You are on page 1of 7

Tin tức nổi bật từ ngày 21/2 - 26/2

I. TIN QUỐC TẾ
1. Phiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ
Nội dung của phiên họp năm nay tập trung thảo luận vai trò của Hiến chương
LHQ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình cũng như thực tiễn sử dụng biện pháp môi giới trong
giải quyết tranh chấp.

Phiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ
Từ ngày 20-28/02, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), phiên
họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ diễn ra với sự tham
gia của đại diện gần 90 quốc gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế.
Nội dung của phiên họp năm nay tập trung thảo luận vai trò của Hiến chương
LHQ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình cũng như thực tiễn sử dụng biện pháp môi giới trong
giải quyết tranh chấp.
Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ được thành lập năm 1975 để các nước
thảo luận việc thực hiện Hiến chương. Hằng năm, Ủy ban đặc biệt đều tổ chức
họp để các nước cùng bàn bạc và xem xét các đề xuất liên quan. Kể từ khi được
thông qua năm 1945, đến nay, Hiến chương LHQ đã được sửa đổi 3 lần vào các
năm 1963, 1965 và 1973.
2. Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại châu Mỹ
Ngày 21/2, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cảnh báo các quốc gia châu Mỹ cần
áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự sinh sôi
của loài muỗi vằn Aedes – loài côn trùng trung gian lây truyền bệnh sốt xuất
huyết hiện đang có nguy cơ bùng phát trong khu vực.

Muỗi - loài côn trùng trung gian lây truyền bệnh sốt xuất (Ảnh:AFP/TTXVN)
Thông báo của PAHO cho biết cảnh báo trên dựa trên thống kê về số ca nhiễm
sốt xuất huyết tăng cao tại một số quốc gia trong khu vực trong những tuần gần
đây, đặc biệt tại Argentina, Brazil, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Mexico,
Paraguay và Peru. Theo tổ chức thuộc Liên hợp quốc (LHQ) này, tính đến giữa
tháng 2/2024, số ca mắc sốt xuất hiện tại châu Mỹ lên tới 670.000 trường hợp,
trong đó có hơn 100 ca tử vong. Nam Mỹ là khu vực tập trung nhiều ổ dịch
nhất, chiếm tới 80% tổng số ca nhiễm, đặc biệt tại Argentina, Paraguay và
Uruguay.
Số liệu của PAHO cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết trong 6 tuần đầu tiên của
năm 2024 tăng 157% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng tới 225% so với mức
trung bình trong cùng giai đoạn của 5 năm gần nhất. Kể từ năm 2000, tỷ lệ sốt
xuất huyết trên toàn cầu đã tăng khoảng 8 lần, do biến đổi khí hậu toàn cầu gia
tăng và hậu quả là nhiệt độ tăng đột biến. Riêng trong năm 2023, số ca mắc sốt
xuất huyết đạt mức kỷ lục 4,5 triệu ca, trong đó 2.300 trường hợp tử vong.
3. Xảy ra nhiều vụ cháy gây thương vong lớn
Tây Ban Nha: Ngày 24/2, nhà chức trách Tây Ban Nha thông báo số người thiệt
mạng trong vụ cháy tòa nhà 14 tầng ở thành phố cảng Valencia, miền Đông
nước này, đã tăng lên 10 người trong khi số người mất tích chưa được xác định
chắc chắn. Ngoài những nạn nhân thiệt mạng còn có 15 người bị thương, trong
đó có 1 trẻ em 7 tuổi và 7 lính cứu hỏa, đang được chăm sóc y tế với các vết
thương không nguy hiểm đến tính mạng. Giới chức đã hỗ trợ khoảng 100 người
được đưa ra khỏi đám cháy đến tạm trú tại các khách sạn. Người dân trong khu
vực đã tặng quần áo, thực phẩm và thuốc thang cho những cư dân tòa nhà may
mắn thoát khỏi đám cháy nhưng mất mọi tài sản.

Hiện trường đám cháy chung cư ở Tây Ban Nha (Ảnh:AFP/TTXVN)


Trung Quốc: Ít nhất 15 người đã thiệt mạng và 44 người bị thương trong vụ hỏa
hoạn xảy ra ngày 23/2 tại một tòa nhà ở thành phố Nam Kinh (Nanjing), thủ phủ
tỉnh Giang Tô (Jiangsu), miền Đông Trung Quốc. Chính quyền thành phố xác
nhận rạng sáng 23/2, sở cứu hỏa đã nhận được cuộc gọi khẩn cấp thông báo về
vụ hỏa hoạn tại tòa nhà dân cư nói trên ở huyện Vũ Hoa Đài (Yuhuatai).
Singapore: Ngày 24/2, Lực lượng Dân phòng Singapore thông báo 1 người
thiệt mạng và 30 người khác phải sơ tán sau khi hỏa hoạn bùng phát tại 1 tòa
nhà ở khu Canberra Crescent.
Mỹ: Ngày 23/2, 1 người đã thiệt mạng và 17 người bị thương trong vụ hỏa
hoạn tại một tòa nhà dân cư ở thành phố New York của Mỹ.
II. TIN TRONG NƯỚC
1. Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Ngày 23/02, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của
Đảng đã tiến hành phiên họp đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng
Tiểu ban chủ trì Phiên họp.

Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: vov.vn


Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng dự kiến được
tổ chức vào tháng 01/2026. Để chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, Hội nghị
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã quyết định thành lập 5 Tiểu
ban, trong đó có Tiểu ban Văn kiện do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm
Trưởng Tiểu ban. Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo Chính trị và
Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới trình Đại hội XIV của Đảng. Để giúp việc
Tiểu ban Văn kiện, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Tổ Biên tập Văn kiện.

Tổng Bí thư chỉ rõ, sắp tới, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban rất
nhiều, rất khó, đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn, sự tập trung, nỗ lực rất cao để
hoàn thành công việc với chất lượng cao, đúng tiến độ.
2. Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều ngày 22/2, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 30, Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ nêu rõ, sau một ngày làm việc khẩn trương, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đã hoàn thành toàn bộ 5 nội dung trong Phiên họp.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu,
chỉnh lý dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và
nhất trí thông qua việc ban hành Nghị quyết đối với giao bổ sung số lượng cơ
cấu ngạch kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp. Ảnh: QH.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về Báo cáo công tác dân
nguyện của Quốc hội tháng 01/2024 và trong đó có cả công tác dân nguyện của
tháng 12/2023. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự thảo Báo
cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV.
3.Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày
21/2/2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ
cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba đột
phá chiến lược, tạo không gian phát triển mới, động lực, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đề ra mục tiêu đến năm
2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Thời gian qua,
Trung ương và địa phương đã rất quyết liệt triển khai các dự án xây dựng đường
bộ cao tốc. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác gần 1.900km đường bộ cao
tốc, đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2025 có trên 3.000 km đường bộ cao tốc.
Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, cơ quan nghiên cứu,
khắc phục các hạn chế này. Để khẩn trương triển khai các giải pháp hiệu quả,
kịp thời, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế, tăng cường an toàn giao thông,
nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc…
4. Hàng loạt vụ mất tích sau Tết Nguyên Đán Giáp Thìn
Vụ cô gái mất tích mùng 7 Tết: Công an TP Hà Nội tiếp nhận thông tin từ
người thân trình báo chị Linh mất tích, không liên lạc được từ hôm 16/02/2024
(mùng 7 Tết Giáp Thìn). Chị Linh quê Thanh Hóa bị giết hại trên địa bàn quận
Cầu Giấy, Hà Nội. Nghi phạm được xác định là Hoàng Minh Hào (20 tuổi, quê
Bắc Giang). Chị L. được gia đình báo mất liên lạc từ ngày 7 Tết. Hiện, Cơ quan
chức năng đã khởi tố vụ án Giết người, cướp tài sản.
Hai vụ mất tích ngày 20/2 : Công an xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín,
Hà Nội) tiếp nhận tin báo của gia đình chị Bàn Thị Thương, về việc chị đi khỏi
nhà từ trưa 12-2-2024 (mùng 3 Tết) đến chiều ngày 20-2 chưa thấy về. Công an
xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín, Hà Nội) tiếp nhận tin báo của gia đình
chị Bàn Thị Thương, về việc chị đi khỏi nhà từ trưa 12-2-2024 (mùng 3 Tết)
đến chiều ngày 20-2 chưa thấy về.
Đêm 20-2, Công an TP Hà Nội tiếp tục phát đi thông báo tìm thiếu nữ 14 tuổi
mất tích từ ngày 15-2.
Theo đó, trang Facebook Công an thành phố Hà Nội tiếp nhận tin báo của gia
đình cháu Nguyễn Thị Quỳnh Trang (14 tuổi, trú tại Vạn Phúc, Hà Đông, Hà
Nội) về việc chiều ngày 15-2 (mùng 6 Tết) cháu Trang có đi từ quê ở Hà Nam
đến bến xe Giáp Bát, Hà Nội để về nhà.
Nhưng sau đó gia đình gọi điện thì không liên lạc được. Khi đi cháu mặc áo
khoác đen ống tay trắng, quần đen dép đen, có xách túi bóng quần áo màu trắng.
Thiếu nữ 16 tuổi mất tích, để lại thư: Chiều 22/2, Công an tỉnh Tuyên Quang
nhận được tin báo của anh Phạm Minh Tuấn (sinh năm 1982, trú tại thôn 5, xã
Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) về việc con gái mình, cháu
Ph.Th.Y.Nh. (sinh năm 2008) mất tích.
Cháu Nh. được xác định là bỏ nhà đi từ 14 giờ ngày 22/2, và trước khi đi, cháu
để lại một bức thư có lời lẽ tiêu cực, bất ổn về tâm lý khiến gia đình vô cùng lo
lắng.
Cô gái 16 tuổi mất tích sau khi đi học Đến trưa 26-2, gia đình và lực lượng
công an vẫn đang tìm kiếm em Vũ Thị Mai L. (16 tuổi, trú thôn 7, xã Ia Tô,
huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) được cho là mất tích. Cô gái này rời khỏi nhà để đi
học rồi không thấy trở về.
Vào khoảng 12 giờ trưa thứ 7, ngày 24-2, em Vũ Thị Mai L. rời khỏi nhà bằng
xe máy 81AU-014.xx để đi học tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thị trấn Ia
Kha, huyện Ia Grai). Đến chiều muộn cùng ngày, không thấy em Vũ Thị Mai L.
trở về, gia đình đã tổ chức tìm kiếm, trình báo lực lượng chức năng.

You might also like