You are on page 1of 2

PHIẾU ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 7 (SỐ 1)

Họ tên HS:…………………………………………………..………………………………………………………………….Lớp:…………….………
Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước
- Kéo dài từ khoảng 37 độ B đến 35 độ N.
- Tiếp giáp:
+ Phía bắc: Địa Trung Hải
Vị trí, tiếp giáp
+ Phía đông bắc: châu Á và Biển đỏ
+ Phía tây: Đại Tây Dương
+ Phía đông: Ấn Độ Dương

Hình dạng Hình khối rõ rệt

Kích thước Lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mỹ)
2. Đặc điểm tự nhiên
Đặc điểm Nội dung
Địa hình - Độ cao trung bình: khoảng 750 m.
- Dạng địa hình chính: Sơn nguyên và bồn địa thấp.
- Hướng nghiêng: đông nam-> tây bắc.
Khoáng - Đặc điểm: phong phú và đa dạng.
sản - Phân bố: phía bắc và phía nam lục địa.
Khí hậu - Đặc điểm: Khô nóng nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm >20°C, lượng mưa tương
đối thấp.
- Gồm 4 đới: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới và cận nhiệt. Các đới khí hậu phân bố
gần như đối xứng qua Xích đạo.
Sông, hồ - Sông: mạng lưới không đều, phụ thuộc vào mưa. Nhiều thác ghềnh -> Trữ năng thủy
điện lớn.
- Hồ: nhiều hồ lớn, hình thành từ các đứt gãy.
Môi trường - Đặc điểm: phân bố đối xứng qua Xích đạo.
tự nhiên - Phân loại (4 môi trường): môi trường xích đạo; môi trường nhiệt đới; môi trường hoang
mạc; môi trường cận nhiệt.
3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên
Vấn đề Hiện trạng Hệ quả
Khai thác quá nhanh và không có + Diện tích rừng giảm
Suy giảm tài
biện pháp phục hồi + Động vật hoang dã mất môi trường sống
nguyên rừng
+ Tình trạng đất hoang mạc
Nạn săn bắt và Săn bắt, buôn bán động vật + Giảm số lượng các loài
buôn bán động vật hoang dã để lấy ngà voi, sừng tê + Nguy cơ tuyệt chủng
hoang dã giác
Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi
1. Một số vấn đề dân cư, xã hội
Vấn đề Đặc điểm
Tỉ lệ tăng - Số dân (2020): Đứng thứ hai (sau châu Á).
tự nhiên - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao: 2,54% -> BÙNG NỔ DÂN SỐ.
dân số cao - Tác động: Kìm hãm sự phát triển, đói nghèo, ô nhiễm môi trường,…
- Mỗi năm, hàng chục triệu người bị nạn đói đe doạ.
Nạn đói
- Nhiều quốc gia phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực.
Xung đột - Nguyên nhân: cạnh tranh về tài nguyên ( đặc biệt là nước).
quân sự - Hậu quả: gây thuơng vong; gia tăng nạn đói, di dân; bất ổn chính trị,…
2. Di sản lịch sử châu Phi
- Một trong những cái nôi của loài người.
- Nhiều di sản có giá trị: chữ tượng hình, tượng nhân sư, kim tự tháp, giấy pa-pi-rút,….
Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi
Môi trường Phương thức khai thác, sử dụng Các vấn đề cần lưu ý
- Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp
quy mô lớn (do có nhiệt độ và độ ẩm cao) -> Mục
Xích đạo Trồng và bảo vệ rừng
đích: xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến.
- Khu vực khô hạn: làm nương rẫy và chăn nuôi theo
hình thức chăn thả.
- Khu vực nhiệt đới ẩm: trồng cây ăn quả và cây công Xây dựng các công trình
Nhiệt đới nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê) -> Xuất thủy lợi (để đảm bảo nước
khẩu. cho sản xuất và sinh hoạt)
- Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản ->
Vai trò hết sức quan trọng.
- Trồng cây ăn quả (chà là), cây lương thực (lúa mạch) Biến đổi khí hậu và khai thác
- Chăn nuôi theo hình thức du mục. tài nguyên không hợp lí ->
Hoang mạc
- Sử dụng sức của lạc đà để vận chuyển hàng hóa và diện tích hoang mạc mở rộng
buôn bán. -> thành lập “vành đai xanh”
- Trồng cây ăn quả -> xuất khẩu. Gia súc chính là cừu. Chống khô hạn và hoang
Cận nhiệt
- Hoạt động khai thác khoáng sản, du lịch phát triển. mạc hóa
Bài 19: Châu Nam Cực
1. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Thiên nhiên châu Nam Cực dễ thay đổi khi có biến đổi khí hậu.
- Sự thay đổi:
+ Nhiệt độ, lượng mưa tăng và mực nước biển dâng.
+ Nhiều hệ sinh thái biến mất nhưng xuất hiện các hệ sinh thái cỏ biển.
+ Lớp băng phủ ở trung tâm sẽ dày thêm.

You might also like