You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN


THIÊN NHIỀN

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CƠ BẢN CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU
TIÊN (CƯƠNG LĨNH THÁNG 2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
(THÁNG 10/1930). TỪ ĐÓ TÌM RA ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA 2
CƯƠNG LĨNH

NGÔ VÂN ANH


MAI KIM NGỌC
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY
NGUYỄN THỊ NGỌC NHI
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
TRƯƠNG THỊ MINH THƯ
TẠ QUỐC HUY
DƯƠNG HOÀNG PHÚC
LÊ PHƯỚC ĐẠT
LÊ THỊ KIM CƯƠNG
HUỲNH THỊ THÙY TRINH
An Giang, tháng 11 năm 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIỀN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CƠ BẢN CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU
TIÊN (CƯƠNG LĨNH THÁNG 2/1930) VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
(THÁNG 10/1930). TỪ ĐÓ TÌM RA ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA 2
CƯƠNG LĨNH
TÊN THÀNH VIÊN MSSV
NGÔ VÂN ANH DTP203006
MAI KIM NGỌC DTP203037
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY DTP203076
NGUYỄN THỊ NGỌC NHI DTP203044
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT DTP203067
TRƯƠNG THỊ MINH THƯ DTP203075
DƯƠNG HOÀNG PHÚC DTP203049
LÊ PHƯỚC ĐẠT DTP203014
TẠ QUỐC HUY DTP203024
HUỲNH THỊ THÙY TRINH DTP203064
LÊ THỊ KIM CƯƠNG DTP203011
GIẢNG VIÊN: VÕ HOÀNG ĐÔNG

An Giang, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆ
U.................................................................................................................................. 3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................3
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................3
1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................................4
Chương 2: NỘI DUNG................................................................................................5
2.1. Phần lý luận..........................................................................................................5
2.1.1. Sự ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.......................................5
2.1.2. Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng...............................................5
2.1.3. Sự ra đời của Luận cương chính trị....................................................................7
2.1.4. Nội dung của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.................6
2.1.5. So sánh sự khác nhau của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chịnh trị 10/1930
.............................................................................................................................................................7
2.1.5.1. Điểm giống nhau..............................................................................................................7
2.1.5.2. Điểm khác nhau...............................................................................................................7
2.2. Phần thực tiễn.......................................................................................................8
2.2.1. Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930..................................................................................8
2.2,2. Luận cương chính trị tháng 10/1930..............................................................................9
KẾT LUẬN.................................................................................................................9
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước ngoặt vĩ đại
của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến lược, sách lược cơ bản của cách
mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng
sản Việt Nam, cương lĩnh chính trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập Đảng từ
ngày 3/2/1930 đến ngày 7/2/1930 ở Hương Cảng - Trung Quốc, các đại biểu đã nhất
trị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, vào tháng 10/1930 cũng tại
Hương Cảng - Trung Quốc Ban chấp hành Trung trong họp Hội nghị lần thứ nhất đã
thông qua Luận cương chính trị do đồng chỉ Trần Phú soạn thảo.
Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối cách
mạng của Đảng ta. Vậy hai văn kiện này có những điểm gì giống và khác nhau?
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc phân tích nội dung cơ bản của
Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930, từ
đó rút ra nhận xét và tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hai cương lĩnh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích nội dung của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930.
Tìm điểm giống nhau của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị
10/1930.
Tìm điểm khác nhau của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị tháng
10/1930.
Nêu nhận xét về ưu điểm và hạn chế của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương
chính trị 10/1930.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài phân tích nội dung cơ bản cương lĩnh chính trị đầu tiên
(Cương lĩnh tháng 2/1930) và Luận cương chính trị (tháng 10/1930). Từ đó tìm ra
điểm giống và khác nhau giữa 2 cương lĩnh.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: năm 1930
Phạm vi không gian: Việt Nam
1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Cương lĩnh chính trị của Đảng
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử

1
1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Phân tích nội dung của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị
10/1930.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ việc so sánh, có thể nhận ra được ưu điểm và hạn chế của Cương
lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930.

2
Chương 2
NỘI DUNG
2.1. Phần lý luận
2.1.1. Sự ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Năm 1929, bối cảnh trong nước và quốc tế có diễn biến phức tạp. Các phong trào công
nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh. Trong đó giai cấp công nhân ngày càng
gia tăng về chất và lượng, thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
Ở nước ta, ba tổ chức cộng sản lần lượt xuất hiện đã thúc đẩy phong trào cách mạng
phát triển. Song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành
ảnh hưởng trong quần chúng. Điều đó gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.
Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng
(Trung Quốc). Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản họp từ ngày 6/1 đến
ngày 7/2/1930. Đồng thời tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng
do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
2.1.2. Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Trong những văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội
nghị thành lập Đảng, có hai văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn
tắt của Đảng đã phản ánh về đường hướng phát triển và những vấn đề cơ bản về chiến
lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hai văn kiện trên được xem là
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó chính là một mục đích lâu
dài, cuối cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam. (Nguyễn Nam, 2022)
Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”.
“Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập". Cương lĩnh đã xác định: Chống đế
quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng
đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí
hàng đầu.
Về phương diện xã hội “a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam mô binh quyển,
v.v...). Phổ thông giáo dục theo công – nông – binh". Về chính trị đánh đổ bọn xâm
lược đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập, lập chính phủ, quan đội của nhân dân (công – nông – binh). Về phương diện
kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu hết sản nghiệp lớn (công nghiệp vận tải,
ngân hàng. v.v.) của đế quốc thực dân Pháp để giao cho Chính phủ nhân dân quản lý;
thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu

3
thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp: thi hành luật ngày làm
tầm giờ...
 phản ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội, cần được giải quyết kịp thời ở Việt Nam
vào thời điểm lúc bấy giờ. Đồng thời, thể hiện tính cách mạng, toàn diện, triệt để là
xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bốc lột hà khắc của ngoại xâm, nhằm giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp đặc biệt là giai cấp
công nhân và nông dân.
Lực lượng cách mạng: phải đoàn kết giữa công nhân và nông dân – đây là lực lượng
cơ bản, trong đó giai cấp công nhân là nồng cốt; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả
các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai.
Đảng “phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình", "phải thu phục cho được
đại bộ phận dân cày,... hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông... để kéo họ
đi vào bộ phận vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản
An Nam mà chưa rõ mặt dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập".
Phương pháp cách mạng: bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng, trong
bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp “không chỉ vì một chút lợi ích gì của
công nông mà đi vào đường thoả hiệp". Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp
để lôi kéo các tầng lớp tiểu tư sản, tri thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, nhưng
kiên quyết, "bộ phận nào đã ra một phân cách mạng vô sản thế giới.
Sự đoàn kết trên trường quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới vì vậy phải đoàn kết chặt chẽ tất cả các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới
nhất là đối với giai cấp vô sản Pháp. (Chính, 2020)
Vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản phải thu phục
cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng”. “Đảng là đội tiên phong của đội quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp
công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”, nền tảng là chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Tóm lại, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh một cách chính xác, súc
tích các luận điểm cơ bản cách mạng Việt Nam. Trong đó, bản lĩnh chính trị độc lập,
tự chủ, sáng tạo được thể hiện trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội nửa thuộc
địa nửa phong kiến, chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam, đánh
giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai cấp xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Qua đó, các văn kiện chỉ ra đường lối và sách lược tác chiến, đồng thời phương pháp,
nhiệm vụ và lực lượng cách mạng để thực hiện thành công đường lối và sách lược đã
đề ra.
Như vậy, trước yêu cầu của lịch sử cách mạng Việt Nam cần phải thống nhất các tổ
chức cộng sản trong nước, chấm dứt sự chia rẽ bất lợi cho cách mạng, với uy tín chính
trị và phương thức hợp nhất phù hợp. Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập và chủ trì
hợp nhất các tổ chức cộng sản. Những văn kiện được thông qua trong Hội nghị hợp

4
nhất dù “vắt tắt", nhưng đã phản ánh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho
cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới.

2.1.3. Sự ra đời cảu Luận cương chính trị


Sau hội nghị thành lập Đảng, Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng được bí mật đưa vào
quần chúng, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ khắp nơi trên cả nước.
4/1930, đồng chí Trần Phú từ Matxcơva về nước và được bầu vào Ban chấp hành
Trung ương lâm thời và được giao soạn thảo Luận cương chính trị. (Trăng, 2020)
2.1.4. Nội dung của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
“Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên
là “một bên thì thơ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một biên thì địa chủ, phong
kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
Về phương hướng chiến lược của cách mạng, Luận cương nêu rõ tính chất của cách
mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tính chất
thổ địa và phản đế”. Sau đó sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu
thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa".
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải “tranh đấu để đánh đổ
những tàn dư phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành
thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với
nhau: "... có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách
mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được
đế quốc chủ nghĩa". Luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng
tư sản dân quyền", là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền
trong đó giai cấp vô sản là động lực chính.
Về lãnh đạo cách mạng: “điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông
Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chính trị đúng đắn có kỷ
luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng bước tranh đấu mà trưởng
thành”.
Về phương pháp cách mạng: Phải ra sức chuẩn bị đầy đủ cho quần chúng về con
đường “vũ trang bạo động”, “giành lấy chính quyền cho công nông”. Võ trang bạo
động để giành chính quyền là một nghệ thuật, "phải tuân theo khuôn phép nhà binh".
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, phải đoàn kết
gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp và mật thiết liên
hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. (Dung, 2022)

5
Tóm lại, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến
lược cách mạng. Tuy nhiên, Luận cương chưa vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội
Việt Nam thuộc địa, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nặng về đấu
tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, không đề ra được một chiến lược liên minh dân
tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Nguyên nhân của những hạn chế đó là do nhận thức chưa đầy đủ về thực tiễn cách
mạng thuộc địa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh, nhấn mạnh một chiều đấu
tranh giai cấp đang tồn tại trong Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản anh em
trong thời gian đó.
Những hạn chế của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và
vấn đề dân tộc, giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất, cũng
như trong việc tập hợp lực lượng cách mạng còn tiếp tục kéo dài trong nhiều năm sau.
2.1.3. So sánh sự khác nhau của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị
10/1930
2.1.3.1. Điểm giống nhau
Những nội dung của Luận cương chính trị thống nhất về cơ bản với Cương lĩnh chính
trị đầu liên của Hội nghị thành lập Đảng:
Cùng xác định phương hướng chiến lược cơ bản của cách mạng là làm cách
mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để hướng tới xã hội cộng sản.
Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng là: chống đế quốc và phong
kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập.
Tính chất của cách mạng lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản quyền sau đó tiếp
tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thắng lên con đường xã hội
chủ nghĩa (độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội).
Phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng. Tuyệt
đối không đi vào con đường thỏa hiệp.
Về lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản thông qua đội tiền phong
của mình là Đảng Cộng Sản.
Về mối quan hệ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng Việt
Nam với cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới.
2.1.3.2. Điểm khác nhau
+ Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng
Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổi giặc
Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng. Nhiệm vụ dân tộc
được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề
dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định làm cho Việt Nam
hoàn toàn độc lập, nhằm dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của
bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và
bồi đắp cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ hình động phổ
thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

6
Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong
kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền từ bản và để thực hành thổ địa cách mạng
cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập”.
Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ
khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng
những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.
Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước
nửa thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là
nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
+ Về lực lượng cách mạng:
Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và
nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng
hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt
phân cách mạng. Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là
giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết
dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc.
Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của
cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và
mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất là một
động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông
như tư sản thường nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công
nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ
theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa
đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc
và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận
trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
+ Vai trò lãnh đạo cách mạng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Luận cương chính trị 10/1930: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản
Đông Dương. (thư, 2021)
2.2. Phần thực tiễn
Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của Cương lĩnh 3/2/1930 và Luận cương chính trị
10/1930.
Như vậy, Cương lĩnh và luận cương đều là những văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối
với phong trào cách mạng ở Việt Nam. Luận cương chính trị kế thừa Cương lĩnh ở
những điểm chủ yếu. Xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng. Tuy
nhiên do nhận thức và bối cảnh thực tiễn khác nhau, hai văn bản có những nét khác
biệt.
7
2.2.1. Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930
Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin
vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa quốc tế vô sản. Giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng
Việt Nam. Phản ảnh đầy đủ, súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của
lịch sử.
Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ sáng tạo trong việc đánh giá đặc
điểm tính chất xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam. Cương lĩnh xác định rõ
những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đánh giá đúng đắn, sát thực vai trò và
thái độ của các lực lượng đối với cách mạng. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở liên minh công – nông – tri thức. Những văn
kiện dù “vắn vắt” nhưng phản ánh vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng
Việt Nam. Đưa cách mạng Việt Nam sang một trang mới.
Như vậy, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng
dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp. Thấm đượm tính
dân tộc và tính nhân văn với tư tưởng cốt lối là Độc lập – Tự do cho dân tộc.
2.2.2. Luận cương chính trị tháng 10/1930
Luận cương chính trị tháng 10/1930 ra đời đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến
lược cách mạng. Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930.
Tuy nhiên, do tư tưởng nóng vội, tả khuynh, chưa nhận thức đầy đủ về thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Đồng thời, vận dụng một cách máy móc quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, luận cương đã bộc lộ một số hạn chế. Trong đó, chưa nêu rõ được mâu
thuẫn chủ yếu của xã hội Đông dương. Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân
tộc. Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Đánh giá
không đúng khả năng tham gia cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Khả năng lôi
kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc đế quốc và tay sai. Vì thế,
chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi.
KẾT LUẬN
Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng
với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền
tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư
tưởng.
Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện hơn so
với Luận cương. Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn liền mạch hơn khi chỉ rõ được mâu
thuẫn cấp thiết nhất. Còn Trần Phú tuy khởi thảo chi tiết hơn những chỉ tập trung vào
vấn đề giai cấp. Cả hai văn kiện tuy có nhiều điểm khác biệt song đều đóng vai trò rất
lớn. Đó là sự chuẩn bị tất yếu. Có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy
8
vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Đồng thời là nền tảng cho việc xây dựng,
phát triển và hoàn thiện lý luận cách mạng trong ngày nay.
Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ
yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm
vụ nòng cốt của cách mạng. (danh, 2018)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. CHÍNH, H. V. T. 2020. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-tai-chinh/lich-su-dang/lich-su-
dang-cong-san-viet-nam/18956288
2. DANH, V. 2018. So sánh luận cương chính trị với cương lĩnh chính trị
https://hoatieu.vn/tai-lieu/so-sanh-luan-cuong-chinh-tri-voi-cuong-linh-chinh-
tri-160965
3. DUNG, T. Đ. T. 2022. So sánh giữa Cương lĩnh chính trí và Luận cương chính
trị https://luatduonggia.vn/so-sanh-giua-cuong-linh-chinh-tri-va-luan-cuong-
chinh-tri/
4. NGUYỄN NAM. 2022. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
https://luathoangphi.vn/noi-dung-cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua-dang/
#Noi_dung_cuong_linh_chinh_tri_dau_tien_cua_Dang
5. THƯ, B. K. T. 2021. So sánh Luận cương chính trị 10/1930 và Cương lĩnh
chính trị đầu tiên https://thukyphaply.com/so-sanh-luan-cuong-chinh-tri-10-
1930-va-cuong-linh-chinh-tri-dau-tien/
6. TRĂNG, Đ. B. T. S. 2020. Đồng chí Trần Phú một lòng trung thành vô hạn với
Tổ quốc https://www.soctrang.dcs.vn/Default.aspx?
sname=tinhuy&sid=4&pageid=469&catid=54359&id=285075&catname=Ch
%25u00ednh+tr%25u1ecb&title=dong-chi-tran-phu-mot-long-trung-thanh-vo-
han-voi-to-quoc

You might also like