You are on page 1of 3

Bài tập cuối tuần 4

A. Đọc
Sao không về Vàng ơi?
Tao đi học về nhà Hôm nay tao bỗng thấy
Là mày chạy xồ ra Cái cổng rộng thế này !
Đầu tiên mày rối rít Vì không thấy bóng mày
Cái đuôi mừng ngoáy tít Nằm chờ tao trước cửa
Rồi mày lắc cái đầu Không nghe tiếng mày sủa
Khịt khịt mũi, rung râu Như những buổi trưa nào
Rồi mày nhún chân sau Không thấy mày đón tao
Chân trước chồm, mày bắt Cái đuôi vàng ngoáy tít
Bắt tay tao thật chặt Cái mũi đen khịt khịt
Thế là mày tất bật Mày không bắt tay tao
Đưa vội tao vào nhà Tay tao buồn làm sao!
Dù tao đi đâu xa Trần Đăng Khoa
Cũng nhớ mày lắm đấy

B. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:


1. Chú chó trong bài thơ tên là gì?
a. Vàng b. Mày c. Tít d. Không có tên
2. Chú chó trong bài thơ có những hành động gì khi bạn nhỏ đi học về?
a. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít.
b. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu.
c. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu, khịt mũi, rung râu.
d. Chạy xồ ra, rối rít, đuôi ngoáy tít, lắc cái đầu, khịt mũi, rung râu, nhún chân sau, chân
trước chồm lên bắt.
3. Vì sao hôm nay bạn nhỏ thấy “cái cổng rộng thế này!”?
a. Vì cái cổng đã được dọn sạch sẽ.
b. Vì cái cổng đã được sửa chữa lại.
c. Vì không có chú chó đứng đợi bạn nhỏ như mọi khi.
d. Vì chú chó ngủ trong nhà.
4. Qua bài thơ em thấy tình cảm của bạn nhỏ với chú chó như thế nào?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.........................................................................................
5. Dòng nào dưới đây gồm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu?
a. Nhân ái, vị tha, thân ái, thương xót, ác nghiệt.
b. Nhân ái, độ lượng, bao dung, từ bi, tha thứ.
c. Đau xót, yêu quý, thương người, oán trách.
d. Thân ái, cay độc, bao dung, độ lượng.

6. Dòng nào dưới đây gồm những từ ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết?
a. Giúp đỡ, cứu giúp, cứu trợ, ức hiếp, nâng niu.
b. Ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, áp bức, cưu mang.
c. Bảo vệ, che chở, bắt nạt, che chắn, nâng đỡ.
d. Cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, bảo vệ, cưu mang.
7. Nối các từ ở cột A vào nhóm thích hợp ở cột B.
A B
Nhân dân
Nhân ái Tiếng nhân
Công nhân có nghĩa là người

Nhân loại
Nhân đức
Nhân từ Tiếng nhân có nghĩa là
lòng thương người
Nhân hậu
Nhân tài

8. Đặt câu với một từ ở câu 7.


...........................................................................................................................
9. Điền dấu hai chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp :
a. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác
nhau màu xanh thẳm của da trời màu xanh biếc của cây lá màu xanh non của
những bãi ngô thảm cỏ.
b. Người Việt Bắc nói rằng “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát ai
chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ được làm thơ”.
C. Chính tả
Cánh rừng mùa đông
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây
khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám
xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ
kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn
trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen
nằm co quắp trong hang.Hồi cuối thu, bác ta béo nục
nịch, lông mượt, da căng trông như một trái sim chín,
vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội
nghiệp.
Theo Trần Hoài Dương
D. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em yêu thích trong đó có kết hợp
miêu tả ngoại hình của nhân vật.

You might also like