You are on page 1of 2

I.

Tác giả
1. Tiểu sử
- La Quán Trung  (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông
nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn.
Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản
nhân.
- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng
không thành.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và
kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.
- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
b. Tác phẩm chính
- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng
triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu
truyện”,…
=> Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết
lịch sử Minh – Thanh. 
II. Tác phẩm
1. Tóm tắt
     Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị
dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào
ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội
nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã
nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên
tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái
Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực
của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.
2. Tìm hiểu chung
a. Tìm hiểu tác phẩm "Hồi trống cổ thành"
- Nguồn gốc: La Quán Trung căn cứ vào cốt truyện lịch sử, kịch dân
gian (thoại bản) để viết “Tam quốc diễn nghĩa”.
- Thể loại : Tiểu thuyết chương hồi.
- Tác phẩm gồm 120 hồi, kể về tình trạng một nước chia ba “cát cứ phân
tranh” trong gần 100 năm của đất nước Trung Quốc thời cổ (khoảng thế
kỉ II – III) do ba tập đoàn phong kiến: Ngụy, Thục, Ngô gây nên.
b. Tìm hiểu đoạn trích
- Vị trí: Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm.
- Nhan đề :
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”
- Bố cục : 3 phần.
+ Phần 1 (từ đầu đến “bảo Trương Phi ra đón hai chị"): Hoàn cảnh gặp
gỡ của các nhân vật.
+ Phần 2 (tiếp đến “cờ hiệu bay phấp phới chính là cờ Tào”): Mâu thuẫn
giữa hai anh em Quan Vũ và Trương Phi.
+ Phần 3 (còn lại): Hồi trống cổ thành, anh em đoàn tụ.

You might also like