You are on page 1of 13

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG MỔ VỠ LÁCH

TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN ĐA


KHOA TỈNH THÁI BÌNH
Bùi Văn Quyết*, Lê Danh Thành
Tóm tắt
Mục tiêu: “Đánh giá kết quả điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ 2018-2021”.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu
hồi cứu mô tả, cắt ngang, nghiên cứu trên 53 bệnh nhân chấn thương lách được chẩn
đoán và chỉ định điều trị bảo tồn tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình trong thời gian từ 01/2018 đến 6/ 2021.

Kết quả: Chấn thương lách hay gặp độ tuổi 16-55 chiếm 67,9%. Độ tuổi trung bình
là: 38,3 ± 2,5; nhỏ nhất là 11 tuổi và cao nhất là 82 tuổi. Phân bố nam/ nữ: 67,9/32,1.
Nguyên nhân chấn thương: tai nạn giao thông chiếm 69,8%. Phân bố ngành nghề: tỷ
lệ chấn thương lách ở nhóm nghề nông nghiệp và công nhân do tại nạn giao tong
chiếm tỷ lệ 58,3% và 83,3%. Thời gian được sơ cứu và đến viện: bệnh nhân đến viện
trước 12 giờ chiếm 81,1%. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: bệnh nhân có
HATT vào viện >90mmHg chiếm 90,57%. Mức độ mất máu độ I và II chiếm 83,02%;
độ III và IV chiếm 16,98%. Có 81,13% bênh nhân đau bụng vùng lách, dấu hiệu bụng
chướng nhẹ và vừa tương ứng là 49,05%; 50,95%. Phản ứng thành bụng vùng lách
chiếm 92,45%. Siêu âm ổ bụng. lượng dịch ổ bụng mức độ vừa chiếm 67,92%. Hình
thái tổn thương lách trên SA:26,41% tụ máu bao lách; 32,07% đường vỡ nhu mô;
28,30% tụ máu nhu mô. Chụp CLVT: độ III chiếm 49,1%, độ IV chiếm 28,3%. Chụp
mạch: 28,30 % tổn thương mạch máu trên CLVT có thuốc gồm: 80% có hình ảnh
thoát

*. Bùi Văn Quyết : Khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình- 530 lý
bôn TP Thái Bình. Email: quyetytb2010@gmail.com. SDT: 0976656566

thuốc và 20 % ổ giải phình mạch. Tổn thương phối hợp: 43,3% trong đó: CTSN chiếm
7,5%; CT lồng ngục chiếm 15,1%, đa chấn thương 5,7%; chấn thương tạng bụng kèm
theo 7,5% và chi là 7,5%.
Tỷ lệ thành công là 96,22%. Nhóm điều trị nội khoa thành công chiếm 97,87%
và nhóm nội khoa + can thiệp mạch thành công chiếm 83,33%. Tỷ lệ thành công của
từng độ chấn thương lách đạt từ 86,7% tới 100%. Tỷ lệ nút mạch thành công chiếm
83,33%, chủ yếu dùng vật liệu coil để nút mạch. Biến chứng trong quá trình điều trị
bảo tồn không mổ chiếm 22,6% trong đó chảy máu tiếp diễn 9,4%; tổn thương mạch
máu chiếm 11,3% và 1,9% vỡ lách thì II. Can thiệp mạch là phương pháp làm tăng
hiệu quả điều trị không mổ chấn thương lách.

Kết luận: Điều trị bảo tồn lách không mổ trong chấn thương bụng kín là phương pháp
điều trị mang tính khả thi cao, giúp cho người bệnh bảo tồn được lách và không phải
trải qua một cuộc mổ lớn và có thể được triển khai rộng rãi tại các bệnh viện tuyến
tỉnh
Từ khóa: Vỡ lách, chấn thương lách, chấn thương bụng kín, vỡ tạng đặc,…

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vỡ lách là một thương tổn hay gặp trong Chấn thương bụng kín. Tại nhiều
nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, vỡ lách luôn chiếm một tỷ lệ cao so với
chấn thương các tạng khác trong ổ bụng.

Tại Mỹ, theo báo cáo của Bjerke H.S và cộng sự, hàng năm có khoảng 1200
bệnh nhân bị chấn thương bụng kín được ghi nhận tại các các trung tâm cấp cứu I,
trong đó chấn thương lách chiếm 25%. Tại Trung Đông như Oman, theo Raza M và
cộng sự, từ năm 2001 đến 2011, chấn thương lách cũng chiếm tỷ lệ cao với 26,5%
trong số các trường hợp chấn thương bụng kín.

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội là tốc độ đô thị hóa
nhanh, giao thông phức tạp, tai nạn lao động và sinh hoạt nhiều. Đây là những điều
kiện thuận lợi cho sự gia tăng tỷ lệ chấn thương bụng kín nói chung và chấn thương
lách nói riêng. Theo thống kê tại bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn từ 2001 - 2003,
trong 132 trường hợp chấn thương bụng kín phải mổ vì tổn thương tạng đặc thì vỡ
lách là nhiều nhất chiếm 31,8%. Tại Bình Dương, trong 2 năm 2006 - 2007, vỡ lách
chiếm tỷ lệ 131/358 trường hợp chấn thương bụng kín tương ứng với 36,59%.
Trước đây, tất cả các trường hợp lách vỡ do chấn thương đều được phẫu thuật
cắt bỏ, ngay cả khi chỉ là một thương tổn nhẹ. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ XX, việc
bảo tồn lách do chấn thương đã được chú ý, đặc biệt sau phát hiện của King và
Shumaker về tình trạng nhiễm khuẩn tối cấp gặp trên 5 trẻ em đã bị cắt lách mà ông
gọi là “Hội chứng nhiễm khuẩn tối cấp sau cắt lách”, và sau đó là những hiểu biết
ngày càng sâu hơn về chức năng của lách, đặc biệt là chức năng miễn dịch và thanh
lọc máu của cơ thể, thì vấn đề bảo tồn lách mới được đặt ra một cách có hệ thống.

Thời gian gần đây, điều trị bảo tồn lách đã có nhiều thay đổi, từ bảo tồn lách
trong phẫu thuật đến bảo tồn không mổ. Năm 1968, Upadhyaya và simpson thông báo
48 trường hợp điều trị vỡ lách không mổ thành công ở trẻ em. Từ đó, phương pháp
này đã trở thành xu hướng điều trị chấn thương lách. Ngày nay, do sự phát triển của
hồi sức tích cực và chẩn đoán hình ảnh, điều trị không mổ chấn thương lách ngày càng
được mở rộng và hiệu quả hơn, kết quả bảo tồn không mổ thành công lên đến trên
90% .

Tại Việt Nam, vấn đề điều trị bảo tồn lách vỡ được đặt ra từ những năm 80 của
thế kỷ 20, với thông báo hai ca khâu lách của Nguyễn Lung và ĐoànThanh Tùng , và
sau đó là những nghiên cứu có hệ thống của Trần Bình Giang về phẫu thuật bảo tồn
lách. Những năm gần đây, điều trị không mổ chấn thương lách cũng được nhiều tác
giả nghiên cứu, áp dụng ở một số cơ sở ngoại khoa lớn và đem lại những kết quả ban
đầu rất khả quan như Phạm Văn Thuyên có tỷ lệ thành công là 98,4 %, Trần Ngọc
Sơn là 89,3% hay Trần Văn Đáng là 95,78% .

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể áp dụng một cách có hệ thống, có cơ sở khoa
học và phát triển rộng rãi kỹ thuật này trong thực tế lâm sàng ngoại khoa, đứng trước
những vấn đề đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị
không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình từ 2018-2021”. Với mục tiêu:

1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân vỡ lách
không mổ trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình.
2. Đánh giá kết quả điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín và
một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1 . Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu trên 53 bệnh nhân chấn thương lách được chẩn đoán và chỉ định
điều trị bảo tồn tại khoa ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong thời
gian từ 01/2018 đến 6/ 2021.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm : Khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2021.

2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả
cắt ngang

2.4. Đạo đức nghiên cứu:

- Toàn bộ số liệu được thu thập trong nghiên cứu là hoàn toàn trugn thực, chính xác
theo trình tự các bước kể trên

- Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích điều trị không nhằm mục đích cá nhân
nào khác, không gây nguy hại cho đối tượng nghiên cứu.

- Toàn bộ thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu đều được đảm bảo bí
mật

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm về tuổi mắc bệnh


Trong nghiên cứu của chúng tôi, chấn thương lách gặp ở nhiều lứa tuổi khác
nhau, tuổi nhỏ nhất là 11 tuổi và cao tuổi nhất là 82 tuổi. Trong đó, Tuổi trung bình
cho cả nhóm nghiên cứu là: 38,3 ± 2,5 tuổi từ 16-55 chiếm 69,7% . Như vây điều trị
bảo tồn không mổ chấn thương lách được chỉ định cho hầu hết các lứa tuổi, cả trẻ em
và người lớn.
3.2. Đặc điểm về giới
Trong nghiên cứu thì Nam có 36 bệnh nhân chiếm 67,9%; Nữ có 17 bệnh nhân
chiếm 32,1% . tỷ lệ nam, nữ của chúng tôi tương tự như nhiều nghiên cứu khác,
nghiên cứu của Trần Ngọc Dũng, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ với tỷ lệ
lần lượt là 77,3% và 22,7%.theo Trần Văn Đáng nam giới chiêm đa số với 70 trường
hợp chiểm tỷ lệ 73,68%, nữ giới chiếm 25 trường hợp chiểm 26,32%.

3.3. Nguyên nhân chấn thương


Trong nghiên cứu của chúng tôi có Tai nạn giao thông là nguyên nhân hay gặp
nhất với 37/53 bệnh nhân chiếm 69.8% phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài
nước.

3.4. Nghề nghiệp


Theo nghiên cứu của chúng tôi, tai nạn giao thông có 37 (69,8%), tai nạn lao
động có 3 (5,7%), tai nạn sinh hoạt 9 (17,0%), tai nạn thể thao chiếm 1,9% và bị đánh
chiếm 5,7%. Nguyên nhân chấn thương theo từng ngành nghề là có sự khác nhau và
sự khác nhau này có ý nghĩa với P= 0,029.

3.5. Thời gian, sơ cứu từ khi bị chấn thương đến khi vào viện
Theo nghiên cứu của chúng tôi: có 62,3% bệnh nhân được đưa tới viện trước 6
giờ, từ 6- 12 giờ chiếm 18,9%; từ 24- 48 giờ chiếm 5,7% và sau 48 giờ chiếm 7,5 %.
Thời gian trung bình bệnh nhân được đưa tới viện là 13,88 ± 21,11 giờ, nhanh nhât là
01 giờ và muộn nhất là 96 giờ.

3.6. Lâm sàng


3.6.1. Triệu chứng toàn thân
Trong 53 bệnh nhân chấn thương lách được chỉ định điều trị bảo tồn có huyết
áp tâm thu lúc vào ≥ 90 mmHg có 48 bệnh nhân chiếm 90,56%; có 5 bệnh nhân huyết
áp tâm thu 70- 90 mmHg chiếm 9,43% đã được hồi sức tích cực sau đó huyết động ổn
định.
3.6.2 Triệu chứng lâm sàng
- Đau bụng: Chấn thương lách trong chấn thương bụng kín mặc dù không có
dấu hiệu đặc hiệu, nhưng cũng có những dấu hiệu gợi ý để giúp hướng tới chẩn đoán
và quyết định thái độ điều trị.

Nghiên cứu của chúng tôi thấy: có 43/53 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 81,13% đau
bụng vùng lách, đau khắp bụng chiếm 5,66% còn đau ngoài vùng lách chiếm 13,2%.
Tỷ lệ đau bụng vùng lách và ngoài vùng lách của 2 nhóm bệnh nhân điều trị thành
công và thất bại là khác nhau với P= 0,33.

- Dấu hiệu bụng chướng và kết quả điều trị: không gặp bệnh nhân có bụng
chướng căng, nhóm bệnh nhân này đã được chỉ định mổ cấp cứu. nhóm bệnh nhân
chướng nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ tương ướng là 50,94% và 49,06%. Tỷ lệ bệnh nhân có
bụng chướng nhẹ và vừa của nhóm bệnh nhân điều trị thành công và thất bại có khác
nhau, không có ý nghĩa thông kê với P= 0,491.

- Dấu hiệu tổn thương thành bụng, phản ứng thành bụng và kết quả điều trị:
phản ứng thành bụng vùng lách chiếm chủ yếu, 92,45% và khắp bụng chiếm 7,55%.
Tỷ lệ phản ứng thành bụng vùng lách của nhóm bệnh nhân điều trị nội thành công và
chuyển mổ là khác nhau, với P= 0,147. Tổn thương thành bụng là những dấu hiệu như
xây sát, đụng dập hay tụ máu thành bụng.

- Tổn thương phối hợp: Nguyên nhân gây ra chấn thương nhiều nhất là do tai
nạn giao thông, chính vì vậy mà chấn thương lách có thể bị cùng với chấn thương các
cơ quan khác ngoài ổ bụng và trong ổ bụng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi: 23/53 bệnh nhân có tổn thương phối hợp
chiếm 43,3% trong đó gồm: có 3 bênh nhân chân thương phối hợp trong ổ bụng. Có 7
bệnh nhân phối hợp chấn thương ngực, có 01 ca được dẫn lưu màng phổi, không có ca
nào phải mở ngực. 04 ca chân thương chi phổi hợp. 04 ca chấn thương sọ não phối
hợp, điều trị nội khoa. 03 ca đa chấn thương: điều trị bảo tồn lách, điều trị nội khoa
chấn thương sọ não và mổ kế hạch các tổn thương xương có chỉ định.
3.6.3 cận lâm sàng

* Về Siêu âm: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân khi vào viện
đều được siêu âm để đánh giá tình trạng dịch tự do ổ bụng trước khi thực hiện các
phương pháp khác: siêu âm dịch ổ bụng vừa có 36/53 bệnh nhân chiếm 67,92%, dịch
mức độ nhiều chiếm 5,66 % và lượng dịch mức độ ít chiếm 26,41%. Mức độ dịch ổ
bụng của 2 nhóm bệnh nhân thành công và chuyển mổ là khác nhau nhưng không có ý
nghĩa thông kê với P =0,117.

* Về chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc:

- Phân độ chấn thương lách và kết quả điều trị: chấn thương lách độ I, độ II
chiếm tỷ lệ là 3,8% và 18,9%. Độ III và độ IV là 49,1 %; 28,3%. Tỷ lệ các mức độ
chấn thương lách của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu của Trần Ngọc Dũng
không có bệnh nhân nào chấn thương lách độ V, chấn thương lách độ II và III chiếm
phần lớn với kết quả lần lượt là 63 (34,1%) và 90 (48,6%). Tỷ lệ điều trị không mổ
thành công ở các mức độ chấn thương đều trên 80% và không có sự khác biệt về tỷ lệ
thành công và thất bại phải chuyển mổ.

Đồng quan điểm với nhiều tác giả, trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ
chấn thương lách không quyết định chỉ định điều trị mà là yếu tố góp phần tiên lượng
cho quá trình điều trị, mọi mức độ chấn thương đều có thể điều trị không mổ (nội
khoa và/hoặc can thiệp mạch) thành công nếu đảm bảo được sự ổn định về huyết
động. Như vậy, phân loại theo AAST giúp đánh giá mức độ chấn thương lách trong
tiên lượng điều trị nhưng chưa thể hiện rõ được mức độ nào thì chụp và can thiệp
mạch, mức độ nào thì mổ cấp cứu?

Để khắc phục những nhược điểm của hệ thống phân loại chấn thương lách theo
AAST, Marmery và cộng sự đã phát triển và xây dựng bảng phân loại chấn thương
lách khác gọi là: Phân loại “Baltimore”.
Bảng 3.1: Phân loại chấn thương lách “Baltimore”

Bảng phân loại chấn thương lách

Tiêu chuẩn

Mức độ 1 2 3 4a 4b

Tụ máu
< 1cm 1-3 cm >3cm
dưới bao

Tụ máu
Phân loại < 1 cm cm >3cm
nhu mô
Baltimore
Rách nhu
< 1 cm 1-3 cm >3cm Lách vỡ nát

Chảy máu hoạt


Chảy máu
Các thể Vỡ bao động trong nhu
trong phúc
khác lách mô và dưới
mạc
bao

Phân loại WSES:

Chấn thương lách mức độ nhẹ:

WSES I - Bệnh nhân chấn thương lách độ I và II theo AAST có huyết động ổn
định.

Chấn thương lách mức độ trung bình:

WSES II - Bệnh nhân chấn thương lách độ III theo AAST và có huyết động ổn
định.

WSES III - Bệnh nhân chấn thương lách độ IV và V theo AAST có huyết động
ổn định.

Chấn thương lách mức độ nghiêm trọng:


WSES IV - Bao gồm tất cả bệnh nhân chấn thương lách từ độ I đến độ V theo
AAST mà có huyết động không ổn định.

Dựa vào phân loại này thì chấn thương lách WSES IV được chỉ định mổ, còn
WSES I, II và III thì chỉ định điều trị không mổ.

3.2. Kết quả điều trị không mổ chấn thương lách


Chấn thương lách là thương tổn hay gặp trong chấn thương bụng kín và nó có
thể lên đến trên 30% các trường hợp chấn thương bụng kín… điều trị chấn thương
lách đã có nhiều thay đổi. Trước đó, phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng cho điều trị chấn
thương lách, trong đó bệnh nhân có thể được cắt lách toàn phần, bán phần, khâu lách
hay cầm máu lách bằng các vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Với việc vai trò của lách
trong cơ thể ngày càng được hiểu rõ hơn, đặc biệt là vai trò miễn dịch với nhiều
nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ tử vong cao do “Hội chứng nhiễm khuẩn tối cấp sau
cắt lách”. Ngày nay, điều trị bảo tồn không mổ chấn thương lách trở thành xu hướng
được lựa chọn cho bệnh nhân chấn thương lách có huyết động ổn định hoặc ổn định
sau hồi sức.

3.2.1. Hồi sức ban đầu


Nghiên cứu của chúng tôi có 5/53 bệnh nhân huyết áp tâm thu 70-90mmHg sau
hồi sức thì HATT đã trên 90mmHg và ổn định nên được chỉ định điều trị nội thành
công. Theo Trần Văn Đáng, tác giả có 2/95 bệnh nhân có tụt huyết áp và đáp ứng trở
lại với hồi sức nên được chỉ định điều trị không mổ thành công.

Để hồi sức tích cực thì bệnh nhân phải được truyền dịch và máu hợp lý. Theo
nhiều tác giả… lượng máu truyền không vượt quá 4 đơn vị trong 24 giờ ở người lớn
và không quá 30ml/kg ở trẻ em. Nếu bệnh nhân cần phải truyền lượng máu nhiều hơn
chứng tỏ máu vẫn tiếp tục chảy nên cần phải chỉ định mổ ngay, nếu không sẽ ảnh
hưởng tới tính mạng bệnh nhân..

3.2.2 Phương pháp điều trị


Điều trị không mổ chấn thương lách đơn thuần và phối hợp bao gồm điều trị
nội khoa và nội khoa phối hợp với can thiệp mạch. Tỷ lệ thành công điều trị không mổ
của chúng tôi đạt 96,22% .
Chỉ định điều trị không mổ là tình trạng huyết động phải ổn định hoặc ổn định
sau hồi sức. Như vậy, bệnh nhân cần phải được theo dõi sát tình trạng lâm sàng cũng
như làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi cần thiết.

Nghiên cứu của chúng tôi: tỷ lệ thành công của điều trị nội khoa và nội khoa
phối hợp với can thiệp mạch tương ứng là 97,87% và 83,33%. Tỷ lệ thành công và
thất bại của từng phương pháp điều trị bảo tồn là khác nhau, sự khác nhau có ý nghĩa
thông kê với P= 0,001.

3.2.3 Điều trị các biến chứng


- Trong quá trình điều trị chấn thương lách, việc chẩn đoán sớm và xử lý kịp
thời các biến chứng giúp tăng tỷ lệ thành công của điều trị không mổ. Biến chứng có
thể gặp ở các mức độ chấn thương lách, tuy nhiên theo nhiều tác giả, tỷ lệ biến chứng,
đặc biệt là tổn thương mạch và chảy máu muộn hay gặp ở chấn thương lách mức độ
nặng độ IV, V lên đến trên 40

- Vỡ lách thì 2 chúng tôi gặp 01 bệnh nhân được chỉ định điều trị không mổ
vào ngày thứ 5: bệnh nhân có cơn đau bụng dữ dội, vã mồi hôi lạnh, mạch nhanh
>120l/p, huyêt ấp tâm thu tụt< 90mmHg, da niêm mạc nhợt nên được chỉ định mổ cắt
lách.

3.2.4 Thời gian nằm viện


Thời gian nằm viện trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình là: 10,39±5,60
ngày, bệnh nhân nằm ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 45 ngày. Thời gian nằm viện của
những bệnh nhân điều trị nội khoa đơn thuần ngắn nhất, tiếp đến lần lượt là những
bệnh nhân điều trị nội phối hợp can thiệp mạch và chuyển mổ. kết quả của chúng tôi
thời gian nằm viện dài hơn Nghiên cứu của Trần Ngọc Dũng có Thời gian nằm viện
trung bình của cả nhóm nghiên cứu là: 7,03±2,53 ngày, bệnh nhân nằm ngắn nhất là 4
ngày, dài nhất là 18 ngày.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Bảo tồn lách do chấn thương bụng kín chiếm tỷ lệ thành cồn rất cao, can thiệp
là phương pháp làm tăng hiệu quả điều trị không mổ trong chấn thương lách.
- Tất cả những bệnh nhân có chấn thương bụng kín cần chụp CT ổ bụng có
tiêm thuốc cản quang.
- Những bệnh nhân chấn thương bụng kín có vỡ lách cần theo dõi các chỉ số
sinh tồn( Mạch, huyết áp) là yếu tố rất quan trọng để quyết định điều trị bảo tồn hay
điều trị phẫu thuật.
- Vấn đề truyền máu trong điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín
cũng là yếu tố rất quan trọng.
- Theo dõi 24h đầu rất quan trọng trong việc bảo tồn vỡ lách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. H Scott Bjerke (2020). Splenic Rupture: Background, History of the


Procedure, Problem.

2. Xử trí chấn thương bụng không phẫu thuật - tổng quan 10 năm.
<https://www.researchgate.net/publication/236126038_Non_operative_manage
ment_of_abdominal_trauma_-_a_10_years_review>, accessed: 12/07/2020.

3. Lê Tư Hoàng, Lê Nhật Huy và Trần Bình Giang (2004). Chẩn đoán và thái
độ xử trí CTBK tại bệnh viện Việt Đức từ 2001-2003 - Vai trò của phẫu thuật
nội soi. Tạp chí Ngoại khoa, 5, 11-17..

4. Trần Văn Đáng(2010) NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BẢO TỒN VỠ.pdf. <https://dulieu.itrithuc.vn/dataset/c213bbcd-5fa7-44ee-
a256-8f230cad542b/resource/e88ecd35-5d80-4a64-b6af-bf4c57c3b301/
download/la10.0522.3.pdf>, accessed: 12/07/2020.

5. King H. và Shumacker H.B. (1952). Splenic Studies: I. Susceptibility to


Infection after Splenectomy Performed in Infancy. Ann Surg, 136(2), 239–242.

6. Davies D.A., Pearl R.H., Ein S.H. và cộng sự. (2009). Management of blunt
splenic injury in children: evolution of the nonoperative approach. J Pediatr
Surg, 44(5), 1005–1008.

7. Van der Vlies C.H., Hoekstra J., Ponsen K.J. và cộng sự. (2012). Impact of
Splenic Artery Embolization on the Success Rate of Nonoperative Management
for Blunt Splenic Injury. Cardiovasc Intervent Radiol, 35(1), 76–81.

8. Marmery H., Shanmuganathan K., Alexander M. và cộng sự. (2008).


Optimization of Selection for Nonoperative Management of Blunt Splenic
Injury: Comparison of MDCT Grading Systems. AJR American journal of
roentgenology, 189, 1421–7.

9. Dũng T.N. NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ KHÔNG MỔ VỠ LÁCH TRONG


CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC.
175.

10. Nguyễn Lung và Đoàn Thanh Tùng (1986). Phẫu thuật bảo tồn trong vỡ lách
chấn thương. Ngoại khoa 1986, 6, 6-8..

11. Trần Bình Giang (2001). Nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn trong điều trị vỡ lách
chấn thương tại bệnh viện Việt Đức, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y
Hà Nội..

12. Phạm Văn Thuyên (2008). Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách do chấn
thương tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2006-2007, Luận văn thạc sỹ, Đại học
Y Hà Nội..

You might also like