You are on page 1of 9

PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC CÓ HỖ TRỢ ROBOT:

KINH NGHIỆM 12 TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN TẠI KHOA PHẪU THUẬT UNG BƯỚU
TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN BÌNH DÂN.
Nguyễn Tế Kha 1, Nguyễn Thế Tùng1, Nguyễn Tiến Đạt1, Mai Viết Nhật Tân1, Nguyễn
Vương Bảo Anh1 , Nguyễn Lê Hoàng Anh1, Diêm Đăng Khoa1, Trần Thanh Nhân1, Bùi Quan
Thiên Phú1
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Ung thư bàng quang là một trong nhưng bệnh lý ung thư đường
tiết niệu thường gặp, xuất độ chung đứng hàng thứ 7 ở nam giới và hàng thứ 11 ở cả 2 giới trong
số các bệnh lý ung thư. Cắt bàng quang tận gốc được xem là điều trị tiêu chuẩn đối với những
trường hợp ung thư bàng quang xâm lấn cơ còn khu trú và ung thư bàng quang không xâm lấn cơ
nguy cơ cao (high-risk). Ngày nay, phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ
Robot đã được thực hiện tại nhiều trung tâm y khoa lớn trên thế giới, với kết quả về mặt ung thư
học là tương đương so với mổ mở nhưng có nhiều ưu thế nhất định. Tại Việt Nam, thực hiện PTNS
cắt bàng quang có hỗ trợ Robot chưa được áp dụng rộng rãi, do đó chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc
có hỗ trợ Robot tại khoa Phẫu thuật ung bướu tiết niệu bệnh viện Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành phân tích hồi cứu 12 trường
hợp (TH) ung thư bàng quang được thực hiện PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot trong
thời gian 2020 - 2022 tại khoa Phẫu thuật ung bướu tiết niệu bệnh viện Bình Dân thông qua những
biến số trước, trong và sau phẫu thuật.
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 12 TH trong nghiên cứu là nam giới, tuổi trung vị là 67 và
12/12 TH ung thư bàng quang ở giai đoạn xâm lấn cơ. Thời gian phẫu thuật trung vị là 277 phút,
trong đó 202 phút ngồi Console. Lượng máu mất trung vị là 325 ml và không có trường hợp nào
cần truyền máu sau phẫu thuật. Chúng tôi thực hiện chuyển lưu nước tiểu theo phương pháp
Bricker trong 8/12 TH (chiếm 66,67%), 2/12 TH bàng quang tân tạo (chiếm 16,67%) và 2/12 TH
mở 2 niệu quản ra da (chiếm 16,67%). Thời gian nằm viện trung vị là 13 ngày, trong đó sau phẫu
thuật là 8 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật ghi nhận pT2 trong 33,33% và ≥ pT3 trong
66,67%, 12/12 TH đều có bờ phẫu thuật âm tính. Sống còn ở thời điểm 30, 90 và 180 ngày sau
phẫu thuật đều là 100%.
Kết luận: Kết quả 12 TH đầu tiên phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot
tại khoa phẫu thuật ung bướu tiết niệu cho thấy tính hiệu quả và an toàn của phẫu thuật. Đây là
cơ sở để chúng tôi tiếp tục triển khai và áp dụng trong thực hành lâm sàng.
Từ khoá: ung thư bàng quang, phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot
ABSTRACT
ROBOTIC – ASSISTED RADICAL CYSTECTOMY: FIRST 12 CASES EXPERIENCES AT
DEPARTMENT OF UROLOGIC ONCOLOGY - BINH DAN HOSPITAL
Nguyen Te Kha, Nguyen The Tung, Nguyen Tien Dat, Mai Viet Nhat Tan, Nguyen Le
Hoang Anh, Diem Dang Khoa, Nguyen Vuong Bao Anh, Tran Thanh Nhan, Bui Quan Thien
Phu
Background and Objective: Bladder cancer is one of the most common urinary tract
cancers; it is 7th most commonly diagnosed cancer in males, whilst it drops to 11th when both

1Khoa phẫu thuật ung bướu tiết niệu – Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: Nguyễn Tiến Đạt ĐT: 0333178538 Email: nguyentiendatyds@gmail.com
genders are considered. Radical cystectomy (RC) represents the standard of care for very-high-
risk non-muscle-invasive bladder cancer and non-metastatic, muscle-invasive bladder cancer. At
present, robotic – assisted radical cystectomy (RARC) has been performed at many medical
centers in the world. RARC is not only has oncological outcomes comparable to open surgery but
also has many advantages. In Viet Nam, RARC has not been widely applied, so we conducted this
research to evaluate safety and effectiveness of RARC at Urologic Oncology Department of Binh
Dan hospital
Materials and Methods: We performed a retrospective analysis of the first prospectively
collected 12 patients undergoing RARC in Urologic Oncology Department of Binh Dan hospital
from 2020 – 2022.
Results: Overall, 100% were male, and the median age was 67 years. 100% had muscle-
invasive bladder cancer. The median operative time was 277 min with 202 min as console time.
Median blood loss was 325 ml and there no case that have blood transfusion. In 66.66% of the
cases, we performed Bricker urinary diversion, 16.67% neobladder, and 16.67% ureterostomy.
The median length of hospital stay was 13 days with 8 days after surgery. The final pathological
exam pointed out pT2 in 33.33%, ≥ pT3 in 67.67%. 100% had negative surgical margins. The
survival at 30, 90, and 180 days was 100%
Conclusions: Although RARC is challenging and the complications are common, the
procedure is safe and feasible when performed by experienced robotic surgeons. We described
our results since the first case in Urologic Oncology – Binh Dan hospital and concluded that,
during the learning curve, it is possible to reproduce the technique and outcomes of referral
centers with similar peri- and postoperative results.
Keywords: bladder cancer, robotic – assisted radical cystectomy (RARC)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư bàng quang là một trong nhưng bệnh lý ung thư đường tiết niệu thường gặp, xuất
độ chung đứng hàng thứ 7 ở nam giới và hàng thứ 11 ở cả 2 giới trong số các bệnh lý ung thư(1).
Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc được xem là điều trị tiêu chuẩn đối với những trường hợp ung
thư bàng quang không xâm lấn cơ nguy cơ rất cao và ung thư bàng quang xâm lấn cơ chưa di
căn(2). Trước đây, mổ mở cắt bàng quang tận gốc được thực hiện trong phần lớn những trường
hợp. Tuy nhiên, phẫu thuật mổ mở vẫn còn trở ngại về tỷ lệ tai biến và tử vong. Trong những năm
gần đây, với sự tiến bộ của những phương tiện điều trị ít xâm hại, PTNS nói chung và PTNS có
hỗ trợ Robot nói riêng được ứng dụng rộng rãi, trở thành chọn lựa điều trị hàng đầu trong bệnh lý
ung thư bàng quang.
Cắt bàng quang tận gốc là một trong những phẫu thuật có độ khó và phức tạp cao nhất của
chuyên khoa tiết niệu: vừa bao gồm bước loại bỏ cơ quan ung thư, nạo hạch rộng, vừa phải tái tạo
lại cấu trúc đường tiết niệu. PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot và mổ mở có kết quả
tương đương về mặt ung thư học, nhưng PTNS có hỗ trợ Robot có nhiều ưu thế so với mổ mở:
phẫu trường 3D, phẫu tích chính xác và thao tác khâu thuật lợi ngay cả với nhưng vùng khó tiếp
cận, giảm thiểu lượng máu mất, ít đau vết mổ và giảm lượng thuốc giảm đau phải sử dụng sau
phẫu thuật, thời gian hồi phục hậu phẫu ngắn(3). Tuy nhiên, rõ ràng đường cong học tập của PTNS
cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot là một trong những yếu tố giới hạn để phẫu thuật này được
ứng dụng rộng rãi, do đó nhiều trung tâm trên thế giới thì mổ mở vẫn là cách tiếp cận phố biến.
Hòa cùng với xu thế của thế giới, PTNS có hỗ trợ Robot tại Việt Nam cũng đang phát triển
và PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot cũng được áp dụng tại một số trung tâm, tuy
nhiên phương pháp này chưa được triển khai rộng rãi. Mục tiêu của nghiên cứu là báo cáo kinh
nghiệm qua 12 trường hợp PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot đầu tiên được thực hiện
tại khoa phẫu thuật ung bướu tiết niệu – bệnh viện Bình Dân, cho thấy tính an toàn và hiệu quả
của việc thực hiện phẫu thuật phức tạp này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân ung thư bàng quang được thực hiện PTNS cắt bàng quang tận gốc
có hỗ trợ Robot tại khoa phẫu thuật ung bướu tiết niệu – bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời
gian từ năm 2020 – 2022.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt trường hợp, hồi cứu.
Cỡ mẫu
Chúng tôi thu thập được 12 TH thỏa tiêu chí chọn mẫu để đưa vào nghiên cứu.
Phương pháp thực hiện
Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá lâm sàng và hình ảnh học (CT hoặc MRI) để định giai
đoạn bệnh và loại trừ di căn hoặc tình trạng chống chỉ định PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ
trợ Robot.
Những biến số thu thập bao gồm:
• Đánh giá tiền phẫu: tuổi, giới, loại tế bào ung thư bàng quang (kết quả sinh thiết trước
đó), tiền căn hóa trị tân hỗ trợ, thời gian từ lúc sinh thiết chẩn đoán cho tới thời điểm
phẫu thuật.
• Đánh giá quanh phẫu thuật: phương pháp chuyển lưu nước tiểu, thời gian phẫu thuật
trung bình (phút), thời gian console (phút), lượng máu mất trung bình (ml)
• Biến chứng: báo cáo theo phân loại Clavien-Dindo. Chúng tôi cũng mô tả tỷ lệ phải
truyền máu, tỷ lệ phẫu thuật lại, sống còn chung tại thời điểm 30, 90 và 180 ngày sau
phẫu thuật.
• Đánh giá sau phẫu thuật: kết quả giải phẫu bệnh lý, tình trạng bờ phẫu thuật, số hạch
nạo được, tỷ lệ bệnh nhân có di căn hạch, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập ICU sau phẫu
thuật, thời gian nằm viện, tỷ lệ tái nhập viện.
Quản lý và phân tích số liệu
Nhập và quản lý số liệu bằng Microsoft Excel. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.
Kỹ thuật mổ
Tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân được chuẩn bị ở tư Trenderlenburg, có đệm silicon ở vùng vai, quanh khớp gối
và cố định bệnh nhân trong suốt thời gian phẫu thuật.
Vị trí đặt trocar và docking
Vị trí đặt trocar được mô tả gồm 6 trocar trong phúc mạc: 4 trocar Robot và 2 trocar cho
phẫu thuật viên phụ. Phẫu thuật viên phụ sử dụng trocar excel 12 mm và 5 mm, đặt phía bên phải
bệnh nhân như hình mô tả(4)
Sau khi đặt xong trocar, việc docking được tiến hành, bệnh nhân gập 30 độ theo tư thế
Trenderlenburg, bơm hơi khoang phúc mạc với áp lực ổ bụng từ 10 – 15 mmHg.

Hình 1: vị trí đặt trocar. A và C: trocar phẫu thuật viên phụ. B và E: trocar tay 1 và
tay 2 8mm của robot, D: trocar camera, F: trocar tay 3 robot 8mm
“Nguồn: Atlas of Robotic Urologic Surgery, 2017”(4)
Kỹ thuật mổ(4)
1. Tiến hành đưa dụng cụ phẫu thuật vào phẫu trường dưới quan sát camera. Chúng tôi
thường sử dụng dụng cụ đốt lưỡng cực Fenestrated, kéo và Progasp forceps. Khi cần
khâu nối, chúng tôi sử dụng 2 bọt mang kim.
2. Xẻ phúc mạc thành sau tại vị trí đường cung 2 bên để tìm và phẫu tích niệu quản 2
bên tới sát khúc nối niệu quản – bàng quang. Tiến hành kẹp cắt niệu quản bằng 2
hemolock, đầu xa gửi giải phẫu bệnh lý.
3. Phẫu tích toàn bộ mặt sau bàng quang khỏi trực tràng, tiến hành bộc lộ khoang bàng
quang – trực tràng từ thành sau bàng quang cho tới lớp mỡ trước trực tràng. Ở nam
giới tiếp tục phẫu tích túi tinh, ống dẫn tinh 2 bên và mặt sau tuyến tiền liệt cho tới
mỏm tuyến tiền liệt.
4. Sau khi kiểm soát tốt mạch máu, phúc mạc thành trước được mở, phẫu tích dây chằng
rốn và bàng quang rớt ra. Tiếp đó xẻ mạc nội chậu 2 bên.
5. Bộc lộ dorsal vein complex (DVC), tiếp hành khâu, kẹp cắt DVC. Bộc lộ niệu đạo,
cắt mỏm niệu đạo → gửi giải phẫu bệnh lý.
6. Ở nam giới, tiến hành kẹp cánh bên của bàng quang và tuyến tiền liệt bằng hemolock
cho tới mạc nội chậu. Ở nữ việc phẫu tích cũng thực hiện tương tự đối với bàng
quang. Tiếp đến chúng tôi thực hiện cắt toàn bộ buồng trứng và ống dẫn trứng 2 bên
kèm theo thành trước âm đạo. Tiến hành cầm máu kĩ lương. Khâu cầm máu nếu cần
thiết.
7. Nạo hạch chậu 2 bên ở tất cả các trường hợp: vùng nạo hạch từ rãnh bịt cho tới chỗ
chia đôi của động mạch chậu. Toàn bộ hạch được đưa vào túi bệnh phẩm.
8. Niệu quản phía bên trái sau đó sẽ được luồn ra sau đại tràng sigmoid để qua tới bên
phải cùng với niệu quản phải để thực hiện thông nối vào túi bricker.
9. Lấy toàn bộ bệnh phẩm qua được rạch da giữa bụng, dưới rốn theo trocar camera
khoảng 4 – 5 cm. Phần lớn các trường hợp trong nghiên cứu được tiến hành chuyển
lưu bằng túi hồi tràng theo phương pháp bricker (sử dụng đoạn hồi tràng chiều dài
15 – 20 cm). Chúng tôi cắm niệu quản vào túi bricker có đặt thông double J làm nòng.
10. Cuối cùng đoạn xa của túi bricker được đưa ra da tại vị trí bên phải của rốn. Toàn bộ
túi bệnh phẩm được đưa ra ngoài thông qua một đường rạch da giữa bụng.
Chăm sóc hậu phẫu
Giai đoạn hậu phẫu được thực hiện theo ERAS: thông mũi dạ dày, gây mê – tê, nhu động
ruột, dinh dưỡng và chăm sóc dẫn lưu bụng(5)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (Bảng 1)
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu về những biến số giới, tuổi, kết quả sinh thiết hoặc cắt đốt nội
soi, tiền căn hóa trị tân hỗ trợ, hóa trị nội bàng quang và thời gian từ thời điểm chẩn đoán xác định
ung thư tới lúc can thiệp phẫu thuật được mô ta chi tiết trong bảng 1. 12 trường hợp trong nghiên
cứu của chúng tôi đều là nam giới, tuổi trung vị là 67 tuổi (khoảng tứ phân vị IQR 12,5). Tất cả
các trường hợp trong mẫu nghiên cứu không được thực hiện hóa trị tân hỗ trợ, chủ yếu hóa trị hỗ
trợ sau phẫu thuật, 12 TH trong nghiên cứu đều có kết quả giải phẫu bệnh lý trước phẫu thuật là
carcinoma niệu mạc xâm lấn cơ, thời gian trung vị từ thời điểm chẩn đoán xác định ung thư cho
tới thời điểm phẫu thuật là 11 ngày (khoảng tứ phân vị IQR 6).
Kết quả và những biến chứng trong lúc phẫu thuật (Bảng 2)
Chúng tôi thực hiện phẫu thuật với hệ thống Robot Da Vinci Si. Trong số 12 TH thực hiện
phẫu thuật, hầu hết việc chuyển lưu nước tiểu được thực hiện theo phương pháp chuyển lưu Bricker
(8/12 TH chiếm 66,66%), 2 TH chuyển lưu theo phương pháp bàng quang trực vị (chiếm 16,67%)
và 2 TH được mở niệu quản ra da (chiếm 16,67%) (bảng 2)
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
n (%)
Dữ liệu trước phẫu thuật

Số lượng bệnh nhân 12

Tuổi trung vị (tuổi) (khoảng


67 (12,5)
tứ phân vị)

Giới
12 100
Nam
0 0
Nữ

Loại tế bào ung thư lúc sinh


thiết
- Carcinoma xâm lấn cơ 100
12
- Carcinoma không xâm 0
0
lấn cơ tái phát, độ ác cao
n (%)
Dữ liệu trước phẫu thuật
0 0
Có hóa trị nội bàng quang
0 0
Hóa trị tân hỗ trợ

Thời gian từ lúc sinh thiết tới


11 (6)
RARC (ngày) (trung vị)
(RARC: robotic – assisted radical cystectomy: PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot)
Lượng máu mất trung vị là 325 ml và không ghi nhận trường hợp nào phải truyền máu trong
lúc thực hiện phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật trung vị và thời gian ngồi Console trung vị lần lượt
là 277 và 202 phút.
Bảng 2: Kết quả và những biến chứng trong lúc phẫu thuật
n (%)
Dữ liệu trong phẫu thuật

Phương pháp chuyển lưu:


8 66,66
Bricker
2 16,67
Bàng quang tân tạo
2 16,67
Mở niệu quản ra da

Lượng máu mất trung vị


325 (150)
(IQR) (ml)
0 0
Truyền máu

Thời gian phẫu thuật trung vị


277 (65)
(IQR) (phút)

Thời gian ngồi Console trung


202 (55)
vị (IQR) (phút)

Kết quả giải phẫu bệnh lý và kết quả sau phẫu thuật (Bảng 3)
12 TH sau phẫu thuật đều có kết quả giải phẫu bệnh lý ung thư bàng quang ở giai đoạn xâm
lấn cơ, trong đó pT2a-b chiếm 4/12 TH và ≥ pT3a chiếm 8/12 TH. Số lượng hạch trung vị ghi nhận
lấy được sau phẫu thuật là 3,5 hạch và có 2/12 TH có di căn hạch, tất cả các bệnh phẩm sau mổ
đều có bờ phẫu thuật âm tính. Không ghi nhận trường hợp nào có ung thư tuyến tiền liệt kèm theo
Không ghi nhận trường hợp nào phải nhập ICU sau phẫu thuật.
Thời gian nhập viện trung vị là 13 ngày, trong đó thời gian hậu phẫu trung vị là 8 ngày. Ghi
nhận 1 TH tái nhập viện do bí tiểu cấp, không có TH nào cần can thiệp ngoại khoa lại sau phẫu
thuật 90 ngày. 12/12 TH tái khám ở thời điểm 30, 90 và 180 ngày hậu phẫu, tình trạng bệnh nhân
còn ổn định (bảng 3).
Bảng 3: Kết quả giải phẫu bệnh lý và kết quả sau phẫu thuật
n (%)
Dữ liệu sau phẫu thuật
Giai đoạn pT
pT0 0 0
pT1 0 0
pTis 0 0
pT2a-b 4 33,33
≥ pT3a 8 67,67
Giai đoạn pN
pNx 0 0
pN0 10 83,33
pN+ 2 17,77
Bờ phẫu thuật âm tính 12 100
Số hạch lấy được trung vị
3,5 (3)
(IQR)
Số bệnh nhân có di căn hạch 2 17,77
Nhập ICU sau phẫu thuật 0 0
Có ung thư tuyến tiền liệt
0 0
kèm theo
Thời gian nằm viện trung vị
13 (5,5)
(IQR)
Thời gian hậu phẫu trung vị
8 (4,5)
(IQR)
Tái nhập viện sau 90 ngày 1 8,3
Tái can thiệp sau 90 ngày 0 0
Sống còn sau 30 ngày 12 100
Sống còn sau 90 ngày 12 100
Sống còn sau 180 ngày 12 100

BÀN LUẬN
Kể từ khi được giới thiệu và chấp nhận từ năm 2000, PTNS có hỗ trợ Robot ngày càng được
ứng dụng và chỉ định rộng rãi. Trong chuyên khoa Tiết niệu, PTNS cắt tuyến tiền liệt tận gốc có
hỗ trợ Robot là phẫu thuật được chỉ định nhiều nhất. PTNS cắt bàng quang tận gốc được triển khai
chậm hơn, tuy nhiên cũng đã được áp dụng tại nhiều trung tâm lớn trên thế giới. Nhiều thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên, phân tích gộp và tổng quan hệ thống so sánh về hiệu quả và tính an toàn của
PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot và mổ mở(6),(7), hầu hết đều cho thấy hiệu quả tương
đương về mặt ung thư học. Mặc dù vậy, đường cong học tập và chi phí phẫu thuật là những yếu tố
giới hạn để triển khai rộng rãi PTNS cắt bàng quang có hỗ trợ Robot. Theo Pruthi và cộng sự(8) thì
cần đường cong học tập là 20 TH để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả phẫu thuật; mặt khác IRCC
cho rằng cần tối thiểu thực hiện 30 TH PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot để đảm bảo
bờ phẫu thuật dương tính dưới 5%. Tại hoàn cảnh thực tế ở bệnh viện Bình Dân, trước khi triển
khai thực hiện PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều
trường hợp PTNS cắt bàng quang tận gốc cổ điển, có thể đây là kinh nghiệm để việc thực hiện 12
TH đầu tiên có hỗ trợ Robot với kết quả khả quan và an toàn.
Thời gian phẫu thuật trung vị trong nghiên cứu của chúng tôi là 277 phút, trong đó ghi nhận
có những trường hợp chỉ mất 210 phút. Tra cứu lại y văn về thời gian phẫu thuật cắt bàng quang
tận gốc có hỗ trợ Robot tại nhiều trung tâm thay đổi từ 252 – 456 phút, phụ thuộc vào phương
pháp chuyển lưu nước tiểu và phương pháp nạo hạch (9-13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số
các trường hợp thực hiện chuyển lưu Bricker và có nạo hạch, do đó thời gian phẫu thuật trung vị
là 277 phút với 12 TH đầu tiên là đáng khả quan và là cơ sở cho thấy việc thực hiện phẫu thuật
được đảm bảo.
Lượng máu mất trung vị trong nghiên cứu của chúng tôi là 325 ml, có 1 TH chỉ mất 100 ml
và không ghi nhận trường hợp nào phải truyền máu sau phẫu thuật. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên RAZOR đánh giá trên 350 bệnh nhân thực hiện PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ
Robot cho thấy lượng máu mất trung bình là 363ml(10). Mặc dù cỡ mẫu của chúng tôi còn giới hạn,
12 TH đầu tiên ghi nhận lượng máu mất sau mổ cũng tương đồng với những trung tâm khác trên
thế giới.
Theo Johar và cộng sự, tỷ lệ biến chứng sau 90 ngày của PTNS cắt bàng quang tận gốc
khoảng 30%, tuy nhiên phần lớn là Clavien 1 và 2 (khoảng 50%); tỷ lệ tử vong ở ngày 30 và 90
sau phẫu thuật lần lượt là 2 và 5%(14). Trong 12 TH thực hiện đầu tiên trong nghiên cứu, chúng tôi
cũng không ghi nhận trường hợp nào phải nhập ICU sau phẫu thuật, 1 TH tái nhập viện trong vòng
90 ngày do bí tiểu cấp và không ghi nhận trường hợp nào phải can thiệp lại. Tỷ lệ tử vong ở ngày
thứ 30, 90 và 180 ngày sau phẫu thuật là 0%. Mặc dù cỡ mẫu hạn chế, nhưng điều này cho thấy
tính an toàn và hiệu quả của việc thực hiện PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot tại trung
tâm chúng tôi. Tuy nhiên cần theo dõi và đánh giá kĩ lưỡng hơn những kết quả trung hạn và dài
hạn, cũng như thực hiện thêm số lượng ca phẫu thuật để cho con số đánh giá chân thực và thuyết
phục.
KẾT LUẬN
PTNS cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ Robot là xu hướng điều trị ung thư bàng quang xâm
lấn cơ chưa di căn và ung thư bàng quang không xâm lấn cơ high – grade. Đây là phẫu thuật có độ
khó cao nhưng an toàn và có thể áp dụng khả thi bởi phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Chúng tôi
báo cáo 12 TH thực hiện đầu tiên tại khoa phẫu thuật ung bướu tiết niệu – bệnh viện Bình Dân cho
thấy tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật. Đây là cơ sở để triển khai và áp dụng rộng rãi, tiếp
tục theo dõi và đánh giá những kết quả trung và dài hạn của phẫu thuật này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ferlay J. (2013). Cancer incidence and mortality patterns in Europe: estimates for 40 countries
in 2012. Eur J Cancer, 49: 1374. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23485231
2. Witjes J.A., Bruins H.M., Carrión A. (2022). EAU guideline on Muscle-invasive and Metastatic
Bladder Cancer. The European Association of Urology Guideline, 29-31.
https://uroweb.org/guidelines/muscle-invasive-and-metastatic-bladder-cancer
3. Sathianathen NJ, Kalapara A, Frydenberg M. (2019). Robotic assisted radical cystectomy vs
open radical cystectomy: systematic review and meta-analysis. J Urol,
https://doi.org/10.1016/j.juro.2018.10.006.
4. David MG., Padraic O., Gerald JW. (2017). Robot-Assisted Radical and Partial Cystectomy. In:
Li-Ming Su. Atlas of Robotic Urologic Surgery, 2nd Edition, pp 230, Springer Nature,
Switzerland.
5. Collins JW. (2016). Enhanced recovery after robot-assisted radical cystectomy: EAU robotic
urology section scientific working group consensus view. Eur Urol, 70(4):649–660.
6. Bochner BH. (2018). Randomized trial comparing open radical cystectomy and robot-assisted
laparoscopic radical cystectomy: oncologic outcomes. Eur Urol, 74(4):465–471
7. Satkunasivam R. (2019). Robot-assisted radical cystectomy versus open radical cystectomy: a
meta-analysis of oncologic, perioperative, and complication-related outcomes. Eur Urol Oncol,
2(4):443–447
8. Pruthi RS, Smith A, Wallen EM. (2008). Evaluating the learning curve for robot-assisted
laparoscopic radical cystectomy. J Endourol, 22(11):2469–2474
9. Bochner BH, Dalbagni G, Sjoberg DD. (2015). Comparing open radical cystectomy and robot-
assisted laparoscopic radical cystectomy: a randomized clinical trial. Eur Urol, 67:1042–1050
10. Parekh D, Gables C. (2017). A prospective multicenter randomized trial of open versus robotic
radical cystectomy (RAZOR). J Urol 197:e918
11. Nix J, Smith A, Kurpad R. (2010). Prospective randomized trial of robotic versus open radical
cystectomy for bladder cancer; peri-operative and pathologic results. Eur Urol, 57:196–201
12. Parekh DJ, Messer J, Fitzgerald J. (2013). Perioperative outcomes and oncologic efficacy from
a pilot prospective randomized clinical trial of open versus robotic assisted radical cystectomy.
J Urol, 189:474–479
13. Khan MS, Gan C, Ahmed K. (2015). A single-centre early phase randomized controlled three-
arm trial of open, robotic and laparoscopic radical cystectomy (CORAL). Eur Urol, 69:613–
621
14. Neumaier MF. (2019). Factors affecting urinary continence and sexual potency recovery after
robotic-assisted radical prostatectomy. Int Braz J Urol, 45(4):703–712.
https://doi.org/10.1590/s1677 -5538.ibju.2018.0704

You might also like