You are on page 1of 2

Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín - mẫu 1

Khi nhắc đến Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng: "Trước
không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua
bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình". Ông đã để lại
cho thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa. Hồn thơ Hàn Mặc
Tử được coi là hồn thơ "điên" cất lên từ số phận bất hạnh với những ám
ảnh về "trăng" và "máu". Nhưng trong tác phẩm "Mùa xuân chín", thi
nhân đã đem đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thiên
nhiên mùa xuân căng tràn sức sống. Từ đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên,
khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của ông.

Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ, tròn đầy.
Động từ trạng thái "chín" kết hợp với danh từ "mùa xuân" gợi cho ta liên
tưởng về một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, căng tràn sức sống
nhất. Đồng thời, bộc lộ sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể
níu giữ, kéo dài vĩnh viễn. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại
cảnh đến tâm cảnh.

Mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu
từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy, nhân vật
trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp
bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để
trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục
để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa
khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc.

Khung cảnh mùa xuân được nhà thơ miêu tả thông qua hai hình tượng
chính là hình tượng thiên nhiên và hình tượng con người trong mùa xuân.
Vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống được khắc họa thông
qua một loạt các hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm: "làn nắng ửng", "khói mơ
tan", "bóng xuân sang", "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời". Hình ảnh "làn
nắng ửng" cho ta hình dung về màu vàng nhạt của nắng. Đó là màu của
nắng sớm mới lên đầy trong trẻo chứ không phải cái nắng gay gắt chói
chang của ngày hè hay cái nắng vàng hanh của mùa đông. Trong khi đó
"khói mơ tan" lại đem đến hai cách hiểu: khói phát ra từ những căn bếp
trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ. "Làn
nắng ửng" kết hợp với "khói mơ tan" tạo cảm giác sương khói đang dần
tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Đôi mái nhà tranh được nắng
ửng nhuộm vàng để lại ấn tượng về một vùng quê thanh vắng, yên bình
trong buổi sớm ban mai. Câu thơ "sột soạt gió trêu tà áo biếc" với biện
pháp đảo ngữ và từ láy "sột soạt" vừa diễn tả được âm thanh vừa nhấn
mạnh được sự trêu đùa, tình tứ của gió khiến tà áo biếc nhẹ bay. Mùa
xuân của tự nhiên đã được hữu hình hóa thông qua biện pháp tu từ ẩn
dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ "Trên giàn thiên lí bóng xuân sang".
Tác giả đã ngăn cách câu thơ bằng dấu chấm nhằm tạo nhịp điệu thơ
cũng như nhấn mạnh vào dấu ấn của mùa xuân. Sự thay đổi nhịp thơ từ
2/2/3 sang 4/3 một cách linh hoạt và cách gieo vần "vàng" - "sang", "trời" -
"chơi" đã mở ra không gian mùa xuân bao la rộng lớn. Trong không gian
ấy còn xuất hiện hình ảnh "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời". Câu thơ không
chỉ miêu tả được sắc xanh, mật độ của cỏ mà còn gợi ra được chuyển
động của cỏ theo làn gió khiến mùa xuân ngập tràn khắp không gian.
Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên khung cảnh mùa xuân đang vào giai đoạn
rực rỡ và tràn đầy sức sống nhất.

You might also like