You are on page 1of 13

MÔ HỌC HỆ TIM MẠCH

- HTH gồm: Tuần hoàn máu và bạch huyết


- Hệ mạch máu gồm cấu trúc sau:
+ Tim => bơm máu.
+ Động mạch bao gồm các mạch dẫn máu từ tim đi, càng xa tim càng có
đường kính nhỏ dần sau các lần chia nhánh, mang máu có các chất
dinh dưỡng và oxy đến các mô.
+ Mao mạch => có kích thước nhỏ nhất, tạo thành lưới mao mạch là hệ
thống bao gồm các ống dẫn có thành mỏng và phân chia nhiều nhánh,
thành mao mạch cho phép có sự trao đổi chất giữa máu và mô.
+ Tĩnh mạch là cấu trúc hợp nhất của các mao mạch máu, có kích thước
lớn dần khi về gần tim hơn, đưa máu về tim để được tiếp tục bơm đi.
+ Hệ mạch bạch huyết khởi đầu từ các mao mạch bạch huyết có 1 đầu
kín, thông nối với nhau, tạo nên các mạch có kích thước càng lúc càng
lớn hơn; các mạch bạch huyết cuối cùng đổ vào hệ mạch máu. Một
trong các chức năng của hệ bạch huyết là mang dịch từ khoảng gian
bào ở mô trở về máu
=> Cấu trúc mô học của HTM liên quan chặt chẽ với cơ tim và cơ trơn
CƠ TIM

- có tính tự động, không chủ ý


- hình trụ, phân lưới tạo tế bào cơ, bào tương có các vi sợi cơ tạo vân, mỗi tế
bào cơ tim có 1 nhân hình trứng nằm giữa sợi cơ
- Tế Bào cơ tim kết nối với nhau bằng các liên kết (có vạch bậc thang)
- giữa lưới tế bào cơ tim có mô liên kết giàu mạch máu và mô thần kinh gọi là
khoang henle
- Cấu trúc phân tử: có 2 loại siêu sợi actin và myosin, phức hợp troponin và
hệ thống túi ngang kém phát triển
CƠ TRƠN

- Vận động không chủ ý, có ở thành mạch máu, khí phế phế quản. thành các
tạng rỗng
- Tế bào cơ trơn dạng sợi hình thoi, có 1 nhân hình que nằm ở phần phình của
tế bào
- các siêu sợi actin không tạo thành sarcomere, tạo thành lưới

TUẦN HOÀN

- Tuần hoàn não


- Tuần hoàn phổi
- Tuần hoàn tim
- Tuần hoàn các tạng

TIM

- Cấu tạo bằng cơ, co thắt theo nhịp, bơm máu vào HTH
- Có vai trò tạo ra hormone yếu tố niệu - tâm nhĩ
- Yếu tố niệu - Tâm nhĩ: chỉ số Protein BNP (Brain Natriuretic Peptide) tăng
cao => suy tim
- Thành tim có 3 áo
+ Áo trong (nội tâm mạc)
+ Áo giữa (cơ tim)
+ Áo ngoài (màng ngoài tim)
- Vùng mô nằm giữa trái tim gọi là Khung sợi
- Khung sợi là:
+ Chân van tim
+ xuất nguồn của van tim
+ có các tế bào cơ tim gắn vào

CẤU TẠO THÀNH TIM

- Nội tâm mạc tương đương với áo trong của các mạch máu, bao gồm một
hàng tế bào nội mô nằm bên trên lớp đệm mỏng có các sợi chun, sợi collagen
và các tế bào cơ trơn.
- Gắn kết lớp cơ tim với lớp đệm là mô liên kết, được gọi là lớp dưới nội tâm
mạc có chứa các tĩnh mạch, dây thần kinh và các sợi nhánh của tế bào tạo
xung (tế bào Purkinje).
- Cơ tim - lớp dày nhất của tim, cấu tạo bởi các tế bào cơ tim sắp xếp nhiều
lớp bao quanh các buồng tim theo kiểu xoắn ốc phức tạp. Một số lớp cơ
xiên vào khung sợi của tim. Hình ảnh mô học mẫu cơ tim nhỏ có thể nhìn
thấy tế bào cơ tim sắp xếp thành nhiều hướng.

En: Nội tâm mạc có nhiều sợi chun


Ep: Ngoại tâm mạc (lá tạng)
Myocardium: Lớp cơ tim
- Tim được bao ngoài bởi một lớp biểu mô lát đơn tựa trên lớp mô liên kết
mỏng => thượng tâm mạc.
- Dưới thượng tâm mạc là mô liên kết thưa có
+ các tĩnh mạch
+ dây thần kinh và các hạch thần kinh
+ mô mỡ quanh tim.
- Thượng tâm mạc là lá tạng của màng ngoài tim. Giữa lá tạng và lá thành là
khoang có ít dịch tạo thuận lợi cho tim vận động.
- Khung sợi cơ tim là mô liên kết đặc, gồm các cấu trúc:
+ màng ngăn
+ tam giác sợi
+ vòng sợi
=> Các cấu trúc này đều có cấu tạo là mô liên kết đặc nhiều sợi
collagen sắp xếp nhiều hướng khác nhau; một số chỗ có các nốt sụn
xơ.
- Van tim có cấu tạo gồm lõi là mô sợi đặc (có sợi collagen và sợi chun), hai
mặt có phủ nội mô. Chân van gắn vào vòng sợi của khung sợi.
- Bệnh van tim: tổn thương phần lõi => viêm mô sợi => thoái hóa dần, van sơ
cứng => bề mặt van van xù xì, xuất hiện nốt thấp tim=> vôi hóa
- Tình trạng hở, hẹp van tim do sự biến đổi mô học van tim

HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN

- Hệ tạo nhịp tim gồm 2 nút nằm ở tâm nhĩ là nút xoang và nút nhĩ-thất.Các
bó nhĩ-thất xuất phát từ nút nhĩ-thất, chia nhánh đến hai tâm thất. Các tế
bào của hệ dẫn truyền xung có chức năng như nhau nhờ các hình thức liên
kết khe.
- Nút xoang-nhĩ là khối tế bào cơ tim biến thể thành tế bào hình thoi, nhỏ hơn
các tế bào cơ của tâm nhĩ, có ít vi sợi cơ. Tế bào
- của nút nhĩ-thất giống của nút xoang-nhĩ, nhưng bào tương chia
- nhiều nhánh nhỏ theo nhiều hướng khác nhau và tạo thành lưới.
- Bó nhĩ-thất có tế bào như nút xoang-nhĩ. Càng ra xa, tế bào càng to hơn tế
bào cơ tim nguyên ủy và có nhiều hình dạng.
- Các tế bào này được gọi là các tế bào Purkinje, có 1 hay 2 nhân ở trung
tâm, bào tương nhiều ti thể và glycogen.
- Chức năng chính của TB nút nhĩ là dẫn truyền

- TB nút xoang nhĩ không chế tiết BNP mà chức năng chính là dẫn truyền
- TB cơ tim ở vùng tâm nhĩ (trái) chế tiết ra BNP

- Sau khi chạy bên trong lớp dưới nội tâm mạc, tế bào Purkinje đi vào tâm
thất và ở bên trong lớp cơ tim thành tâm thất => kích thích đến được các lớp
sâu trong cơ thành tâm thất.
- Các sợi giao cảm và phó giao cảm của hệ thần kinh tự động phân bố tại tim
và tạo đám rối ở đáy tim. Các tế bào hạch thần kinh và sợi thần kinh cũng ở
sát bên các nút xoang-nhĩ và nút nhĩ-thất
- Kích thích phó giao cảm => chậm nhịp tim => tăng nhịp tim.
- Giữa các sợi cơ của lớp cơ tim có nhiều đầu tận cùng thần kinh, liên quan
đến tính chất cảm giác đau.
- Tắc nghẽn động mạch vành => giảm oxy đến cơ tim => cảm giác đau (đau
thắt ngực).

ĐỘNG MẠCH

- Hệ thống mang máu từ tim ra mô và cơ quan


- 3 loại:
+ ĐM chun (ĐM chủ, ĐM phổi), đại ĐM xuất phát từ tim, HA thay đổi
theo chu kỳ tim, chứa nhiều sợi chun => ổn định cấu trúc và độ co
giãn
● Áo trong: tb nội mô, màng chun
● Áo giữa: sợi chun, cơ trơn xen lẫn nhau, màng chun ngoài
● Áo ngoài: sợi collagen, sợi chun, tb sợi, mạch máu của mạch

+ ĐM cơ - chiếm nhiều (hầu hết đm còn lại), cung cấp máu đến cơ
quan, áo giữa nhiều cơ trơn
● Áo trong: tb nội mô, màng chun
● Áo giữa: nhiều cơ trơn, sợi chun xen lẫn nhau, màng chun
ngoài
● Áo ngoài: sợi collagen, sợi chun, tb sợi, mạch máu của mạch

+ Tiểu ĐM
● Thành mỏng hơn các ĐM cơ do áo giữa ít tế bào cơ hơn (1-2
lớp), không có màng ngăn chun ngoài, lớp áo ngoài chỉ có mô
liên kết thưa và sợ thần kinh
● Tiểu động mạch tiền mao mạch: áo trong chỉ có tế bào nội mô
mạch máu và màng đáy, áo giữa có lớp cơ trơn tạo cơ thắt tiền
mao mạch, áo ngoài chỉ có một ít mô liên kết thưa
- So sánh cấu tạo của các động mạch (phải nhớ)

Động mạch Áo trong Áo giữa Áo ngoài

ĐM chun Nội mạc (chứa Lớp tế bào cơ Lớp mỏng mô


(mạch lớn) thể Weibell - trơn xen kẽ với liên kết chứa
(đm chủ, thân Palade), màng (40-70) màng nguyên bào sợi,
động mạch đáy, lớp dưới chun có nhiều một ít mạch của
phổi nội mô, màng cửa sổ, màng mạch, mạch
ngăn chun trong ngăn chun ngoài bạch huyết, sợi
không điển hình không điển hình, thần kinh
mạch của mạch

ĐM cơ Nội mạc (chứa xấp xỉ 40 lớp tế Lớp mỏng mô


(mạch phân thể Weibell - cơ trơn, lớp liên kết chứa
phối) Palade), màng màng ngăn chun nguyên bào sợi,
(đm cảnh, đm đáy, lớp dưới ngoài dày, một ít một ít mạch của
đùi) nội mô, màng mô đệm mạch, mạch
ngăn chun trong bạch huyết, sợi
dày thần kinh

Tiêu đm Nội mạc (chứa 1-2 lớp tế bào Mô liên kết


thể Weibell - cơ trơn thưa, sợi thần
Palade) màng kinh
đáy, lớp dưới
nội mô, màng
ngăn chun trong
thay bằng các
sợi chun

ĐM tiền mao Nội mạc và Cơ thắt tiền mao Thưa thớt mô


mạch màng đáy mạch bởi các tế liên kết thưa
bào cơ trơn

MAO MẠCH

- Thành là lớp tb nội mô và màng đáy


- không có cơ trơn => không hoạt động vận mạch
- có tính thấm chọn lọc, trách nhiệm trao trao đổi khí và trao đổi chất giữa
máu và mô
- 3 loại
+ kín
+ cửa sổ
+ kiểu xoang
- Tính thấm phụ thuộc tế bào nội mô, có đặc điểm của chất đi qua (kích
thước, hình dạng, chức năng)
+ khuếch tán theo gradient
+ vận chuyển chủ động qua pro xuyên màng
+ chui qua khe gian bào or cửa sổ như bạch cầu
=> Hóa chất trung gian làm tăng tính thấm: histamin, bradykinin

Đặc điểm Mao mạch lớn Mao mạch cửa Mao mạch kiểu
sổ xoang

Vị trí Mô liên kết, cơ, tuyến nội tiết, tủy xương,


mô thần kinh, tụy, ruột lách, hạch bạch
mô đệm trong huyết, một số
não tuyến nội tiết
Đường kính đường kính đường kính đường kính
nhỏ nhất trung bình lớn nhất

nội mạc tạo mối liên tạo mối liên thông thường
kết chặt chẽ kết chặt chẽ các tế bào nội
với chính nó với chính nó mô và màng
hoặc các tế bào hoặc các tế bào đáy không liên
xung quanh xung quanh tục

cửa sổ không có có xuất hiện ở


ngoài khoảng
trống

- Các tĩnh mạch sau mao mạch và mao mạch tham gia vào sự trao đổi
chất giữa máu và mô. Các tiểu tĩnh mạch D khoảng 0,2-1mm
- Áo trong gồm có lớp nội mô và lớp đệm khá mỏng
- Áo giữa có thể có các chu bào có tính co thắt.
=> Các mạch này được gọi là tiểu tĩnh mạch sau mao mạch hay tiểu
tĩnh mạch quanh tế bào, có đường kính lòng tới 50 mm.
- Các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch có một số đặc điểm cấu tạo chung
giống như các mao mạch - tham gia vào quá trình viêm và trao đổi
chất ở mức độ tế bào và các phân tử giữa máu và mô.
- Các tiểu tĩnh mạch cũng ảnh hưởng đến dòng máu chảy ở các tiểu
động mạch do sản xuất ra các chất co mạch.

CHỨC NĂNG TẾ BÀO NỘI MÔ

- Tạo tính thấm chọn lọc, đặc biệt ở màng trao đổi khí máu, hàng rào máu
não, cầu thận
- Co giãn: giải phóng nitric oxide => giãn mạch
- khởi động tiến trình đông máu => yếu tố mô
- Tái tạo mạch, tổng hợp yếu tố tăng trưởng
- Biến đổi angiotensin I => II => co cơ trơn
- Oxy hóa lipoprotein (LDL và VLDL)

TĨNH MẠCH

- Kích thước > ĐM đi kèm, thành mỏng


- có 3 lớp áo: trong, giữa, ngoài
- 3 loại: nhỏ, trung bình, lớn
- Tiểu tĩnh mạch, nhất là tiểu tĩnh mạch sau mao mạch có chức năng trao
đổi chất, tính thấm cao hơn mao mạch nhất là khi có tác động của chất
giãn mạch. Bạch cầu đi từ tuần hoàng => mô => khoang gian bào tế bào
nội mô

Tĩnh mạch Áo trong thành Áo giữa thành Áo ngoài thành


mạch mạch mạch

Lớn Tế bào nội mô, Mô liên kết và 1 Các bó tế bào cơ


màng đáy, mô số lớp tế bào cơ trơn xếp theo
đệm (liên kết trơn chiều dọc của
dưới nội mô), mạch. Các tế bào
một số tĩnh cơ tim nhập vào
mạch có van khi tĩnh mạch
cắm vào tim.
Lớp collagen và
nguyên bào sợi

Trung bình & Tế bào nội mô, Các sợi chun và Các bó collagen
nhỏ màng đáy, mô tế bào cơ trơn và nguyên bào
đệm (liên kết sợi
dưới nội mô),
một số tĩnh
mạch có van

Tiểu tĩnh mạch Tế bào nội mô, Mô liên kết và Các bó collagen
màng đáy (tế một số tế bào cơ và nguyên bào
bào quanh mạch trơn sợi
có liên quan đến
tĩnh mạch sau
mao mạch)

- Các thể cảnh:


+ nằm ở chỗ chia nhánh của động mạch cảnh chung
+ có các thụ thể hóa học nhạy cảm đối với nồng độ của dioxide
carbon và oxy của máu
+ Các thể cảnh có nhiều mao mạch có lỗ thủng với các loại tế bào I
(có nhiều hạt chứa dopamine, serotonin, adrenalin) và tế bào II
(tế bào nâng đỡ)
+ Các sợi thần kinh ở các thể cảnh là các sợi thần kinh đi (xung
thần kinh về HTKTW)
- Các xoang cảnh:
+ chỗ phình ở các động mạch cảnh trong
+ Chứa các thụ thể cảm áp thay đổi áp suất máu =>
+ truyền tiếp thông tin về HTKTW
+ Áo giữa động mạch của các xoang này mỏng => đáp ứng với các
thay đổi về áp suất máu.
+ Áo trong và áo ngoài có nhiều tận cùng thần kinh.
+ Các sợi thần kinh đi cho nhánh về não => điều hòa sự co mạch và
duy trì áp suất máu bình thường.
- Các nhánh nối động-tĩnh mạch:
+ tham gia vào sự điều hòa dòng máu ở một số vị trí cơ thể cần có sự
thông nối trực tiếp giữa các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch.
+ Đường kính thay đổi tùy theo tình trạng của cơ quan
+ Thay đổi đường kính có vai trò:
● điều hòa áp suất máu
● lưu lượng máu, thân nhiệt
● đặc biệt bảo tồn một vùng cấu trúc của tim.
- Ngoài các nhánh nối trực tiếp, còn có các cấu trúc phức tạp hơn là cuộn
mạch, có chủ yếu ở đầu ngón tay, giường móng và loa tai. Các tiểu động
mạch khi đi vào bao mô liên kết của các cuộn mạch bị mất màng chun
trong và cơ thành mạch dày thêm, lòng hẹp lại.
- Các nhánh nối động-tĩnh mạch được cho rằng tham gia vào điều hòa luồng
máu và áp suất máu tại chỗ. Tất cả các nhánh nối động-tĩnh mạch đều có
nhiều tận cùng thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

MẠCH BẠCH HUYẾT

- MBH là dịch mô - là dịch dư thừa ở ngoại bào không đi vào mao mạch hay
tĩnh mạch hậu mao mạch mà đi vào mạch bạch huyết
- khác với máu, tuần hoàn chỉ theo 1 hướng => về tim
- Mao mạch bạch huyết:
+ xuất phát từ các mô
+ có một đầu kín và thành mỏng với 1 hàng tế bào nội mô nằm trên
màng đáy hơn không liên tục
+ nở rộng vì có nhiều vi sợi collagen gắn chúng chặt vào mô liên kết
xung quanh
- Xuất phát từ mô => theo mao mạch BH tập trung vào hạch BH và mạch
lớn hơn => cách MBH mỏng đổ về 2 MBH lớn (ống ngực & ống BH
phải) => nhánh trái trái tĩnh mạch cổ => tĩnh mạch dưới đòn phải &
tĩnh mạch cổ phải
- MBH có hầu hết cơ quan trừ HTKTW và tủy xương
- Cấu tạo giống tĩnh mạch, có thành mỏng, không có ranh giới rõ giữa các
áo, nhiều van, lòng giãn rộng, tạo các hốt hay hạt đoạn giữa các van.
- Ống BH (ống ngực và ống BH phải):
+ cấu trúc như tĩnh mạch, nâng đỡ bởi cơ trơn áo giữa
+ Trong áo giữa, các bó cơ trơn xếp dọc, xếp vòng với các sợi dọc
=> ưu thế
+ Áo ngoài, kém phát triển
+ có mạch nuôi mạch và nhiều lưới sợi thần kinh (giống ĐM, TM)
- Tuần hoàn BH
+ hỗ trợ các ngoại lực (co thắt mô cơ vân xq) tác động vào thành
mạch
+ các ngoại lực tác động k liên tục
+ dòng BH không có định hướng chảy chủ yếu do nhiều van bên
trong MBH
+ cơ thắt cơ trơn (thành MBH lớn) => đẩy BH về tim

You might also like