You are on page 1of 4

Nụ Cười Xuân

Xuân Diệu
Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, là đề tài muôn thuở của thi nhân. Xuân
Diệu…….cũng có nhiều bài thơ viết về xuân. Tiêu biểu là bài “NCX” được trích trong
tập “Thơ thơ”. Bài thơ này là bức tranh vui tươi, rộn rã tràn đầy sức sống, con người ngây
ngất trước vẻ đẹp của đất trời khi vào xuân. Vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể
trữ tình được khai họa đậm nét trong đoạn thơ sau:
Giữa vườn inh ổi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cai


Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cảnh mai sát nhánh đào

Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều


Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi thường mến yêu
Mở đầu đoạn thơ, Xuân Diệu miêu tả âm thanh tiếng chim rộn rang ở giữa khu vườn
mùa xuân: Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Ấn tượng đầu tiên giữa khu vườn mùa xuân là tiếng chim hót. Tiếng chim hót “inh ỏi”
làm cho không gian mùa xuân rôm rã tươi vui và tràn đầy sức sống. Bởi vì tiếng chim
hòa vào nhau giống như tiếng đàn dao lên khúc tình ca. Giữa khu vườn rộn rã tiếng chim,
người thiếu nữ xuất hiện với đôi mắt xa xăm nhìn làng sương sớm. Người thiếu nữ quan
sát thật tinh tế và nhận ra màn sương sớm mỏng manh tan dần dưới ánh nắng chói chen
của mặt trời vào lúc bình minh.
Trước cảnh thiên nhiên, vào buổi sáng mùa xuân nàng thiếu nữ khẻ cất lời:
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi
Tác giả sử dụng câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc cuẩ chủ thể trữ tình. Qua những câu
thơ này, người đọc có thể nhận chủ thể trữ tình chính là nàng thiếu nữ cũng có thể là tác
giả Xuân Diệu. Người thiếu nữ cảm nhận bước đi của mùa xuân thật nhẹ nhàng, cảnh vật
mùa xuân thật êm ái. Nàng thiếu nữ quan sát vườn xuân thấy những cánh hồng mỏng
manh đang khoe sắc thắm giống như những nụ cười tươi. Trong hai câu thơ này, người
đọc có thể hiểu nhà thơ đang…, thấy nụ cười tươi của thiếu nữ bên cánh hồng đang chúm
chím nở. Như vậy, con người và thiên nhiên đã hòa vào nhau.
Cảnh sắc mùa xuân tiếp tục được khai thác rõ nét qua nhiều yếu tố ngoài âm thanh còn
có ánh sáng, cơn gió, nắng vàng, hoa lá và không khí. Mỗi yếu tố đều được tác giả miêu
tả qua các dòng thơ tiếp theo:
Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng lá xôn xao
Tác giả miêu tả bức tranh mùa xuân thật đẹp đẽ, diệu kì, tình tứ và đáng yêu. “Ánh
sáng” mùa xuân rực rỡ vượt qua những ngọn cây cao để ban phát ánh sáng cho muôn
loài. Bức tranh mùa xuân được tô thêm với sắc vàng của nắng. Dưới ánh nắng vàng, cành
lá đu đưa xôn xao trong gió nhẹ. Xuân Diệu sử dụng phép nhân hóa qua từ “ôm”, “rung”
kết hợp với từ láy “xôn xao” cho thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên.
Làn gió xuân mang hương thơm đi khắp nơi được Xuân Diệu miêu tả qua hai câu thơ:
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào
Lời thơ gợi ra hình ảnh tươi sáng và mở rộng không gian của mùa xuân. Từ láy “phơ
phất” miêu tả cơn gió nhẹ nhàng mang hương thơm của loài hoa khắp cả khu vườn xuân.
Trong câu thơ, Xuân Diệu còn sử dụng hai hình ảnh của “cành mai” và “nhánh đào” làm
cho bối cảnh không gian mùa xuân thêm đẹp. “Cành mai” và “nhánh đào” là hai biểu
tượng phổ biến trong mùa xuân ở miền Nam và miền Bắc và cũng là biểu hiện, sự trổi
dậy của thiên nhiên sau một mùa đông lạnh giá. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa qua
từ “đụng’ để khắc họa sự giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên. Sự giao hòa giữa mùa
xuân ở hai miền Nam Bắc. Ngoài ra, câu thơ còn mang theo một ý nghĩa sâu xa hơn là từ
“vô ý” cho thấy giữa “cành mai” sát “nhánh đào” không phải là một hành động cố ý mà
là sự tương tác tự nhiên trong cuộc sống không phụ thuộc và ý định của con người, tạo
nên cảm giác nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, với ngòi bút tài hoa của mình, Xuân Diệu đã khắc họa cảnh sắc mùa xuân
trở nên sắc nét hơn qua những dòng thơ sau:
Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua không khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu.
Tác giả miêu tả mái tóc xanh như màu xanh của cây liễu, lã lướt, mỹ miều. Nhà thơ sử
dụng biện pháp nhân hóa “Tóc liễu buông xanh”. “Liễu” mang hình ảnh tượng trưng cho
người con gái có dáng người mảnh mai. Mái tóc của người con gái lúc tuổi xuân thật đẹp,
thật “mỹ miều”. Người thiếu nữ đang bên cạnh những bông hoa tươi thắm mới nở. Hình
ảnh thật đẹp, thật tươi tắn và quyến rũ. Đây là sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người.
Xuân Diệu có tình yêu thiên nhiên tha thiết. Tình yêu thiên nhiên ấy được thể hiện qua từ
“âu yếm” và “mến yêu”. Cô thiếu nữ cảm nhận được hương hoa thoang thoảng qua
không khí trong khu vườn. KB TỰ VIẾT
Xuân
Xuân Diệu

Không phải tự nhuên mà nhà văn Thạch Lam nói rằng: “Một nhà văn thiên tài là người
muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ”. Đúng như lời Thạch Lam đã nói, Xuân
Diệu đã thể hiện cái nhìn đầy độc đáo và tinh tế của mình qua bài thơ “Xuân”. Bài thơ là
niềm say đắm của tác giả trước khung cảnh mùa xuân của ai đó thể hiện lòng yêu thiên
nhiên nồng nàn của nhà thơ.
Bước vào khổ thơ đầu tiên. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ tươi mới:
Lá bàng non ngon lành như ăn được,
Trời tạnh mà lá mới ướt như mưa
Dưới bức tranh thơ mộng “Lá bàng non ngon lành như ăn được” tác giả đã tài tình tái
hiện vẻ đẹp tinh tế của mùa xuân. Ngôn ngữ sôi động đã làm nổi bật hình ảnh “Lá bàng
non”, không chỉ tươi mới mà còn gần gũi như một hương vị mà khi ăn thứ có lẽ sẽ thấy
ngon miệng. Bức tranh không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của lá, mà còn mô tả sự hài hoài
quyện tuyệt vời giữa thiên nhiên và nhà thơ. “Lá mới ướt như mưa”, mỗi giọt nước như
hơi thở của đất trời tạo nên một không khí tinh tế và trong lành.
Nhựa bàng đỏ đảm làm nổi bật đầu lá biếc, hòa quyện như tình yêu lãng mạn giữa
những màu sắc:
Nhựa bàng đỏ còn thắm màu lá biếc
Gió rào rào tốc áo lá còn thưa
“Gió rào rào tốc áo lá”, như là bản hòa nhạc thiên nhiên, làm cho bức tranh sống lên với
âm điệu tinh tế. Cảnh xuân hiện ra trước mắt độc giả như một bản hòa nhạc của thiên
nhiên, đầy hứng khởi và sức sống mới. Khổ thơ không chỉ là một miêu tả, mà là một trải
nghiệm đắm chìm trong vẻ đẹp tinh khôi của mùa xuân, nơi mà con người và thiên nhiên
hòa mình vào một tình khúc bất tận của sự sống.
Như vậy, những câu thơ như bức tranh sống động, khiến lá bàng non trở thành một ẩn
dụ tinh tế về hương vị thơm ngon, màu sắc tự nhiên và cảm giác thoải máu khi gió len
thổi qua. Bằng cách này nó không chỉ là một lời miêu tả mà là một trải nghiệm kinh tế,
mời gọi người đọc hòa mình vào vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên.
Với ngòi bút tài ba của mình, Xuân Diệu đã tô điểm thềm cho khung cảnh mùa xuân trở
nên nổi bật hơn qua những dòng thơ sau:
Một dẫy cây bàng tuổi còn trẻ lắm
Biết gió đùa nên cây lại đùa hơn
Ta có thể thấy tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa qua chi tiết “cây bàng tuổi
còn trẻ lắm” những dãy cây non nớt vừa mới nảy nở chưa được bào lâu, “gió đùa”, “cây
lại đùa hơn” nhà thơ đã khéo léo nắn nót nên hình ảnh làn gió trong thoảng làm đung đưa
những nhánh bàng non như thế chúng đang nô đùa với nhau vậy! Mùa xuân là mùa cây
cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua sắc, khung cảnh ấy lại càng tuyệt đẹp qua những câu
thơ sau:
Những chồi nhọn vui tươi châm khoảng thắm,
Cành lao xao chuyển ảnh lá xanh rờn.
Bằng cái nhìn tinh tế của mình, Xuân Diệu đã xây dựng hình ảnh “chồi nhọn vui tươi
châm khoảng thắm” những ngọc chồi vừa mới nảy nở đang nô đùa dưới bóng râm mát
dịu. “Cành”, “xanh rờn” những tia nắng ấm áp chiếu rọi lên những tán lá xanh tươi mát,
hiện lên những ánh xanh đầy huyền ảo.
Mở đầu khổ cuối cùng là một sự khích lệ để độc giả tập trung vào khoảnh khắc đặc biệt
của tác phầm:
“Tôi đi giữa đầu ngày, đi giữa
Buổi đầu xuân-đi giữa buổi đầu tiên”
Hai câu thơ này tạo ra một không khí tươi mới và trang trí khoảnh khắc đặc biệt trong
cuộc sống. Tác giả miêu tả việc đi vào buổi sáng đầu ngày và đầu mùa xuân như việc đi
vào “buổi đầu tiên” của cuộc sống. Ý nghĩa sâu sắc ở đây có thể là sự khám phá hứng thú
và mong đợi trước những trải nghiệm mới mẻ, như khi bắt đầu một chặng đường mới
trong cuộc sống. Từ đó, ta thấy đây là sự kết hợp tinh tế giữa mô tả hình ảnh và tầm quan
trọng của sự mới mẻ và đầu tiên.
Sang hai câu thơ kết cho khổ thơ cuối cùng:
Như sáng nay cuộc đời vừa mới nở
Và ban đầu cây với gió cười duyên.
Lời thơ khai mạc bằng hình ảnh “Như sáng nay cuộc đời vừa mới nở”, tạo cảm giác
của một khởi đầu mới của sự hứng khởi và kì vọng. Từ “cuộc đời vừa mới nở” đưa ra ý
nghĩa về sự tái sinh và cơ hội mới trong mỗi ngày. Cảm giác sự mới mẻ, tươi mới này
được mở rộng thông qua hình ảnh thú vị tiếp theo:
“Và ban đầu cây với gió cười duyên”
Cây cỏ và gió không chỉ tương tác mà còn “cười duyên”, tạo ra hình ảnh vui vẻ và sự
hòa quyện của thiên nhiên. Tổng cảm nhận của lời thơ này không chỉ mô tả một khoảnh
khắc tự nhiên mà còn thể hiện niềm vui và sự đẹp đẽ tinh tế, trong sự kết hợp của cây cỏ
và gió
Qua những lời văn ý nghĩa đó, mô tả tác giả đang đi vào những buổi sáng đầu ngày, đầu
mùa xuân. Tình cảm của người viết được diễn đạt qua việc so sánh cuộc sống như một
cuộc hành trình mới bắt đầu. Cây cỏ và gió cười hòa hợp, tạo nên một bức tranh vui tươi,
phản ảnh sự hòa mình của tác giả trong bản năng tự nhiên của thiên nhiên. KB Tự viết

You might also like