rồi bỏ đi. Con bé tức giận, mở lòi tói , cố làm
cho dây lòi tói khua rổn rảng , khua thật to rồi lấy dầm bơi qua sông >>. Tình cha con sau 8 năm sa cách tưởng rằng sẽ êm đền
, hai cha con sẽ vỗ về nhưng chớ trêu thay con bé lại cứ cứng đầu mà không gọi được một tiếng ' ba ' thân thương . Anh Sáu
cũng cảm thấy bất lực trước cách ứng xử của con gái mình . Hành động của người cha nào khi nóng giận cũng lỡ tay đánh con
gái mình . Sự phản kháng quen thuộc của con gái là tức giận và dỗi ba nó . Ta bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó. Tôi
cũng vậy , tôi nhận ra mình khi giận dỗi ba mẹ bao giờ cũng đóng " sầm " cửa phòng lại rồi la hét , ném hết đồ đạc trên
giường suống đất hoặc là lén lút vác kéo cắt đi cái áo quen thuộc của mẹ và làm vỡ bình hoa của bố.
Sự giận dỗi của con bé tưởng chừng sẽ kéo dài nhưng khi đến lúc ba nó phải vác balo lên đường thì lúc đó nó lại hết giận . <<
Ba nó nhìn từ xa và khe khẽ nói " Thôi! Ba đi nghe con !" Anh chỉ có thể dám nhìn từ xa vì khi lại gần sợ rằng con bé sẽ chạy
mất. Mọi người và kể cả anh Sáu cũng tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi nhưng nó bỗng kêu thét lên :" Ba ... a ... a ... ba !" .
Tiếng gọi " ba " đó bị dồn ứ lâu năm mà không thể nói , nay đã được nói ra . Tiếng gọi
" ba " dồn ứ đó chính là nút thắt cao trào của toàn bài . Tiếng kêu như xé lòng, xé đi sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người .
Nó vừa kêu , vừa chạy nhanh tới chỗ ba nó rồi nói " Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con ". Ba bế nó lên , nó hôn ba
nó " hôn tóc, hôn cổ , hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó nữa ">>. Cái tình cảm của một đứa con dành cho ba sau 8
năm xa cách thật sự làm mọi người cảm động và cũng làm chính người ba bất ngờ. Chúng ta chỉ cần xa ba một tuần thôi,
chúng ta cũng cảm thấy nhớ thương . Nhưng cô bé này đã xa ba đến 8 năm , không được ba âu yếm , chiều chuộng và không
được ba đồng hành kề bên. Chính vì vậy nên anh đã hứa sẽ làm cho con bé một cây lược ngà . Anh cầm khúc ngà về mà lòng
vui sướng như bắt được vàng , anh cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ . " Những lúc rảnh, anh cưa từng chiếc răng lược, thận
trọng , tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc ". Không bao lâu sau thì anh đã hoàn thành và trên cây lược có khắc chữ " Yêu nhớ
tặng Thu con của ba". ' Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của
anh'. ' Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, anh lấy cây lược ra ngắm nghiá rồi chải lên tóc cho cây lược
thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con". Cái tình yêu thương con đến rực cháy trong lòng một người
cha chính là động lực để anh làm cây lược tặng cho con và cũng một phần nào đó hi vọng con tha thứ cho cái lỗi lầm lỡ tay
của mình. Nhưng anh đâu có biết , món quà đầu tiên mà anh dành tặng cho con lại chính là món quà cuối cùng của anh tặng
con. " Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, anh không còn đủ sức trăng trối tại điều
gì , ... anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu ". Tiếng gọi ba đầu tiên của bé Thu cũng chính là
tiếng gọi ba cuối cùng mà anh nghe được từ đứa con gái. Chính hoàn cảnh éo le của chiến tranh đã làm cho tình ba con thêm
sâu nặng, tình phụ tử đó thật sự rất thiêng liêng, cao cả , không có bom đạn, kẻ thù nào có thể cướp đi. Có phải thế mà có ai đó
đã từng nói :" Có những thứ mà chiến tranh không thể cướp đi".
Cái đẹp trong tác phẩm còn là tình đồng chí, đồng đội thắm thiết cao đẹp. " Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng
trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi
một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của
anh " . " Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu " , khi nghe câu nói ấy anh mới nhắm mắt đi xuôi. Tình đồng chí ,đồng đội thật
sự rất cao đẹp. Anh tin tưởng tôi, đưa cho tôi cây lược ngà mong sao tôi có thể trao tận tay cho cô bé. Tình đồng chí , đồng đội
giữa tôi và anh rất khăng khít,...
Tình huống truyện là chỗ không ai ngờ tới để làm bộc lộ những tình cảm cao đẹp.Truyện xoay quanh hai nhân vật: anh Sáu và
bé Thu. Tham gia kháng chiến, anh Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt anh một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy,
trong lần về thăm nhà anh Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái anh hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy
năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông
vì anh chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại. Nút thắt của câu chuyện: Vết thẹo trên mặt anh Sáu là nguyên
nhân khiến cho bé Thu nhất quyết không nhận cha .Tình huống đầy éo le, bất ngờ nhưng cũng rất đỗi hợp lí, tự nhiên theo tâm
lí của trẻ nhỏ khi nhìn cha hiện tại khác hoàn toàn với người cha trong bức ảnh. Đó cũng là thử thách lớn nhất để hai cha con
phải vượt qua và khi đã vượt qua thử thách lớn này, càng tô đậm tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng. Nhưng rồi tiếng gọi ba
của cô bé đã dần dần mở ra nút thắt cho toàn bài. Nhưng đến khi lên đường , trong một lần không may mắn , anh Sáu đã hi
sinh và đưa chiếc lược cho anh Ba, mong sao anh Ba sẽ trao tận tay cây lược cho cô bé.
Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được nội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm.
Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh
chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài
năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.Với bé
Thu “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm
chiếc lược trong tay, bé Thu được sưởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.Với ông Sáu, Chiếc lược ngà đã trở thành một
vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm
dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của anh. Trao cây lược cho con, anh Sáu như đã nói với con gái yêu tình cảm của mình.Chiếc
lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau
thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý , đoạn trích "Chiếc
lược ngà "đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện đã thành
công trong việc xây dựng ngôi kể , miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc điểm là nhân vật bé Thu. Truyện ngắn
ngầm tố cáo sự hủy diệt của chiến tranh và ngợi ca vẻ đẹp của tình phụ tử, tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả . Và
thanh lọc tâm hồn người đọc. Nhận định trên của Nhà văn Thạch Lam là hoàn toàn đúng .
Tình cha con đã trở thành đề tài muôn thuở của truyện ngắn và thơ ca Việt Nam hiện đại. Đến với bài thơ " Nói Với Con " của
Y Phương cũng vậy, thông qua lời dặn dò của mình, Y Phương muốn nhắc nhở con cháu của mình về tình yêu quê hương , đất
nước. Và đến với bài thơ" Đồng Chí "của Chính Hữu , ta sẽ thấy rõ tình đồng chí , đồng đội thiêng liêng cao cả trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Những vần thơ Anđecxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ođenzo, nơi có hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòng
hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pautopxki niềm xúc cảm mãnh liệt:
" Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp
lều , từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơm tuyệt đẹp , trúng an ủi trái tim những người cùng khổ". Đến nay đã hơn nửa
thế kỷ trôi qua, đồng hồ sinh học của Nguyễn Quang Sáng đã ngừng đập nhưng những trang viết của ông về tình phụ tử, tình
đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả vẫn còn sống mãi cùng với thời gian - mặc cho thời gian đã xế tà.

You might also like