You are on page 1of 4

1.

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT


- TỰ SỰ: Kể lại câu chuyện theo 1 trình tự dẫn đến 1 kết thúc ( Ngôi kể, Nhân vật, cốt truyện, kết thúc )
- BIỂU CẢM : Bộc lộ cảm xúc ( vui vẻ, hạnh phúc, tự hào,…) ( thơ )
- MIÊU TẢ: Mô tả lại đối tượng ( ngoại hình, đặc điểm,…)
- THUYẾT MINH: Trình bày hiểu biết của mình về 1 đối tượng
- NGHỊ LUẬN: Trình bày quan điểm, suy nghĩ, ý kiến, cách nhìn,… về 1 vấn đề
- HC – CV
2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
- SINH HOẠT: Lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để trao đổi tư tưởng, tình cảm. Tồn tại ở 2 dạng: Dạng nói
(hội thoại ), dạng viết ( Thư từ, Nhật kí )
- NGHỆ THUẬT: Văn bản nghệ thuật
3. BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
- SO SÁNH:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
- NHÂN HÓA: Chỉ sử dụng cho những đối tượng không phải là người nhưng cũng có những trạng thái, đặc
điểm, tính chất, hoạt động như con người.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
- ẨN DỤ: Gọi tên sự vật sự việc này bằng tên của sự vật sự việc khác có nét tương đồng
Ngày ngày mặt trời ( A ) đi qua trên lăng (Ánh sáng, hơi ấm, sự sống cho muôn loài)
Thấy một mặt trời (B) trong lăng rất đỏ ( Bác mang tới độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc VN )
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu

Những ngày không gặp nhau


Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
- HOÁN DỤ: Gọi tên sự vật sự việc này bằng tên của sự vật, sự việc khác có mối quan hệ gần gũi
Bàn tay( CON NGƯỜI) ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Áo chàm(Người dân) đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- ĐIỆP:
+ Điệp từ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
+ Điệp ngữ:
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao
+ Điệp cấu trúc:
Tôi yêu người Việt Nam này
Cả trong câu hát ca dao
Tôi yêu người Việt Nam này
Cười vui để quên đớn đau
Tôi yêu người Việt Nam này
Mẹ ơi con mãi không quên
Ngàn nụ hôn trong tim
Dành tặng quê hương Việt Nam
- LIỆT KÊ
- ĐỐI:
Ta đi ta nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
- NÓI QUÁ ( PHÓNG ĐẠI, THẬM XƯNG )
- CHƠI CHỮ
- NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
=> Tác dụng:
- Làm tăng lên sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Nhấn mạnh ( nội dung mà tác giả muốn truyền tải )
Đọc đoạn trích:
     Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh
của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó.
Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
       Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt
ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng.
Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày,
bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công
như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền
bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là
dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết
quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành
những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
          Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường
chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn
toàn có thể hiện thực hóa chúng.
        Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.
(Trích  Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý
nghĩa”. Anh/chị hiểu như thế nào là ước mơ phù hợp?
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
Câu 5
Từ đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh /chị về vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi người.
Đọc đoạn trích:
Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó.
Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn,
những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người.
Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng giống như mây mù kéo đến, có thể
làm em rút vào tổ kén bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi
xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi
xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm
trưởng thành.
Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè
nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng trở
thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho
mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi.
(Dẫn theo Hà Nhân, Bay xuyên những tầng mây, NXB Văn học. 2016, tr. 98)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có
hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu,
nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”.
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những
tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”.
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ
của mình về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người.

You might also like