You are on page 1of 37

HÀ NỘI UNDER THE SUBSIDY ECONOMY 1975-1986A TIME TO

FORGET, A LIFE TO REMEMBER

Hà Nội thời bao cấp


Đến Việt Nam lần đầu vào năm 1975 và có nhiều năm sinh sống
ở Hà Nội, nhà xã hội học đồng thời cũng là nữ nhiếp ảnh gia
người Thụy Điển Eva Lindskog đã ghi lại những hình ảnh đặc
sắc về cuộc sống ở Thủ đô thời bao cấp.
>
Bằng chiếc máy ảnh chụp phim đen trắng Kodak, bà đã ghi lại một
thời kỳ đầy kỷ niệm của Hà Nội với những đường phố tràn ngập xe
đạp, những chuyến xe điện “quá tải” hay những gánh hàng cơm,
hàng sửa xe đạp trên hè phố... Các bức ảnh chọn lọc của bà đang
được trưng bày tại triển lãm ảnh “Còn & mất” tại số 39 Lý Quốc Sư
(Hà Nội) từ ngày 18 đến 28/3.Dưới đây là một số bức ảnh của Eva
Lindskog tại triển lãm (Đất Việt chụp lại):

Nhịp sống sôi động trên truyến Phố Hàng Gai vào khoảng năm 1987-88.
Bách hóa Tổng hợp tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền là khu bách hóa lớn nhất của Hà Nội thời bao cấp.

Học sinh tập trung chào cờ buổi sáng tại một ngôi trường ở Dịch Vọng, năm 1982.
Cơm bụi trên hè đường là một "bản sắc" của Hà Nội. Bức ảnh chụp đầu thập kỷ 1980.

Phố Tràng Tiền với dáng vẻ cổ kính, sang trọng và tràn đầy sức sống.
Mặt tiền của nhà triển lãm ở ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền.

Hàng chục người tập trung ở ngoài một tòa nhà ở Hà Nội để nhận giấy tờ xuất cảnh.
Cảnh tấp nập và huyên náo trước chợ Đồng Xuân.

Phố Huế nhộp nhịp xe đạp trong cái thời mà xe máy là vật dụng cực kỳ xa xỉ.
Cảnh đeo bám quen thuộc trên những chiếc tàu điện, phương tiện công cộng rất quan trọng ở Hà Nội thập
kỷ 1970 - 1980.

Sửa chữa xe đạp là nghề rất được trọng dụng ở Hà Nội thời bao cấp.
Hồng Quân
YouTube - Ha Noi thoi bao cap

26 Tháng Ba 2009 – Hànội trước 1975 nghèo ... www.youtube.com/watch?v=7e02kKKg0_M


Những kỉ vật của một thời đáng nhớ
20/05/2011 08:48 GMT+7
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, phóng viên báo HàNộimới, là
người sở hữu một bộ sưu tập khá độc đáo bởi nó gợi nhớ lại một
thời quá khứ đầy ắp kỉ niệm vừa đi qua cách đây không xa. Đó là bộ
sưu tập các kỉ vật của thời kì chiến tranh và bao cấp.
Với nhiều người, thời bao cấp (những năm trước Đổi Mới, 1986 -
PV) gắn liền với khoảng thời gian thiếu thốn, vất vả. Đó là thời kì mà
mọi hàng hóa đều được phân phối theo tiêu chuẩn, là thời kì của
những buổi xếp hàng cùng tem phiếu, sổ gạo. Nhưng với Nguyễn
Ngọc Tiến, cái thời ấy tuy có sự thiếu thốn về mặt vật chất nhưng
dường như con người lại có một cuộc sống tinh thần đầy đủ hơn. Ấy
là lúc mà mọi người sống với nhau giản dị, hài hòa chẳng có sự phân
biệt giàu nghèo, ai cũng như ai cả. Có lẽ vì tiếc cái nghĩa tình một
thời, nên anh đã cất công sưu tầm những đồ vật cũ kĩ của thời bao
cấp vừa để thực hiện cái thú chơi của mình và cũng vừa để cho thế
hệ sau có cơ hội được biết và hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử của
dân tộc.

Sổ đăng kí lương thực (thường gọi là "sổ gạo") của một hộ gia đình ở Hà Nội thời bao
cấp.

> Chiếc quạt tai voi Liên Xô có đế làm bằng gang và cánh quạt làm bằng da thời bao
cấp.
>

> Bộ khay và chén uống trà làm từ xác máy bay thời chiến tranh.
> Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến và chiếc cặp lồng phổ biến thời bao cấp.

> Tem phiếu mua bánh mì thời bao cấp.


> Tem phiếu mua chất đốt thời bao cấp.

>
> Gạt tàn làm từ xác máy bay thời chiến tranh.
>
> Vỏ phích nước được gò từ xác máy bay thời chiến tranh.
>
> Những hình ảnh và dòng chữ kỉ niệm khắc trên thân phích nước.
>
>
> Sổ mua phụ tùng thời bao cấp.

> Trong bộ sưu tập hơn 3000 món đồ thời bao cấp, Nguyễn Ngọc
Tiến tâm đắc nhất với bộ tem phiếu phân phối đủ các loại mặt hàng
tại nhiều địa phương. Các loại tem phiếu phân phối vải, pin, đường,
bánh mì… đều được anh lưu giữ cẩn thận. Có những tờ tem phiếu
còn nguyên vẹn chưa kịp cắt chiếc nào mà theo anh Tiến, những tờ
giấy đó thực sự rất hiếm. Thời bấy giờ ngoài tem phiếu ra còn có cả
sổ gạo. Lương thực của cả gia đình đều trông vào một quyển sổ gạo
nhỏ bằng bàn tay. Anh Tiến cho chúng tôi xem sổ gạo của một gia
đình tại Hà Nội vào năm 1980 mà trên đó còn lưu lại nguyên vẹn
những chữ kí, dấu đỏ nhận gạo từng tháng… Tất cả những mảnh
giấy ố vàng ấy nay đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi
nhắc về lịch sử thời kì bao cấp của đất nước.
> Ngoài tem phiếu, sổ gạo, anh Tiến còn lưu giữ được rất nhiều đồ
vật riêng có của thời bao cấp như cái bát múc canh của tập thể, cái
ca tráng men đựng nước, cặp lồng, bi đông, quạt tai voi, đồng hồ,
radio… Nhưng đây mới chỉ là một phần trong bộ sưu tập của anh.
Nhiều món đồ khác anh phải gửi nhà bạn bè vì không còn chỗ để.
> Anh Tiến tự hào giới thiệu với chúng tôi chiếc quạt tai voi “đời đầu”
làm bằng gang nặng trịch có cánh làm bằng da, rồi chiếc ca tráng
men thời bao cấp nhà nào cũng có nhưng giờ đã trở nên rất hiếm,
hay như chiếc thau nhôm có vành rộng mà đến giờ hầu như không
còn thấy nữa.
> Anh Tiến cho biết bây giờ cũng có nhiều người làm lại những chiếc
ca sắt tráng men giống thời bao cấp nhưng chất lượng không thể tốt
bằng. Đặc biệt, trong bộ sưu tập cuuar anh Tiến còn có cả một hòn
đá phía trên có khắc tên người. Hòn đá ấy trước đây thường được
người ta dùng để đặt chỗ xếp hàng thay người mỗi khi một ai đó
cùng một lúc phải xếp hàng chờ mua thực phẩm ở nhiều chỗ khác
nhau. Anh Tiến bảo, viên đá ấy là sản phẩm đầy sáng tạo của con
người thời bao cấp.
> Trong nhà anh Tiến cũng dựng 2 chiếc xe đạp có biển số, đăng kí
đàng hoàng. Trong căn nhà 3 tầng củ a anh , từ cầu thang cho tới
mọi góc nhỏ, nơi nào cũng lỉnh kỉnh những đồ đạc gợi nhớ về những
tháng năm của thời kì bao cấp.
> Trong quá trình sưu tầm đồ từ thời bao cấp, anh Nguyễn Ngọc
Tiến đã phát hiện và trở nên đam mê những đồ vật trong chiến tranh.
Đó là những đồ dùng bình thường được làm từ vỏ những chiếc máy
bay, vỏ quả bom bi hay pháo sáng… Với anh Tiến, những đồ vật đó
không chỉ là sự tận dụng vật liệu đơn thuần mà đó còn là dấu tích
của một thời đạn bom được hồi sinh ngay trong những đồ vật giản dị
hàng ngày. Và có lẽ vì thế mà mỗi khi Tết đến, anh vẫn cho đất vào
trong bên trong vỏ một quả bom bi và gieo hạt cải để treo trang tr.
Bởi theo anh, mấy ai có thể nghĩ rằng, bên trong vỏ quả bom bi đầy
chết chóc ấy lại có những mầm non hiện thân cho sự sống đang
vươn lên từng ngày. Rồi ngay cả những viên bi trong quả bom chưa
kịp gây chết chóc ấy lại được người ta gỡ ra lắp vào ổ bi xe đạp giúp
chiếc xe chạy trơn tru. Vì những ý nghĩa như vậy, Nguyễn Ngọc Tiến
ngày càng đam mê với thú sưu tầm này. Sự biến hóa kì diệu của
những vật dụng khốc liệt ngày nào khiến người ta nhớ về thời chiến
theo một góc độ khác, bớt đau thương và bình tâm hơn.
> Trong chiến tranh, xác những chiếc máy bay bị bắn hạ vô tình trở
thành một thứ chất liệu phổ biến được sử dụng khá nhiều làm các
dụng cụ sinh hoạt. Ngoài những đồ vật đơn giản như chiếc lược chải
tóc, cái ca… nhờ đôi bàn tay khéo léo mà người ta còn tạo ra được
cả những vật dụng khác như cả một bộ bàn ghế, va ly, điếu cày, gạt
tàn, vỏ phích nước...
> Hiện giờ trong căn phòng nhỏ củ a anh Tiến vẫn đang sử dụng bộ
bàn ghế được làm từ xác máy bay. Đó là chiếc bàn nhỏ nhắn với bốn
chiếc ghế làm thủ công, hình dáng đơn giản nhưng lại mang nhiều ý
nghĩa với những người đã từng một thời khoác áo lính. Rồi cả chiếc
va ly làm từ xác máy bay B52 bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội đã
từng theo người lính vào sinh ra tử giờ cũng đã trở thành một kỉ vật
quý trong bộ sưu tập của anh. Đặc biệt hơn cả trong bộ sưu tập củ a
anh Tiến là chiếc đàn nhị được dựng nên hoàn toàn từ vũ khí và các
thiết bị trong chi ến tranh. Theo anh Tiến, người tạo nên chiếc đàn
này hẳn phải khéo tay và có tình yêu âm nhạc rất lớn, nhưng hơn hết
đó phải là sản phẩm của một tâm hồn đẹp, lạc quan ngay cả khi cái
chết cận kề. Cần của cây đàn làm từ thân cây nhiệt đới, một thiết bị
thu âm do quân đội Mỹ ném xuống đường Trường Sơn để dò la tin
tức bộ đội, bầu đàn làm bằng ống pháo sáng, tay kéo được làm từ
râu cây nhiệt đới... Tất cả những bộ phận đó khi ghép lại tạo thành
một cây đàn hoàn chỉnh mà mỗi lần những thanh âm da diết vang
lên, mọi sự tàn khốc của cuộc chiến ngày nào dường như lắng lại.
> Đã hơn một thập kỉ Nguyễn Ngọc Tiến miệt mài tìm về với những
mảng kí ức xưa. Với nhiều người, quá khứ về thời bom đạn khốc liệt,
thời xếp hàng đợi phân phối đã lùi xa nhưng với người đàn ông này,
khoảng thời gian ấy luôn gợi nhắc nhiều điều mà cho đến thời nay,
anh vẫn luôn kiếm tìm./.

Bài: Hà Anh - Ảnh: An Thành Đạt


Một căn phòng với những vật dụng tiêu biểu của thời bao cấp

> Những đôi dép cao su làm từ lốp xe ô tô cũ như thế này đã được sử dụng phổ biến trong thời chiến tranh và thời bao cấp
Hìn
h ảnh đường phố Hà Nội năm 1973, với xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu

Tem phiếu thời bao cấp


Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn
mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc
điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Hàng hóa được nhà
nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự
do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ
địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn
chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ
này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi
khi cũng được trả bằng hiện vật.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975,
song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả
nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là
trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù
đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
Hà Nội - dấu vết thời bao cấp
Chủ Nhật, 18.7.2010 | 12:38 (GMT + 7)
Ở Hà Nội, thời bao cấp đã qua từ lâu, có chăng chỉ còn trong
tâm trí người già hoài cổ và những người trẻ lớn lên trong
những năm tháng khó khăn nhất sau ngày đất nước thống
nhất.
Nhưng giờ đây, người ta vẫn có thể cảm nhận được phần
nào âm hưởng một thời bao cấp qua hình ảnh những khu tập
thể, chung cư cũ kỹ, rêu mốc vẫn đang toạ lạc giữa những
khu vực trung tâm của thủ đô như khu Kim Liên, Trung Tự,
Giảng Võ, Thành Công, Hào Nam…
>
> Những quán trà đá án ngữ ngay cầu thang mỗi đơn
nguyên khu tập thể là kế sinh nhai của nhiều người trong
khu nhà . Thiết kế của các khu tập thể cũ khá lạc hậu, phần
chiếu nghỉ gần như bị bít kín, chỉ có một vài lỗ thông hơi
nhỏ. Chuồng cọp (hay còn gọi là balô) là phần không thể
thiếu ở các khu chung cư cũ.
>
> Nó tăng thêm diện tích ở cho người dân và tăng thêm độ
nhếch nhác cho khu nhà. Khoảng hở hiếm hoi giữa hai đơn
nguyên của khu chung cư cũ. Hàng ngày, người đàn ông lớn
tuổi này vẫn từ tầng 5 dắt xe đạp lên xuống vài lần mỗi khi
có việc. Đây được coi như một bài tập thể dục hữu hiệu đối
với người già.

Khoảng hở hiếm hoi giữa hai đơn nguyên của khu chung cư cũ.

Quán trà đá án ngữ ngay cầu thang.

Đây được coi như một bài tập thể dục hữu hiệu đối với người già.
Thiết kế của các khu tập thể cũ khá lạc hậu với các lỗ thông hơi nhỏ.

Cửa các hộ hướng ra hành lang là lối đi chung.

Chuồng cọp phần không thể thiếu ở các khu chung cư cũ.
Giang Huy
Hà Nội Thời Bao Cấp - Under the Subsidy Economy
1975-1986 by Michelle Phương Thảo (Vietnamese/English)
by Hương Văn - Scents of Literature on Saturday, April 17, 2010 at 5:34pm

> Hà Nội Thời Bao Cấp (1975-1986)


> MỘT THỜI ÐỂ QUÊN, MỘT ÐỜI ÐỂ NHỚ
> Bài và hình ảnh: Michelle Phương Thảo
>
> In the words of the Communist Manifesto, in the face of
capitalism, “all that is solid melts into air”…In this sense, the
Museum of Ethnology’s approach is indeed fitting: The command
economy really was like an ethnic minority culture-peculiar, fragile,
alien, and ultimately doomed to extinction.
> All That Is Solid – The Boston Globe – by Matt Steinglass,
September 10, 2006
>
> Lời tuyên ngôn của Chủ Nghĩa Cộng Sản, đương đầu với chủ nghĩa
tư bản: “tất cả những gì cứng rắn đều tiêu tan trong không khí”...
Cùng một cách diễn đạt, phương pháp của Viện Bảo Tàng Dân Tộc
Học thật sự là thích hợp: Chế độ kinh tế kiểm soát cũng giống như
một sắc dân thiểu số, văn hóa kỳ quặc, mong manh, xa lạ, và cuối
cùng đã đi đến chỗ tận diệt.
>
> Tất Cả Những Gì Cứng Rắn - Báo Boston Globe - Matt Steinglass,
ngày 10 tháng 9, 2006
> Michelle Phương Thảo chuyển dịch (Kính tặng giáo sư Nguyễn Văn
Huy, Giám Ðốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam)
>
> Vào mùa xuân 2005, vì muốn tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật Việt
Nam, tôi được giới thiệu với giáo sư Nguyễn Văn Huy, Giám Ðốc
Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam trong dịp trở về thăm thành
phố Hà Nội, thủ đô văn hiến của Việt Nam. Mặc dầu là lần đầu tiên
gặp nhau, giáo sư Nguyễn Văn Huy tiếp đón tôi rất nồng hậu. Giáo
sư để dành suốt buổi chiều hôm đó đưa tôi đi tham quan cuộc triển
lãm chủ đề Một Trăm Năm Ðám Cưới Việt Nam 1905-2005 được
trình bày tại viện bảo tàng.
>
> Trong câu chuyện tâm tình trước khi đi tham quan, giáo sư bất
chợt hỏi tôi:
> - Chắc cháu ra đi từ lúc còn nhỏ tuổi, cháu rời Việt Nam từ năm
nào?
> - Thưa giáo sư, cháu vượt biên trên một chiếc thuyền nhỏ vào
đầu năm 1982, lúc cháu 13 tuổi.
> Giáo sư nhẩm tính vài giây, rồi nói:
> - Ðúng là quãng thời gian đó. Chúng tôi đang thực hiện một
chương trình triển lãm rất đặc biệt, giải thích nguyên nhân tại sao
cháu phải ra đi.
> Tôi tò mò hỏi:
> - Thưa giáo sư, chương trình về chủ đề gì ạ?
> - Cuộc Sống Hà Nội Thời Bao Cấp.
> Tôi chưa hiểu ý giáo sư, hỏi tiếp:
> - Tại sao liên quan đến việc ra đi của cháu?
> - Vì viện bảo tàng chúng tôi đang mở cuộc vận động thu thập tất
cả các hiện vật và hình ảnh về cuộc sống người dân trong thời gian
1975-1986. Tuy chủ đề là Cuộc Sống Hà Nội Thời Bao Cấp, nhưng
chúng tôi thu thập tài liệu từ người dân trên toàn quốc. Suốt hơn
một thập niên đó, người dân cả nước đều sống dưới chế độ kinh tế
“bao cấp”, tất cả các mặt hàng đều được mua bán qua hệ thống
phân phối tem phiếu.
> Tôi đáp lời giáo sư:
> - Cháu hiểu rồi. Cháu còn nhớ rõ lắm. Cháu chỉ không biết tên đặt
cho thời gian đó là “thời bao cấp” thôi. Cháu thường xuyên giúp mẹ
cháu đi xếp hàng từ sáng sớm tinh mơ để mua gạo, thực phẩm, và
đồ dùng cho gia đình. Hồi đó, cả nước đều đói khổ.
> Tôi im lặng một vài giây, nghi ngờ:
> - Có thật là chú sẽ thực hiện được cuộc triển lãm với chủ đề “thời
bao cấp”?
> Không biết có hiểu ý câu hỏi tế nhị của tôi không, giáo sư điềm
nhiên trả lời:
> - Không những thu thập hiện vật, tài liệu, và hình ảnh, chúng tôi
còn mời các nhân chứng chia sẻ kinh nghiệm và cảm tưởng của họ
về cuộc sống thời kỳ này. Có nhiều câu chuyện vui buồn… cười ra
nước mắt.
> Với ánh mắt rạng rỡ, giáo sư kể:
> - Ví dụ như tôi vừa mới nghe câu chuyện của một bà này, lâu lắm
bà ta không có xà phòng dùng để tắm. Một hôm nọ, bà đến nhà tắm
tập thể. Tình cờ người đàn bà đến trước bà ta, chắc là được người
thân nước ngoài tiếp tế, nên đã dùng xà phòng Camay. Lúc bà này
bước vào, mùi xà phòng Camay vẫn còn phảng phất thơm nức cả
căn buồng tắm nhỏ. Bà ta kể rằng, chỉ vì ngửi được mùi xà phòng
Camay, suốt ngày hôm đó, bà ta cảm thấy… sướng lâng lâng cả
người.
> Vừa kể giáo sư vừa từ từ đưa hai bàn tay lên cao vẫy vẫy diễn tả
sự… sung sướng, làm tôi bật cười:
> - Hồi đó đúng là tội nghiệp, vì quá thiếu thốn cực khổ, nên con
người rất dễ dàng… sung sướng.
> Giáo sư hồn nhiên cười lớn:
> - Ðúng thế. Có được một chút gì là sung sướng ngay.
> Tôi láu táu nói theo:
> - Dạ vâng. Có gì sướng nấy. Ðụng đâu sướng đó.
> Tôi chợt im bặt, hơi đỏ mặt vì ngượng cho sự láu táu của mình.
Giáo sư đứng dậy, bảo tôi:
> - Cháu theo tôi sang bên này.
> Tôi vội vàng bước theo giáo sư xuống cầu thang, ra ngoài. Chúng
tôi đi đến một căn phòng họp khá rộng rãi và khang trang. Giáo sư
vừa bước vào phòng, vừa nói:
> - Chúng tôi tổ chức các buổi phỏng vấn người dân về thời bao cấp
ở đây.
> Bước nhanh đến một tờ giấy trắng khổ lớn, chi chít đầy chữ viết
tay dán trên tường, giáo sư chỉ tay vào tờ giấy:
> - Chúng tôi hỏi họ các câu hỏi giống nhau về thời bao cấp, và xếp
hạng các câu trả lời theo thứ tự được chọn từ nhiều nhất đến ít
nhất, chẳng hạn như câu hỏi này.
> Giáo sư đọc lớn:
> - Ðiều gì làm bạn sung sướng nhất?
> Tôi nhìn vào trang giấy, đọc hàng chữ đầu tiên:
> - Lãnh sổ gạo!
> Tôi đọc tiếp hàng chữ thứ hai:
> - Sắm xe đạp…
> Ra vẻ bí mật, giáo sư lật trang giấy cho tôi đọc tiếp tờ thứ hai:
> - Ðiều gì làm bạn đau khổ nhất? Mất sổ gạo, mất xe đạp…
> Tôi cười xòa, kết luận:
> - Ranh giới giữa sung sướng nhất và đau khổ nhất chỉ là cái bao
tử.
> Giáo sư cười theo nhưng không nói gì thêm, có vẻ đồng tình với
nhận định của tôi. Tôi chợt ngậm ngùi, thầm nghĩ câu chuyện thời
bao cấp đúng là… cười ra nước mắt và cảm phục giáo sư, tự nhủ:
“Tài thật, làm sao giáo sư có thể thực hiện được chủ đề triển lãm
đầy mâu thuẫn này nhỉ!” Tôi hỏi giáo sư:
> - Khi nào giáo sư bắt đầu cuộc triển lãm này.
> - Dự định giữa tháng Sáu năm nay. Cháu về xem nhé.
> - Cháu sẽ cố gắng sắp xếp về thăm giáo sư và xem triển lãm.
> Vài giờ đồng hồ sau đó, giáo sư tiếp tục đưa tôi đi tham quan
cuộc triển lãm Một Trăm Năm Ðám Cưới Việt Nam 1905-2005.
> Trở về Mỹ, tôi viết bài “Giáo Sư Nguyễn Văn Huy, Một Ðời Cho
Dân Tộc” và cho đăng trên tạp chí TransViệt Imex số báo tháng
7/8-2006, một phần để tôn vinh tài lãnh đạo và sự hy sinh vì dân
tộc của giáo sư, một phần để giới thiệu Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học
với du khách có dịp về thăm Việt Nam. Vì e ngại bài viết có thể cản
trở dự án của giáo sư, tôi không nhắc gì đến dự định triển lãm chủ
đề “thời bao cấp” sắp xảy ra nay mai của viện bảo tàng.
> ***
> Tôi sắp xếp trở về lại Hà Nội đúng dịp viện bảo tàng vừa tưng
bừng khai trương cuộc triển lãm “Cuộc Sống Hà Nội Thời Bao Cấp
1975- 1986” . Giáo sư lộ vẻ vui mừng khi gặp lại tôi. Ngay sau khi
niềm nở mời tôi vào phòng làm việc, giáo sư ngỏ lời khen bài viết
của tôi về giáo sư và viện bảo tàng. Một cô sinh viên xinh xắn và trẻ
trung nhanh nhẹn trao cho tôi một tập tài liệu thật dầy. Tôi lật ra
xem qua, thì ra giáo sư đã cho sưu tập đầy đủ tất cả các bài báo mà
các ký giả phóng viên Việt Nam và ngoại quốc đã viết về buổi lễ
khai mạc chương trình triển lãm “Cuộc Sống Hà Nội Thời Bao Cấp
1975- 1986” . Tôi có phần cảm động, giáo sư thật chu đáo! Và một
lần nữa, mặc dầu công việc hết sức bận rộn, giáo sư đã dành trọn
buổi chiều đón tiếp và đích thân đưa tôi đi tham quan cuộc triển lãm
độc đáo này.
>
> Chúng tôi bước vào khu vực đầu tiên nơi trưng bày đầy đủ hiện
vật và hình ảnh trung thực cốt lõi nhất về “thời bao cấp”. Tại một
“cửa hàng thực phẩm” được tái tạo với mô hình kích thước thật,
hình ảnh một vài người dân đang sắp hàng chờ mua gạo, xen kẽ
trong hàng là vài cục gạch, chiếc nón lá, chiếc nón cối, những hiện
vật này “thay mặt” cho một người cũng đang sắp hàng chờ đến
phiên mình. Trên bức tường bên trái ghi hàng chữ “mặt nghệch như
mất sổ gạo”. Tôi cười bâng quơ nhớ đến buổi nói chuyện với giáo sư
trong dịp gặp gỡ trước. Phần trình bày “cửa hàng thực phẩm” được
sắp xếp sạch sẽ ngăn nắp, hơi khác xa thực tế. Tôi bồi hồi nhớ lại
hình ảnh của chính tôi, một cô bé gầy nhom xanh xao vừa mới lên
mười, mím môi nắm chặt cuốn sổ gạo và tem phiếu trong tay, bị
đưa lên đẩy xuống giữa một rừng người đang chen chúc cố gắng
thành lập các dãy hàng trật tự theo lời ra lệnh quát tháo của các cô
cán bộ bán hàng. Cảnh tượng ngày nào cũng như ngày nào, thật
hỗn độn, ồn ào, náo nhiệt, vẫn còn in đậm trong ký ức ngày thơ,
không thể nào tôi quên được.
>
> Chúng tôi dừng lại bên cạnh một chiếc hộp gương đựng một cục
đá khắc tên “Mai Hai” và số “ 127” . Cục gạch này được ông Mai Hai
dùng xếp hàng mua gạo thay ông và số 127 là số sổ gạo của gia
đình ông. Một cửa hàng đặc biệt bán hàng “Tết” cũng được tái tạo.
Danh sách hàng “Tết” là các món được xem như là “xa xí phẩm”
thời bấy giờ: mứt, mì chính, hạt tiêu, thuốc lá, chè hương, vân vân.
Các món “xa xí phẩm” này quý đến độ trên tường cửa hàng Tết ghi
lời tâm sự “vô tư” của một công chức nhà nước: “Mua được gói hàng
Tết làm tôi thấy nhẹ cả người”.
>
> Giáo sư đưa tôi vào khu trưng bày kế tiếp chủ đề “Mô hình phân
phối của nhà nước dưới thời bao cấp”. Bảng “Mô Hình Phân Phối” ghi
rõ nguyên văn như sau:
> “Thời bao cấp, hầu hết mọi nhu yếu phẩm đến với người dân đều
thông qua hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.
Tất cả các mặt hàng từ nhỏ đến lớn đều phân phối bằng các loại
tem phiếu hoặc sổ mua lương thực… do Nhà Nước cấp phát, những
mặt hàng thiết yếu nhất chỉ cung cấp theo định chuẩn. Nhân dân có
tiêu chuẩn riêng và ở mức thấp nhất; tiêu chuẩn của cán bộ, công
nhân, viên chức tùy thuộc vào vị trí công tác và đặc thù nghề
nghiệp của mỗi người. Cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại
phố Tông Ðản, trung cấp – tại phố Nhà Thờ, Văn Hổ, Ðặng Dung và
Kim Liên; cán bộ, công nhân viên chức bình thường và nhân dân
mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố. Người ta phải tốn rất
nhiều thời gian xếp hàng nhưng rất nhiều khi cũng không mua được
định mức vốn đã rất thấp, vì tình trạng khan hiếm hàng có nguyên
nhân trực tiếp từ một nền kinh tế trì trệ, rối nạn cửa quyền, gian
lận, móc ngoặc giữa một số nhân viên mậu dịch với “con phe”. Cũng
do vậy, không hiếm trường hợp cực chẳng đã, phải bán rẻ tem
phiếu, mua hàng chợ đen giấu giếm với giá “cắt cổ”, cao hơn giá
mậu dịch nhiều lần.”
>
> Giáo sư đi vội về phía một bức tường trưng bày một bảng lớn chủ
đề “Bảng định lượng thực phẩm, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà
Nước được mua theo tiêu chuẩn tem phiếu”. Giáo sư tự hào giải
thích:
> - Cháu có biết đây là tài liệu mà nhà nước đã bảo mật hơn năm
mươi năm nay, lần đầu tiên được mang ra trưng bày trước công
chúng. Chế độ phân phối này dựa theo chính sách của nhà nước
cộng sản Sô Viết đã được áp dụng từ năm 1954, ngay sau thời kỳ
kháng chiến chống Pháp cho các nhu cầu thực phẩm như gạo và
vải. Sau năm 1975, chế độ được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Tài liệu được tuyệt đối bảo mật là bản định lượng này, trong đó ghi
rõ tất cả các đối tượng chức vụ của chính phủ và tiêu chuẩn phân
phối dành cho họ và người dân thường.
> Tôi thích thú nghiên cứu kỹ bảng phân phối và so sánh: ưu tiên
hạng nhất, đối tượng 1, bộ trưởng, chuyên viên 9 và tương đương,
mức lương 192 đồng VN, tem phiếu hạng A, khẩu phần được mua
mỗi tháng là thịt 4.2 kg , cá 4 kg , nước mắm 2 lít; ưu tiên 7 là đối
tượng thấp nhất dành cho các công nhân viên chức cán sự, mức
lương 50-59 đồng VN, tem phiếu hạng E, khẩu phần được mua mỗi
tháng là thịt 0.4 kg , cá 0.5 kg , nước mắm 0.5 lít. Nếu tính theo tỷ
số thì số lương và các khẩu phần của đối tượng 1 cao hơn gấp 3-4
lần so với đối tượng công nhân hạng 7, và gấp 10 lần so sánh với
đối tượng người dân thường. Tôi bày tỏ nhận xét riêng với giáo sư:
> - Thật là một chế độ kinh tế siêu tinh vi và vô cùng kỳ thị. Cháu
thiết tưởng là theo lý thuyết kinh tế của Carl Marx dưới chế độ cộng
sản, mọi người đều được phân chia đồng đều chứ. Ðây có thể là một
đề tài nghiên cứu thú vị và hữu ích cho các học sinh đang theo học
bậc tiến sĩ về kinh tế học hay xã hội học tại Mỹ.
>
> Trong một chiếc tủ kính, một số tem phiếu mua sữa, thực phẩm,
và chất đốt còn sót lại được trưng bày. Tôi chỉ vào hai mẫu tem
phiếu hạng A:
> - Theo như bản phân phối thì đây là tem phiếu của gia đình một
vị bộ trưởng hay học giả chuyên viên cao cấp nào đấy. Sao giáo sư
sưu tầm được các tem phiếu này hay vậy?
> Giáo sư giải thích:
> - Ðây là tem phiếu của chính gia đình tôi. Bố tôi nguyên là Bộ
Trưởng Bộ Văn Hóa đầu tiên của Nhà Nước Việt Nam. Khi ông cụ đột
ngột mất, gia đình tôi vẫn còn tem phiếu nhưng chúng tôi không có
tiền để mua hàng. Vì thế mà gia đình vẫn còn giữ cho đến ngày
hôm nay.
> Tôi không mấy ngạc nhiên với sự việc này vì trong cuộc triển lãm
“Một Trăm Năm Ðám Cưới Việt Nam” vừa qua, giáo sư Nguyễn Văn
Huy cũng đã cho trưng bày hình ảnh đám cưới thật hoành tráng của
thân phụ Nguyễn Văn Huyên và thân mẫu Vi Kim Ngọc. Hình ảnh
đám cưới của cặp trai tài gái sắc này đại diện cho những đám cưới
Việt Nam trước thời gian kháng chiến chống Pháp. Ý tưởng chia sẻ
hiện vật và hình ảnh của chính gia đình mình vào các cuộc triển lãm
lịch sử của vị giám đốc đương nhiệm thật là độc đáo và làm cho
khách thưởng lãm khâm phục kiến thức thâm sâu và sự khiêm tốn
hiếm quý của giáo sư hơn.
>
> Chúng tôi bước sang phần trình bày của một căn hộ chung cư chỉ
rộng khoảng chừng 48-50 mét vuông. Ðây là một căn hộ trên lầu
hai dựa theo lời kể của một gia đình cán bộ bác sĩ trung lưu ở Hà
Nội. Tôi được giáo sư cho biết bốn thế hệ gần hai mươi người sống
chung với nhau trong căn hộ với chỉ một chiếc giường dành cho ông
bà cố, còn tất cả thành viên khác đều ngủ trên sàn nhà, và chiếc
buồng tắm duy nhất được biến thành một chuồng nuôi lợn. Tiếng
lợn kêu inh ỏi được phát ra từ chiếc loa gắn trong khu buồng tắm
làm tôi rùng mình, mường tượng đến cuộc sống chung đụng hằng
ngày của các thành viên trong gia đình này.
> Vì đời sống quá ư cơ cực và đói khổ đó, hầu hết người dân đều
phải làm hai ba công việc mới mong đủ sống. Trong một góc triển
lãm trưng bày các dụng cụ cho nghề may vá và bơm mực vào viết
bi, hai nghề “tay trái” này rất thông dụng và đã “cứu vớt đời sống”
cho các giáo viên thời bấy giờ.
>
> Sang khu trưng bày với chủ đề “Ước Mơ”, một chiếc ti vi, một
chiếc quạt máy, một bé búp bê, một chiếc áo khoác, một đôi giày.
Các hiện vật được đặt trang trọng trong khung kính, đó là những
“ước mơ” của người dân thời bao cấp. Tuy nhiên, ghi bên trên các
hiện vật là dòng chữ “mong ước lớn nhất của chúng tôi vẫn chỉ là
miếng cơm manh áo”. Dòng chữ này đã khẳng định rằng đối với đại
đa số quần chúng, những hiện vật kể trên đã từng là những “ước
mơ” không bao giờ trở thành hiện thực. Tôi còn thấy nhiều ‘ước mơ”
khác được trưng bày trong khu này: một bàn ủi, một nồi cơm điện,
một lò gas, một cục xà phòng Camay đặt bên cạnh một lọ mì chính.
Giáo sư kể tôi nghe, lọ mì chính này là khẩu phần cho hai tháng của
các anh bộ đội. “Mì chính là một gia vị quý hiếm. Vì vậy, người ta
thường ví mì chính với những gì ít thấy. Ðó cũng là nguồn gốc của
từ mì chính cảnh.” Giáo sư kể một câu chuyện khác về cục xà phòng
Camay. Một anh nọ được tặng cục xà phòng Camay, anh ta không
dám dùng để tắm, mà mỗi khi đi gặp người yêu, anh “kín đáo” cắt
một miếng nhỏ mang theo trong người để có được mùi thơm xà
phòng quyến rũ sang trọng này. Ðộc đáo hơn cả là hình ảnh một
quả trứng gà được trưng bày trong một hộp kính, “bữa ăn với chỉ
một quả trứng cũng đủ là niềm hãnh diện” .
>
> Giáo sư vẫy tôi đến bên cạnh một chiếc xe đạp màu đỏ mới tinh
và kể:
> - Câu chuyện về chiếc xe đạp này thì hi hữu lắm nhưng hoàn toàn
có thật. Thời đó, xe đạp là cả một gia tài to lớn. Gia đình bà này
dành dụm nhiều năm mới tậu được chiếc xe đạp này. Ngày đầu tiên
mang xe đạp về nhà, cậu cháu trai vô tình ngã vào xe làm trầy một
vết sơn, bà ta tức quá không ăn được suốt một ngày, rồi quyết định
bỏ chi ếc xe đạp quý vào hộp, khoá vào trong tủ suốt hơn hai mươi
năm.
> Tôi không nhịn được một chuỗi cười dài, nước mắt chực sẵn như
muốn tuôn trào ra. Ôi! Quê hương Việt Nam tội nghiệp của tôi, đúng
là một chuyện thật khó tin.
>
> Chúng tôi vào khu trưng bày chủ đề “Ðời sống văn nghệ”. Với
cuộc sống kinh tế khắc nghiệt đến như vậy, tôi thầm đoán rằng kiến
thức văn hoá và nghệ thuật sáng tạo của người dân Hà Nội thời bao
cấp chắn hẳn là rất ư nghèo nàn. Khi con người suốt ngày bị ám ảnh
bởi sự hành hạ gào thét của bao tử, mơ ước có được một bữa cơm
với “một quả trứng gà”, thì làm sao có tâm trí nào mà sáng tác
được. Vả lại, nếu muốn sáng tác cũng không có khả năng mua sắm
được các vật liệu cần thiết để thực hiện. Hiện vật trưng bày là một
máy chiếu phim cũ kỹ, vài hình ảnh các minh tinh đạo diễn miền
Bắc và quảng cáo các phim về cuộc nội chiến, một căn nhà làm
bằng những mảnh gỗ vụn mà người bố làm quà cho con trai, ba búp
bê được may bằng những miếng vải thừa mà người mẹ may tặng
cho con gái, và đặc biệt là một tấ m thiệ p chúc mừng năm mới của
danh hoạ sĩ Bùi Xuân Phái vẽ nhân dịp Tết 1975. Một hộp kính lớn
trưng bày tấm hình của ông Lê Văn Ba , nguyên Trưởng Ban Biên
Tập Báo Tiền Phong, nguyên bản kiểm điểm viết tay của ông, lá thư
khiển trách và phê bình của Bộ Văn Hóa về sự kiện bài thơ “Mùa
Xuân Nhớ Bác” của tác giả Xuân Khải đăng trên báo Tiền Phong vào
ngày 25/3/1986. Viện bảo tàng triển lãm lời trích từ bài thơ nổi
tiếng này sau đây:
>
> Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
> Có học hành lại phải sống cầu an
> Phải thu mình xin hai chữ
> “Bình yên” …
> Có ai thấu chăng
> Và ai phải sửa?
>
> Giáo sư cho tôi biết nhà thơ Xuân Khải đã bị cô lập và tác phẩm
của ông không được xuất bản trong suốt 20 năm sau khi viết bài
thơ này. Mặc dầu không được đọc toàn bộ nội dung bài thơ “Mùa
Xuân Nhớ Bác”, tôi hiểu ra đây là lý do chính yếu cho sự nghèo nàn
về đời sống văn hóa nghệ thuật của người dân Việt Nam sống dưới
thời bao cấp. Bởi vì ngoài sự thiếu thốn cùng cực về mặt kinh tế, về
mặt văn hóa tư tưởng, các văn nghệ sĩ và giới trí thức học giả đã
không được tự do sáng tác, đặc biệt các bài viết phản ánh trung
thực về đời sống dưới thời bao cấp đều bị kiểm duyệt và không được
đăng tải. Một phần nào, nhà nước Việt Nam cũng đã xác nhận sự
kiểm duyệt khắt khe này qua lời ghi “một cuộc đấu tranh âm thầm
giữa cái bảo thủ cố hữu và cái mới mẻ mong manh đang diễn ra” .
>
> Cuộc triển lãm kết thúc bằng một tấm panel lớn trưng bày những
bức ảnh về các buổi gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo Việt Nam với đối
tác quốc tế, chính trị và kinh tế. Bức ảnh lớn nhất ghi lại buổi ký kết
giao thương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO.
>
> Tôi thầm cảm phục giáo sư và viện bảo tàng đã thực hiện cuộc
triển lãm chủ đề hiện thực này. Tất cả các hiện vật và hình ảnh dầu
rất đơn giản và thô sơ nhưng đều được trưng bày công phu và vì
thế, đã phản ánh thành công cuộc sống người Hà Nội nói riêng và
toàn dân Việt Nam nói chung trong suốt hơn một thập niên ngay
sau cuộc chiến. Giáo sư giới thiệu tôi với hai tiến sĩ trẻ người Mỹ
thuộc viện bảo tàng quốc gia Smithsonian, đã có mặt tại Hà Nội để
cố vấn viện bảo tàng thực hiện cuộc triển lãm lịch sử này. Giáo sư
Nguyễn Văn Huy đã từng đến thăm viện bảo tàng quốc gia
Smithsonian tại Washington DC và xem cuộc triển lãm về cuộc sống
người Mỹ trong thời kỳ phân chia chủng tộc giữa người da trắng và
người da đen. Giáo sư cũng đã được sự giúp đỡ của tổng thống
Pháp, Jacques Chirac trong những ngày đầu xây dựng viện bảo tàng
dân tộc học, đồng thời sự hợp tác các viện bảo tàng quốc tế khác
như Paris’s Museum of Man, Amsterdam’s Tropical Museum, và New
York’s Museum of Natural History.
>
> Với sự hỗ trợ cùng kiến thức và kinh nghiệm quý báu đó, cuộc
triển lãm chủ đề hiện thực phê phán “thời bao cấp” mang đến cho
du khách thưởng lãm một thông điệp mới mẻ và táo bạo. Trong khi
tất cả các viện bảo tàng và cơ quan giáo dục khác vẫn tiếp tục đổ lỗi
cho người Mỹ và người Pháp về sự nghèo nàn kinh tế của Việt Nam
hậu chiến tranh, cuộc triển lãm đã chính thức phê phán chủ trương
kinh tế bao cấp của nhà nước, khẳng định rằng đây là một chế độ
“chậm chạp, vô hiệu nghiệm” đã làm trì trệ trí tuệ và khả năng sáng
tạo của người dân. Tuy nhiên, viện bảo tàng kết thúc cuộc triển lãm
bằng sự ghi nhận công lao của nhà nước Việt Nam qua quyết định
hủy bỏ chế độ “bao cấp” do chính họ áp dụng suốt hơn mười năm
và “Ðổi Mới” kinh tế. Viện bảo tàng cũng bày tỏ niềm lạc quan tin
tưởng cho tương lai kinh tế tốt đẹp hơn của Việt Nam.
>
> Cuộc triển lãm đã thành công mỹ mãn. Giáo sư hãnh diện cho tôi
biết từ ngày khai trương cuộc triển lãm, viện bảo tàng đã đón tiếp
hơn 900 du khách mỗi ngày, gấp đôi số khách thường ngày của viện
bảo tàng.
> Trước khi chia tay, tôi hỏi giáo sư:
> - Giáo sư có nguyện vọng và kế hoạch gì trong thời gian sắp tới?
> - Tôi mong sao có dịp đưa chương trình triển lãm này sang Mỹ.
> Tôi trả lời:
> - Nếu mang sang Mỹ triển lãm được thì hay biết mấy. Ðây sẽ là
một bài học rất hữu ích cho người Mỹ, vì đây không chỉ là cuộc sống
của người dân Việt Nam dưới thời bao cấp mà thôi, mà là cuộc sống
của hàng triệu triệu người dân Nga sô trước khi chủ nghĩa cộng sản
sụp đổ, và chắc chắn cuộc sống này vẫn còn đang tiếp diễn tại Bắc
Hàn. Có lẽ người Mỹ sẽ kinh ngạc và thông cảm hơn cho nỗi đau
phải rời bỏ quê hương của người Việt tị nạn.
> Tôi nói tiếp:
> - Mặc dầu nơi cháu sinh sống có rất nhiều người Việt Nam nhưng
cho đến bây giờ vẫn chưa có một viện bảo tàng hay một trung tâm
văn hóa nghệ thuật Việt Nam quy mô nào cả. Cháu không những
mong muốn mang được cuộc triển lãm này mà sau này có thể xin
phép giáo sư mang luôn các căn nhà dân tộc ngoài kia của viện bảo
tàng sang Mỹ để cho các cháu thế hệ thứ hai đến tìm hiểu và hãnh
diện về nguồn gốc và văn hóa của cha ông mình.
> Giáo sư cười xòa, rồi nghiêm túc nói với tôi:
> - Suốt hơn mười năm qua, tôi đã trải qua nhiều gian nan để thành
lập viện bảo tàng dân tộc học này. Tuy nhiên, tôi tin rằng điều gì
cũng có thể làm được nếu mình có chí hướng và quyết tâm.
> Tôi đồng ý với giáo sư và đọc một tràng dài lời văn bất hủ của học
giả Nguyễn Bá Học:
> - Vâng. “Ðường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó
vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng đã làm
nên những việc gian nan không ai làm nổi. Ðó cũng là nhờ có gan
mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì...”
>
> Tôi hứa với giáo sư là sẽ viết bài về cuộc triển lãm “thời bao cấp”
ngay sau khi trở về Mỹ. Nhưng từ ngày thực hiện Việt Art Center, tôi
phải tạm ngưng tạp chí TransViệt Imex để bảo tồn và phát triển Việt
Art Center. Hôm nay sau tám tháng khai trương Vi ệt Art Center, với
sự bảo trợ của viện đại học tiểu bang California – Fullerton và công
ty bảo hiểm Farmers Insurance, Việt Art Center được chọn để hân
hạnh trưng bày cuộc triển lãm chủ đề “Exit Saigon, Entering Little
Saigon” của viện bảo tàng quốc gia Smithsonian. Tôi “mở lại hồ sơ
cũ”, đọc tập tài liệu do giáo sư Nguyễn Văn Huy giao cho tôi, và viết
bài tường trình về cuộc triển lãm “thời bao cấp” hầu người Mỹ và
giới trẻ Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai có thể hiểu thêm nguyên do
“Exit Saigon” của người Việt tỵ nạn chúng tôi. Ngồi đọc gần 100 bài
viết của các phóng viên nhà báo Việt Nam, hầu hết ca ngợi công ơn
của nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện “Ðổi Mới”, đưa
người dân Việt Nam ra khỏi đói khổ và nghèo nàn. Tuy nhiên, không
có một nhà báo nào nhắc đến lời mà giáo sư đã nói với tôi trong
buổi gặp gỡ đầu tiên, đó là “thời bao cấp” là nguyên nhân mà tôi
phải rời xa cha mẹ ra đi tìm một tương lai tươi sáng hơn trên một
chiếc thuyền bé nhỏ mong manh ngày nào.
>
> Thời bao cấp và sự kiểm soát tư tưởng gắt gao đã khiến cho hàng
trăm hàng ngàn người Việt Nam phải mạo hiểm liều mình ra đi mà
theo thống kê, ước chừng 500,000 người đã bỏ mình trên biển cả,
hay chỉ một nửa số người ra đi là còn sống đến được bến bờ tự do
no ấm. Dầu sao, nếu tiếp tục luận bàn về lịch sử bi thương của dân
tộc Việt Nam thì tôi sẽ không thể nào kết thúc bài viết này được. Vả
lại, từ lâu tôi đã cố quên đi tuổi thơ sống dưới thời bao cấp, một thời
đáng để quên, mặc dầu mãi mãi tôi nhớ rằng tôi là người Việt Nam,
một đời cần để nhớ. Ước mơ của tôi giống như ước mơ của người
dân Hà Nội khi còn đang sống trong thời bao cấp, cũng giống như
ước mơ giản dị ngàn đời của người dân Việt Nam, “luôn cầu mong
cho con cái khỏe mạnh, hạnh phúc. Những ước mơ đó chưa bao giờ
thay đổi.” (April 2007)
Professor Nguyễn Văn Huy & Michelle Phương Thảo (2005)
HÀ NỘI UNDER THE SUBSIDY ECONOMY 1975-1986A TIME TO FORGET, A LIFE TO REMEMBER

You might also like