You are on page 1of 9

GIÁ TRỊ CỦA CA125, HE4 VÀ CHỈ SỐ ROMA TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ

BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG NĂM 2019-2020
Nguyễn Thị Mai Phương
Đại học Y Dược Hải Phòng
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: HE4 mới được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư buồng trứng tại
bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ tháng 8/2019. Mục tiêu: (i) Đánh giá độ nhậy, độ đặc
hiệu của HE4, CA125 và chỉ số ROMA trong chẩn đoán ung thư buồng trứng tại bệnh
viện Phụ Sản Hải Phòng từ 12/8/2019 đến 30/4/2020; (ii) Nhận xét mối tương quan giữa
CA125, HE4 và chỉ số ROMA với giai đoạn bệnh và kết quả mô bệnh học của ung thư
buồng trứng ở những bệnh nhân nói trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả
cắt ngang trên 166 hồ sơ của bệnh nhân được chẩn đoán khối u buồng trứng và được phẫu
thuật tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ 12/8/2019 đến 31/4/2020. Kết quả: CA125: cut-
off 37,6 U/ml, độ nhậy 71,4%, độ đặc hiệu 73,7%, LR+ 2,7 (p< 0,05). HE4: cut-off 69,2
pmol/l, độ nhậy 57,1%, độ đặc hiệu 94,1%, LR+ 9,7 (p < 0,05). ROMA: cut-off 15,7%,
độ nhậy 57,1%, độ đặc hiệu 93,4%, LR+ 8,7 (p < 0,05). Kết luận: ROMA có giá trị cao
hơn trong dự báo ung thư buồng trứng so với CA125 và HE4.
Từ khóa: ung thư buồng trứng, CA125, HE4, ROMA, bệnh viện Phụ Sản Hải
Phòng.
CA125, HE4, ROMA IN PREDICTING OVARIAN CANCER
AT HAIPHONG HOSPITAL OF OBSTETRICS & GYNECOLOGY 2019-2020
Nguyen Thi Mai Phuong
Haiphong University of Medicine and Pharmacy
ABSTRACT
Objectives: Find out the sensitivity and specificity values of CA125, HE4 and ROMA in
predicting ovarian caner at Haiphong Hospital of Obstetrics and Gynecology. Materials
and methods: a cross- sectional in 166 medical records of ovarian tumour women had
been operated at Haiphong Hospital of Obstetrics and Gynecology from August, 2019 to
April, 2020. Results: CA125: cut-off 37.6 U/ml, sens 71.4%, spec 73.7%, LR+ 2.7 (p <
0.05). HE4: cut-off 69.2 pmol/l, sens 57.1%, spec 94.1%, LR+ 9.7 (p < 0.05). ROMA:
cut-off 15,7%, sens 57.1%, spec 93.4%, LR+ 8.7 (p < 0.05). Conclusion: ROMA is a
better preditor of ovarian cancer than CA125 or HE4.
Keywords: ovarian cancer, CA125, HE4, ROMA, Haiphong Hospital of Obstetrics and
Gynecology.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng (UTBT) là ung thư phổ biến đứng thứ 7 ở phụ nữ và là
nguyên nhân phổ biến thứ 8 gây tử vong do ung thư, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm dưới
45%.Theo dự án nghiên cứu ung thư của tổ chức Y tế thế giới, năm 2018 trên thế giới
phát hiện khoảng 295.414 ca UTBT, chiếm 3,4% trong tổng số các trường hợp ung thư ở
phụ nữ, trong đó có 184.799 ca tử vong, chiếm 4,4% toàn bộ tỷ lệ tử vong liên quan đến
ung thư ở phụ nữ. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của WHO 2018, mỗi năm có
khoảng 1500 ca mắc mới UTBT[1].
Tỷ lệ tử vong cao của UTBT (61-83% nếu phát hiện muộn) là do khối u phát triển
âm thầm, không triệu chứng, cũng như triệu chứng khởi phát thường muộn và việc tiếp
cận hạn chế tới các phương pháp sàng lọc thích hợp dẫn đến chẩn đoán thường ở giai
đoạn muộn. Vì vậy chẩn đoán sớm và sàng lọc UTBT thường phải kết hợp lâm sàng với
phương tiện chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chất chỉ điểm u. Tuy nhiên, các triệu
chứng lâm sàng trong giai đoạn sớm của bệnh thường không cấp tính, mơ hồ, do đó sàng
lọc và chẩn đoán chủ yếu dựa vào chất chỉ điểm u.
Kháng nguyên ung thư 125 (CA125) (còn được gọi là chất chỉ thị ung thư, viết tắt
của “Cancer Antigen”) bản chất là một protein có nguồn gốc từ biểu mô khoang cơ thể
(màng ngoài tim, màng phổi, màng bụng), biểu mô Muller (ống dẫn trứng, nội mạc tử
cung, kênh cổ tử cung) và hiện diện trên bề mặt của hầu hết các tế bào ung thư buồng
trứng. CA125 là chất chỉ điểm u được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán và theo dõi phụ nữ
bị UTBT, tuy nhiên CA125 lại không tăng ở 20% bệnh nhân. Năm 2009, trên thế giới đã
áp dụng HE4 trong chẩn đoán UTBT, chất chỉ điểm này đã được chấp thuận ở châu Âu và
châu Mỹ La Tinh. HE4 cũng đã được dùng ở Mỹ và được FDA chứng nhận. Theo những
dữ liệu được báo cáo trong một nghiên cứu đa trung tâm gần đây của Ý cho thấy HE4
trong UTBT có vẻ đáng tin cậy hơn CA125[2]. Năm 2009, Moore đã đề xuất một thuật
toán: Nguy cơ thuật toán ác tính buồng trứng (ROMA), là sự kết hợp của CA125 và HE4,
công cụ chẩn đoán hữu ích trong UTBT và có thể sử dụng bổ sung cho mỗi dấu ấn sinh
học[2].
Tại Việt Nam, gần đây HE4 đã được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi UTBT ở
những bệnh viện chuyên khoa ung thư, bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng đã triển khai sử
dụng HE4 từ tháng 8 năm 2019. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả sử
dụng HE4 trong sàng lọc UTBT. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét
giá trị của HE4, CA125 và chỉ số ROMA trong chẩn đoán ung thư buồng trứng tại
bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng năm 2019 – 2020’’ với hai mục tiêu: (i) Đánh giá độ
nhậy, độ đặc hiệu của HE4, CA125 và chỉ số ROMA trong chẩn đoán ung thư buồng
trứng tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ 12/8/2019 đến 30/4/2020; (ii) Nhận xét mối
tương quan giữa CA125, HE4 và chỉ số ROMA với giai đoạn bệnh và kết quả mô bệnh
học của ung thư buồng trứng ở những bệnh nhân nói trên. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
nhằm giải quyết giả thuyết nghiên cứu là: HE4 và chỉ số ROMA có độ nhậy và độ đặc
hiệu cao trong chẩn đoán ung thư buồng trứng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên 166 hồ sơ của bệnh nhân được
chẩn đoán khối u buồng trứng và được phẫu thuật tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ
12/8/2019 đến 31/4/2020 lưu trữ tại phòng Kế hoạch-Tổng hợp, Bệnh viện Phụ Sản Hải
Phòng thỏa mãn các tiêu chuẩn: (i) Hồ sơ của bệnh nhân được chẩn đoán xác định là u
buồng trứng hoặc ung thư buồng trứng và được phẫu thuật tại bệnh viện Phụ Sản Hải
Phòng; (ii) Hồ sơ của bệnh nhân u BT được xét nghiệm CA125, HE4 và chỉ số ROMA
trước mổ; (iii) Xét nghiệm mô bệnh học ung thư buồng trứng được hội chẩn bởi ít nhất 2
bác sĩ giải phẫu bệnh và (iv) hồ sơ bệnh án có đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Loại ra khỏi nghiên cứu các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có tiền sử bị ung thư khác di
căn đến buồng trứng hoặc ung thư phúc mạc tiên phát hoặc có bất kỳ bệnh ung thư nào
kèm theo, bệnh nhân đang mang thai, bệnh thận hoặc trải qua cấy ghép cơ thể hoặc bệnh
nhân không có xét nghiệm HE4, CA125 huyết thanh trước mổ.
Số hồ sơ nghiên cứu phù hợp với cỡ mẫu tối thiểu để ước tính độ đặc hiệu của một

xét nghiệm theo công thức: n= FP+TN= . Trong đó: FP

(False Positive): Số dương tính giả; TN (True Negative): Số âm tính thật; Pdis : tỉ lệ lưu
hành của bệnh trong quần thể trong nghiên cứu trước, là 10,8%[27]; :giá trị thu được từ

bảng Z, giá trị là 1.962, tương ứng vói α = 0.05; Psp: là độ đặc hiệu của nghiên cứu trước là
90,0%; w: khoảng sai lệch mong muốn, bằng 0,05.
Số liệu được quản lý và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Các biến số liên tục được
xử lý bằng phép kiểm định T- test hoặc ANOVA test. Các biến số định tính dùng phép
kiểm định Chi square hoặc Fisher’s exact test. Các test có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm chung
Bảng 1. Phân bố tuổi, tình trạng kinh nguyệt, phân loại theo IOTA và mô bệnh học

n %
Tuổi
< 20 8 4,8
21-30 35 21,1
31-40 53 31,9
41-50 39 23,5
51-60 19 11,4
61-70 10 6,0
> 70 2 1,2
Trung bình (min, max) 39,6 ± 12,5 (16,78)
Tình trạng kinh nguyệt
Chưa hành kinh 1 0,6
Còn kinh 142 85,5
Mãn kinh 23 13,9
IOTA (phân loại của siêu âm)
Nhóm B (không có nguy cơ ác tính) 150 90,4
Nhóm M (có nguy cơ ác tính) 16 9,6
Mô bệnh học
Ung thư biểu mô không biệt hóa 2 1,2
Ung thư biểu mô tế bào vảy 4 2,4
U dạng nội mạc ác tính 6 3,6
U thanh dịch ác tính 2 1,2
U xơ buồng trứng 1 0,6
U buồng trứng chảy máu 2 1,2
U nang thanh dịch 66 39,8
Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng 27 16,3
U tế bào vỏ 4 2,4
U nang nhầy 4 2,4
U nang bì 48 28,9
Giai đoạn bệnh của ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng tái phát 0 0,0
FIGO IV 0 0,0
FIGO III 2 14,4
FIGO II 6 42,8
FIGO I 6 42,8

3.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu của CA125, HE4 và chỉ số ROMA trong ung thư buồng trứng

CA 125, AUC = HE4, AUC = 0,741 ROMA, AUC = 0,748


Biểu đồ 1. ROC của CA125, HE4, ROMA trong ung thư buồng trứng
Nhận xét: Cả 3 chỉ số CA 125, HE4 và ROMA đều có giá trị trong chẩn đoán ung thư
buồng trứng với diện tích dưới đường cong đều > 0,7, cụ thể:
 CA 125: cut – off 37,6 U/ml, độ nhậy 71,4%, độ đặc hiệu 73,7%
 HE4: cut – off 69,2 pmol/l, độ nhậy 57,1%, độ đặc hiệu 94,1%
 ROMA: cut – off 15,7%, độ nhậy 57,1%, độ đặc hiệu 93,4%
CA 125, AUC = 0,627 ROMA, AUC = 0,214
HE4, AUC = 0,6
Biểu đồ 2. ROC của CA 125, HE4, ROMA trong ung thư buồng trứng ở BN ≥ 50 tuổi
Nhận xét: Không có mối tương quan giữa nồng độ CA125, HE4 và ROMA với nhóm tuổi
trên 50 (diện tích dưới đường cong ROC < 50%).

CA 125, AUC = 0,474 HE4, AUC = 0,474 ROMA, AUC = 0,5


Biểu đồ 3. ROC của CA 125, HE4, ROMA trong ung thư buồng trứng
ở nhóm bệnh nhân mãn kinh
Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân đã mãn kinh không tìm thấy giá trị của CA 125, HE4 và
ROMA để tiên đoán nguy cơ ung thư buồng trứng.

CA 125, AUC = 0 HE4, AUC = 0,286 ROMA, AUC = 0,214


Biểu đồ 4. ROC của CA 125, HE4, ROMA trong ung thư buồng trứng
ở nhóm bệnh nhân có hình ảnh siêu âm nghi ngờ ác tính theo IOTA
Nhận xét: Cả 3 chỉ số CA 125, HE4 và ROMA không có mối tương quan với ung thư
buồng trứng ở nhóm bệnh nhân hình ảnh siêu âm nghi ngờ ác tính theo IOTA (p > 0,05).
3.3. Mối tương quan giữa CA125, HE4 và chỉ số ROMA với mô bệnh học và giai
đoạn bệnh trong ung thư buồng trứng
Bảng 2. Khả năng dự báo ung thư buồng trứng của CA125, HE4 và chỉ số ROMA
Ung thư buồng trứng Sens Spec
Yếu tố dự báo OR 95%CI LR+
n (%) (%) (%)
CA125 ≥ 37,6 U/ml
(n = 50) 10 (20%) 1,6 1,1 – 2,4 71,4 73,7 2,7
HE4 ≥ 69,2 pmol/l 9,7
8 (41,7%) 1,3 1,1 – 4,1 57,1 94,1
(n = 17)
ROMA ≥ 15,7% 8,7
8 (44,4%) 4,2 3,0 – 7,5 57,1 93,4
(n = 18)
Nhận xét: Cả ba chỉ số CA125, HE4 và ROMA đều có giá trị dự báo ung thư buồng trứng
(p< 0,05) (p < 0,05).
Bảng 3. Mối tương quan giữa CA125, HE4, ROMA
với giai đoạn bệnh của ung thư buồng trứng
FIGO I FIGO II FIGO III p
Yếu tố dự báo
n (%) n (%) n (%)
CA125 ≥ 37,6 U/ml
4 (40%) 4 (40%) 2 (20%)
(n = 10)
HE4 ≥ 69,2 pmol/l
4 (50%) 2 (25%) 2 (25%) > 0,05
(n = 8)
ROMA ≥ 15,7%
4 (50%) 2 (25%) 2 (25%)
(n = 8)
Nhận xét: CA125, HE4 và chỉ số ROMA đều không có giá trị dự báo giai đoạn bệnh
trong ung thư buồng trứng (p > 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. CA125
Nồng độ CA125 rất có giá trị trong chẩn đoán, theo dõi quá trình điều trị và đánh
giá kết quả điều trị, đặc biệt là theo dõi tái phát sau điều trị. Tuy nhiên nồng độ CA125
trong sàng lọc và phát hiện sớm ung thư buồng trứng vẫn còn nhiều tranh cãi.Theo nghiên
cứu của chúng tôi, CA125 có độ nhạy là 71,4%, độ đặc hiệu là 73,7% tương ứng với điểm
cut-off là 37,6 U/ml.
Theo Vincent trên 80% các trường hợp CA125 tăng cao trên mức bình thường
trong ung thư biểu mô buồng trứng. Mặc dù hàm lượng CA125 liên quan đến sự thoái lui
hay tiến triển của bệnh ung buồng trứng, nhưng trong các bệnh u lành tính buồng trứng,
xơ gan, viêm màng bụng, viêm nhiễm vùng tiểu khung và viêm tụy, CA125 cũng tăng.
Phụ nữ khỏe mạnh, không mang thai, có 1% nồng độ CA125 > 35U/ml. Ở giai đoạn sớm
ung thư buồng trứng khoảng 20 – 50% các trường hợp CA125 dưới mức trung bình[2].
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Shu Wei [3]với cỡ mẫu là 158, ở nhóm còn kinh thì
độ nhậy và độ đặc hiệu của lần lượt là 92,6 và 88,5%. Ngược lại, ở phụ nữ đã mãn kinh
thì độ nhậy của CA125 là 86,5 v độ đặc hiệu là 90,9%. Mặc dù kết quả nghiên cứu này đã
chỉ ra rằng nồng độ CA125, HE4, ROMA trong huyết thanh ở bệnh nhân ung thư buồng
trứng cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân lành tính. Nhưng tác giả của nghiên cứu
này chỉ khẳng định việc áp dụng chỉ số ROMA và HE4 dể chẩn đoán ung thư buồng trứng
đã được chứng minh là có hiệu quả và nó có giá trị ứng dụng lâm sàng tốt. Chúng tôi cho
rằng, có thể ứng dụng lâm sàng của CA-125 đã được mở rộng, nhưng tính đặc hiệu của nó
như là một dấu hiệu của khối u ác tính, chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng đòi hỏi phải
tái khám. Ở phụ nữ tiền mãn kinh, việc phát hiện CA-125 trong độ nhạy và độ đặc hiệu
của ung thư buồng trứng là không lý tưởng vì chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và các tác
dụng khác. Do vậy, CA125 không đủ độ tin cậy trong sàng lọc và phát hiện sớm ung thư
buồng trứng trong cộng đồng vì test có độ đặc hiệu thấp.
4.2. HE4
Các gen WFDC2, mã hóa HE4, được khuếch đại trong ung thư biểu mô buồng
trứng. Với phương pháp ELISA, HE4 được phát hiện trong huyết thanh của bệnh nhân
ung thư buồng trứng giai đoạn sớm cũng như giai đoạn cuối. Theo Parths M Das xét
nghiệm HE4 đã xác định thành công ung thư ở 30 trong số 37 mẫu huyết thanh từ phụ nữ
mắc bệnh, trong khi xét nghiệm CA125 xác định 29 trường hợp. Khi được sử dụng cùng
nhau, cả hai chỉ số đã phát hiện 33 trong số 37 trường hợp ung thư. HE4 có thể có một lợi
thế hơn CA125 ở chỗ nó ít dương tính hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh không liên
quan[4].
So với CA125, HE4 có độ nhậy thấp hơn (57,1% so với 71,4%) nhưng độ đặc hiệu
cải thiện hơn (94,1% so với 73,7%). Các nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho
thấy HE4 có độ đặc hiệu cao hơn so với CA125. Chúng tôi cho rằng, do HE4 không tăng
trong các mô buồng trứng bình thường nhưng tăng cao trong ung thư buồng trứng, không
tăng hoặc chỉ tăng rất ít trong hầu hết các bệnh không phải ở buồng trứng.Vì vậy, để chẩn
đoán ung thư buồng trứng, HE4 đã cho thấy tính đặc hiệu tốt hơn của nó. Chính sự khác
biệt về độ nhậy, độ đặc hiệu giữa CA125 và HE4 dẫn đến một phương pháp mới được
nghiên cứu đó là chỉ số ROMA.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm HE4 < 15,7 pmol/l có 6 bệnh nhân UTBT,
trong đó 2/6 (33,3%) bệnh nhân ở giai đoạn I, 4/6 (66,7%) bệnh nhâ ở giai đoạn II. Nhóm
HE4 ≥ 15,7 pmol/l có 8 bệnh nhân UTBT, trong đó có 4/8 bệnh nhân (50%) ở giai đoạn
I, giai đoạn II và giai đoạn III đều có 2 bệnh nhân, mỗi giai đoạn có 2/8 bệnh nhân (25%)
(p > 0,05). Vì vậy, chúng tôi không thấy mối tương quan giữa HE4 và giai đoạn bệnh.
Trong khi đó, có tác giả cho rằng, nồng độ HE4 tăng cao ở nhóm ung thư buồng
trứng và có xu hướng tăng cao dần theo giai đoạn bệnh, bên cạnh đó, cũng trong một giai
đoạn bệnh, nồng độ HE4 ở nhóm mãn kinh cao hơn nồng độ HE4 ở nhóm còn kinh.
Nguyên nhân là do bản chất HE4 được sản sinh và tiết dưới dạng một glycoprotein bởi tế
bào UTBT. Sự sản sinh HE4 trong mào tinh hoàn cho thấy HE4 được tiết ở màng phía
trong các ống túi. Ở các ống túi, chất này tiếp xúc với các tinh trùng. Kiểu biểu hiện này
thông nhất với thực tế cDNA mã hóa cho HE4 tổng hợp ra một protein dạng tiết nhỏ có
đầu NH2 là acid amin thân nước, tương ứng với một protein tín hiệu. Vì vậy, càng nhiều
tế bào ung thư buồng trứng, nồng độ HE4 được tiết ra càng nhiều. Theo dõi thấy HE4
được sản sinh nhiều trong ung thư buồng trứng ở các mức độ khác nhau[5]
Trong nghiên cứu mới nhất của WW. Sumpaico (ACOG 2012), HE4 có độ nhậy
tăng cao trong giai đoạn I, giai đoạn sớm của ung thư buồng trứng, HE4 tăng trong ung
thư buồng trứng mà có CA125 âm tính. HE4 tăng sớm hơn trong theo dõi ung thư buồng
trứng so với CA125. Thông tin này rất có giá trị để cải thiện chất lượng điều trị ung thư
buồng trứng.
4.3. Chỉ số ROMA
Trong vài thập kỷ qua, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thống kê, việc
sử dụng các mô hình toán học giúp kết hợp nhiều dấu hiệu để phát hiện bệnh. Sự kết hợp
của nhiều chỉ số định hướng ung thư có thể cải thiện độ nhạy chẩn đoán và không làm
giảm tính đặc hiệu chẩn đoán.Do đó, sự xuất hiện của chỉ số ROMA trong chẩn đoán ung
thư buồng trứng gây ra rất nhiều sự chú ý. Kết hợp nồng độ chất chỉ điểm u CA125 và
HE4 hay gọi là ROMA test là một thuật toán hồi quy [6].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, ROMA không có độ nhậy và độ đặc hiệu cao hơn
so với HE4, mặc dù nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy
ROMA có độ đặc hiệu cao hơn độ đặc hiệu của HE4. Theo chúng tôi, trong chẩn đoán
ung thư buồng trứng, để có dự đoán chính xác khả năng lành tính hay ác tính của khối u
buồng trứng, với từng nhóm còn kinh hay mãn kinh nên sử dụng test ROMA khác nhau.
Ở nhóm mãn kinh, nên sử dụng test ROMA, dự đoán kết quả sẽ chính xác hơn. Ở nhóm
còn kinh, nên sử dụng riêng lẻ nồng độ HE4, sẽ cho kết quả tốt hơn.
Trong nhóm ROMA < 15,7 có 6 bệnh nhân, trong đó 2/6 (33,3%) bệnh nhân ở giai
đoạn I, 4/6 bệnh nhân ở giai đoạn II (66,7%); trong nhóm ROMA ≥ 15,7% có 8 bệnh
nhân, trong đó 4/8 (50%) bệnh nhân giai đoạn I, mỗi giai đoạn II và Giai đoạn III đều có
2/8 (25%) bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi không thấy mối liên quan giữa chỉ số ROMA và
giai đoạn bệnh trong nghiên cứu này. Theo Karen, nghiên cứu trên 414 bệnh nhân,
ROMA dự đoán chính xác 87,3% trường hợp lành tính là nguy cơ thấp và 82,6% UTBT
giai đoạn I, II và 89,2% tất cả UTBT là nguy cơ cao[7].
Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG ),ở phụ nữ tiền mãn kinh, ROMA từ
1,14 trở lên cho thấy nguy cơ cao phát hiện ung thư buồng trứng biểu mô, trong khi giá trị
ROMA dưới 1,14 cho thấy nguy cơ phát hiện ung thư buồng trứng thấp khi phẫu thuật.Ở
phụ nữ mãn kinh, giá trị ROMA từ 2,99 trở lên cho thấy nguy cơ cao phát hiện ung thư
buồng trứng biểu mô, trong khi giá trị ROMA dưới 2,99 cho thấy nguy cơ thấp phát hiện
ung thư buồng trứng biểu mô khi phẫu thuật. Việc sử dụng các điểm cắt này cung cấp độ
đặc hiệu 75% và độ nhạy 84% ở bệnh nhân ung thư buồng trứng biểu mô giai đoạn I-IV.
Mặt khác, các tác giả cũng khuyến cáo không nên sử dụng đơn độc chỉ số ROMA
nếu không có đánh giá lâm sàng hay hình ảnh siêu âm độc lập và không nhằm xác định
liệu bệnh nhân có nên tiến hành phẫu thuật hay không.
5. KẾT LUẬN
 Cả ba chỉ số CA125, HE4 và ROMA đều có giá trị dự báo ung thư buồng trứng
với độ nhạy và độ đặc hiệu như sau:
 CA125: điểm cut – off 37,6 U/ml, độ nhậy 71,4%, độ đặc hiệu 73,7%, LR+ 2,7 (p< 0,05)
 HE4: điểm cut – off 69,2 pmol/l, độ nhậy 57,1%, độ đặc hiệu 94,1%, LR+ 9,7 (p < 0,05)
 ROMA: điểm cut – off 15,7%, độ nhậy 57,1%, độ đặc hiệu 93,4%, LR+ 8,7 (p < 0,05)
 Không tìm thấy mối liên quan giữa CA125, HE4, ROMA trong ung thư buồng
trứng ở các nhóm bệnh nhân đã mãn kinh, hình ảnh siêu âm theo IOTA nguy cơ ác
tính và nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi (p > 0,05).
 CA125, HE4 và chỉ số ROMA đều không có ý nghĩa dự báo loại ung thư buồng
trứng cũng như giai đoạn bệnh (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Zohre Momenimovahed, Azita Tiznobaik& et al (2019), Ovarian cancer in the
world: epidemiology and risk factors, International journal of women's health,
Vol 11, p 287-299.
2. Vincent Dochez, Hélène Caillon& et al (2019), Biomarkers and algorithms for
diagnosis of ovarian cancer: CA125, HE4, RMI and ROMA, a review, Journal
of Ovarian Research, Vol 12(1), p28.
3. S. U. Wei, Hui Li, và Bei Zhang (2016), The diagnostic value of serum HE4 and
CA-125 and ROMA index in ovarian cancer, Biomedical reports, Vol5(1), 41-44.
4. Partha M. Das và Robert C. Bast, Jr. (2008), Early detection of ovarian cancer,
Biomarkers in medicine, Vol2(3), 291-303.
5. R. Drapkin, H. H. von Horsten& et al (2005), Human epididymis protein 4
(HE4) is a secreted glycoprotein that is overexpressed by serous and
endometrioid ovarian carcinomas, Cancer Res, Vol65(6), 2162-9.
6. R. Cui, Y. Wang, Y. Li, và Y. Li (2019), Clinical value of ROMA index in diagnosis
of ovarian cancer: meta-analysis, Cancer Manag Res, Vol11, 2545-2551.
7. K. K. Chan, C. A. Chen& et al (2013), The use of HE4 in the prediction of ovarian
cancer in Asian women with a pelvic mass, Gynecol Oncol, Vol 128(2), 239-44.

You might also like