You are on page 1of 3

Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên

chủ nghĩa xã hội


Gồm có 5 yếu tố :
 Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
 Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
 Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
 Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng về nhà nước và gia
đình
1. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :
- Nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng về
kinh tế, tăng thu nhập của các cá nhân là cơ sở cho việc cùng cố và
duy trì sự bền vững của gia đình. Dân chủ, bình đẳng trong các
quan hệ gia đình được tăng cường.
- Nền kinh tế thị trường phát triển đang tác động tiêu cực đối với gia
đình, như sự phân hóa giàu nghèo giữa các gia đình, xu hướng ly
tâm trong gia đình, một số giá trị đạo đức gia đình bị xói mòn...
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động, làm biến đổi kết cấu,
chức năng kinh tế của gia đình truyền thống và chuyển biến thành
gia đình hiện đại.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi chiến lược sống, các
giá trị, chuẩn mực của gia đình để hình thành chiến lược sống khác
với truyền thống tạo nên hệ thống giá trị chuẩn mực mới.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra các tiền đề cần thiết cho quá
trình chuyển đổi cơ sở kinh tế gia đình từ tự túc, tự cấp trở thành
kinh tế hàng hóa. Nó có tác động không chỉ tới mục đích của sản
xuất, mà còn làm thay đổi cả phương thức tiêu dùng và lối sống
của gia đình, biến đổi các mối quan hệ và chức năng của gia đình.
3. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
- Phân hóa gia đình do mức độ tiếp cận, tận dụng cơ hội và khả năng
vượt qua thách thức do toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của các
gia đình khác nhau.
- Áp lực của công việc, lợi nhuận và cạnh tranh toàn cầu có nguy cơ
làm cạn kiệt thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình và thậm chí
còn tạo ra sự bất bình đẳng mới trong gia đình.
- Nhiều giá trị, kể cả giá trị truyền thống không còn bị khép kín
trong biên giới quốc gia dân tộc, mà có điều kiện mở rộng giao
lưu, quảng bá đến thế giới, qua đó khẳng định nét độc đáo, bản sắc
của dân tộc. Sự biến đổi ấy là một quá trình liên tục bảo tồn, truyền
thụ, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời
tiếp biến những giá trị tiên tiến, những tinh hoa của gia đình hiện
đại, của các nền văn hóa hiện đại trên thế giới.
4. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Mỗi cá nhân và gia đình có nhiều cơ hội tiếp thu tri thức mới trong
thực hiện các chức năng và nâng cao chất lượng sống.
- Việc xây dựng gia đình cũng đạt hiệu quả cao và thuận lợi hơn do
ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại.
- Sự ra đời của các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là “văn
minh màn hình" đang làm cho thế giới nội tâm của con người trở
nên nghèo nàn, làm giảm sút sự giao cảm giữa cá nhân với thế giới
bên ngoài và giữa các thành viên gia đình với nhau...
- Sự thâm nhập và tiếp cận văn hóa không lành mạnh thông qua
mạng internet đã gây ra những vấn đề bức xúc về mặt đạo đức như
chủ nghĩa thực dụng, tâm lý hưởng thụ, sống gấp, chạy theo đồng
tiền... của một bộ phận gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Mặt khác, hiện nay đang diễn ra tình trạng lạm dụng kỹ thuật công
nghệ trong việc phát hiện giới tỉnh thai nhi sớm, dẫn đến tình trạng
mất cân bằng giới tỉnh đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nước,
trong đó có Việt Nam.
5. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về gia
đình
- Ngày 28/6 hàng năm được chọn là "Ngày Gia đình Việt Nam",
nhằm nhắc nhở mỗi thành viên của gia đình và toàn xã hội nêu cao
trách nhiệm xây dựng gia đình no ẩm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc,
phát triển bền vững.
- Các bộ luật liên quan đến gia đình được ban hành như: Luật hôn
nhân và gia đình (ban hành năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2013);
Luật bình đẳng giới (năm 2007); Luật phòng, chống bạo lực gia đình
(năm 2008); Pháp lệnh Dân số (ban hành năm 2003, sửa đổi năm
2008); Luật người cao tuổi (năm 2009)... nhằm điều chỉnh và hỗ trợ
sự phát triển của gia đình.
- Ngày 29/5/2012, “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020, và tầm nhìn 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề
ra mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn
minh".

You might also like