You are on page 1of 2

Ví dụ: Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động trong bài

thơ “ĐTĐC” của Huy Cận.


Công thức mở bài:
Có những tác phẩm đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay cho đến khi xem
lại mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi, nhưng cũng có những tác phẩm như dòng
chảy qua tâm hồn ta để lại trong ta những ấn tượng trạm khắc trogn tâm khảm. Và
“Đoàn thuyền đánh cá”(1) của Huy Cận (2) cũng là một tác phẩm như thế.
Trong bài thơ ấy, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của những con
người lao động trong thời kì miền Bắc đang đi lên xây dựng CNXH.(3)
1. Tác giả
2. Tác phẩm
3. Vấn đề nghị luận (Có ở đề bài: thường sau chữ “về”)

Khái quát:

- Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống
Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công
cuộc xây dựng cuộc sống mới. Nhiều nhà thơ đã đi tới các miền đất xa xôi của
Tổ quốc để sống và để viết: miền núi, hải đảo, nhà máy, nông trường… Huy
Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy,
hồn thơ của ông mới thực sự  nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên
nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Và đó cũng
chính là nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ này (1) . Bằng bút pháp
tả thực kết hợp bút pháp lãng mạn, các hình ảnh đẹp, tráng lệ, bài thơ đã giúp
ta nhận ra sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người lao động đồng thời bộc lộ
niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ về quê hương, đất nước(2). Bài thơ hấp
dẫn người đọc bởi những hình ảnh đẹp, tráng lệ, và giọng điệu khỏe khoắn,
hào hùng(3).

1. Hoàn cảnh ra đời


2. Nghệ thuật và nội dung chính
3. Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi điều gì?

Kết bài:
Có thể nói rằng “ĐTĐC” của HC là một bài thơ độc đáo (1). Bài
thơ đã khơi gợi trong ta không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta thêm tự
hào về biển trời của quê hương đất nước, thêm tự hào về những con người
Việt Nam đang vươn lên làm chủ cuộc đời(2). Từ hình ảnh của những con
người lao động mới, bài thơ đã đem đến cho chúng ta những bài học vô
cùng sâu sắc. Đó là bài học về tinh thần lạc quan, về niềm yêu đời yêu cuộc
sống, về sự hăng say trong lao động(3). Và có lẽ chính vì thế mà sau bao
thăng trầm của lịch sử, “ĐTĐC” của Huy Cận vẫn còn mãi trong lòng bạn
đọc(4).

1. Câu này chung chung bài nào em cũng áp dụng


2. Nêu tình cảm của bản thân khi đọc tp, khi tìm hiểu vấn đề đã nghị luận
ở trên (gọi ngắn gọn là: Tình cảm)
3. Nêu ra bài học từ việc tìm hiểu vấn đề (Bài học)
4. Câu này bài nào cũng áp dụng

You might also like