You are on page 1of 8

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hồ Long Hiển*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Điều trị ung thư trực tràng phải phối hợp đa mô thức, trong đó phẫu thuật
được xem là phương pháp điều trị mang tính chiến lược. Ngày nay, phẫu thuật nội soi
ung thư trực tràng này càng phát triển và thay thế dần phương pháp mổ mở.
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm bệnh nhân và kết quả điều trị sớm của phẫu thuật nội soi
điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Ung bướu TP.Cần Thơ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả loạt ca, 31bệnh nhân ung thư trực tràng
được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại khoa ngoại 2 Bệnh viện Ung bướu TP.Cần Thơ
từ tháng 01/2020 đến 10/2021.
Kết quả: Tuổi trung bình là 55,26 ± 10, bệnh nhân nam cao gần gấp 2 lần nữ giới. U
trực tràng cách rìa hậu môn ≤ 5 cm chiếm 45,2%, u cách rìa hậu môn >15-17 cm chiếm
6,5%. Đại thể u chiếm > ½ chu vi khoảng 58,1%. Thời gian mổ trung bình 242 ± 55,9
phút. Tất cả bệnh nhân đều có giải phẫu bệnh sau mổ là carcinôm tuyến, có 1 trường
hợp diện cắt vòng quanh dương tính. Hạch khảo sát trung bình 15, 29 ± 7 hạch. Biến
chứng sau mổ 3,2% bao gồm xì miệng nối, bán tắc ruột và rối loạn chức năng bang
quang, thời gian nằm viện trung bình 8,69 ± 3,2 ngày.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng đem lại hiệu quả tốt, ít biến
chứng.
Từ khóa: ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soi
*Hồ Long Hiển: Trưởng khoa ngoại nhũ học - tiêu hóa bệnh viện Ung Bướu TP.Cần
Thơ. Số điện thoại: 0903771952. Email: hienholong@gmail.com
EARLY OUTCOME OF LAPAROSCOPIC SURGERY FOR RECTAL CANCER
TREATMENT AT CAN THO ONCOLOGY HOSPITAL
Ho Long Hien*, Huynh Thao Luat, Đang Quang Tung, Vo Xuan Bao
ABSTRACT
Background: Rectal cancer treatment is multidisciplinary therapy and surgery is main
therapy. Now a day, laparoscopic surgery is widely performed and can replace open
surgery in rectal cancer treatment.
Objective: The aim of this study was evaluation of general characteristics of patient and
early effective of laparoscopic surgery at Can Tho oncology hospital.
Patients and methods: case series of 31 rectal cancer patients treated with
laparoscopic surgery at gastrointestinal and gynecolology department of Can Tho
oncology hospital from 01/2020 – 10/2021.
Results: Mean age was 55,26 ± 10, quantity of male was two times higher than female.
Low rectal cancer was 45,2%, rectalsigmoid junction caner was 6,5%. Tumor spreaded
more than half of circuit rectal was 58,1%. Operation time was 242 ± 55,9 minutes. All
tumors were adenocarcinoma and 1 patients have CMR (+). Mean number of lympho
node examined was 15, 29 ± 7 hạch. Complication of surgery was 3,2%, including
leakage of anastomotic, dysfunction of bladder and partial bowel obstruction. Length
time of postoperation was 8,69 ± 3,2 days.
Key words: rectal cancer, laparoscopic surgery
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư thường gặp trên toàn thế giới.
Điều trị ung thư trực tràng phải phối hợp đa mô thức, trong đó phẫu thuật được xem là
phương pháp điều trị mang tính chiến lược. Ngày nay, phẫu thuật nội soi ung thư trực
tràng này càng phát triển và thay thế dần phương pháp mổ mở. Hầu hết các nghiên cứu
trước đây cho thấy, phẫu thuật nội soi thường giảm thời gian nằm viện, lượng máu mất

1
ít hơn, thời điểm cho ăn đường miệng sau mổ sớm hơn so với mổ mở [21], [19], [15].
Phẫu thuật nội soi không làm giảm khả năng sống còn và tái phát của bệnh nhân.
Theo phân tích gộp năm 2018, trên 2058 bệnh nhân phẫu thuật nội soi, 2365
bệnh nhân mổ mở ung thư đại-trực tràng từ 20 nghiên cứu. Thời gian phẫu thuật nội soi
lâu hơn mổ mở trung bình khoảng 38,23 phút. Số hạch lấy được tương nhau giữa 2
phương pháp. Đối với ung thư trực tràng, không có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát tại chỗ
và di căn xa giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, khả năng sống còn toàn bộ và sống còn không tái
phát ưu thế hơn nhóm phẫu thuật nội soi [15].
Tại bệnh viện Ung bướu TP.Cần Thơ, phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực
tràng mới được triển khai trong khoảng 5 năm gần đây. Chúng tôi tiến hành làm nghiên
cứu này để đánh giá bước đầu hiệu quả của kỹ thuật này khi được áp dụng tại bệnh viện.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những bệnh nhân ung thư trực tràng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại
khoa ngoại 2 Bệnh viện Ung bướu TP.Cần Thơ từ tháng 01/2020 đến 10/2021.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân ≤ 80 tuổi
- Kết quả sinh thiết xác định là ung thư biểu mô tuyến.
- Không có biến chứng thủng hay tắc ruột trước đó.
- Có đầy đủ các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng.
- Không béo phì (BMI<25).
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có kết quả mô bệnh học không phải týp ung thư biểu mô tuyến.
- Bệnh nhân trên 80 tuổi
- Bệnh nhân có ung thư thứ hai.
- Bệnh nhân có tiền sử mổ mở bụng trước đó
- Có chống chỉ định phẫu thuật nội soi
- Bệnh nhân bỏ dở điều trị hoặc mất theo dõi trong thời gian trước khi nghiên
cứu kết thúc.
- Bệnh nhân có hóa xạ trị tiền phẫu.
- Bênh nhân ung thư trực tràng giai đoạn IV
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả loạt ca.
2.2.2 Phương pháp phân tích xử lý kết quả: nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 19.0.
III. KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN
Tuổi trung bình là 55,26 ± 10, bệnh nhân nam cao gần gấp 2 lần nữ giới. Triệu
chứng lâm sàng chủ yếu các bệnh nhân đến khám vì tiêu phân đàm, máu, mót rặn và
tiêu phân dẹt. Trong đó, Tiêu phân máu và mót rặn là 2 triệu chứng thường gặp nhất
(87,1%). U trực tràng vị trí cách rìa hậu môn ≤ 5 cm chiếm tỷ lệ cao nhất (45,2%), u
cách rìa hậu môn >15-17 cm chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,5%). Đại thể u trực tràng chiếm >
½ chu vi khoảng 58,1%. Máy nội soi đại - trực tràng có thể qua được 83,9%. Phẫu
thuật cắt trước chiếm tỷ lệ 25,8%, phẫu thuật cắt trước thấp chiếm 41,9% phẫu thuật
Miles chiếm 32,3%. Đối với phẫu thuật cắt trước và trước thấp, khoảng 95,2% bệnh
nhân có diện cắt dưới cách u ≥ 2 cm, 4,8% cách u 1 cm. Thời gian mổ trung bình 242 ±
55,9 phút. Đặc điểm giải phẫu bệnh và xếp hạng T,M theo bảng 1
Bảng 1: Đặc điểm giải phẫu bệnh và xếp hạng T,N sau mổ (n=31)
Đặc điểm Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Carcinôm tuyến 31 100
2
Grad 1 02 6,5
Grad 2 29 93,5
Diện cắt vòng quanh dương tính 01 3,2
Xâm lấn khoang lymphô-mạch máu 04 12,9
Xâm lấn quanh thần kinh 03 9,7
Xếp hạng T
Tis 01 3,2
T1 01 3,2
T2 06 19,4
T3 21 67,7
T4 02 6,5
Xếp hạng hạch
N0 18 58,1
N1 09 29,0
N2 04 12,9
Khảo sát hạch Số lượng
Số hạch ít nhất 5
Số hạch nhiều nhất 49
Trung bình ± độ lệch chuẩn 15, 29 ± 7
3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM: theo bảng 2
Bảng 2: Kết quả điều trị sớm (n=31)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Tai biến lúc mổ (chảy máu mặt sau tiền liệt tuyến
01 3,2
và tam giác bàng quang)
Biến chứng chung sau mổ 02 6,5
Nhiễm trùng vết mổ
Có 00 0
Không 31 100
Xì miệng nối
Có 01 3,2
Không 30 96,8
Ngày xuất hiện xì miệng nối 04
Ngày hồi phục xì miệng nối 23
Bán tắc ruột sau mổ
Có 01 3,2
Không 30 96,8
Ngày xuất hiện 08
Ngày hồi phục 07
Rối loạn chứng năng bàng quang
Có 01 3,2
Không 30 96,8
Ngày hồi phục 30
Thời gian cho ăn đường miệng Số lượng Tỷ lệ (%)
Hậu phẫu ngày 1 31 100
Thời gian nằm viện hậu phẫu Ngày
Ngắn nhất 05
Dài nhất 23

3
Trung bình ± độ lệch chuẩn 8,69 ± 3,2
Bệnh tiến triển trong thời gian nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%)
Có 00 0
Không 31 31
IV.BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN
Tuổi
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,26 ± 10, tuổi lớn
nhất là 73, tuổi nhỏ nhất là 31. Kết quả này có phần khác hơn so với nghiên cứu của
Đinh Quang Tâm và cộng sự năm 2012, tuổi trung bình là 58,4 ± 14 tuổi [9]; nghiên
cứu của Mai Đình Điểu năm 2014 với tuổi trung bình là 59, tuổi thấp nhất là 14, tuổi
cao nhất là 89. Theo nghiên cứu của Quách Văn Kiên, tuổi trung bình của bệnh nhân
ung thư trực tràng là 58 ± 16, tuổi lớn nhất là 81, tuổi nhỏ nhất là 25 [6].
Độ tuổi thường mắc ung thư trực tràng nhất trong nghiên cứu này là 41-60 tuổi,
tương đương với ghi nhận của Đoàn Hữu Nghị và Nguyễn Văn Hiếu [8], [4]. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Mai Đình Điểu, tuổi thường gặp nhất là 41-80 tuổi [2]. Nghiên cứu của
Quách Văn Kiên, tuổi thường gặp là 45-70 [6].
Giới tính
Qua nghiên cứu trên 31 trường hợp phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng,
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ mắc ung thư trực tràng ở nam cao gần gấp 2 lần nữ (65% so với
35%). Các nghiên cứu khác trong nước cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư trực tràng ở nam và
nữ gần tương đương nhau. Theo nghiên cứu của Võ Tấn Long, với tổng số 60 trường
hợp phẫu thuật noi điều trị ung thư trực tràng cách rìa hậu môn 6-15 cm, nam chiếm
53,3%, nữ chiếm 46,7% [7]. Theo nghiên cứu của Mai Đình Điểu tỷ lệ nạm/nữ gần
tương đương nhau (1,08:1) [4].
Đặc điểm lâm sàng
Theo y văn, các triệu chứng chính của ung thư trực tràng là tiêu phân máu, kèm
đàm nhớt, mót rặn. Số lần đi tiêu tăng lên liên tục do khối u liên tục kích thích trực
tràng và tăng tiết nhầy nhớt. Các trường hợp u lớn, làm hẹp lòng trực tràng, người bệnh
sẽ khó đại tiện và đại tiện phân dẹt [1]. Đại thể u trực tràng có thể là dạng sùi, loét hoặc
thâm nhiễm [9], [2]. Trong nghiên cứu này, triệu chứng thường gặp nhất là tiêu phân
máu và mót rặn (87,1%), tiêu phân dẹt chiếm 61,3%, tiêu phân đàm chiếm 33,5%. U
trực tràng cách rìa hậu môn ≤ 5 cm chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2%, cách rìa hậu môn 6-10
cm chiếm 22,6%.
Chuyển mổ mở
Chuyển mổ mở thật ra không còn được xem là thất bại của phẫu thuật nội soi.
Chuyển mổ mở được xem là thay thế phương thức tiếp cận giúp bệnh nhân an toàn
trong quá trình phẫu thuật. Quyết định chuyển mổ mở tùy vào mỗi phẫu thuật viên. Một
số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định này là BMI, tuổi, bệnh lý kèm theo, phương
tiện phẫu thuật, đặc tính xâm lấn của khối u, kinh nghiệm của phẫu thuật viên [3], [13],
[11]. Theo nghiên cứu của Đỗ Bá Hùng, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.
Theo nghiên cứu của Đinh Quang Tâm, tỷ lệ chuyển mổ mở là 22%. Theo tác giả,
nguyên nhân chủ yếu là do kinh nghiệm. Đối với 29 trường hợp đầu tiên, các trường
hợp u to, xâm lấn vào tổ chức xung quang nguy cơ cao sẽ chuyển sang mổ mở vì kỹ
năng chưa thuần thục. Về sau, khi kinh nghiệm được tích lũy dần thì ít trường hợp phải
chuyển mổ mở hơn [9].Trong nghiên cứu này, không có trường hợp nào phải chuyển
mổ mở. Có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn các nghiên cứu khác.
Thời gian mổ
Theo nghiên cứu của Đỗ Bá Hùng, thời gian mổ trung bình là 212,5 phút [5]. Võ
Tấn Long, thời gian mổ trung bình là 217 ± 67 phút (từ 110-360 phút) [7]. Đinh Quang
Tâm, thời gian mổ trung bình 178,14 ± 59,9 phút (65-360 phút) [9]. Mai Đình Điểu,
4
thời gian mổ trung bình chung cho tất cả các loại phẫu thuật là là 202 phút, ngắn nhất 60
phút, dài nhất 410 phút. Đối với phẫu thuật cắt trước và cắt trước thấp, thời gian mổ
trung bình là 187 phút, ngắn nhất là 90 phút, lâu nhất là 380 phút. Đối với phẫu thuật
Miles, thời gian mổ trung bình 205 phút, ngắn nhất 60 phút, dài nhất 105 phút [2].
Theo các nghiên cứu ngoài nước, thời gian phẫu thuật cũng khác nhau tùy vào
nhóm tác giả. Theo nghiên cứu của Mario M. và cs, thời gian mổ trung bình là là 250 ±
31,2 phút (110-510 phút) [17]. Nhưng trong nghiên cứu của của Zhou, thời gian mổ
trung bình là 120 phút (110-120 phút) [22].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mổ trung bình chung cho cả 3 loại
phẫu thuật là 242 ± 55,9 phút, ngắn nhất là 150 phút, dài nhất là 360 phút. Vị trí u càng
thấp thì càng có xu hướng kéo dài thời gian mổ. Thời gian phẫu thuật của chúng tôi dài
hơn hầu hết các nghiên cứu. Sự khác biệt này có thể do kinh nghiệm phẫu thuật của
chúng tôi chưa được nhiều, vì đây là giai đoạn đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư
trực tràng. Một phần nguyên nhân là do bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đa phần là
nam giới, có khung chậu thường hẹp hơn nữ giới. Tương tự, theo quan điểm Võ Tấn
Long và cộng sự, thời gian mổ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên,
mức độ xâm lấn u, độ rộng của khung chậu bệnh nhân [7].
Đặc điểm diện cắt trên và dưới
Năm 1951, Gollinger, Dukes và Bussey chứng minh rằng tế bào ung thư tại u
thường không lan quá 2 cm so với trục dọc trực tràng. Nghiên cứu cho thấy chỉ 2%
trong tổng số 1500 mẫu có tế bào ung thư khi rìa diện cắt > 2 cm. Chính vì thế diện cắt
cách rìa 5 cm được xem làm đảm bảo về mặt ung thư. Đến năm 1983, Nichols chứng
minh rằng rìa diện cắt 2 cm đủ an toàn, không làm thay đổi sống còn so với diện cắt > 2
cm. Gần đây, một số nghiên cứu còn cho thấy diện cắt < 1 cm vẫn có thể đảm bảo an
toàn về mặt ung thư [16]. Trong nghiên cứu này, tất cả các trường hợp đều có diện cắt
trên cách u > 5 cm. Đối với phẫu thuật cắt trước, tất cả đều có diện cắt dưới cách bờ
dưới khối u ≥ 2 cm. Đối với phẫu thuật cắt trước thấp, có 1 trường hợp diện cắt dưới
cách bờ dưới u từ 1 cm, 12 trường hợp có diện cắt dưới cách khối u ≥ 2 cm. Nhược
điểm khi đánh giá diện cắt trong lúc mổ của nghiên cứu này là không làm xét nghiệm
sinh thiết lạnh tức thì khi diện cắt dưới u 1 cm. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp đều
không có tế bào ung thư ở diện cắt dưới khi xét nghiệm mô bệnh học bằng phương pháp
thông thường.
Diện cắt vòng quanh: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp diện cắt vòng
quang dương tính, đó là trường hợp ung thư trực tràng thấp, có u thuộc T4b (xâm lấn
âm đạo). Đánh giá mức độ xâm lấm của khối u trước mổ trong trường gặp hạn chế vì
khối u di động tốt (do thành âm đạo di động được), chúng tôi không có MRI trước mổ,
hình ảnh CTscan khó phân biệt u xâm lấn âm đạo hay không. Thám sát trong lúc phẫu
thuật, chúng tôi phát hiện u xâm lấn thành sau âm đạo, tiến hành cắt rộng thành sau âm
đạo.
Mở hồi tràng
Mở hồi tràng ra da là một hình thức bảo vệ miệng nối đối với các trường hợp
nguy cơ xì miệng nối cao. Mở hồi tràng thực chất không ngăn ngừa được biến chứng xì
miệng nối. Mục đích chính của mở hồi tràng là giảm thiểu biến chứng nặng do xì miệng
nối gây nên. Quyết định mở hồi tràng tùy vào đánh giá mỗi phẫu thuật viên. Thông
thường, các phẫu thuật viên thường dựa vào các yếu tố như: mức độ căng của miệng
nối, miệng nối thấp, béo phì, hóa xạ tiền phẫu, kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Mozafar nghiên cứu về tỷ lệ dò miệng nối trong phẫu thuật cắt trước thấp có hai nhóm:
nhóm làm hậu môn nhân tạo bảo vệ và nhóm không làm hậu môn nhân tạo bảo vệ với
kết quả theo dõi cho thấy nhóm có hậu môn bảo vệ có tỷ lệ dò 8% và nhóm không có
hậu môn bảo vệ thì tỷ lệ dò 15%, trong nghiên cứu này không có sự khác biệt về mặt
thống kê giữa hai nhóm. Tác giả kết luận, việc làm hậu môn nhân tạo bảo vệ không liên

5
quan đến tỷ lệ dò miệng nối sau phẫu thuật [18]. Đối với nhóm bệnh nhân trong nghiên
cứu này, chúng tôi đã loại ra các trường hợp béo phì. Yếu tố miệng nối căng không xảy
ra đối với tất cả các trường hợp (do chủ động thắt cao bó mạch mạc treo tràng dưới, di
động đại tràng (T) đến góc lách và không phí phạm nhiều diện cắt trên). Trong 3 trường
hợp mở hồi tràng khi phẫu thuật cắt trước thấp, chúng tôi quyết định mở hồi tràng dựa
vào yếu tố miệng nối thấp và mức độ tròn đều của mặt cắt sau khâu nối.
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Trong thực hành lâm sàng, khoảng 90% các trường hợp ung thư đại - trực tràng
có giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến (hay dạng NOS), grad mô học thường là grad 2.
Một số phân loại chuyên biệt khác của carcinôm tuyến có thể gặp như carcinôm tuyến
dạng nhầy (5-20%), carcinôm dạng tủy (4%), carcinôm tế bào nhẫn (1%), carcinôm gai
tuyến (<0,1%),…[10].
Trong nghiên cứu này, có 31 trường hợp (100%) giải phẫu bệnh là carcinôm
tuyến, grad 1 chỉ chiếm 6,5%, chủ yếu là grad 2 chiếm 93,5%, không có trường hợp nào
là grad 3. Qua đó cho thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng không chênh lệch
nhiều với ghi nhận về giải phẫu bệnh của ung thư trực tràng trong y văn.
Số hạch khảo sát
Số hạch khảo sát được sau phẫu thuật đại - trực tràng ảnh hưởng đến tiên lượng
bệnh nhân. Mục đích của khảo sát nhiều hạch là tránh bỏ sót hạch di căn, giảm nguy cơ
xếp giai đoạn bệnh dưới mức và quyết định phương pháp điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật.
Theo khuyến cáo hiện nay, tiêu chuẩn chung cho ung thư đại -trực tràng, số lượng hạch
khảo sát ít nhất là 12 hạch [14]. Đối với trường hợp ung thư trực tràng giai đoạn sớm,
tiêu chuẩn về số hạch khảo sát có giảm xuống ít nhất 10 hạch [20]. Võ Tấn Long, số
hạch khảo sát được trung bình là 7 ± 4 (0-16 hạch) [7]. Quách Văn Kiên, số hạch khảo
sát được trung bình là 11,95 ± 6,6 hạch. Số lượng hạch nạo được có khuynh hướng tăng
dần theo độ xâm lấn của khối u [6]. Theo nghiên cứu của Allaix, trung bình số hạch
khảo sát được là 12 hạch (1-23 hạch) [12]. Nghiên cứu này, số hạch khảo sát trung bình
là 15,29 ± 7 hạch. Trường hợp khảo sát hạch ít nhất là 5 hạch (đây là bệnh nhân có u
thuộc Tis (Haggit 2) rất ít nguy cơ di căn hạch), trường hợp khảo sát hạch nhiều nhất là
49 hạch.
4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM
Biến chứng sau mổ
Biến chứng sau mổ là vấn đề quan tâm hàng đầu của phẫu thuật viên, bệnh nhân
và thân nhân. Biến chứng sau mổ nặng có thể nguy hại đến tính mạng người bệnh, ảnh
hưởng đến phương pháp điều trị tiếp theo và chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật. Đối
với nghiên cứu này, kết quả chúng tôi đạt được là 31 trường hợp đều bảo tồn được niệu
quản, bó mạch sinh dục, thần kinh tự động hạ vị, có 2 trường hợp xảy ra biến chứng sau
mổ. Theo Võ Tấn Long, tỷ lệ xì miệng nối là 1,7%, trường hợp xì miệng nối này khu trú
được và không phải phẫu thuật lại. Có 1 trường hợp tắc ruột sớm sau mổ, với tỷ lệ
1,7%. Nhiễm trùng vết mổ bụng là 3,3%. Rối loạn chức năng bàng quang sau mổ là 5%.
Chảy máu vết mổ thành bụng tại vị trí mở hồi tràng là 1,7%. Không có trường hợp nào
tử vong sau mổ [7]. Hồ Hữu Đức, biến chứng rối loạn chức năng bàng quang sau mổ là
6 bệnh nhân (7,9%). Tất cả các trường hợp này đều hồi phục sau đó [3].
4.2.3 Thời gian nằm viện hậu phẫu
Thời gian nằm viện hậu phẫu là một vấn đề mà BN và người nhà đều quan tâm,
đặc biệt tại Việt Nam, một người nằm viện sẽ kéo theo rất nhiều người thân đi cùng, do
đó làm tăng kinh phí điều trị bệnh. Lợi ích của phẫu thuật nội soi đã được khẳng định
trên rất nhiều bài báo, đó là: phục hồi sức khỏe sớm, tỷ lệ nhiễm trùng thấp, thời gian
nằm viện ngắn hơn so với phẫu thuật kinh điển. Đối với phẫu thuật nội soi, thời gian
nằm viện hậu phẫu tùy thuộc vào biến chứng sau mổ và tùy vào điều kiện khác nhau
của từng bệnh viện. Theo Đỗ Bá Hùng, thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình là 16 ±

6
4,2 ngày [5]. Còn Võ Tấn Long, thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình là 8 ± 2 ngày
[7]. Đối với Quách Văn Kiên năm 2019, thời gian chăm sóc hậu phẫu là 11,87 ± 5,42
ngày, tối thiểu 6 ngày và dài nhất là 38 ngày. [6]. Trong nghiên cứu này, thời gian nằm
viện hậu phẫu trung bình là 8,69 ± 3,2. Xuất viện sớm nhất là 05 ngày sau mổ, muộn
nhất là 23 ngày sau mổ. Đa số các bệnh nhân đêu phục hồi tốt sau mổ. Chỉ có 2 trường
hợp biến chứng là có thời gian nằm viện hậu phẫu kéo dài (15 ngày và 23 ngày).
V. KẾT LUẬN
Qua phẫu thuật nội soi điều trị 31 bệnh nhân ung thư trực tràng, chúng tôi rút ra
kết luận như sau:
1. Đặc điểm chung bệnh nhân
 Tuổi trung bình: 55,26 ± 10.
 Giới tính: 65% nam, 35% nữ.
 Thời gian mổ trung bình 242 ± 55,9 phút.
 Phẫu thuật cắt trước thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (41,9%).
 Không có trường hợp nào có diện cắt trên và dưới còn tế bào ung thư.
 Có 01 trường hợp diện cắt vòng quanh dương tính.
 Giải phẫu bệnh: 100% là carcinôm tuyến, chủ yếu là grad 2 (93,5%).
 Xếp hạng T, N sau mổ: chủ yếu là T3 (67,7%) và N0 (58,1%).
 Số hạch khảo sát được trung bình 15,29 ± 7 hạch
1. Kết quả điều trị sớm
 Có 1 trường hợp tai biến chảy máu mặt sau tiền liệt tuyến và tam giác
bàng quang.
 Có 2 trường hợp biến chứng sau mổ: 01 trường hợp xì miệng nối, 01
trường hợp bán tắc ruột và rối loạn chức năng bàng quang. Tất cả bệnh nhân có biến
chứng đều hồi phục sau đó.
 Thời gian nằm viện trung bình 8,69 ± 3,2. Ngắn nhất là 05 ngày, dài nhất
là 23 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trịnh Ngọc An, Ung Văn Việt and Nguyễn Hữu Thịnh (2020), ''Ung thư trực
tràng", Ung thư trực tràng: tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản y học,
tr.28.
2. Mai Đình Điểu (2014), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung
thư trực tràng, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHYD Huế,
3. Hồ Hữu Đức, Trần Văn Quảng and Lê Văn Quang (2011), "Phẫu thuật nội soi điều trị
ung thư đại trực tràng", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15 (phụ bản số 2), tr. 265 -
271.
4. Nguyễn Văn Hiếu and Võ Văn Xuân (2008), ''Ung thư đại trực tràng và ống hậu
môn", Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,tr.223-235.
5. Đỗ Bá Hùng and Đinh Hoài Thanh (2013), "Phẫu thuật Miles nội soi ổ bụng trong
điều trị ung thư trực tràng thấp", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 17 (phụ bản số 3),
tr. 86-90.
6. Quách Văn Kiên (2019), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt
trong ung thư trực tràng giữa và dưới, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHYD Hà Nội.
7. Võ Tấn Long, Nguyễn Minh Hải, Lam Việt Trung, et al. (2011), "Kết quả sớm của
phẫu thuật nội soi cắt đoạn trực tràng nối máy so với mổ mở trong điều trị ung thư trực
tràng", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15 (phụ bản số 1), tr. 43-50.
9. Đinh Quang Tâm, Trần Thiện Hòa, Nguyễn Trần Uyên Thy, et al. (2012), "Phẫu
thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng cách bờ hậu môn từ 5 cm trở lên", Tạp chí Y học
TP.Hồ Chí Minh, Tập 16 (phụ bản số 1), pp.Tr. 160-166.
7
10. Thảo, Đ T P (2020), ''Đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư biểu mô đại trực tràng", Ung
thư trực tràng: tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản y học, tr. 57-61.
11. Nguyễn Cường Thịnh (2000), "Nhận xét 212 trường hợp ung thư đại trực tràng", Y
học thực hành, 5 (381), tr. 27-28.
12. Allaix, M E, Giraudo, G, Ferrarese, A, et al. (2016), "10-Year Oncologic Outcomes
After Laparoscopic or Open Total Mesorectal Excision for Rectal Cancer", World J
Surg, 40 (12), pp.3052-3062.
13. Biondi, A, Tropea, A and Basile, F (2010), "Clinical rescue evaluation in
laparoscopic surgery for hepatic metastases by colorectal cancer", Surg Laparosc
Endosc Percutan Tech, 20 (2), pp.69-72.
14. Glynne-Jones, R, Wyrwicz, L, Tiret, E, et al. (2017), "Rectal cancer: ESMO Clinical
Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up", Ann Oncol, 28 (suppl_4),
pp.iv22-iv40.
15. Karanikolic, A, Golubovic, I, Radojkovic, M, et al. (2018), "Comparison of
recurrence patterns of colorectal cancer in laparoscopic and open surgery groups of
patients: A meta-analysis", J buon, 23 (2), pp.302-311.
16. Lirici, M M and Huscher, C G (2016), "Techniques and technology evolution of
rectal cancer surgery: a history of more than a hundred years", Minim Invasive Ther
Allied Technol, 25 (5), pp.226-33.
17. Morino, M, Parini, U, Giraudo, G, et al. (2003), "Laparoscopic total mesorectal
excision: a consecutive series of 100 patients", Ann Surg, 237 (3), pp.335-42.
18. Mozafar, M, Sobhieh, M R and Heybat Elahi, M (2009), "Anastomotic leakage
following low anterior resection of rectal cancer considering the role of protective
stoma", International journal of cancer management (iranian journal of cancer
prevention), 2 (1), pp.29-33.
19. Ohtani, H, Tamamori, Y, Azuma, T, et al. (2011), "A meta-analysis of the short- and
long-term results of randomized controlled trials that compared laparoscopy-assisted
and conventional open surgery for rectal cancer", J Gastrointest Surg, 15 (8), pp.1375-
85.
20. Pocard, M, Panis, Y, Malassagne, B, et al. (1998), "Assessing the effectiveness of
mesorectal excision in rectal cancer: prognostic value of the number of lymph nodes
found in resected specimens", Dis Colon Rectum, 41 (7), pp.839-45.
21. Schwenk, W, Bohm, B and Muller, J M (1998), "Postoperative pain and fatigue
after laparoscopic or conventional colorectal resections. A prospective randomized
trial", Surg Endosc, 12 (9), pp.1131-6.
22. Zhou, Z G, Wang, Z, Yu, Y Y, et al. (2003), "Laparoscopic total mesorectal
excision of low rectal cancer with preservation of anal sphincter: a report of 82 cases",
World J Gastroenterol, 9 (7), pp.1477-81.

You might also like