You are on page 1of 7

2.3.

Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới

2.3.1. Giải pháp phát huy mặt đạt được

2.3.1.1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình
trong tình hình mới

Thứ nhất, vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của đất nước.

Để nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về giá trị gia đình, các cấp ban và ngành cần tiếp
tục tuyên truyền và giáo dục về giá trị gia đình. Điều này có thể được thực hiện thông qua
nhiều loại hoạt động thực tế, thu hút sự tham gia của người dân. Có thể kể đến các sự kiện
như Ngày gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, Ngày Quốc tế
Hạnh phúc, và các ngày khác.

Thứ hai, chính sách và biện pháp của Đảng và Chính phủ về gia đình giúp hạn chế tình
trạng bạo lực gia đình, ly hôn.

Các cơ quan chức năng phải có trình độ chuyên môn cao để giải quyết các vụ ly hôn,
tranh chấp tài sản sau ly hôn, đồng thời phải tuyên truyền và nâng cao nhận thức về giá trị
nhân văn của gia đình. Điều này là một quá trình phức tạp và khó khăn. Để bảo vệ các giá trị
văn hóa, đạo đức và phẩm chất cao đẹp của gia đình, Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan
chức năng có liên quan phải thông báo và tuyên truyền giá trị gia đình cho người dân.

Để nhận dạng sự tồn tại của BLGĐ, đòi hỏi các cấp địa phương phải quan tâm, nắm
được lối sống của tất cả các hộ gia đình trong địa phương. Nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và
các cơ quan, tổ chức như Hội liên hiệp Phụ nữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch… là triển khai các mô hình giáo dục tuyên truyền nhận thức về hậu quả
nghiêm trọng của BLGĐ, đồng thời hoàn thiện thể chế, pháp luật, nâng cao tính nghiêm trị
của phát luật nhằm bảo vệ các nạn nhân BLGĐ.

Thứ ba, đa dạng hóa nội dung, hình thức để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Các hoạt động xã hội và chương trình truyền hình nên thường xuyên được tổ chức
nhằm truyền bá các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình. Ngoài ra, các tổ chức tư nhân nên
được khuyến khích và hỗ trợ để thực hiện các chương trình thực tế về giá trị gia đình, thu hút
sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là những cá nhân có sự ảnh hưởng.

Thứ năm, tổ chức các hoạt động, chiến dịch truyền thông thường niên
Để đạt được mục tiêu gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh, cần tiếp tục thực
hiện các hoạt động thường niên như "Ngày Quốc tế Hạnh phúc" và "Ngày Gia đình Việt
Nam". Đây là cơ hội tuyệt vời để nâng cao nhận thức công chúng về các vấn đề liên quan đến
gia đình, bao gồm các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội và bất hợp pháp, cũng như đánh giá cao
các hộ gia đình gương mẫu.

2.3.1.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình

Thứ nhất, phải tăng cường việc giám sát nhằm kịp thời xử lý, can thiệp khi có vụ việc
BLGĐ sớm nhất có thể. Với từng vùng dân tộc, có thể điều chỉnh, bổ sung luật cho thích hợp
với mỗi địa phương, vùng miền, bối cảnh hay thậm chí là mỗi gia đình, hoàn cảnh, cá nhân.

Thứ hai, tăng cường các chính sách khuyến khích cán bộ tiên phong thực hiện công tác
gia đình để công việc này nhận được nhiều quan tâm hơn. Đồng thời, cần có những quy định
hợp lý, chặt chẽ để bảo vệ người tố cáo các hành vi bạo lực gia đình khỏi bị trả thù.

Thứ ba, để có được cơ sở số liệu đa dạng hơn về "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc", cần
tiến hành khảo sát thêm với nhiều hộ gia đình hơn. Điều này là do sự khác biệt sẽ xảy ra ở
mỗi khu vực và vùng miền. Ngoài ra, cần lưu ý đến các thay đổi xã hội hiện đại, chẳng hạn
như khoảng cách thế hệ và thời gian dành cho công nghệ thông minh.

Thứ tư, các chính sách hỗ trợ gia đình cần được mở rộng hơn nữa để các gia đình tiếp
cận với các dịch vụ thiết yếu dễ dàng hơn, đặc biệt tới các lĩnh vực về văn hóa, nghệ thuật…

2.3.1.3. Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi
thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển

Trước hết, nếu chúng ta muốn xây dựng những gia đình khỏe mạnh, chúng ta phải thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của gia đình, nhà nước phải đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ và hỗ trợ các gia đình, đặc
biệt là những gia đình nghèo, trong việc định hướng sản xuất, hỗ trợ vốn và công nghệ và tạo
cơ hội việc làm ổn định. Kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ bà mẹ và trẻ em
và tạo môi trường sống tốt hơn là những điều cần thiết để xây dựng gia đình tiến bộ.

Thứ hai, sửa đổi và kết hợp Bộ tiêu chuẩn ứng xử gia đình với các tiêu chuẩn xét tặng
gia đình văn hóa, kết hợp với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống”. Trong khi đó, tăng cường sự phối
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc định hình giá trị, giáo dục đạo đức, lối
sống, văn hóa ứng xử và tuyên truyền Bộ tiêu chuẩn cho học sinh để nâng cao nhận thức về
việc ứng xử đúng mực với ông bà, cha mẹ.

Thứ ba, để đánh giá các gia đình tiêu biểu và làm gương cho các gia đình khác, cần
thúc đẩy và đưa ra nhiều tiêu chí hơn trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, chẳng hạn như
sự tham gia tích cực vào các hoạt động của gia đình và cách các thành viên trong gia đình
ứng xử với nhau và với các gia đình khác,…

2.3.1.4. Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình

Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho đội ngũ tuyên truyền là
cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ CTV.

Về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiếp tục số hóa thông tin dân cư và tiến hành xây
dựng thêm các dữ liệu cần thiết khác, chẳng hạn như giấy tờ tùy thân số và địa chỉ số, để tăng
hiệu quả và tốc độ quản lý của chính phủ.

Về danh mục dịch vụ công cho gia đình, cần cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho các
thành viên trong gia đình. Đồng thời, số lượng và chất lượng chuyên viên tư vấn trực tuyến
tăng lên, tăng tốc độ phản hồi và giảm thời gian can thiệp và xử lý các vấn đề pháp luật về gia
đình.

2.3.1.5. Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hoá, phát triển
lĩnh vực gia đình

Về sử dụng ngân sách Nhà nước, Ngân sách Nhà nước nên đầu tư nhiều hơn vào nghiên
cứu khoa học và trao đổi quốc tế để thiết lập các quy định gia đình. Cần tiếp tục tổ chức các
triển lãm ảnh, chương trình truyền hình, nghệ thuật, cuộc thi, hạnh phúc gia đình và văn hóa
nhằm mục đích tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Về việc tạo điều kiện cho các gia đình khó khăn được tiếp cận dịch vụ xã hội, cần tăng
cường thu hút đầu tư tư nhân, theo nguyên tắc “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Để thực hiện
được điều đó, Nhà nước cần xây dựng các cơ chế ưu đãi như giảm thuế nhằm khuyến khích
các tổ chức, tư nhân đầu tư và phát triển để nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:

Chương 2 đã tóm tắt ngắn gọn và khái quát hóa Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2030, bao gồm một mục tiêu chung, sáu mục tiêu cụ thể và năm nhiệm vụ
chính. Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp cho mỗi nhiệm vụ. Ngoài ra, chương 2 bao gồm
nội dung về những mặt đạt được và hạn chế trong công cuộc xây dựng gia đình trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, cũng như những nguyên nhân dẫn đến những
mặt đạt được và hạn chế này. Nhìn chung, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của
gia đình đã được cải thiện đáng kể, như thể hiện qua tỷ lệ tảo hôn giảm và tỷ lệ bạo lực gia
đình giảm; nhiều người đã ủng hộ giáo dục gia đình và các hoạt động văn hóa liên quan đến
gia đình. Các cấp quản lý cũng nhận thức rõ hơn về vấn đề này bằng cách đưa ra những quy
định chặt chẽ hỗ trợ xây dựng cuộc sống hạnh phúc trong gia đình. Đồng thời, khoa học công
nghệ giúp quản lý gia đình của Nhà nước hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề kế hoạch hóa gia
đình, bạo lực gia đình, tảo hôn và công tác tuyên truyền vẫn chưa được giải quyết ở một số
khu vực sâu vùng xa và dân tộc thiểu số. Mặt khác, tại các tỉnh phát triển hơn, xuất hiện tình
trạng ngại sinh con, dẫn đến sự già hóa dân số. Nhiều gia đình phải đối mặt với nhiều công
việc hơn, khiến giá trị gia đình bị mai một. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất nhằm
phát huy những mặt đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để phát triển và xây
dựng gia đình Việt Nam hiện đại. Chương 2 tập trung vào năm nhiệm vụ được đề cập trong
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Trần Thị Minh Thi. (04/10/2021). Xây dựng giá trị gia đình Việt Nam trong quá
trình hiện đại hóa và biến đổi văn hóa. Truy cập từ https://www.tuyengiao.vn/van-
hoa-xa-hoi/hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc/xay-dung-gia-tri-gia-dinh-viet-nam-trong-
qua-trinh-hien-dai-hoa-va-bien-doi-van-hoa-136157

2. Trần Văn Toàn. (22/07/2015). Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hạt nhân của xã hội là gia

đình. Truy cập từ https://hatinh.dcs.vn/ho-chi-minh/news/tu-tuong-ho-chi-minh-hat-


nhan-cua-xa-hoi-la-gia-dinh.html
3. Trần Quốc Toản. (19/04/2023). Nâng cao cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,

thiết yếu trong phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam (phần 1). Truy cập từ
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/nang-cao-co-hoi-tiep-can-cac-dich-vu-xa-hoi-
co-ban-thiet-yeu-trong-phat-trien-xa-hoi-ben-vung-o-viet-nam-phan-1.html

4. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. (12/1/2022). 21 tỉnh thành của Việt Nam
có mức sinh thấp và rất thấp. Truy cập từ https://vtv.vn/xa-hoi/21-tinh-thanh-cua-viet-
nam-co-muc-sinh-thap-va-rat-thap-20220111223457459.htm

5. Trang thông tin điện tử Huyện Ninh Sơn – Ninh Thuận. (04/08/2023). Hộ gia đình
sản xuất, kinh doanh ở vùng khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng. Truy cập từ
https://ninhson.ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/2023-8-4/Ho-gia-dinh-san-xuat-kinh-
doanh-o-vung-kho-khan-du034xqv.aspx

6. Danh Tuấn. (12/06/2023). Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về cho vay đối với

hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. Truy cập từ
https://dongphu.binhphuoc.gov.vn/vi/news/ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-huyen/
chinh-phu-sua-doi-bo-sung-quy-dinh-ve-cho-vay-doi-voi-ho-gia-dinh-san-xuat-kinh-
doanh-tai-vung-kho-khan-665.html

7. Hoàng Tùng. (15/6/2023). Quận Lê Chân: Biểu dương, khen thưởng 45 gia đình
văn hóa tiêu biểu năm 2022. Truy cập từ
https://haiphong.gov.vn/tin-tuc-su-kien/Quan-Le-Chan-Bieu-duong-khen-thuong-45-
gia-dinh-van-hoa-tieu-bieu-nam-2022-122228.html
8. Ngọc Tuyết. (30/10/2015). Tổng kết đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con

tốt”. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tong-ket-de-an-giao-duc-5-trieu-


ba-me-nuoi-day-con-tot-1446202159

9. Tạp chí Tòa án nhân dân Điện tử. (02/04/2022). Tăng cường thực hiện các giải
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động hoà giải, đối thoại. Truy cập từ
https://tapchitoaan.vn/tang-cuong-thuc-hien-cac-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-
qua-cua-hoat-dong-hoa-giai-doi-thoai6099.html

10. Nguyễn Thị Tâm. (30/06/2022). Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục về gia
đình và một số kiến nghị. Truy cập từ
https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinh-nghiem.aspx?ItemID=145

11. Thủ tướng Chính phủ. (30/12/2021). Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày
30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình
Việt Nam đến năm đến năm 2030. Truy cập từ
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-quy-pham-phap-
luat/quyet-dinh-so-2238qd-ttg-ngay-30122021-cua-thu-tuong-chinh-phu-phe-
duyet-chien-luoc-phat-trien-gia-dinh-viet-nam-den-nam-den-nam-8137

12. Lê Vũ ,Trần Linh. (29/06/2023). Đồng Nai: Biểu dương khen thưởng các gia đình
DTTS tiêu biểu năm 2023. Truy cập từ https://baodantoc.vn/dong-nai-bieu-duong-
khen-thuong-cac-gia-dinh-dtts-tieu-bieu-nam-2023-1687936034106.htm

13. Minh Xuân, Hải Đàn. (8/6/2023). 152 cộng tác viên dân số được tập huấn nghiệp
vụ. Truy cập từ http://huongkhe.hatinh.gov.vn/152-cong-tac-vien-dan-so-duoc-tap-
huan-nghiep-vu-1686210751.html

14. Hải Yến. (12/4/2023). Tận dụng dân số vàng để phát triển: Dân số già, người trẻ
ngại sinh con. Truy cập từ https://nld.com.vn/phong-su-but-ky/tan-dung-dan-so-vang-
de-phat-trien-dan-so-gia-nguoi-tre-ngai-sinh-con-2023041120285058.htm

You might also like