You are on page 1of 3

kiĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9

Câu 1. Tại sao Men-đen và Mooc-gan lại sử dụng đối tượng nghiên cứu là Đậu Hà lan và
Ruồi giấm? Nêu một số kí hiệu trong các phép lai.
TL: Men-đen chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm vì có các ưu điểm như:
- Là cây ngắn ngày, khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt, là cây lưỡng tính
- Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát, có bộ NST ít, sinh trưởng nhanh
- Đảm bảo độ chính xác của phép lại
* Mooc-gan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì:
- Nó dễ nuôi trong ống nghiệm
- Đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít (2n = 8)
* Một số kí hiệu trong các phép lai:
- P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát
- x : phép lai
- G (gameta): giao tử. Quy ước giao tử đực, giao tử cái
- F (filia): thế hệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất – con của P. F2 là thế hệ thứ hai
được sinh ra bởi F1 do tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1

Câu 2. Trình bày vị trí, đặc điểm và phân loại nhiễm sắc thể? Phân biệt hai loại tế bào
trong cơ thể sinh vật?
TL: - NST là cấu trúc dạng sợi nằm bên trong nhân của tế bào và tồn tại thành cặp tương
đồng.
- Phân biệt: Tế bào sinh dưỡng: 2n
Tế bào giao tử: n
- NST: thường: n-1 cặp
Giới tính: 1 cặp
Câu 3. Nêu diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào và trong giảm phân?
Nêu điểm giống khác nhau cơ bản của Nguyên phân và giảm phân, phát sinh giao tử đực
và cái?
TL: * Diễn biến giảm phân:
- Kì trung gian I: NST ở dạng sợi mảnh, NST đơn nhân đôi thành NST kép
- Kì đầu I: NST bắt đầu co ngắn, 2 NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và trao đổi
chéo
- Kì giữa I: NST co ngắn cực đại, xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng của thoi phân bào
- Kì sau I: 2 NST kép trong cặp tương đồng, tách nhau ra và di chuyển về 2 cực của tế
bào
- Kì cuối I: 2 TB con (n kép)
+ Giảm phân II: giống nguyên phân
* Diễn biến trong chu kì tế bào: NST nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phân li đồng
đều trong nguyên phân. Nhờ đó, 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của té bào
mẹ
* So sánh giữa nguyên phân và giảm phân
- Giống nhau: đều phân chia tế bào (hình thành thoi vô sắc)
- Khác:
Nguyên phân Giảm phân
1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân tạo ra hai tế 1 tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo bốn tế bào
bài con, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội
bội (2n) (n)

* So sánh giữa phát sinh giao tử


- Giống: tạo giao tử
- Khác: Đực  4 tinh trùng. Cái  1 trứng
Câu 4. Khái niệm, nguyên nhân và ý nghĩa của biến dị tổ hợp? Ý nghĩa của phép lai phân
tích là gì?
TL: Biến dị tổ hợp
- KN: Biến dị tổ hợp là hình thức tổ hợp lại những tính trạng của bố mẹ đang trong thời
kì sinh sản
- Nguyên nhân: Do quá trình phát sinh giao tử, quá trình thụ tinh.
- Ý nghĩa: Làm phong phú di truyền ở những loài sinh sản hữu tính
* Ý nghĩa của phép lai phân tích: nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
Câu 5. Bài tập
a. Dạng bài xác định số lượng TB con sinh ra sau nguyên phân, số NST trong các tế
bào con, số lần nguyên phân của TB?
Ví dụ: Cho 1 tế bào nguyên phân liên tiếp tạo ra 64 tế bào con. Hỏi TB nguyên
phân bao nhiêu lần và tổng số NST trong các tế bào con là bao nhiêu?
b. BT xác định giao tử của kiểu gen: Aabb, AaBb, AB/ab, ab/ab
BT Xác định tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con trong phép lai của Men-đen.
Ví dụ: Cho Ptc: quả vãng quả xanh=> 100% quả xanh. F1 tự thụ phấn=> F2?
Cho P hoa đỏ (dị hợp) x hoa trắng=> F1?

You might also like