You are on page 1of 11

TỔNG QUAN ĐẠI DỊCH COVID Ở VIỆT NAM

2020

Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác
nhận cả năm là 35. Tuy nhiên, sang đến cuối tháng 7 năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở
nên trầm trọng hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại
dịch COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Tính đến ngày 18 tháng 10
năm 2022, Việt Nam đã có 11.493.271 ca nhiễm và 43.157 ca tử vong được công bố
chính thức. Nơi có dịch nặng nhất là Hà Nội với tổng số 1.630.506 ca nhiễm và 1.231 ca
tử vong. Nơi nhẹ nhất là Ninh Thuận với 8.727 ca nhiễm và 60 ca tử vong.

Những ca bệnh đầu tiên xuất hiện từ 23 tháng 1 đến 19 tháng 3, đều truy tìm được nguồn
gốc. Các trường hợp xác nhận nhiễm bệnh đầu tiên đã nhập vào bệnh viện Chợ Rẫy,
Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 1 nam Trung Quốc 66 tuổi đi từ Vũ Hán đến Hà Nội để
thăm con trai sống ở Việt Nam, và con trai 28 tuổi, người bị cho là đã bị lây bệnh từ cha
mình khi họ gặp gỡ tại Nha Trang. Vào ngày 1 tháng 2, 1 nữ 25 tuổi, bị xác định nhiễm
virus corona tại Khánh Hòa. Đây là nhân viên tiếp tân và đã tiếp xúc với trường hợp 1 và
2. Đây là trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên tại Việt Nam sau đó thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc công bố dịch tại Việt Nam và ra quyết định "thắt chặt" biên giới, thu hồi giấy
phép hàng không và hạn chế thị thực.

Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài từ 0 giờ ngày 22 tháng 3
đồng thời thực hiện cách ly tập trung 14 ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh. Từ 0 giờ
ngày 1 tháng 4, Việt Nam thực hiện giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Cùng
ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch COVID-19 trên phạm vi cả nước. Các
biện pháp kiểm soát đã giúp Việt Nam có 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng
đồng.

Ngày 25 tháng 7, Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng không truy được
nguồn lây cùng các ca nhiễm khác xuất hiện. Ngày 28 tháng 7, thành phố Đà Nẵng bắt
đầu thực hiện giãn cách xã hội. Từ ngày 31 tháng 7, Việt Nam xác nhận những ca tử vong
đầu tiên, là bệnh nhân nam 70 tuổi cư trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, theo
thông tin từ Bộ Y tế. Bệnh nhân có tiền sử tiền sử huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ,
suy tim, và viêm phổi. Tính đến hết năm 2020, có tổng cộng 35 bệnh nhân tử vong, tất cả
đều trong đợt bùng phát thứ hai.

2021
Ngày 27 tháng 1, Bộ Y tế Việt Nam nhận được thông tin một nữ công nhân người Việt
Nam đã xác định dương tính với COVID-19 khi nhập cảnh vào Nhật Bản, cơ quan y tế
Nhật Bản nhận định người này mắc biến thể Alpha. Sáng ngày 28 tháng 1, Bộ Y tế Việt
Nam công bố bệnh nhân 1552 tại Hải Dương có tiếp xúc với người này cũng như báo
động về khả năng lây lan mới. Cũng trong sáng ngày 28/1, bệnh nhân 1553 cũng bị xác
nhận lây nhiễm cộng đồng tại Quảng Ninh. Sau đó 2 tỉnh trên bị nâng mức báo động, Chí
Linh, Hải Dương giãn cách xã hội từ 12h trưa sau khi có 72 ca nhiễm cộng đồng kết thúc
55 ngày không lây nhiễm cộng đồng ở Việt Nam.

Tính từ 18h ngày 27 tháng 1 đến 18h ngày 28 tháng 1, 91 ca nhiễm mới bị phát hiện đều
có yếu tố dịch tễ liên quan đến nữ công nhân nhập cảnh vào Nhật Bản và 2 bệnh nhân
1552, 1553.
Để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đồng ý
nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và việc tiêm vaccine Covid-19
tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng 3.

Cuối tháng 4, xuất hiện các chuỗi lây nhiễm COVID-19 từ người cách ly khiến Việt Nam
tăng cường trở lại mức độ phòng chống dịch bệnh. Trong tháng 5, Việt Nam xuất hiện
những đợt bùng phát cao độ hơn. Ở phía Bắc, xuất hiện các ổ lây nhiễm trong các khu
công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh.
Tại phía Nam, TP. HCM xuất hiện ổ lây nhiễm liên quan đến Hội Thánh Truyền giáo
Phục Hưng dẫn đến TP.HCM phải áp dụng giãn cách xã hội từ ngày 31 tháng 5. Một số
tỉnh miền Trung và miền Nam cũng xuất hiện các ổ dịch, lần lượt áp dụng những biện
pháp "khẩn cấp" để khống chế số ca nhiễm có thể gây quá tải cho hệ thống y tế. Chính
phủ Việt Nam cũng tạo điều kiện nhập thêm một số loại vaccine khác nhau.
Ngày 7 tháng 7, sau hơn một tháng áp dụng giãn cách xã hội và số ca nhiễm vẫn gia tăng,
TP. HCM quyết định tăng cường mức độ giãn cách bằng cách áp dụng chỉ thị 16 bắt đầu
từ 0h ngày 9 tháng 7.
Từ đêm 22, rạng sáng 23/8, lực lượng quân đội được tăng cường đã tham gia trực chốt
kiểm soát nhằm hỗ trợ TPHCM siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Sau gần 3 tháng áp dụng chỉ thị 16, từ ngày 1 tháng 10, thành phố mở cửa phần lớn các
hoạt động trở lại (ngoại trừ quán bar, karaoke, vũ trường, bán vé số, nghi lễ tôn giáo, ...)
và áp dụng chỉ thị 18 của thành uỷ TP.HCM.
Ngày 11 tháng 10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP nhằm "Thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", thay thế chỉ thị 15, 16, 19.

2022
Ngày 1 tháng 1, TP. HCM công bố 5 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. Ngày 12 tháng
1, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã hoàn thành tiêm mũi một vaccine cho người trưởng
thành.
Chiều 18 tháng 1, Việt Nam phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng đầu
tiên tại TP. HCM.

Ngày 26 tháng 1, Hà Nội công bố ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng đầu tiên.
Với ảnh hưởng từ biến thể Omicron, tổng số ca nhiễm được xác nhận tăng nhanh; đến
ngày 4 tháng 8, Việt Nam vượt 11 triệu ca mắc COVID-19.

You might also like