You are on page 1of 13

Đề cương Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn

Câu 1: Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn


Thuật ngữ "khoa học xã hội và nhân văn" dùng để chỉ một nhóm ngành
khoa học nghiên cứu về con người, về mối quan hệ giữa con người với con
người, con người với xã hội, bao gồm các bộ môn khoa học xã hội và các bộ
môn khoa học nhân văn.
Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và
phát triển của xã hội – đó cũng là những quy luật phản ánh mối quan hệ giữa
người và người, quan hệ giữa con người với xã hội, mà đối tượng của nó là các
hiện tượng xã hội nảy sinh từ mối quan hệ giữa người và người. Bởi vì, theo
C.Mác: “Xã hội – cho dù nó có hình thức nào đi nữa – là cái gì? Là sản phẩm ủa
sự tác động qua lại giữa những con người. Hay, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Hiểu biết đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội. Khoa học xã hội
do đó mà ra.”
Khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con người, tuy nhiên, chỉ
nghiên cứu đời sống tinh thần của con người, những cách xử sự, hoạt động của
cá nhân và tập thể, bao gồm các bộ môn: Triết học, Văn học, Tâm lý học,…
Khoa học nhân vă chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân cách về
đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm của con người.
Giữa khoa học xã hội và nhân văn tuy có sự phân biệt với nhau, song lại
có quan hệ gần gũi, rất khó để phân định rạch ròi, đặc biệt trong xu thế các khoa
học th âm nhập, giao thoa, đan xen vào nhau hiện nay. Nghiên cứu con người
không thể tách khỏi xã hội và khi nghiên cứu xã hội, không thể tách khỏi con
người – chủ thể của nó. Do đó, chúng được xếp chung vào nhóm ngành –
KHXH và NV.
Như vậy, KHXH và NV là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và
con người, về những điều kiện sinh hoạt con người, những quy luật phản ánh
lịch sử hình thành và phát triển của xã hội, nghiên cứu cơ chế vận dụng quy luật
đó, nhằm thúc đẩy xã hội vận động, phát triển.

Câu 2: Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn
a. Khoa học xã hội và nhân văn đối với xây dựng nhân cách con người.
- Nhân cách là hệ thống phẩm giá của con người được đánh giá từ mối
quan hệ qua lai của người đó với xã hội xung quanh.
- Xây dựng nhân cách con người vừa là đặc điểm, vừa là thế mạnh của
KHXHNV.
+ Con người tồn tại với con người tự nhiên, con người xã hội
 Nhân cách thuộc phạm trù xã hội.
+ Nhân cách được hình thành, phát triển trong quá trình sống, tham gia vào cách
mối quan hệ xã hội của con người.
+ Nhân cách là một phần kết quả của quá trình học vấn. Kiến thức, kinh nghiệm
là phương tiện để con người đạt tới nhân cách cao. Tuy nhiên, vai trò quan trọng
là vai trò của đời sống ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi con người (học vấn
uyên thâm chưa chắc nhân cách đã cao: những người có học thức, làm sếp
nhưng đối xử với cha mẹ, người ngoài không ra gì..)
+ Nhân cách là kết quả của lao động xã hội (khách thể) và tính tích cực của mỗi
cá nhân (chủ thể)
- KHXHNV với các phương diện nhân cách con người
+ Văn hóa: Nhận thức các hành vi văn hóa
 Thể hiên ở vị trí, vai trò của các ngành văn hóa.
+ Nhân cách từ phương diện chân – thiện – mỹ: Chân (thẳng thắn, trung thực);
thiện (lòng tốt, tình yêu thương); mỹ (cái đẹp)
 Thể hiện ở vai trò các môn như Triết học, Văn học, Nghệ thuật
+ Nhân cách từ phương diện lịch sử: Nhân cách là một phạm trù của lịch sử,
yếu tố lịch sử có trong nhân cách, sự vận động mang tính lịch sử của nhân cách;
là sự ý thức về lịch sử, niềm tự hào lịch sử.
 Thể hiện ở vai trò các ngành như dân tộc học,…
+ Nhân cách và sự hoàn thiện nhân cách: Trong tiến trình sống, con người cải
tạo xã hội đồng thời cải tạo chính mình.
 Thể hiện ở vai trò các ngành như giáo dục hoc, tâm lý học,…
b. Khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển xã hội hài hòa, bền
vững.
 Khái niệm “hài hòa”:
- Theo nghĩa thông thường, “hài hòa” là sự kết hợp cân đối, đồng bộ giữa
các yếu tố, các bộ phận và gây ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo.
- Theo nghĩa triết học:
+ Khổng Tử quan niệm: “Hòa nhi bất đồng”, nghĩa là hòa mà không giống
nhau.
+ G.Hegel cho rằng: hài hòa là sự thống nhất của những mặt khác biệt, là sự
đồng nhất của các mặt đối lập. Nguyên nhân tạo lên sự hài hòa là những mặt đối
lập, những khác biệt trong tương quan với nhau trong cùng bản thân sự vật.
 Một “xã hội hài hòa” là xã hội mà trong đó có sự hài hòa của tất cả các
yếu tố (cá nhân với cộng đồng, con người với môi trường, tinh thần với vật chất,
văn hóa với kinh tế,…)
- Mối quan hệ giữa xã hội hài hòa và xã hội bền vững:
+ Xã hội hài hòa là nền tảng của xã hội bền vững và xã hội phát triển.
+ Tính hài hòa được thể hiện chủ yếu ở hài hòa trong phát triển kinh tế - xã hội
– sinh thái. Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của phát triển bền vững. Sự
phát triển của loài người hài hòa với môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế
hài hòa với sự phát triển xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng phát
biểu về tầm quan trọng của văn hóa xã hội: “Không đánh đổi môi trường, văn
hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế.”
- Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp vào việc xây dựng xã hội hài hòa,
phát triển bền vững: Hoạch định đường lối xây dựng xã hội hài hòa, phát triển
bền vững – quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Ổn định (đặc biệt là ổn
định chính trị - xã hội) là điều kiện quan trọng để phát triển, còn phát triển là cơ
sở, tiền đề thúc đẩy sự ổn định xã hội.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền
vững. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liên với tiến bộ xã hội và đảm bảo môi
trường sinh thái.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.
+ Sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng
+ Phát huy những giá trị truyền thống, nhân văn tạo nên sự hài hòa giữa giá trị
vật chất và giá trị tinh thần.
+ Xây dựng hành vi văn hóa, ứng xử văn hóa với môi trường thiên nhiên, môi
trường kinh tế.
 Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập, trong thời đại
công nghệ thông tin và kĩ thuật số
- Khái niệm về thời đại 4.0
+ Thời đại cách mạng công nghiệp lần thức tư: "Cách mạng công nghiệp đầu
tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách
mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách
mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây
giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần
ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ
thuật số và sinh học“ (Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn
đàn Kinh tế Thế Giới)
+ Những yếu tố tạo nên cách mạng công nghiệp:

Yếu tố Thể hiện


Công nghệ Những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược,
sinh học chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,
hóa học và vật liệu.
Vật lý robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, v.v...
Kĩ thuật số Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence (AI), Vạn vật kết nối
- Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

 Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập: Phát
triển, phát huy con người “công dân toàn cầu” (Global Citizens)
- Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác
nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch
- Công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến
thức và kinh nghiệm tích luỹ được khi sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia
và nhiều nền văn hoá khác nhau
- Gắn kết các cộng đồng dân tộc trong ngôi nhà chung thế giới, tạo nên sức
mạnh, sự đa dạng, sự hòa hợp giữa các dân tộc + Giữ gìn và phát huy bản sắc
dân tộc của con người
 Những tác động của thời đại hội nhập, thời đại công nghệ thông tin và kĩ
thuật số

Tích cực Tiêu cực


Con người Thể chất (tăng tuổi thọ, sức khỏe, Thất nghiệp
thể lực, trí tuệ,…) Trí tuệ (nâng Các chứng bệnh tâm lý do áp
cao năng lực trí tuệ, cải thiện khả lực công việc cũng như việc
năng giao tiếp,…) tiếp xúc quá nhiều với các
thiết bị điện tử
Xã hội Đời sống con người trở nên hiện Ranh giới giữa chiến tranh
đại hơn về cả đời sống vật chất và và hòa bình, giữa bạo lực và
tinh thần phi bạo lực (chiến tranh
Cơ sở hạ tầng phát triển mạng) trở nên mong manh.
Năng suất lao động được nâng Kéo khoảng cách giàu
cao, nghèo rộng hơn nữa.
Tự nhiên Đẩy mạnh phát triển công nghệ Gia tăng ô nhiễm không khí
sinh học trong khôi phục, bảo tồn và nước
và phát triển hệ sinh thái tự nhiên

Văn hóa Đa dạng văn hóa Nguy cơ hòa tan


Xã hội văn minh hơn Phai nhạt văn hóa truyền
thống

 Mặt trái của thời đại 4.0


- Sự bất bình đẳng
- Có thể phá vỡ thị trường lao động
- Những bất ổn về kinh tế (có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị)
- Cách thức giao tiếp trên internet có thể dẫn đến những hệ lụy về tài chính, sức
khỏe, thông tin cá nhân, v.v…
- Mở rộng: Về sau người Mỹ nhận ra mặt tiêu cực của sự phát triển khoa
học kĩ thuật như làm xấu môi trường sống, giảm cơ hội con người tiếp xúc với
thiên nhiên, hạ thấp phẩm chất con người, làm phai nhạt mối quan hệ người-
người; phát triển lệch về giáo dục KHKT ngày càng bất lợi cho việc giải quyết
mâu thuẫn người với thiên nhiên, người với người, thậm chí còn làm tăng các
mâu thuẫn đó. Vì vậy trong khi phát triển kinh tế, xã hội Mỹ càng nhấn mạnh
tính quan trọng của tinh thần nhân văn (theo Hải Hoành, Nghiencuuquocte.net)

 Vai trò, vị trí của KHXH và NV trong thời đại công nghệ thông tin và kĩ
thuật số
- Xây dựng nhân cách con người
- Làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và của toàn xã hội
- Khả năng nhận thức, điều chỉnh của con người về chính bản thân mình
(thích nghi - chuẩn bị - đối phó, định hướng tương lai)
- Đối với khoa học công nghệ:
+ Nguồn cảm hứng và động lực cho sự phát triển khoa học công nghệ
+ Điều chỉnh và định hướng đúng đắn khuynh hướng phát triển của khoa học
công nghệ trong thời đại 4.0

Câu 4: Những đặc điểm cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn
- Đặc điểm chung (theo A.A. Mavlyudov)
+ Dựa trên luận chứng khoa học
+ Mục đích: tìm hiểu nguyên nhân và quy luật của cách khuynh hướng nghiên
cứu.
+ Đưa ra những giả thuyết để khẳng định hoặc bác bỏ.
+ Sử dụng cấu trúc logic, phổ biến.
+ Hoạt động theo nguyên tắc giải thích nhân quả.
- Đặc điểm của khoa học xã hội và nhân văn trong so sánh với khoa học tự
nhiên

Phạm trù KHXH và NV KHTN


Mục - Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên Nhận thức, mô tả, giải
đích đoán về các hiện tượng, quy luật xã hội thích và tiên đoán về các
- Giúp con người nhận thức được thế hiện tượng, quy luật tự
giới xung quanh và chính bản thân nhiên, dựa trên những
mình một cách khách quan hơn. dấu hiệu được kiểm
- Định hướng hành động cho con chứng chắc chắn; bảo vệ
người. con người, nâng cao chất
- Trau dồi cho con người những kiến lượng cuộc sống
thức về lịch sử, văn hóa,… để từ đó áp
dụng hiệu quả trong việc xây dựng nền
kinh tế, chính trị, xã hội ổn định.

Đối Đối tượng của KHXH và NV là con Các hiện tượng, quy luật
tượng người - con người trong hệ thống quan tự nhiên xảy ra trên trái
hệ “con người và thế giới”, “con người đất cũng như ngoài vũ
và xã hội”, “con người và chính mình” trụ
Phạm vi Khoa học xã hội: kinh tế học, xã hội -Vật chất: Toán - Tin,
nghiên học, chính trị học, văn hóa học, nhà Hóa – Lí,
cứu nước và pháp luật… -Thiên văn học, Khoa
Khoa học nhân văn: văn học, ngôn học trái đất
ngữ, lịch sử, nhân loại học … -Sự sống: Sinh học (sinh
thái học, Khoa học môi
trường)

* Những đặc tính của khoa học xã hội và nhân văn


- Tính lịch sử (gắn với hoàn cảnh lịch sử, sự vận động mang tính lịch sử)
- Tính dân tộc, tính vùng miền
- Tính liên ngành
- Tính tư tưởng (quan điểm chính trị, quan điểm gia cấp…)
- Tính khách thể (vai trò khách quan của đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu) và tính chủ thể (vai trò của chủ thể nghiên cứu: quan điểm, thái độ, tình
cảm… của người nghiên cứu)
KHTN KHXHNV
Khả năng tiếp cận đối Tính toàn vẹn Tính chi tiết
tượng:

Khả năng xác định đối Tính xác định Tính phiếm
tượng: định

Quan hê ̣ ngoài của đối Tính độc lập Tính lê ̣ thuộc


tượng và khoa học: và phân ngành và liên ngành

Nội dung nghiên cứu: Tính phổ quát Tính đặc thù
Phạm vi sử dụng Tính chuyên sâu Tính phổ biến
nghiên
cứu:

Câu 5: Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và
nhân văn
1. Phương pháp định tính, định lượng
 Phương pháp định tính
- Khái niệm: Nghiên cứu định lượng là thu thập thông tin ở dạng số, từ đó
đưa ra những kết quả dựa trên phân tích thống kê để xác định xu hướng trong
tập dữ liệu số đó. Mục tiêu là thu được sự thật từ số liệu thống kê, đáng tin cậy
từ đó đưa ra những quyết sách
- Vị trí của phương pháp định lượng trong KHXH và NV: Vị trí không
đáng kể. Đặc trưng của nhận thức khoa học xã hội và nhân văn là định hướng
chủ yếu vào khía cạnh định tính của các hiện tượng được nghiên cứu. Nó chú ý
tới bình diện cá nhân và cá biệt, chứ không phải là phổ quát. Do đó, phương
pháp định lượng chiếm một vị trí không đáng kể.
+ Những ngành không thường xuyên dùng phương pháp định lượng:
Nhân chủng học, Lịch sử, Văn học
+ Những ngành thường sử dụng phương pháp định lượng: Tâm lí học,
Kinh tế học, Xã hội học , Chính trị học , Tiếp thị , Y tế cộng đồng
- Biện pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát số liệu, thống kê, đo
lường.
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định lượng:

Ưu điểm Hạn chế


- Kết quả nghiên cứu dễ đo lường - Chi phí và thời gian thực
- Mang tính đại diện cao hiện: cao và chậm hơn so với
- Mang tính khách quan, không phương pháp định tính
thiên vị - Các dữ liệu cho biết cái gì
- Dựa trên dữ liệu dạng số nên có đang diễn ra nhưng không giải
khả năng mở rộng dữ liệu thành dự đoán thích được vì sao có hiện tượng đó

 Phương pháp định tính


- Khái niệm: phương pháp định tính là một phương pháp tiếp cận tìm cách mô
tả và phân tích đặc điểm văn hóa, hành vi của con người, nhóm người từ quan
điểm của nhà nghiên cứu . Phương pháp định tính không chỉ trả lời các câu hỏi
cái gì, ở đâu, khi nào mà còn điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra
quyết định.
- Vị trí của phương pháp định tính trong KHXH và NV: Vị trí quan trọng.
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn đều thường xuyên sử dụng.
- Biện pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu, phỏng vấn cá nhân, phỏng
vấn nhóm
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định tính
Ưu điểm Hạn chế
- Tập trung vào số mẫu nhỏ - Nhiều khi mang tính chủ quan
nhưng đa dạng - Khả năng khái quát bị hạn chế,
- Nghiên cứu linh hoạt, đào sâu nói lên được tính chất của đối tượng
dữ liệu ngay trong phỏng vấn nghiên cứu nhưng không nói lên được
- Chi phí và thời gian thực hiện: tính chất đó có quan trọng, có phổ
thấp và nhanh hơn so với nghiên cứu biến hay không
định lượng

- Mối quan hệ giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính
+ Phương pháp định lượng có thể đưa ra khái niệm chính xác và có thể kiểm
chứng với những ý tưởng đạt được thông qua phương pháp định tính.
+ Phương pháp định tính có thể được sử dụng để hiểu được ý nghĩa của các kết
luận được đưa ra thông qua phương pháp định lượng
+ Một ý tưởng mới cần nghiên cứu định tính trước nghiên cứu định lượng. Sau
đó xác định tiềm năng của ý tưởng bằng nghiên cứu định lượng. Ý tưởng đã
được nghiên cứu, có lượng thông tin nhất định thì nghiên cứu định lượng trước
nghiên cứu định tính
+ Sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu định lượng và định tính thường được gọi là
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

2. Phương pháp lịch sử


- Khái niệm: Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực sự vật,
hiện tượng theo tiến trình lịch sử; nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong bối cảnh
lịch sử.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá
trình ra đời, phát triển của sự vật, hiện tượng; dựng lại bức tranh chân thực của
sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.
- Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử
+ Tính biên niên: trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện
tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế .
+ Tính toàn diện: khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát
triển của sự vật, hiện tượng
+ Tính minh xác: các nguồn dữ liệu phải chính xác; sự vật, hiện tượng phải
được nghiên cứu, trình bày một cách chân thực, minh bạch, khách quan
+ Tính liên kết: làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của sự vật, hiện tượng được
nghiên cứu với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Những ngành thường sử dụng phương pháp lịch sử: Lịch sử, văn học, ngôn
ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học …
- Một số phương pháp cụ thể của phương pháp lịch sử:

Phương pháp Cụ thể


Phương pháp Nghiên cứu quá khứ theo các giai đoạn phát triển trước kia
lịch đại của sự vật, hiện tượng. Phương pháp lịch đại bị hạn chế khi
nghiên cứu các hiện tượng xảy ra gần và có ưu thế khi nghiên
cứu các hiện tượng xa về mặt thời gian.
Phương pháp Xác định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy ra cùng
đồng đại một thời điểm, có liên quan đến nhau. Phương pháp đồng đại
giúp bao quát được toàn vẹn và đầy đủ quá trình lịch sử ; so
sánh được sự vật, hiện tượng đã xảy ra trong cùng một thời
gian.
Phương pháp nghiên cứu các quá trình lịch sử, làm sáng tỏ nội dung và đặc
phân kì điểm các giai đoạn phát triển, các thời kỳ biến đổi về chất của
sự vật, hiện tượng.

3. Phương pháp thực nghiệm

- Khái niệm: Phương pháp thực nghiệm là phương pháp dựa trên quan sát, phân
loại, nêu giả thuyết và kiểm nghiệm giả thuyết bằng thí nghiệm, để ủng hộ hay
bác bỏ giả thuyết đó.
- Phương pháp quan sát trong thực nghiệm
+ Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện
tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự
nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá
trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Quan sát là phương thức cơ bản để
nhận thức sự vật.
+ Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu hoặc
đặt giả thuyết kiểm chứng giả thuyết.
+ Quan sát thường bao gồm các hành vi: quan sát có hê ̣ thống, ghi âm, mô tả,
phân tích và giải thích các hành vi của con người.
- Phân loại phương pháp quan sát

Theo Quan sát có dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động
mức độ chuẩn bị những yếu tố nào của hướng nghiên cứu , tập trung
chuẩn bị: sự chú ý của mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng
cho việc kiểm tra kết quả thông tin nhận được từ
phương pháp khác.
Quan sát dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếu
không tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng
chuẩn bị cho các nghiên cứu thử nghiệm
Theo sự Quan sát có Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát
tham gia tham dự
của
người
quan sát
Quan sát Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng
không tham quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát
dự
Theo Quan sát người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát.
mức độ công khai Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai,
công mục đích công việc của mình.
khai của
người đi
quan sát
Quan sát người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quan
không công sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết
khai mình là ai, đang làm gì.
Căn cứ Quan sát
vào số một lần
lần quan
sát
Quan sát
nhiều lần

- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát


Ưu điểm Hạn chế
- Thông tin phong phú và đa - Thông tin thu được mang
dạng về̀ đối tượng nghiên cứu tính chủ quan, có thể có sai lệch
- Dễ sử dụng và ít tốn kém

* Những lưu ý khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu


- Không có một phương pháp toàn năng (mỗi phương pháp có ưu điểm và
những hạn chế)
- Tùy từng đối tượng, mục đích, nội dung nghiên cứu mà xác định phương pháp
nghiên cứu chính, chủ yếu.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp trong nghiên cứu khoa học.

Câu 6: Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Thực trạng và những vấn
đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta hiện nay
 Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn - nhìn từ truyền thống
- Trong quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên ba truyền thống
cao đẹp: Truyền thống yêu nước; Truyền thống nhân đạo; Truyền thống văn hóa
- Truyền thống khoa học:
+ Chưa có bề dày lịch sử
+ Các môn khoa học xã hội, nghiên cứu về khoa học xã hội có bề dày hơn so
với khoa học tự nhiên (thi cử, tuyển dụng quan lại trong thời phong kiến chú
trọng nhiều tới khoa học xã hôi (văn học, lịch sử, tư tưởng, đạo đức, tôn
giáo…), ít chú ý tới khoa học tự nhiên
- Sự đề cao khoa học tự nhiên so với khoa học xã hội và nhân văn

+ Quan niệm “khoa học đồng nghĩa với chính xác”, có thể lượng hóa được
(thường gắn với khoa học tự nhiên)
+ Tác động của khoa học tự nhiên thường tức thời, sản phẩm khoa học tự nhiên
mang tính thiết thực, nhiều khi là thực dụng. Trong khi đó, tác động của khoa
học xã hội và nhân văn có khi lâu dài, sản phẩm của KHXH và NV nhiều khi
mang ý nghĩa tinh thần.
+ Sự phát triển cực nhanh của khoa học tự nhiên làm thay đổi mọi mặt đời sống
xã hội
+ Tâm lí xã hội hướng nhiều tới các ngành khoa học tự nhiên trong lựa chọn
đào tạo, trong công việc v.v…
+ Chất lượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
chưa cao cả về tính khoa học và thực tiễn
 Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn - nhìn lại đôi điều bất cập
+ Những nghiên cứu cơ bản mang tính lí luận về khoa học xã hội và nhân văn
còn hạn chế
+ Tính hiện đại chưa cao, còn có phần lạc hậu so với nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới (tính khảo cứu chưa cao,
còn nặng về lí luận chung chung; tính độc lập trong tư tưởng, tính mới mẻ trong
quan niệm chưa nhiều, chưa tiếp cận được nhiều những thàn tựu mới của thế
giới)
+ Tình trạng “bình dân hóa, tầm thường hóa” khoa học xã hội và nhân văn
+ Chưa có sự gắn kết cao giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn (công trình
khoa học chưa giải quyết được những vấn đề thiết yếu của đời sống…)
+ Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phát triển chậm hơn so với nghiên
cứu khoa học tự nhiên
 Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn – cách nhìn mới, bước đi mới
- Cách nhìn mới
+ Khoa học xã hội và nhân văn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội
+ Khoa học xã hội và nhân văn có những đặc thù riêng (không áp đặt quan
điểm, tiêu chí… của khoa học tự nhiên trong ứng xử với KHXH và NV)
- Bước đi mới
+ Tăng cường những nghiên cứu mang tính lí luận trong khoa học xã hội và
nhân văn
+ Phân loại một cách khoa học những chuyên ngành, khối ngành khoa học xã
hội và nhân văn
+ Phát huy thế mạnh trong nghiên cứu liên ngành đối với khoa học xã hội và
nhân văn
~ Liên ngành giữa khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên trong
nghiên cứu khoa học
~ Liên ngành giữa các ngành trong khoa học xã hội và nhân văn
+ Gắn nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với đời sống. Tăng cường tính
ứng dụng của KHXH và NV.

You might also like