You are on page 1of 6

Họ và tên HS: …………………………………………….

ÔN TẬP TV – GKI - ĐỀ 2
Bài đọc thầm : Rừng Phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng
nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng ?
Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất
nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cành cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp
rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh
hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Khi nghe động
tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài
chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá
ngái.
Đoàn Giỏi
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Em đọc thầm bài: “Rừng Phương Nam” rồi trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1) Bài văn tả cảnh rừng Phương Nam vào thời điểm nào?
a. Lúc ban mai.
b. Buổi trưa nắng.
c. Khi hoàng hôn xuống.
d. Lúc yên tĩnh.
2) Phút yên tĩnh của rừng dần dần biến đi vì điều gì?
a. Tiếng lá rơi làm người ta giật mình, chim chóc chẳng nghe tiếng con nào.
b. Vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm mà tác giả không nghe thấy.
c. Chim hót líu lo, hương hoa thơm ngát, những con bò sát chạy tứ tán.
d. Gió thổi rào rào, đưa nắng ấm xuống mặt đất, sương đêm lạnh tan dần.
3) Những con vật được nói đến trong bài, chúng tự biến đổi màu sắc để làm gì?
a. Làm cho cảnh sắc trong khu rừng thêm đẹp và sinh động hơn.
b. Chúng muốn khoe vẻ đẹp của mình với các con vật khác trong rừng.
c. Biến đổi màu sắc theo sự thay đổi ánh sáng từng lúc của mặt trời.
d. Để hợp với màu sắc xung quanh, làm kẻ thù không phát hiện ra.
4) Em hiểu như thế nào ý của câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.”?
a. Không gian rất yên tĩnh trong rừng đến nỗi nghe được cả tiếng lá rơi nhẹ.
b. Tác giả tập trung quan sát cảnh vật, giật mình bởi thấy chiếc lá rơi.
c. Gió thổi rào rào làm lá khô trên cây rơi nhiều làm tác giả giật mình.
d. Những con vật chuyển động trên cành làm lá rơi khiến tác giả giật mình.
5) Em hãy nêu cảm nhận của mình sau khi đọc bài “Rừng Phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi. Em sẽ
làm gì để góp phần bảo vệ rừng?
……………………………………………………………………………..………………………………………
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
B. BÀI TẬP:
6) Trong câu “Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.” Có thể thay thế từ “phảng phất”
trong câu văn trên bằng từ nào đồng nghĩa.
a. nồng nàn b. thơm thơm c. thoang thoảng d. sực nức
7) Từ có nghĩa chỉ tình thân thiết, đoàn kết giữa các nước là từ:
a. hòa bình b. quân nhân c. hữu nghị d. tổ quốc
8) Thành ngữ, tục ngữ nói lên phẩm chất của người Việt Nam
a. Xấu người đẹp nết b. Gạn đục khơi trong
c. Góp gió thành bão d. Trọng nghĩa khinh tài
9) Đặt câu nói về lòng tự hào của em đối với đất nước, dân tộc.
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
Họ và tên HS: …………………………………………….
ÔN TẬP TV - GKI - ĐỀ 3
Bài đọc:
Lê-nin và ông lão thợ săn
Ông lão bắt đầu kể với tôi tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để tham Lê-nin
và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi
đâu. Tất nhiên ông lão hiểu rằng ông đến thăm ai, nhưng ông vẫn mang theo kha khá bánh mì nông thôn. Có thể
là Lê-nin nói chơi thế thôi, chứ ở đấy người ta sẽ không cho vào, và cũng có thể Lê-nin không có ở nhà. Thế rồi
ông lão đến Krem-li thăm Lê-nin và mang theo bánh mì. Lê-nin có nhà và ông thợ săn được đưa vào gặp Lê-nin
ngay, khi ông vừa xưng tên. Và đây, một căn phòng rộng thênh thang, hầu như trống rỗng. Chắc là phòng cũng
có đồ đạc gì đấy nhưng phòng rộng quá nên tưởng trống không. Ở cuối căn phòng lớn ấy có một chiếc hòm, Lê-
nin ngồi trên chiếc hòm, đang nhóm bếp dầu hỏa. Lê-nin rất mừng, cười và nói:
- Biết đãi bác cái gì bây giờ, bác A-lếch-xây? Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực
đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch. Khi cà phê đã pha xong, Lê-nin đi lấy bánh mì. Bánh mì tồi đến phát
khiếp lên được.
- Vla-đi-mia I-Lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê…
- Ồ tốt lắm, bác đem ra đây!
Họ uống cà phê làm bằng bột lúa mạch và ăn bánh mì. Kể xong câu chuyện của mình, A-lếch-xây nói:
- Y như trong giấc mơ, đến bây giờ tôi vẫn thường hình dung thấy: căn phòng rộng thênh thang, ở cuối phòng
có chiếc hòm, trên hòm đặt cái bếp dầu hỏa.
M.Pri-svin
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Em đọc thầm bài: “Lê-nin và ông lão thợ săn” rồi trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất của câu hỏi 1; 2; 3; 6; 7
1) Khi đi thăm Lê-nin, ông lão có những băn khoăn là:
A. Ông ngại đường sá xa xôi, đi thăm sẽ rất vất vả. B. Lê-nin bận nhiều công việc.
C. Lê-nin không cho mình vào. D. Lê-nin bận tiếp đón ba mẹ.
2) Chi tiết chứng tỏ nơi ở của Lê-nin rất đơn sơ là:
A. Nhà rộng thênh thang nhưng không có đồ. B. Nhà không có lính canh gác.
C. Nhà rộng với những đồ thô sơ.
D. Nhà không có bàn ghế tiếp khách sang trọng, Lê-nin ngồi trên chiếc hòm.
3) Ông lão thợ săn có những cảm tưởng về cuộc sống viếng thăm Lê-nin là:
A. Tự hào vì được thăm vị lãnh tụ của nhà nước Xô-viết. B. Bất ngờ vì thấy Lê-nin sống rất giản dị.
C. Bất ngờ vì thấy nhà Lê-nin rộng thênh thang, sang trọng. D. Bất ngờ vì được biết Lê-nin rất bình
đẳng, chân thành.
4) Em thấy Lê-nin là người như thế nào?
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
5) Theo em, học sinh cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
B. THỰC HÀNH:
6) Từ trái nghĩa với hiền lành là:
A. may mắn. B. độc ác C. hiền hậu D. nhanh nhẹn
7) Dòng dưới đây có các từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa là:
A. Nắng trải vàng cánh đồng. / Pho tượng đồng vàng óng.
B. Lá tràm bị hun nóng. / Anh ấy rất nóng tính.
C. Đường rừng quanh co. / Đường trắng ngọt lừ.
D. Nam đi sâu vào trong rừng. / Loài sâu ưa đục thân cây.
8/ Tìm 1 câu thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất của người Việt Nam.
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
9/ Đặt câu để thể hiện ước mơ, khát vọng về hòa bình của thiếu nhi.
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
Họ và tên HS: …………………………………………….
ÔN TẬP TV – GKI - ĐỀ 4
Câu chuyện về một con đường
Trong kháng chiến chống Mĩ, mặc dù Bác Hồ luôn bận rộn với nhiều công việc nhưng Bác luôn quan tâm
sâu sát đến đời sống cũng như công việc của các chiến sĩ. Một hôm, Bác đi thăm nơi ăn chốn ở của một đơn vị
thông tin, trước khi ra về, Bác bảo đồng chí chỉ huy tập trung bộ đội lại.
Bác nói:
- Muốn làm tốt được nhiệm vụ, các chú phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân địa phương, thường
xuyên thăm hỏi, động viên giúp đỡ nhân dân, làm cho nhân dân tin yêu, đoàn kết với nhân dân mới bảo vệ được
mình, che mắt địch và đánh thắng được chúng.
Chợt Bác chỉ tay ra phía đường cái hỏi:
- Thế các chú cấm con đường kia thì nhân dân đi lại bằng đường nào?
- Thưa Bác… đi băng qua các đám ruộng ngoài kia ạ.
Nghe đồng chí chỉ huy trả lời thế, Bác nghiêm nghị phê bình:
- Như vậy là không được. Các chú cấm đường để phòng kẻ gian đảm bảo bí mật quân sự là đúng nhưng để
người dân phải khó khăn khi đi lại là không được. Các chú phải đắp lại con đường khác cho nhân dân đi. Có như
vậy mới đúng là quân dân đoàn kết, Bác nói thế có đúng không?
Chúng tôi cùng trả lời:
- Thưa bác đúng ạ!
Vâng lời Bác, đơn vị đã tự phê bình trước nhân dân và ngay trong đêm đó, họ đã cùng nhân dân đắp con
đường mới và hoàn thành sớm hơn thời gian dự định.
Theo Minh Hiền
(Theo báo điện tử Việt Nam)
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1) Chi tiết trong bài cho thấy Bác rất quan tâm đến các chiến sĩ là:
a.Bác thường gọi điện hỏi thăm các chiến sĩ. c. mỗi lần đi công tác Bác đều có quà cho mọi người
b. Bác đi thăm nơi ăn chốn ở của các chiến sĩ d. Bác thường kiểm tra đột xuất nơi làm việc của các chiến sĩ
2) Theo Bác, để thắng được địch thì các chú bộ đội phải:
a. chiến đấu giỏi, dũng cảm, dám hi sinh thân mình vì đất nước
b. đoàn kết chặt chẽ với nhân dân, làm cho dân tin, dân yêu
c. tin tưởng vào đường lối, chủ trương của người chỉ huy
d. nhờ nhân dân bảo vệ, che mắt quân địch để không bị phát hiện
3) Bác phê bình các chú bộ đội khi biết các chú để người dân đi băng qua các đám ruộng vì:
a. việc làm của các chú bộ đội không vì lợi ích của nhân dân địa phương
b. để người dân đi băng qua các đám ruộng sẽ làm cho địch dễ phát hiện
c. khi đi băng qua các đám ruộng, người đi sẽ dẫm lên lúa làm cho lúa bị chết
d. gây khó khăn cho người dân, không thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân
4) Việc tự phê bình trước nhân dân và đắp lại con đường mới cho thấy các chú bộ đội là những người:
a. cần được nhân dân che chở, bảo bọc b. biết lắng nghe, luôn tuân lệnh cấp trên
c. kính trọng Bác, biết nhận lỗi và sửa lỗi d. đoàn kết chặt chẽ với nhân dân địa phương
5) Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm kính yêu
Bác Hồ?
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
6) Từ trái nghĩa với từ “đoàn kết” là từ:
a. phối hợp b. chung sức c. hợp lực d. chia rẽ
7) Dòng có các từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”:
a. thanh bình, thái bình, thanh thản, yên tĩnh b. thanh bình, bình yên, thái bình, thanh thản
c. yên ắng, bình yên, thái bình, thanh thản d. bình yên, thái bình, thanh bình, yên bình
8) Thành ngữ, tục ngữ nói về hiện tượng thiên nhiên:
a. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết b. Nước chảy đá mòn
c. Lửa thử vàng, gian nan thử sức d. Uống nước nhớ nguồn
9) Đặt câu thể hiện khát vọng hòa bình của con người.
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
Họ và tên HS: …………………………………………….
ÔN TẬP TV – GKI - ĐỀ 5
Bàn tay thân ái
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên
giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã
về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt
mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản,
mãn nguyện.
Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp
mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua
đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng
anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
– Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
– Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông
cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi
không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
Câu 1 Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:
a. Con trai ông. b. bác sĩ.
c. chàng trai là bạn cô. d. anh thanh niên.
Câu 2 Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:
a. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.
b. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.
c. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
d. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.
Câu 3 Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:
a. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.
b. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.
c. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.
d. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.
Câu 4 Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:
a. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.
b. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.
c. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.
d. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.
Câu 5 Trong cuộc sống, khi gặp những người gặp khó khăn, em sẽ làm gì?
………………………………………………..……………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………………………..………..
Câu 6 Các từ đồng nghĩa với từ hiền trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”
a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.
c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. d. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.
Câu 7 Dòng có các từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”:
a. thanh bình, thái bình, thanh thản, yên tĩnh b. thanh bình, bình yên, thái bình, thanh thản
c. yên ắng, bình yên, thái bình, thanh thản d. bình yên, thái bình, thanh bình, yên bình
Câu 8 Thành ngữ nào nói về Thiên nhiên?
a. Bốn biển một nhà b. Lên thác xuống ghềnh c. Chia ngọt sẻ bùi d. Uống nước nhớ nguồn
9) Đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa với “chia rẽ”
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên HS: …………………………………………….
ÔN TẬP TV – GKI - ĐỀ 6
Tiếng chim rừng Tây Bắc
Khi những tia nắng đầu tiên còn lấp ló sau đỉnh núi, khi mọi vật còn ngái ngủ … thì bỗng nghe một tiếng
chim lảnh lót vang lên.
Sau tiếng chim, cả núi rừng như chuyển động. Bắt đầu là tiếng lao xao của người, rồi tiếng gõ móng lộp cộp
của gia súc, tiếng gà kêu, ngựa hí… Song tất cả như bị chìm khuất bởi dàn hòa tấu của muôn loài chim rừng đón
chào mặt trời. Dàn nhạc chim đã tạo cho bình minh Tây Bắc cái rộn ràng đặc biệt mà không đâu có được.
Tiếng chim hót có cung bậc trầm bổng, nhịp nhàng, không có ai tranh cướp, chen lấn ai. Tiếng chim như kể cho
nhau nghe những câu chuyện mà chỉ có chim mới hiểu. Khi thì đục đục, khàn khàn, khi thì tha thiết như thôi
thúc, giục giã... Lúc thì hót trong veo, mảnh như sợi dây kéo dài quấn quanh các ngọn cây. Rồi cứ như một cây
đũa thần chỉ huy, cả khu rừng bật lên một bản hòa âm của muôn tiếng hót du dương quyện vào nhau nhiều thang
âm, nhiều bè.
Du khách nghe như trong đó có cả tiếng suối róc rách, tiếng gió lao xao, tiếng lá rừng rì rào, tiếng rơi nhẹ nhàng
của giọt sương từ trên ngọn lá rơi xuống thảm cỏ mềm…
Khúc hát của những loài chim rừng làm cho Tây Bắc hoang sơ, kỳ bí bừng sáng hơn trong bình minh, làm cho
những váy áo đầy sắc màu trên những khu ruộng bậc thang thắm sắc rực rỡ hơn. Nó làm cho cuộc sống dù đơn
sơ vẫn luôn ấm áp, ngọt ngào, tràn niềm vui.
Sưu tầm
A. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Em đọc thầm bài: “Tiếng chim rừng Tây Bắc” rồi trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất của câu hỏi 1; 2; 3;4; 6; 7;8
1) Điều đã làm cho bình minh Tây Bắc trở nên rộn ràng đặc biệt là:
a. dàn hòa tấu của loài chim rừng c. tiếng lao xao của con người
b. âm thanh của các loài vật d. sự rung chuyển của rừng cây
2) Tiếng hót của chim rừng Tây Bắc có vẻ độc đáo là:
a. lúc cao, lúc thấp, như giành giật, như lấn át lẫn nhau
b. như tiếng rì rào của người nói, tiếng ầm ĩ của trâu bò, gà vịt
c. lúc đục, lúc trong, lúc êm ai, lúc nhanh chậm từng hồi
d. không hòa cùng làm một mà chia thành nhiều bản hòa âm khác nhau
3) Nét đẹp mà tiếng chim đã mang lại cho rừng núi Tây Bắc là:
a. rừng núi như chuyển động với muôn ngàn âm thanh
b. mọi vật ở Tây Bắc như bị chìm khuất trong tiếng chim
c. các ngọn cây ở rừng như một sợi day vô hình quấn xung quanh
d. cảnh vật thêm rực rỡ, thêm lộng lẫy, tươi vui.
4) Bài văn nói lên tình cảm của tác giả là:
a. tình yêu tha thiết nồng nàn của tác giả với thiên nhiên
b. sự say mê với cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc
c. mong muốn được ngắm nhiều cảnh đẹp của đất nước
d. xem Tây Bắc như quê hương của mình.
5) Nếu em là bạn nhỏ trong bài văn, em cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
B. THỰC HÀNH:
6)Trong câu:“ Cuộc sống dù đơn sơ vẫn luôn ấm áp, ngọt ngào, tràn niềm vui.” từ trái nghĩa với “ấm
áp” là:
a. nóng nảy b. lạnh lẽo c. êm ái d. ấm cúng
7) Từ thích hợp với nghĩa “Tình cảm thân thiện giữa các nước” là:
a.hữu hảo b. hữu nghị c. chiến hữu d. thân hữu
8) Câu thành ngữ, tục ngữ có nghĩa : “cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ” là:
a. Dám nghĩ dám làm. b. Uống nước nhớ nguồn.
c. Thức khuya dậy sớm. d. Việc nhỏ nghĩa lớn.
9) Đặt 1 câu có từ ngữ chỉ những người trí thức.
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên HS: …………………………………………….
ÔN TẬP TV – GKI - ĐỀ 7
NẮNG VÀNG VẠN THỌ
Mồng hai Tết năm rồi, vừa mờ sáng, tôi mở của chợt giật mình thấy trước cửa nhà mình một đóa bông vạn
thọ vàng như nắng. Là người mới nhập cư, tôi kiểm tra lại tự thấy chưa ai quen thân để có thể nhận món quà Tết
cảm động như vậy. Tôi trân trọng cắm vào một lọ thủy tinh. Sáng ra, tôi đi chúc Tết những người hàng xóm mới.
Thế là tôi phát hiện ra, không chỉ nhà tôi mà những nhà chung quanh đều nhận được món quà “vạn thọ” như vậy.
Hỏi ra mới biết đó là quà của thằng Ty, cháu bà Tư mù cuối xóm.
Bà Tư mù người Bắc còn thằng Ty cháu bà lại nói giọng người Nam. Con gái bà đâu không rõ, chỉ thấy bà
sống với thằng cháu chừng mười hai tuổi. Nhà bà ở cuối xóm. Ngày nào bà cũng đến ngồi trước cổng ngôi chùa
nhỏ trong xóm bán nhang cho khách thập phương để nuôi mình và nuôi thằng Ty ăn học.
Trước nhà bà có một khoảng đất. Gần Tết, bà trồng lên đó những khóm bông vạn thọ. Những ngày giáp Tết,
bà mang bông lên chùa, còn thằng Ty mang bông ra chợ bán. Năm rồi bông ế nên bà sai cháu bí mật đem tặng
mọi người. Bà không đành nhổ những cây bông ấy cho bò ăn.
Mấy hôm sau trời trở bấc, lại đến đợt trồng bông vạn thọ cho mùa Tết, bà Tư mò mẫn xới tơi những khoảnh
đất trước nhà. Nhưng thằng Ty nói rằng ngoại nó biểu năm nay chỉ trồng một nửa vạn thọ thôi, còn một nửa trồng
cải làm dưa. Lũ lụt ở miền Tây thế này thì Tết chẳng mấy người vui mà chơi bông. Có lẽ trận lũ vừa qua đã làm
lòng bà không yên. Nhìn bà co ro trong mảnh áo len cũ nát, tay sờ soạng trên những vạt đất tơi mà tôi lại thấy
sâu bên trong đôi mắt mù lòa kia một khóm nắng vàng vạn thọ.
Nguyễn Trọng Tín
1/ Bông vạn thọ màu gì?
a. Màu trắng b. Màu tím c. Màu vàng d. Màu đỏ
2/ Nhận được món quà Tết đầy bất ngờ, tác giả cảm thấy thế nào?
a. Tác giả không hài lòng, mang tặng lại cho người khác. c. Tác giả rất cảm động, trân trọng cắm vào lọ.
b. Tác giả rất vui vì không phải bỏ tiền mua. d. Tác giả không vui cũng không buồn.
3/ Bà cụ làm công việc gì để nuôi thân và nuôi cháu?
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
4/ Vì sao năm nay bà chỉ trồng một nửa số cây vạn thọ?
a. Vì bông vạn thọ không đẹp c. Vì không có đất để trồng.
b. Vì năm nay miền Tây có lũ d. Vì bà không đủ sức để trồng.
5/ Hình ảnh người bà trong bài đọc trên gợi cho em suy nghĩ gì?
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
6/ Ghi G cho nghĩa gốc, C cho nghĩa chuyển:
a.Thầy Hiệu trưởng đánh trống tựu trường. e. Mỗi ngày em đánh răng hai lần.
b. Vì trốn học nên nó bị bố đánh ba roi. g. Mẹ đang đánh trứng để làm bánh.
c. Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. h. Nước suối đầu nguồn rất trong.
d. Đôi mắt của bé mở to. i. Cây mía cũng có mắt.
7/ Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ cho các câu sau:
“Mấy hôm sau trời trở bấc, lại đến đợt trồng bông vạn thọ cho mùa Tết, bà Tư mò mẫn xới tơi những khoảnh
đất trước nhà.”
8/ Các từ in đậm trong các câu dưới đây thuộc nhóm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm hay từ
nhiều nghĩa.
A.“Trên giá sách của ba em có nhiều sách quí. – Mặt trời đã lên cao mà trời vẫn còn giá.”
Từ “giá” trong các câu trên thuộc nhóm từ : ……………………………………………..............
B.“Lưng trời; lưng đèo; lưng áo; thẳng lưng”.
Từ “lưng” trong các cụm từ trên thuộc nhóm từ: …………………………………………….......
C.“Hòa bình; thái bình; thanh bình” thuộc nhóm từ: …………………………………..................
D.“Đỏ ối, đỏ tươi, đỏ hoe, đỏ thắm” được gọi là nhóm từ ............................................................
9/ Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm trong từng cụm từ sau:
- hoa tươi (………………) - nét mặt tươi (………………).
- rau tươi (………………) - cá tươi (………………)
10/ Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về:
a/ Việc học: ..................................................................................................................................................
b/ Tinh thần đoàn kết: ................................................................................................................................
c/ Tình cảm gia đình: ................................................................................................................................

You might also like