You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------o0o---------------

Bài tập nhỏ


LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LỚP: L12 - NHÓM: 14

GVHD:TS. Đào Thị Bích Hồng

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Minh Nghĩa 2010446
2 Lê Trung Nguyên 2011701
3 Quách Vũ Giang Nam 1914251
4 Thới Thị Thúy Nga 2013839
5 Vũ Thảo My 2011641
6 Trương Thanh Nghĩa 1914328

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2022


1
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 14

ST Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký


T
1 Vũ Thảo My 2011641 Phần 1 từ năm 1930-1935
2 Thới Thị Thúy Nga 2013839 Phần 1 từ năm 1930-1935
3 Nguyễn Minh Nghĩa 1910961 Phần 2 từ năm 1936-1939
4 Lê Trung Nguyên 201019 Phần 2 từ năm 1936-1939
5 Quách Vũ Giang Nam 1912933 Phần 3 từ năm 1939-1945
6 Trương Thanh Nghĩa 1914328 Phần 3 từ năm 1939-1945

NHÓM TRƯỞNG
(ghi rõ họ tên, ký tên)

2
MỤC LỤC
I. LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10/1930......................................................................4

1. Nội dung của Luận Cương Chính Trị tháng 10/1930..............................................................4

2. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I (3-1935).....................................................5

2.1 Bối cảnh lịch sử.................................................................................................................5

2.2 Nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ I.............................................................................6

3. Tiểu kết.....................................................................................................................................6

II. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1936-1939:....................................................7

1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh 7-1936:...................................................7

1.1 Tình hình thế giới:.............................................................................................................7

1.2 Tình hình trong nước:........................................................................................................7

2. Chung quanh vấn đề chính sách mới tháng 10/1936:.............................................................9

3. Tiểu kết:.................................................................................................................................11

III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM (1939-1945)...............................12

1. Nghị quyết Ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (11-1939).................................................12

2. Nghị quyết Ban chấp hành trung ương lần thứ 7 (11-1940).................................................13

3. Hội nghị : Ban chấp hành Trung ương 8 (5/1941)................................................................14

4. Tiểu kết...................................................................................................................................16

IV. TỔNG KẾT............................................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................19

3
I. LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10/1930
Bối cảnh lịch sử
- Đầu năm 1930: Thực dân pháp tiến hành đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Bái dẫn đến
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai càng trở nên gây
gắt.
- Từ T1-T4/1930: Phong trào đấu tranh bãi công của công nhân nổ ra liên tiếp ở
nhiều tỉnh thành lớn
- T5/1930: Phong trào đấu tranh bãi công phát triển thành cao trào, ngày 1/5/1930
đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng của dân tộc
- T9/1930: Những cuộc đấu tranh cách mạng ngày càng diễn ra quyết liệt với những
cuộc biểu tình lớn, dẫn đến chính quyền Xooviet ra đời (đỉnh cao của phong trào
cách mạng)
- Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930 đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng
Cộng Sản Đông Dương

1. Nội dung của Luận Cương Chính Trị tháng 10/19301


- Về nhiệm vụ chiến lược: nhiệm vụ được xác định trong luận cương chính trị
(10/1930) của Đảng cộng sản Đông Dương là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế
quốc. Đề cao nhiệm vụ đấu tranh giai cấp hơn đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Về nhiệm vụ cụ thể: Có 2 nhiệm vụ chính:
+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
+ Cách mạng tư sản dân quyền có nhiệm vụ đánh đổ phong kiến, thực hành triệt
để thổ địa cách mạng để giành lại ruộng đất cho dân cày
- Hai nhiệm vụ trên có quan hệ khăn khít với nhau, trong đó thổ địa cách mạng là
cái cốt của cách mạng dân quyền. Vì bọn phong kiến và đế quốc cấu kết chặt chẽ
với nhau “ có đánh đổ được chủ nghĩa đế quốc mới phá được cái giai cấp địa chủ và

1
Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam tập 2, NXB Chính trị Quốc Gia, 2008

4
làm cách mạng thổ địa được thắng lợi mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới
đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa” như vậy luận cương đã dề cao vấn đề dân chủ.
- Về lực lượng cách mạng: cuộc cách mạng tư sản dân quyền vô sản giai cấp và nhân
dân là 2 động lực chính nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới
thắng lợi được. Như vậy luận cương xác định c ông nhân và nông dân là động lực
của cách mạng
- Về phạm vi: Đảng thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong phạm vi toàn Đông Dương

2. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I (3-1935)
2.1 Bối cảnh lịch sử
- Tháng 4/1931, Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông
Dương là chi bộ độc lập, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Cũng trong thời
gian này, Trần Phú và các đồng chí Trung ương bị địch bắt tại Sài Gòn. Trong tù,
các đảng viên bí mật thành lập nhiều chi bộ để lãnh đạo đấu tranh chống khủng bố,
chống chế độ nhà tù hà khắc, đòi cải thiện sinh hoạt... Tiêu biểu là các cuộc phản
đối án tử hình của Lý Tự Trọng (Khám Lớn, Sài Gòn), Nguyễn Đức Cảnh (Hoả
Lò, Hà Nội).
- Từ tháng 6/1931 đến đầu năm 1934, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị bắt giam ở Hồng
Kông bởi chính quyền Anh. Sau khi ra tù, Người trở lại làm việc ở Quốc tế Cộng
sản tại Liên Xô.
- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng
chí công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, đề ra
nhiệm vụ khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng.
- Tháng 5/1933, 120 chiến sĩ cộng sản bị đày ra Côn Đảo.
- Tháng 3/1933, tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương do Hà
Huy Tập viết đã khẳng định công lao và sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc.
- Đầu năm 1934, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban chỉ huy ở ngoài của
Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập nhằm lãnh đạo phong trào trong

5
nước. Đến đầu năm 1935, hệ thống tổ chức Đảng được phục hồi, hình thành cơ sở
cho Đại hội đại biểu lần thứ I vào tháng 3/1935 được diễn ra.

2.2 Nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ I
- Về nhiệm vụ chiến lược, Đại hội đại biểu lần thứ I chưa đề ra được chủ trương
chiến lược phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Theo đó, Đại hội Đảng xác
định cách mạng phản đế phải gắn bó chặt chẽ với cách mạng điền địa.
- Về nhiệm vụ cụ thể, Đại hội đã đề ra ba nhiệm vụ
+Củng cố và phát triển Đảng
Đảng tăng cường phát triển lực lượng trong các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ,
đường giao thông quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một cơ sở vững chắc của
Đảng. Đồng thời, Đảng kết nạp thêm đảng viên từ tầng lớp nông dân lao động và
trí thức cách mạng. Bên cạnh đó, để bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành
động, các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình, giữ vững kỷ luật của
Đảng.
+Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng
Đối với nhiệm vụ thứ hai, Đảng xác định, "thâu phục quảng đại quần chúng" là
nhiệm vụ trung tâm, thông qua các nghị quyết về vận động nông dân, thanh niên,
phụ nữ, binh lính, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
+Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và ủng
hộ cách mạng Trung Quốc
- Về lực lượng cách mạng, như nhiệm vụ thứ hai mà Đảng đã đề ra, lực lượng chính
là giai cấp công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên và phụ nữ.
- Về phạm vi, Đảng thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong phạm vi toàn Đông Dương

3. Tiểu kết

Khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc chiến lược cách mạng mà chính cương
vắn tắt và sách lược vắn tắt đã nêu ra.

6
Đảng xác định nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn 1930-1935 là đánh đổ phong kiến và
đánh đổ đế quốc. Cả Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) và
Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) đều không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu, cho thấy trong giai đoạn này, Đảng vẫn chưa đề ra được chủ trương chiến lược phù
hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. 

Về nhiệm vụ cụ thể, Đại hội năm 1935 đã đưa ra những đường lối, định hướng cụ thể, thu
gọn phạm vi hơn so với bản Luận cương chính trị, đó là phục hồi, phát triển hệ thống tổ
chức Đảng, thông qua các nghị quyết nhằm vận động toàn dân, đẩy mạnh tuyên truyền
chống đế quốc và ủng hộ các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới.

Từ năm 1930-1935, Đảng đã có sự thay đổi tích cực trong việc xác định lực lượng cách
mạng. Năm 1930, Đảng xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính. Cho
đến Đại hội năm 1935, Đảng đã xác định quảng đại quần chúng là lực lượng chính của
cách mạng. 

Về phạm vi giải quyết là toàn khu vực Đông Dương, phạm vi quá lớn nên không giải
quyết được vấn đề 

II. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1936-1939:


1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh 7-1936:
1.1 Tình hình thế giới:
- Những năm 30 của thế kỉ XX, các lực lượng phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a,
Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh thế giới.
- Tháng 7-1935, tại Đại hội VII, Quốc tế Cộng sản xác định: kẻ thù là chủ nghĩa
phát xít; sứ mệnh chống chủ nghĩa phát xít; Mục đích là đấu tranh cho dân chủ,
bảo vệ hòa bình, và thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. Lê Hồng Phong, đại biểu
Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự đại hội.
- Tháng 6-1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thực hiện những cải cách
tiến bộ ở thuộc địa.

7
1.2 Tình hình trong nước:
- Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp; công nhân thất
nghiệp, lương giảm; nông dân không đủ ruộng cày, bị địa chủ, cường hào … đòi
ruộng cao, bóc lột; giai cấp tư sản dân tộc ít vốn, tô thuế cao, bị tư bản Pháp chèn
ép; trí thức tiểu tư sản thất nghiệp, lương thấp; và các tầng lớp lao động khác phải
chịu thuế nặng và cuộc sống đắt đỏ.
- Tháng 3/1935 mặt trận nhân dân Pháp được thành lập, chính phủ nhân dân Pháp ra
đời. Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là
cách mạng tư sản dân quyền, phản đế và điền địa. Lập chính quyền của công nông
bằng hình thức Xô Viết để dự bị điều kiện đi tới cách mạng chủ nghĩa. Tuy nhiên,
cuộc vận động quần chúng hiện thời xét về cả về chính trị và tổ chưa đạt đến trình
độ có thể trực tiếp đánh đuổi đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết
vẫn đề điền địa, trong khi đó, vấn đề cập thiết hiện thời của nhân dân ta là tự do,
dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, lúc này đảng ta cần nắm rõ những yêu cầu này
để phát động đấu tranh trong quân chúng nhân dân tạo tiền đề đưa cách mạng tiến
lên.
- Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Đảng
nêu một quan điểm mới: “Cuộc cách mạng dân giải phóng không nhất thiết phải
kết hợp chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là, không thể nói rằng: muốn
đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề
điền địa thì phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng” 2
- Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ban bố một số quyền cơ bản cho các nước
thuộc địa. Đảng đã nắm bắt tình tình thực tế để thực hiện nhiệm vụ trước mắt là tự
do, dân chủ, cải thiện đời sống.
- Do đó, tháng 7/1936 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải dựa trên nghị quyết đại hội
7 của QTCS, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh:

2
Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-
dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/dai-hoi-lan-thu-nhat-cua-dang-534453.html

8
o Phương pháp cách mạng: Biểu tình, bãi công, đấu tranh một cách ôn
hòa chủ yếu là đấu tranh chính trị.
o Hình thức đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu
tranh công khai, hợp pháp. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh bí mật, bất
hợp pháp vớI đấu tranh công khai nhằm đạt được mục tiêu đề ra và che
dấu những lực lượng cách mạng cần được bảo vệ.
o Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông
Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông
Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương (mặt trận nhân dân
rộng rãi)
- Nhiệm vụ:
o Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là
chống đế quốc và phong kiến
o Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động
thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân
sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
- Lực lượng: các giai cấp nhân dân, gồm lực lượng chính là công dân, nông dân,
đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn, đồng minh hoặc trung lập tạm thời
với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểu địa chủ, các Đảng quốc gia cách mạng.
- Phạm vi trên toàn Đông Dương.
2. Chung quanh vấn đề chính sách mới tháng 10/1936:
- Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập làm
Tổng Bí thư. Cùng với việc đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân thành lập
Mặt trận nhân dân rộng rãi, đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Trong
văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng nêu
một quan điểm mới: “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với

9
cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần
phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh
đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh
chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan
trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân (kẻ thù) chính, nguy hiểm
nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng” 3. Nhận
thức mới phù hợp với tinh thần với tinh thần trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên
của Đảng “Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc
đấu tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết
trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của
một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.
- Trước tình hình thế giới và Đông Dương có nhiều thay đổi, chiến sách của Đảng
Cộng sản Đông Dương có sửa đổi như vấn đề lập Mặt trận Nhân dân phản đế, vấn
đề đối với Chính phủ phái tả ở Pháp, cách tổ chức quần chúng…. Một số đảng
viên chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa chiến sách và chiến lược cho rằng chiến sách
mới của Đảng là “cải lương". Đảng nhấn mạnh, “một số chính đảng không biết tuỳ
theo hoàn cảnh mà thay đổi chiến sách thì không bao giờ làm xong mục đích của
cuộc cách mạng”.
- Về lực lượng cách mạng:
Về sách lược trong giai đoạn này, Đảng nhận thấy trình độ chính trị và tổ chức
quần chúng chưa đạt tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp lập chính quyền
công nông, nên chiến sách của Đảng là lập Mặt trận Nhân dân phản đế rộng rãi
bao gồm các giai cấp, đảng phái, đoàn thể chính trị, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau
"để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ". Với chiến sách mới,
Đảng có thể tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc.
- Phạm vi hoạt động:

3
Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-
dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/dai-hoi-lan-thu-nhat-cua-dang-534453.html

10
Liên hiệp với phái quốc gia cải lương, Đảng nêu rõ “đứng về mặt phản đế, Đảng
hết sức liên lạc các lực lượng phản đế”. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn chủ
trương thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế với các Đảng quốc gia cách mạng,
song Đảng cũng hết sức chống sự không triệt để của các Đảng quốc gia cách
mạng. Đảng nhấn mạnh, ở Đông Dương nhiệm vụ quan trọng của người cộng sản
là giải phóng dân tộc, nên Đảng phải liên hệ mật thiết với các đảng quốc gia.
Nhưng Đảng cũng không bao giờ bỏ tranh đấu giai cấp trong xây dựng Mặt trận
thống nhất với tư sản bản xứ. Đảng nêu rõ chính sách của Đảng Cộng sản Đông
Dương không phải là chống người Pháp mà "chỉ chống đế quốc Pháp". Đảng còn
đề cập tới vấn đề Mặt trận Nhân dân với cách mạng giải phóng dân tộc, với đấu
tranh cho các tổ chức công khai tồn tại, với phương pháp tuyên truyền.
3. Tiểu kết:
Sách lược mới của Đảng dựa trên cơ sở vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin
vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. “Chiến sách mới của Đảng là chiến sách theo điều kiện
hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu của Đảng, học kinh nghiệm của
Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận động cộng sản thế giới, không phải đem
kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy” 4. Trong khi thực hiện chính sách,
cần nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm riêng từng địa phương, giúp công tác lý luận Đảng
phát triển.
Trong những năm 1936-1939, các chủ trương, chính sách mới đã giải quyết những
mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp, phong trào cách mạng Đông Dương, phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế
giới. Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện độc lập tự chủ
và sáng tạo của Đảng. Mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng, sáng tạo nên những
hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh mới linh hoạt, gắn kết phong trào cách mạng Đông
Dương với cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phátxít của nhân dân thế giới.

4
Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-
dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/dang-cong-san-dong-duong-giai-thich-ve-sach-luoc-moi-cua-
dang-534916.html

11
So với giai đoạn 1930-1935 thì giai đoạn 1936-1939:
Sự khác nhau giữa ai giai đoạn này chính là hoàn cảnh khác nhau giữa trong nước
và ngoài nước. Đảng ta đã trưởng thành hơn, đưa cách mạng tiến lên và có những bước
chuyển mình mới.

III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM (1939-1945)


1. Nghị quyết Ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (11-1939)
- Tháng 11/1939, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 họp tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia
Định), do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Nội dung chủ yếu của chủ trương
điều chỉnh chiến lược cách mạng như sau :
- Hội nghị nhận định : trong điều kiện lịch sử mới,  giải phóng dân tộc là nhiệm vụ
hàng đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương và xác định kẻ thù cụ thể, nguy
hiểm nhất của cách mạng Đông Dương là chủ nghĩa đế quốc và tay sai phản bội
dân tộc.
- Đây là sự chuyển hướng quan trọng nhất về chỉ đạo chiến lược. Hội nghị chủ
trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và đề ra khẩu hiệu “tịch thu
ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống
lãi nặng”.
- Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “lập chính quyền Xô viết công-nông-
binh”, thay bằng khẩu hiệu “lập chính quyền cộng hoà dân chủ”, hình thức nhà
nước chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng và phong trào giải phóng dân tộc.
- Hội nghị chủ trương tập hợp mọi lực lượng chống đế quốc và tay sai, thu hút tất cả
các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm
chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phátxít, giành lại độc lập hoàn toàn cho dân
tộc. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương, thay cho Mặt trận dân chủ.
- Lực lượng chính của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương là công
nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn do giai
cấp công nhân lãnh đạo

12
- Về phương pháp cách mạng, Hội nghị bứơc đầu nêu ra 1 số chuyển hướng về tổ
chức, vừa xây dựng những tổ chức hợp pháp, đơn giản, rộng rãi, vừa xây dựng các
đoàn thể quần chúng cách mạng… Hội nghị đã quyết định các chủ trương và biện
pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, phải mật thiết liên hệ quần chúng
nhân dân… Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất ý chí và hành động trong
toàn Đảng.
- Kết luận: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã đáp ứng
yêu đúng cẩu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận
động giải phóng dân tộc.

2. Nghị quyết Ban chấp hành trung ương lần thứ 7 (11-1940)
- Tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy của Đảng đã họp tại làng Đình
Bảng (Bắc Ninh). Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng
Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh.
- Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc “võ
trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”.
- Hội nghị nhận định cuộc chiến tranh thế giới càng lan rộng và ác liệt, đế quốc
Pháp đã bị bại trận, phát xít Nhật sẽ nhân cơ hội này mở rộng chiến tranh cướp lấy
các thụôc địa của Pháp, Mỹ, Anh ở Viễn Đông. Cuộc chiến tranh đế quốc rất có
thể chuyển thành chiến tranh giữa phát xít và Liên Xô. Bọn đế quốc hiếu chiến sẽ
mau chóng bị Hồng quân Liên Xô và cách mạng thế giới tiêu diệt.
- Hội nghị nhận định, từ khi Pháp-Nhật cấu kết với nhau áp bức, bóc lột nhân dân
ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhật ngày
càng trở nên sâu sắc. Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải
chuẩn bị để giành lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức
Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.
- Hội nghị khẳng định : chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, nêu cao
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng ruộng đất của Hội nghị
Trung ương Đảng năm 1939 là đúng.

13
- Hội nghị nhận định, kẻ thù chính của cách mạng Đông Dương lúc bấy giờ là phát
xít Pháp-Nhật. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương là Mặt trận dân
t5ôc thống nhất chống phát xít Pháp-Nhật ở Đông Dương.
- Hội nghị đã cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời, đồng chí Trường Chinh
đựơc phân công làm quyền Bí thư Trung ương Đảng. Hội nghị cũng quyết định
chắp mối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận Đảng ở nước ngoài.
- Hội nghị đã thảo luận và quyết định hai vấn đề cấp thiết trước mắt :
o Duy trì, phát triển lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du
kích, dùng hình thức vũ trang công tác, khi cần thì chiến đấu chống
khủng bố, bảo vệ sinh mạng tài sản của nhân dân…
o Hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì ở miền Nam chưa có đủ điều kiện bảo
đảm cho khởi nghĩa thắng lợi. Đặt vấn đề khởi nghĩa nam Kỳ vào
chương trình nghị sự.
- Hội nghị đã có chủ trương đúng về hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ.
- Kết luận : Hội nghị đã đề ra chủ trương đúng đắn trong tình hình mới: xác định kẻ
thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc Pháp - Nhật; có nhận định đúng
về khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kỳ. Tuy nghiên, Trung ương Đảng vẫn
còn trăn trở, chưa thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị tháng 11- 1939.

3. Hội nghị : Ban chấp hành Trung ương 8 (5/1941)


- Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng
tại Pắc Bó (Cao Bằng).
- Về tình hình quốc tế : Hội nghị nhất trí với những đánh giá của các Hội nghị
Trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 11/1940. Hội nghị đã phân tích nguồn
gốc, đặc điểm, tính chất cụôc Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới đã
gây ra nhiều tai họa cho nền văn minh của xã hội loài người, nhưng kết quả lớn
nhất là, nếu tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô-một nước XHCN, thì cuộc

14
chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước XHCN, do đó mà cách mạng nhiều nứơc
thành công.
- Về tình hình Đông Dương : Hội nghị nhận định từ khi bùng nổ chiến tranh, các
tầng lớp nhân dân Đông Dương đều bị điêu đứng, quyền lợi tất cả các giai cấp đều
bị cướp giật.
- Căn cứ sự phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị khẳng định nhiệm
vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. “Trong lúc này nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do
cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được”.5
- Về tình hình của cuộc cách mạng : Hội nghị chỉ ra : cụôc cách mạng Đông Dương
hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cụôc cách mạng phải giải
quyết 2 vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cụôc cách mạng chỉ phải giải quyết
1 vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vì vậy cụôc cách mạng Đông Dương trong
giai đoạn hiện tại là một cụôc cách mạng dân tộc giải phóng.
- Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia
ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “tịch thu rụông đất của bọn đế quốc
và Việt gian chia cho dân cày nghèo”
- Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp-Nhật, “sẽ thành lập 1 Chính phủ nhân dân của
Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn
quốc”.
- Vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất : Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cách mạng
Việt Nam, Lào, Campuchia, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị
chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước Việt Nam,
Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam
độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.

5
Nguồn: https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/lanh-tu-nguyen-ai-quoc-voi-viec-thanh-lap-mat-tran-viet-minh/405534-
488093-330357

15
- Về khởi nghĩa vũ trang : Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi
nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện
tại.
- Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự
nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Hội nghị cử ra Ban chấp hành Trung ương Đảng, bầu đồng chí Trường Chinh làm
Tổng bí thư.
- Kết luận: Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh
chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, khắc phục triệt để
những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường lối
cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

4. Tiểu kết
- Phản ánh sự nhạy bén của Đảng trước tình hình mới có nhiều thay đổi.
- Kế thừa và phát huy cương lĩnh của Hồ Chí Minh.
- Hội nghị phát triển hoàn chỉnh chủ trương của hội nghị trung ương 6 và 7 đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Chuyển hướng mới đề ra quyền tự giải quyết dân tộc.
- Như vậy từ hội nghị 6 đến 8 Đảng ta dần hoàn thiện quá trình chuyển hướng chiến
lược nhằm mục tiêu độc lập dân tộc, đây là chủ trương đúng đắn trong tình hình
mới.
- Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tập hợp quần chúng, phương pháp cách mạng từ
khởi nghĩa vũ trang và đã đề ra được quyền dân tộc tự quyết.
- Sự chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới là hoàn
toàn đúng đắn và đã dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945.
So sánh giai đoạn từ 1936-1939 với giai đoạn 1939-1945
- Mục tiêu nhiện vụ:

16
Giai đoạn 1936-1939 đánh bọn phản động thuộc địa, chống phát xít chống chiến
tranh, đòi tự do dân sinh dân chủ cơm áo hòa bình.
Giai đoạn 1939-1945 đánh đế quốc, phát xít, tay sai, giành độc lập dân tộc. Về lực
lượng:
Giai đoạn 1936-1939 tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân có tinh thần chống
phát xít chống chiến tranh (trong mặt trận dân chủ Đông Dương)
Giai đoạn 1939-1945 tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu
nghèo Đảng phái, tôn giáo.
- Hình thức đấu tranh:
Giai đoạn 1936-1939 đấu tranh công khai hợp pháp kết hợp vs bí mật.
Giai đoạn 1939-1945 là khởi nghĩa vũ trang.
- Nguyên nhân có sự khác nhau: Do hoàn cảnh TG và trong nước ở mỗi thời kỳ
khác nhau nên Đảng ta có chủ trương đúng đắn phù hợp, sáng tạo để lãnh đạo CM
thành công.

17
IV. TỔNG KẾT
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 đã có những đóng góp quan trọng vào kho tàng
lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song,
Luận cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không nêu được nhiệm vụ chống đế quốc
lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức
được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng
yêu nước. Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản,
tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.

Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù hợp
với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc này kéo dài gần năm năm, cho đến Đại hội
đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất (3.1935). Từ đây cùng với sự phát triển của thực tiễn đấu
tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ trích” (phê bình và
tự phê) với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên tắc có kỷ luật, theo dân chủ
tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết. Không được lợi dụng
tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông
qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô
độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách
mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”[8]. Ban chấp hành Trung ương có bước tiến mạnh
mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thư gửi các tổ chức Đảng
ngày 26/7/1936, Ban Trung ương đã công khai phê phán những biểu hiện giáo điều trong
phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội thuộc địa và cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như
Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh giai cấp có
thể sẽ nẩy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc”[9]

 Tháng 10.1936, Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng ban hành văn bản: chung quanh vấn đề
chính sách mới đã chỉ rõ: “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với
cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải

18
phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc.
Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn
trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết
trước. Nghĩa là chọn địch nhân (kẻ thù) chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của
một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước phát triển quan
trọng về lý luận và đường lối phương pháp cách mạng của Đảng, thể hiện sự nhạy bén về
chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. Lần đầu tiên, Hội nghị làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng,
làm rõ thêm tính chất khăng khít nhưng không tiến hành nhất loạt ngang nhau giữa hai
nhiệm vụ đó. Nghị quyết góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Đảng ta về cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Nghị quyết Trung ương tháng 11-1940 còn xác định, tính chất của cách mạng Đông
Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền với nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, diệt trừ phong
kiến, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và người cày có ruộng. Nghị quyết còn xác
định, quyền lãnh đạo cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là giai cấp công nhân
Đông Dương.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, nxb chính trị
Hà Nội (2005) từ https://tailieuvnu.com/giao-trinh-lich-su-dang-cong-san-viet-nam/

2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương giải thích về
sách lực mới của Đảng, (12/09/2019) từ https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-
thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-
90-nam-lich-su-dang/dang-cong-san-dong-duong-giai-thich-ve-sach-luoc-moi-cua-dang-
534916.html

3. Lời giải hay.Trong những năm 1936-1939. Truy cập từ https://loigiaihay.com/trong-


nhung-nam-1936-1939-c125a20155.html#:~:text=Ch%E1%BB%A7%20tr
%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BA%A5u%20tranh
%20%C4%91%C3%B2i,m%E1%BA%A1ng%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch
%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%22

4. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam tập 2, NXB Chính trị Quốc Gia, 2008.
Truy cập từ

https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-
su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/luan-cuong-chanh-tri-cua-dang-
cong-san-dong-duong-532738.html

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, tập 6.

6. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

20

You might also like