You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11


Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:................................................... Số báo danh:.......................
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Giục giã
(Xuân Diệu)
…Vì chút mây đi, theo làn vút gió,
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
Sớm nay, sương xê xích cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc.
Ai nói trước lòng anh không phản trắc.
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?
Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói;
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm;
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...
(Trích Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh –
Hoài Chân, NXB Văn học, trang 131)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên có trong 04 dòng thơ đầu của đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “một phút huy hoàng” trong câu thơ: Thà
một phút huy hoàng rồi chợt tối ?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: Mau với chứ,
vội vàng lên với chứ / Em, em ơi! Tình non sắp già rồi... không? Vì sao ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ vấn đề đặt ra trong phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của thái độ sống hết mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích bức tranh sông nước xứ Huế và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn
thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
`(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 39)
-------------------Hết--------------------

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Lớp: 11
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5
Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định được phương thức biểu đạt biểu cảm
như đáp án đạt điểm tối đa.
2 Các hình ảnh thiên nhiên có trong đoạn trích: mây, gió, sương, chân trời, 0,75
hồng nhạn.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0, 75 điểm
- Trả lời được 04 trong 05 hình ảnh được 0,5 điểm; 02 đến 03 hình ảnh
được 0,5 điểm; 01 hình ảnh được 0,25 điểm.
3 Hình ảnh “một phút huy hoàng” được hiểu là: sống hết mình trong từng 1,0
khoảnh khắc, bộc lộ hết những vẻ đẹp, những giá trị của bản thân.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời bằng các cách diễn đạt tương đương với Đáp án vẫn cho
điểm tối đa.
4 - Học sinh trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, lý giải thuyết phục 0,75
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Trả lời đồng tình hoặc không đồng tình: 0,5 điểm
- Lí giải thuyết phục: 0,25 điểm; không lí giải: 0 điểm
II LÀM VĂN 7,0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2,0
sự cần thiết của thái độ sống hết mình.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-
phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Sự cần thiết của thái độ sống hết mình
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải tập trung bàn luận về sự cần thiết
của thái độ sống hết mình. Có thể trình bày theo các hướng sau:
- Sống hết mình là sống trọn vẹn, bộc lộ tất cả những năng lực, phẩm chất
của bản thân, là cách sống có trách nhiệm với bản thân và với người khác.
- Sống hết mình, tận hiến hết năng lực, phẩm chất của bản thân sẽ giúp mỗi
người phát huy được sức mạnh tiềm ẩn, có thêm niềm tin, sức mạnh sẵn
sàng đương đầu vượt qua khó khăn, thử thách để sống một cuộc đời ý nghĩa.
- Sống hết mình là lối sống tích cực, cao đẹp, là cách sống vì cộng đồng,
đóng góp những giá trị của cá nhân vào sự nghiệp chung.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù
hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không
liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn
chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân
khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn
đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức
thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Phân tích bức tranh sông nước xứ Huế và tâm trạng của nhân vật trữ 5,0
tình trong đoạn thơ
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Bức tranh sông nước xứ Huế và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn
thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và 0,5
đoạn trích.
Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác
phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.
* Phân tích bức tranh sông nước xứ Huế và tâm trạng của nhân vật trữ 2,5
tình trong đoạn thơ:
- Bức tranh sông nước xứ Huế trong đêm trăng mang vẻ đẹp thơ mộng,
lung linh, huyền ảo nhưng tĩnh mịch, u buồn được gợi tả qua các hình ảnh:
gió, mây, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay, thuyền, bến sông trăng.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi u buồn, cô đơn trong mặc cảm chia
lìa, xa cách cuộc đời; khát khao được giao cảm, gắn kết với cuộc sống
nhưng vẫn hoài nghi, lo âu, phấp phỏng được miêu tả qua cách sắp xếp
hình ảnh thơ, ngắt nhịp, cách sử dụng từ “kịp” và câu hỏi tu từ…
- Thiên nhiên và con người thôn Vĩ được tái hiện bằng những hình ảnh thơ
giàu sức gợi, biện pháp nhân hóa, cách ngắt nhịp, cách sử dụng từ ngữ đặc
sắc và câu hỏi tu từ.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa
thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
* Đánh giá: 0,5
- Hình ảnh thơ mới mẻ, ấn tượng, ngôn từ đặc sắc đã khắc họa được vẻ
đẹp rất riêng của xứ Huế và tâm trạng đầy khắc khoải của nhân vật trữ tình.
- Bức tranh sông nước xứ Huế và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn
thơ bộc lộ tấm lòng yêu đời thiết tha và bi kịch riêng của hồn thơ Hàn Mặc
Tử. Đồng thời, đoạn thơ còn thể hiện tài thơ độc đáo của tác giả.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời
sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

You might also like