You are on page 1of 1

PHÒNG GD & ĐT BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1

TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn


Ngày kiểm tra: 23/12/2021
(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (6 điểm) Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long có đoạn:
Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con
trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và
về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển cuồn cuộn
tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều
suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Ông họa sĩ là trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là nhân vật chính hay nhân vật phụ? Nhân vật này
đóng vai trò gì trong câu chuyện?
2. Những điều anh thanh niên suy nghĩ đã tạo nên những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ trong lòng
ông hoạ sĩ. Em hãy cho biết ông đã có thay đổi gì trong suy nghĩ sau khi gặp gỡ người thanh niên ấy?
3. Dựa vào hiểu biết về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương
pháp lập luận tổng-phân-hợp nêu cảm nhận của em về tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc
của anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một phép nối để liên kết câu (gạch
chân và chú thích rõ).
Phần II (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài
cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành rồi thi nhau đâm cành, trổ lá xum
xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng
đất. Cho đến một ngày kia, khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài
cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc
Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính
400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống
đất tận 36m để tìm nước.
Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó
chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối. Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian
để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ
phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.
Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự
phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. Họ hiểu triết lý: Bộ
rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị
tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng.
(Câu chuyện về cây sồi – Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
2. Vì sao các loài cây không chịu nổi hạn hán và chết dần, chỉ có cây sồi vẫn tồn tại được giữa sa mạc?
Sự tồn tại đặc biệt của cây sồi ấy khiến em rút ra được bài học gì cho bản thân?
3. Dựa vào văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng
1,5 trang giấy trình bày suy nghĩ về nhận định: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt
về những kỹ năng và kiến thức nền tảng.”
…….……………Hết………………….

You might also like