You are on page 1of 13

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT LỚP 2 HKII

ĐỀ 1

Họ và tên:................................................................................................................

A. Đọc hiểu

Cánh cam lạc mẹ

Cánh cam đi lạc mẹ

Gió xô vào vườn hoang

Giữa bao nhiêu gai góc

Lũ ve sầu kêu ran.

Chiều nhạt nắng trắng sương

Trời rộng xanh như bể

Tiếng cánh cam gọi mẹ

Khản đặc trên lối mòn

Bọ dừa dừng nấu cơm

Cào cào ngừng giã gạo

Xén tóc thôi cắt áo

Đều báo nhau đi tìm

Khu vườn hoang lặng im

Bỗng râm ran khắp lối

Có điều ai cũng nói

Cánh cam về nhà tôi.

NGÂN VỊNH
a. Chuyện gì xảy ra với cánh cam?

b. Những ai đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam?

c. Họ đã làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Cánh cam lạc mẹ (Từ đầu đến … cánh cam gọi mẹ)
2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập của em

ĐỀ 2

Họ và tên:................................................................................................................

A. Đọc hiểu

Mây trắng và mây đen

Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đơng rong ruổi theo gió. Mây trắng
xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dóng nặng nề,
đang sà xuống thấp.

Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ:

- Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm! –
Anh bay lên đi! - Mây đen nói - Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô
cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi.

Mây trắng ngạc nhiên hỏi:

- Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à?

Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung.

Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ,... Con
người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc
hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đóm mây đen hoá thành
mưa rơi xuống... Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người:

A. mây đen và mây trắng

B. nắng và gió

C. bầu trời và ruộng đồng

b. Mây trắng rủ mây đen đi đâu?

A. rong ruổi theo gió

B. bay lên cao

C. sà xuống thấp

c. Vì sao mây đen không theo mây trắng?

A. vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng cây cỏ

B. vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người

C. vì mây đen sợ gió thổi làm tan biến mất hình hài

d. Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật?
e. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:

Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết

Trên các miền đất nước

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.


2. Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu tả một con vật mà em biết theo các gợi ý sau:

Đó là con vật gì?, Nó sống ở đâu?, Hình dáng, màu lông, hoạt động của nó như thế nào?,
Tình cảm của em dành cho con vật đó
ĐỀ 3

Họ và tên:................................................................................................................

B. Đọc hiểu

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như
một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn
búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo
nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và
đầy tiếng chim hót.

(Theo Vũ Tú Nam )

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?

a. Mùa xuân b. Mùa hạ

c. Mùa thu d. Mùa đông

Câu 2. Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

a. Tháp đèn khổng lồ

b. Ngọn lửa hồng

c. Ngọn nến

d. Cả ba ý trên.

Câu 3. Những chú chim làm gì trên cây gạo?

a. Bắt sâu

b. Làm tổ
c. Trò chuyện ríu rít

d. Tranh giành

Câu 4 . Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con
người?

Câu 5: Cho các từ : gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện . Em
hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:

a)Từ chỉ sự vật

b)Từ chỉ hoạt động:

Câu 6: “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

Câu 7: Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật:

1. Con đường này là…………………………………………………….


2. Cái bút này là ………………………………………………………

Câu 8: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau:

Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước cây gọa trở lại với dáng vẻ xanh
mát, hiền hòa.

B, Viết

1. Nghe – viết

Món quà hạnh phúc

Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động
khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật
hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất.
2. Viết 4-5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.
ĐỀ 4

Họ và tên:................................................................................................................

A. Đọc hiểu
A. Đọc

I. Đọc – hiểu

HỌA SĨ HƯƠU

Hươu cao cổ là một họa sĩ nổi tiếng trong rừng. Mỗi bức tranh của nó đều vẽ rất đẹp.
Một hôm, Hươu cao cổ cầm một chiếc bút vẽ đặc biệt, kiễng chân, ngẩng đầu, vẽ mây
trắng trên trời thành màu đen kịt, đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh
ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu vàng khô, giống như những chiếc lá
vàng bị gió mùa thu thổi xuống…

Những bức tranh khiến các bạn động vật không vui tẹo nào. Thế là họa sĩ Hươu cao
cổ rửa sạch cây bút vẽ, vẽ mây trên trời màu trắng xốp, những dãy núi màu xanh ngắt, lá
cây màu xanh non, tất cả sáng bừng trở lại, tràn đầy sức sống…

Sau khi họa sĩ Hươu cao cổ vẽ rất nhiều bức tranh đẹp, nó mở một cuộc triển lãm
trong rừng với chủ đề là: “Để thiên nhiên đẹp hơn!”. Rất nhiều các bạn nhỏ đến tham gia
buổi triển lãm, Thỏ con, Nhím con và Sóc con cũng đến. Chúng vừa ngắm tranh, vừa hết
lời ca ngợi: Họa sĩ Hươu cao cổ đông là một họa sĩ thực thụ trong khu rừng của chúng
ta!”

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Hươu cao cổ làm nghề gì?

A. Ca sĩ

B. Nhà thơ

C. Họa sĩ

2. Cuộc triển lãm của Hươu cao cổ tên là gì?


A. “Cuộc triển lãm rừng xanh”

B. “Để thiên nhiên đẹp hơn”

C. “Những bức tranh tươi đẹp”

3. Những ai đã tới tham dự cuộc triển lãm của Hươu cao cổ?

A. Các bạn nhỏ động vật ở trong rừng.

B. Các bạn nhỏ động vật ở vườn thú.

C. Các bạn nhỏ loài người.

4. Vì sao bức tranh đầu tiên của Hươu cao cổ lại làm các bạn động vật không vui tẹo
nào?

II. Tiếng việt

Bài 1. Điền vào chỗ chấm

1. ên hay ênh:

Cao l…… kh……


Ốc s……
Mũi t……………

2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.

biển xe máy tủ lạnh

túi ni-lông rừng dòng sông


Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau.

a) – Cậu giảng bài cho tớ phần này được không ?

b) – Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé.

2. Viết đoạn văn từ 4 - 5 câu về tình cảm của em ba mẹ của em theo gợi ý:
• Ba ̣hoặc mẹ em tên là gì?
• Em và ba hoặc mẹ thường cùng nhau làm gì?
• Tình cảm của em với ba hoặc mẹ như thế nào?

You might also like