You are on page 1of 4

+ Tên nghiên cứu

+ Tác giả
+ Mục tiêu nghiên cứu
+ Đối tượng và số lượng
+ Thiết kế nghiên cứu
+ Các biến số chính
+ Kết quả nghiên cứu
+ Kết luận của tác giả
+ Nhận định nghiên cứu (ưu điểm, khuyết điểm).
- Nhận định chung ( tóm lược lại các nghiên cứu, dẫn dắt tới đề tài nghiên cứu của mình).

1. Tên nghiên cứu: Unexpected Appendiceal Pathologies and Their Changes With the
Expanding Use of Preoperative Imaging Studies
2. Tác giả:

Hong Yeol Yoo, Jaewoo Choi, Jongjin Kim, Young Jun Chai, Rumi Shin, Hye Seong


Ahn, Chang-Sup Lim, Hae Won Lee, Ki-Tae Hwang, In Mok Jung, Jung Kee
Chung, and Seung Chul Heo - Department of Surgery, Seoul Metropolitan Government -
Seoul National University Boramae Medical Center, Seoul, Korea

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Để tìm hiểu về kết quả giải phẫu bệnh của các ca bệnh được chỉ định phẫu thuật với chẩn
đoán lâm sàng là viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đại học Seoul và mô tả tác động của các
phương pháp chẩn đoán hình ảnh lên kết quả giải phẫu bệnh ruột thừa.

4. Đối tượng nghiên cứu :

Nhóm bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt ruột thừa với chẩn đoán tiền phẫu là viêm ruột
thừa cấp từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 12 năm 2012 tại Trung tâm Y tế Boramae trực thuộc
Đại học Seoul – chính quyền Đô thị Seoul.

Số lượng: n = 4673

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân được cắt ruột thừa ngoài chủ đích trong cuộc phẫu thuật ổ
bụng ; bệnh nhân phải cắt bỏ nhiều cơ quan do nguyên nhân bệnh lý; bệnh nhân có kết quả
giải phẫu bệnh thất lạc.

5. Thiết kế nghiên cứu : nghiên cứu thuần tập hồi cứu

6. Các biến số chính:

- Nhóm biến số vể tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định mổ ruột thừa có kết quả giải phẫu bệnh là
viêm ruột thừa cấp ( viêm ruột thừa sung huyết , mưng mủ , hoại tử ,…. )

- Nhóm biến số về tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định mổ ruột thừa có kết quả giải phẫu bệnh
không phải là viêm ruột thừa cấp ( ruột thừa bình thường , bệnh lý viêm khác , bệnh lý u ,…)
theo giới tính và nhóm tuổi
- Nhóm biến số về tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh tiền phẫu
và bệnh nhân không có chỉ định trên

7. Kết quả:

Số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 4673. Độ tuổi trung bình được ghi nhận là 33 ±
18.4 tuổi , với lứa tuổi 20s chiếm tỷ lệ phần lớn nhất. Trong tổng số 4673 người , có 2585
nam , chiếm 55,3%
Các ca có kết quả giải phẫu bệnh ngoài dự đoán , không phải viêm ruột thừa cấp được tìm
thấy ở 15,6% các ca. Kết quả giải phẫu bệnh ruột thừa bình thường , được ghi kết quả là “
sung huyết dưới thanh mạc , chưa ghi nhận tế bào viêm” hoặc “ chưa ghi nhận bất thường
bệnh lý” chiếm phần lớn trong tổng các ca GPB ngoài dự đoán ( 449 ca , 9,6% ). Giải phẫu
bệnh bệnh lý viêm khác, tức không thể chẩn đoán dựa vào định nghĩa của viêm ruột thừa
cấp , có 156 ca chiếm 3,3% ; bao gồm: nhiễm actinomyces , viêm túi thừa, viêm ruột thừa
hạt. Tổn thưởng u được tìm thấy 1,1% các ca ( 53 ca ). Các kết quả giải phẫu bệnh khác , bao
gồm ứ phân, ký sinh trùng thoái hóa , được tìm thấy ở 1,5% số ca. ( Bảng dưới )

GIẢI PHẪU BỆNH TỔNG CÓ CHẨN ĐOÁN KHÔNG CHẨN GIÁ TRỊ
HÌNH ẢNH TIỀN ĐOÁN HÌNH p
PHẪU ẢNH TIỀN
PHẪU
A.Viêm ruột thừa cấp 3946 (84.4) 2758 (86.6) 1188 (79.9) <0.001

B.Kết quả ngoài dự đoán 727 (15.6) 428 (13.4) 299(20.1) -

▪ Ruột thừa bình thường 449 (9.6) 220 (6.9) 229 (15.4) -
▪ Sung huyết dưới thanh mạc
▪ Chưa ghi nhận bất thường 432 (9.2) - - -
bênh lý 17 (0.4) - - -
▪ Bệnh lý viêm khác
⯐ Sự xâm nhập của bạch cầu
ái toan
153 (3.3) 119 (3.7) 37 (2.5) 0.116
⯐ Viêm túi thừa
⯐ Viêm ruột thừa hạt 83 (1.8) - - -
⯐ Nhiễm actinomyces

54(1.2) - - -

16 (0.3) - - -

3 (<0.1) - - -

C. Bệnh lý u 53 (1.1) 42 (1.3) 11 (0.7) 0.408

▪ U nang tuyến nhầy 37 (0.8) - - -


▪ U thần kinh nội tiết
▪ Carcinoma tuyến 10 (0.2) - - -
▪ Carcinoma tế bào gai
▪ Carcinoma tuyến di căn 4 (0.1) - - -

1 (<0.1) - - -

1 (<0.1) - - -

D. Khác 69 (1.5) 47 (1.5) 22 (1.5) 1.000

Ứ phân 46 (1.0) - - -

Tắc nghẽn fibrin 21 (0.4) - - -

Ký sinh trùng thoái biến 2(<0.1) - - -

Tỷ lệ các ca giải phẫu bệnh có kết qả ngoài dự đoán có và không có chẩn đoán hình ảnh lần
lượt là 13,4% và 20,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p<0.001). Khi phân tích từng
nhóm kết quả , tại nhóm kết quả viêm ruột thừa bình thường thì khi được chỉ định chẩn đoán
tiền phẫu thì tỷ lệ có ruột thừa bình thường là 6,9% ( trái ngược với nhóm không chụp là
15,4% ) ; tuy nhiên , ở các nhóm két quả còn lại , sự khác biệt không được tìm thấy
Trong quá trình nghiên cứu , tỷ lệ được chụp hình chẩn đoán hình ảnh tiền phẫu tiếp tục tăng
tỳ lệ có kết quả giải phẫu bệnh bình thường sẽ giảm. Tuy nhiên ở các nhóm khác, không chỉ
rõ được sự khác biệt . Như vậy , việc tăng các chỉ định được chẩn đoán hình ảnh , sẽ làm
giảm khả năng cắt bỏ ruột thừa vốn đang bình thường, tuy nhiên không thay đổi kết quả giải
phẫu của nhóm bệnh khác. Giảm kết quả ruột thừa bình thường giải thích việc giảm các kết
quả giải phẫu bệnh ngoài dự đoán.

Tỷ lệ của trường hợp kết quả giải phẫu bệnh ngoài dự đoán không có nhiều sự khác biệt theo
tuổi. Tuy nhiên, phân tích từng nhóm kết quả, tỷ lệ “ruột thừa bình thường” chiếm tỷ lệ cao ở
nhóm bệnh nhân trẻ tuổi ( dưới 50 tuổi ) trong khi “bệnh lý viêm” sẽ tăng sau nhóm trên 40
tuổi. Tỷ lệ “bệnh lý u” sẽ tăng dần theo độ tuổi.

Đánh giá vai trò nghiên cứu hình ảnh trong việc chẩn đoán bệnh ở bệnh nhân nam và nữ
thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, chúng tôi đã phân thành 2 nhóm để khảo sát: nhóm có ít hơn
30% được chỉ định chẩn đoán hình ảnh tiền phẫu và nhóm có hơn 90% được chỉ định . Cà
nam và nữ bệnh nhân dưới 60 tuổi ở nhóm có hơn 90% được chỉ định hình ảnh có tỷ lệ kết
quả nhóm bệnh ngoài dự đoán thấp hơn so với nhóm bệnh nhân với ít hơn 30% được chỉ định
chẩn đoán hình ảnh. Phân tích từng kết quả thuộc nhóm bệnh ngoài dự đoán, chỉ có kết quả
“ruột thừa bình thường” là có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh giữa hai nhóm dưới 30%
được chỉ định và hơn 90% được chỉ định; trong đó sự khác biệt thiên về giới tính nữ nhiều
hơn (p < 0,001).

8. Kết luận của tác giả

Kết luận, nghiên cứu đã chỉ ra sự đa dạng về kết quả giải phẫu bệnh của ruột thừa và tỷ lệ
tương ứng với các ca được mổ cắt bỏ ruột thừa với chẩn đoán tiền phẫu là viêm ruôt thừa cấp.
Chẩn đoán hình ảnh tiền phẫu giảm tỷ lệ phẫu thuật ruột thừa âm tính ở nam và nữ dưới 60
tuổi. Dù vậy , phương tiện trên không làm giảm tỷ lệ xuất hiện của các kết quả khác. Phẫu
thuật viện cần hết sức cẩn trọng về tính hiệu quả cũng như mặt hạn chế của chẩn đoán hình
ảnh trong việc chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

9. Nhận định nghiên cứu:

-Ưu điểm:

● Đã nêu được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và chọn thiết kế nghiên cứu hợp
lý : thuần tập hồi cứu. Nghiên cứu đã so sánh tác động của chẩn đoán hình ảnh lên hai
nhóm dưới 30% được chỉ định và nhóm trên 90% được chỉ định chẩn đoán hình ảnh.
So sánh kết quả thu được , tỷ lệ bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh viêm ruột thừa
cấp ở hai nhóm bệnh nhân có chỉ định và không được chỉ định chẩn đoán có ý nghĩa
về mặt thống kê ( p<0.001 )
● Khám phá được mối liên hệ về sự phân bố các bệnh lý ruột thừa không mong muốn
theo tuổi và giới tính
● Nghiên cứu được thực hiện nhanh, chi phí thấp.
● Nghiên cứu kiểm nghiệm được giả thuyết đưa ra: chẩn đoán hình ảnh tiền phẫu có vai
trò trong chẩn đoán hình ảnh viêm ruột thừa cấp tính
● Nêu rõ chi tiết phân tích rõ không những là việc nói lên ruột thừa bình thường mà còn
phân tích các kiểu ruột thừa bình thường và các bệnh lý viêm khác giúp phân ra và
hiểu rõ được chúng không thuộc định nghĩa của viêm ruột thừa cấp
● Kết quả giải phẫu bệnh được trình bày dựa theo đặc điểm giải phẫu bệnh và yêu cầu
xử trí lâm sàng. Dùng từ kết quả ngoài dự đoán sẽ bao gồm cả ruột thừa bình thường
và các bệnh lý viêm khác giúp hiểu rõ ràng hơn mục đích của nghiên cứu

-Nhược điểm:

● Không đưa ra được hình ảnh giải phẫu bệnh để kiểm định độ chính xác của chân đoán
giải phẫu bệnh.
● Không đưa ra được tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện thủ thuật khác ngoài phẫu thuật
cắt ruột thừa.
● Tiêu chuẩn chỉ định CT và siêu âm chưa thống nhất ở từng giai đoạn khảo sát và từng
đối tượng. Siêu âm chỉ định cho đối tượng phụ nữ có thai nhiều hơn Nên việc so sánh
độ chính xác giữa CT và US là không hợp lý.
● Chưa đưa ra được sự khác biệt kết quả của tỷ lệ được thực hiện chẩn đoán hình ảnh và
không thực hiện ở nhóm bệnh lý khác

You might also like