You are on page 1of 11

Đặt vấn đề

Hiện nay, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút
Corona (Covid-19) đang có diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, gây ra
hậu quả thiệt hại, khó lường về kinh tế, trật tự an toàn xã hội.  Đại dịch COVID-19
có mức độ ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, gây ra sự bất ổn chưa từng
thấy đối với nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các nước cũng như các tổ chức đều đang
làm mọi cách để ngăn chặn dịch bệnh. Và ở Việt Nam cũng vậy, ngay khi dịch
bùng nổ, Đảng, Nhà nước ta đã đưa có các phương án phòng chống dịch bệnh lây
lan. Cùng với đó không thể thiếu đến sự chung tay đồng long chống dịch của toàn
nhân dân. Khi Chính phủ đưa ra các chỉ thị, khuyến cáo như thông điệp 5K, dãn
cách xã hội, không ra đường khi không cần thiết, tự cách ly ở nhà khi thuộc diện
tiếp xúc với những người bị bệnh…Có thể nói Đẳng, Nhà nước và nhân dân ta đã
thành công trong việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh khi cùng đồng long thực hiện
theo đúng các chỉ thị, khuyến cáo và phương án được đưa ra. Nhưng bên cạnh đó,
Vẫn có nhiều thành phần không tuân thủ các quy định do Nhà nước đưa ra như ra
ngoài không đeo khẩu trang, đi ra ngoài khi không cần thiết trong thời gian dãn
cách xã hội… Và vì các thành phần này đã gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng
cho Đất nước cũng như xã hội. Điển hình trong đó là việc lây lan dịch bệnh cho
nhiều người khác. Những người này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì
những hành động thiếu ý thức mà mình gây ra. Vì vậy để hiểu rõ hơn về các quy
định cũng như trách nhiệm hình sư của tội làm lây lan dịch bệnh, em đã chọn đề
tài: “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định
của BLHS 2015 trong bối cảnh dịch Covid-19” làm đề tài nghiên cứu.
NỘI DUNG
1. Khái quát về các quy định của Luật hình sự của tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người.
1.1: Khái niệm bệnh truyền nhiễm
- Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này
sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian
(như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả
năng phát triển thành bệnh dịch.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ
động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, đậu mùa,
thương hàn, bệnh than, sốt rét, sốt xuất huyết Ebola…, Bệnh truyền nhiễm là những
loại bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tổn hại nặng đến sức khỏe hoặc tính mạng
của người bị lây nhiễm, dễ lây nhiễm, dễ lan rộng và nhanh chóng từ người này
sang người khác. Bệnh truyền nhiễm có quy mô, tính chất vượt quá khả năng kiểm
soát của cơ quan y tế, tỷ lệ tử vong cao mà chưa có biện pháp khống chế hiệu quả
thì trở thành dịch bệnh truyền nhiễm.
1.2: Quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
- Theo Điều 240, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về
tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, cụ thể như sau:
 “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
   a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản
phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh
nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
   b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc
sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có
khả năng lây truyền cho người;
   c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
   2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến
10 năm:
   a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
   b) Làm chết người.
   3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm
đến 12 năm:
   a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
   b) Làm chết hai người trở lên.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1
năm đến 5 năm.”
1.2.1: Hiệu lực áp dụng điều luật:
- Hiệu lực áp dụng Điều 240 BLHS năm 2015 được quy định tại Điều 5, Điều 6 và
Điều 7 của Bộ luật này. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày
20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của
Bộ luật Tố tụng hình sự 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự
99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 thì hiệu lực áp
dụng của Điều 240 BLHS năm 2015 được quy định cụ thể như sau:
+Hiệu lực về thời gian: Điều 240 BLHS năm 2015 có hiệu lực áp dụng đối
với hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người xảy
ra sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, là ngày Điều 240 BLHS năm 2015 có hiệu
lực thi hành. Trong đó, khoản 1 và khoản 2 Điều 240 BLHS năm 2015 là quy định
có lợi cho người phạm tội so với Điều 186 BLHS năm 1999, do đó, căn cứ theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 thì quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 240 BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm
tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thuộc các khoản này
xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm này (01/01/2018) mới
bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang xét giảm thời
hạn, xóa án tích (nghĩa là trong trường hợp này, các quy định không có lợi cho
người phạm tội thì không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0
giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều
tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình
phạt, xóa án tích).
+Hiệu lực về lãnh thổ, không gian: Điều 240 BLHS năm 2015 có hiệu lực
đối áp dụng đối với mọi hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có thể áp
dụng đối với những hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
theo quy định tại Điều 6 BLHS năm 2015.

1.2.2: Các yếu tố cấu thành tội phạm và quy định về hình phạt theo Bộ luật hình sự
năm 2015
 Về khách thể của tội phạm
   Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người xâm hại đến sự bền vững và ổn
định của môi trường; gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của con người cũng như cho
môi trường sinh thái.
   Về mặt khách quan của tội phạm
   Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra hoặc
cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật,
thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho
người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc
sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có
khả năng lây truyền cho người hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người.
   Đây là tội phạm có cấu thành vật chất. Tội phạm được coi là hoàn thành khi
người thực hiện một trong các hành vi nói trên đã làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người. Người thực hiện những hành vi nói trên nhưng không
hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì chưa bị coi
là tội phạm nhưng có thể bị xử lý hành chính.
   Chủ thể của tội phạm
   Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào đủ 16 tuổi trở lên có năng
lực trách nhiệm hình sự. Riêng đối với hành vi “Cho phép đưa ra hoặc cho phép
đưa vào Việt Nam…” thì chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc
phê duyệt, chấp thuận, cho phép đưa ra khỏi vùng dịch, cho phép đưa vào Việt
Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật nhưng những động vật,
thực vật hoặc sản phẩm này bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả
năng lây truyền cho người.
   Mặt chủ quan của tội phạm
   Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý, người thực hiện hành vi phạm tội nhận
thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, có thể làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho người nhưng vẫn thực hiện. Động cơ và mục đích của người phạm
tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
   Hình phạt
   Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 quy định 03 khung hình phạt như sau:
   - Khung 1 quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người thực hiện các hành vi quy định tại
Khoản 1 của Điều luật.
   - Khung 2 quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người thực hiện các
hành vi quy định tại Khoản 2 của Điều luật.
   - Khung 3 quy định phạt tù từ 10 năm đến 12 năm đối với người thực hiện các
hành vi quy định tại Khoản 3 của Điều luật.
   - Hình thức xử phạt bổ sung: Ngoài các hình phạt chính đã nêu ở trên, người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, trong thực tế
giải quyết tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Thực trạng
Trong khi đại dịch covid 19 đang ngày càng nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả
cho toàn thế giới như thiệt hại về người về của, thất nghiệp, nền kinh tế bị đình
trệ…Vì vậy mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều đang đưa ra các biện
pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Ở nước ta, Đảng, Nhà nước và Chính
phủ đã đưa ra các phướng án kiểm soát dịch kịp thời như khoanh vùng và cách ly
nơi có người dính, truy vết nguồn gốc lây lan, xét nghiệm và cách ly ý tế với những
người tiếp xúc với người bị nhiễm, kêu gọi người dân thực hiện thông điệp 5K.
Cùng với ý thức trách nhiệm của người đân trong việc thực hiện các biện pháp chỉ
thị mà Nhà nước, Chính phủ đưa ra sẽ làm việc ngăn chặn dich dich bênh lây lan và
kiểm soát dịch bệnh nhanh hơn. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người không có
ý thức trong việc thực hiện các biện pháp phòng dịch như không đeo khẩu trang khi
ra đường, tụ tập đông người khi đang dãn cách xã hội, trốn cách ly, khai báo gian
dối…gây ra hậu quả làm lây lan bệnh dịch ra ngoài công đồng. Khiến nhiều người
bị mắc, công tác truy vết nguồn gốc và khoanh vùng dập dịch khó khăn, làm tổn
thất nhiều tài lực nhân lực của đất nước.
Có thể kể đến vụ việc bệnh nhân COVID-19 số 2899 ở Hà Nam vi phạm cách ly
tại nhà gây hậu quả nghiêm trọng trong xã hội, làm số ca nhiễm COVID-19 trong
cộng đồng tăng mạnh và diễn biến phức tạp. Cụ thể là BN2899 sinh năm 1993, trú
tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là công dân Việt
Nam từ Nhật Bản trở về, đã hoàn thành thực hiện cách ly ở Đà Nẵng nhưng khi về
địa phương đã không thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch theo
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, các quy định của Chính phủ và Ban Chỉ đạo
quốc gia, vẫn tổ chức liên hoan, ăn uống, di chuyển trong cộng đồng, gây lây lan
dịch bệnh cho các cá nhân khác. Đến cuối ngày 4/5, bệnh nhân này là nguồn lây
nhiễm cho 14 người ở Hà Nam và hàng chục người ở địa phương khác.Theo Điều 8
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định các hành vi bị nghiêm
cấm, nghiêm cấm các hành vi như sau: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm; Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm
và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân
gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Che giấu, không khai báo
hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định
của pháp luật; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; Phân biệt
đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; Không
triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền
nhiễm theo quy định của Luật này; Không chấp hành các biện pháp phòng, chống
bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong trường
hợp Bệnh nhân COVID-19 nếu không tuân thủ biện pháp cách ly mà làm lây lan
dịch bệnh cho người khác thì cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc
xử lý hình sự.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
lĩnh vực y tế thì: người nào thực hiện che giấu hiện trạng truyền nhiễm nhóm A của
bản thân hoặc người khác sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người khác ở
mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự thì người làm lây lan dịch bệnh còn có thể bị
xử lý hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy
định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 với mức phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù 1 năm đến cao nhất là 12 năm tù
giam.Trường hợp, nam bệnh nhân 2899 sau khi từ nơi cách ly tập trung trở về
không khai báo y tế, cách ly y tế tại nhà mà lại tụ tập ăn nhậu, gặp gỡ, tiếp xúc với
nhiều người làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, gây hậu quả nghiêm trọng thì có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người” theo Điều 240 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 và hướng
dẫn tại Công văn số 45/HĐTP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án Nhân dân Tối cao về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh
Covid-19.
Hay vụ việc tiếp viên hàng không( bệnh nhân 1342) làm lây lan dịch bệnh: "Bệnh
nhân 1342" từ Nhật Bản nhập cảnh về Việt Nam hôm 14/11, lưu tại khu cách ly do
Vietnam Airlines quản lý ở số 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, từ ngày 14
đến 18/11.Theo quy định, những thành viên thuộc từng tổ bay khi về nước phải
cách ly, không được tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên, nam tiếp viên này đã đi sang
khu cách ly khác, sau đó bị nhiễm bệnh từ một bệnh nhân thuộc một tổ bay về từ
Rumani.Sau khi xét nghiệm hai lần kết quả âm tính, tiếp viên này về cách ly tại nhà
trọ ở đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình. Anh này không tuân thủ quy
định, tiếp xúc gần với nam giáo viên 32 tuổi của trung tâm Anh ngữ Key English,
gặp mẹ (ngụ huyện Hóc Môn), người phụ nữ (trú Bình Thạnh).Ngày 28/11, tiếp
viên xét nghiệm dương tính. Ba người tiếp xúc với anh ta được cách ly và xét
nghiệm. Giáo viên tiếng Anh dương tính nCoV, trở thành "bệnh nhân 1347"."Bệnh
nhân 1347" cũng khiến hai trường hợp ở quận 6 nhiễm Covid-19 là bé trai một tuổi
- "bệnh nhân 1348" và nữ học viên Trung tâm Anh ngữ Key English, 28 tuổi -
"bệnh nhân 1349". Vụ việc đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và đã bị khởi tố
do vi phạm nghiêm trọng  quy trình cách ly, làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ra
cộng đồng tại TPHCM. Ngày 30-3, TAND TP.HCM mở phiên xét xử bệnh nhân
1347(SN 1992, ngụ huyện Hóc Môn) bị truy tố về tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người. Thiệt hại do việc làm lây lan dịch bệnh COVID-19 ra
cộng đồng là gần 2,8 tỉ đồng, bao gồm chi phí xét nghiệm tầm soát các trường hợp
F1, F2. Ngoài ra còn có chi phí sử dụng để tiến hành cách ly y tế các trường hợp
tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh có liên quan. Tổng thiệt hại vật chất là gần 4,5 tỉ
đồng. Ngoài ra, theo cáo trạng xác định thiệt hại phi vật chất trong vụ án là ảnh
hưởng đến cuộc sống của hơn 2.000 người trên địa bàn TPHCM, gồm 861 người
cách ly tập trung và 1.400 người cách ly tại nhà. Tại tòa, HĐXX nhận định hành vi
của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng,
sức khỏe của cộng đồng và xã hội, do đó cần phải được xử lý nghiêm mới có tác
dụng giáo dục đối với bị cáo, răn đe, phòng ngừa chung. Tuy nhiên xét bị cáo thân
nhân tốt, ăn năn hối cải là căn cứ lượng hình. Sau thời gian nghị án, HĐXX đã
tuyên phạt Dương Tấn Hậu 2 năm tù cho hưởng án treo.
Ngoài ra còn có vụ việc vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh covid ở Hải
Dương. Cụ thể khoảng cuối tháng 3-2021, Đào Duy Tùng (32 tuổi, trú tại xã Đức
Chính, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) liên lạc qua ứng dụng Zalo với anh họ là Đào
Anh Tuấn (lúc này đang lao động tự do tại Lào) nhờ tìm việc bên Lào.
Chiều 4-4, Tuấn nhắn tin cho Tùng qua ứng dụng Zalo bảo đi xe khách đến bến xe
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có người đón sang Lào. Sau khi sang đến nơi, ở nhiều ngày
nhưng không tìm được việc nên ngày 20-4, Tùng nhập cảnh trái phép trở về Việt
Nam.Đến ngày 30-4, Tuấn có điện thoại cho Tùng thông báo về việc một số người
tiếp xúc với Tùng ở Lào đã mắc COVID-19. Lúc này, Tùng đang có biểu hiện ho, sốt,
đau họng và được nhân viên y tế truyền nước, tiêm thuốc.Ngoài ra, Tùng thường
xuyên ở cùng phòng với bạn gái là N.T.T. (21 tuổi, quê xã Tân Tiến, huyện Gia
Lộc, Hải Dương). Ngày 5-5, Tùng đi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Trung
tâm xét nghiệm Medlatec, TP Hải Dương. Một ngày sau, Tùng có kết quả dương tính
và được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương. Cùng ngày, chị
T. cũng có kết quả dương tính.Ngày 8-5, chị P.P.T. (23 tuổi, ở xã Hoàng Diệu, huyện
Gia Lộc) là bạn và làm cùng nhau tại quán hát New KTV tại TP Hải Phòng có tiếp
xúc với chị T. cũng có kết quả dương tính. Khi làm việc với lực lượng công an, Tùng
khai báo quanh co, gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra.Căn cứ vào các tài liệu
thu thập được, Công an TP Hải Dương nhận thấy hành vi của Tùng là nghiêm trọng,
gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, xâm phạm đến an toàn về
tính mạng, sức khỏe của cộng đồng và xã hội, phải xử lý nghiêm minh mới có tác
dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.Tại phiên tòa, bị cáo Đào Duy Tùng thành
khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, xác định việc Viện kiểm sát truy
tố về tội danh và điều luật là đúng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.Căn
cứ hồ sơ vụ án và cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hội
đồng xét xử đã tuyên Đào Duy Tùng mức án 18 tháng tù giam về tội "làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác" theo điểm c, khoản 1, điều 240
Bộ luật hình sự.Trước đó, Đào Duy Tùng đã bị Công an TP Hải Dương xử phạt hành
chính về hành vi xuất nhập cảnh trái phép.

3. Hậu quả
Từ những hành động thiếu ý thức trách nhiệm, vi phạm các quy định của luật phòng
chống dịch bệnh đã gây ra thiệt hại cho cả cộng dông lãn đất nước
- Đối với cộng đồng: làm lây nhiễm cho nhiều người, thiệt hại về người và tài sản,
gây hoang mang, lo sợ cho mọi người, thu nhập của người lao động giảm sút, gây ra
các vấn đề thất nghiệp,…
-Đối với đất nước: làm thiệt hại về nguồn chi phí nhân lực và vật lực, gây đình trệ nền
kinh tế, tổn thất kinh tế, …
3. Biện pháp:
Các hành vi thiếu ý thức trên đều đã gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến xã hội,
cộng đồng. Thiệt hại về người, vất chất và cả chi phí, nguồn lực của đất nước.Chính
vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp răn đe, trừng pháp nghiêm khắc các hành
vi này để làm gương cho tất cả mọi người nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
3.1: Đối với Nhà nước
- Đảng, Nhà nước, chính phủ cần phải đưa ra các biện pháp răn đe, trừng phạt nghiêm
khắc hơn với các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
- Quy định chi tiết đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh
truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có hành vi làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và các trường hợp khác liên quan đến
tác nhân là con người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
- Hướng dẫn chi tiết quy định tại điểm c khoản 1 điều này về “Hành vi khác làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”.
- Ngoài ra, Chính phủ, Bộ Y tế cần nghiên cứu, xây dựng quy định riêng về giám
sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, cụ thể đối với bệnh viêm đường
hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa
rõ tác nhân gây bệnh. Trọng tâm là xây dựng được văn bản quy phạm pháp luật về
“quy trình giám sát” phân cấp từ cấp quốc gia đến cơ sở, gồm: Thu thập số liệu,
thông tin; phân tích số liệu, phiên giải và đánh giá kết quả; đánh giá nguy cơ, nhận
định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; đề xuất biện pháp can thiệp; báo cáo
và chia sẻ thông tin... Mặt khác, cần xây dựng quy định chi tiết hơn đối với “địa
điểm giám sát”, việc giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm phải được thực hiện
trên toàn bộ phạm vi địa bàn quản lý hành chính được phân công giám sát (Cơ sở y
tế; khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm; khu vực đang có ổ dịch, dịch; khu vực có ổ
dịch cũ, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh; nơi cư trú, học tập, làm việc, điểm
đến du lịch, lưu trú của người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh
truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; khu vực cửa khẩu đường
bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy; khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa).
3.2: ý thức của nhân dân
- Cùng với việc đưa ra các phương án chống dịch của nhà nước thì nhân dân cũng
cần có ý thức hơn trong việc tuân thủ các quy định, các quy định về luật pháp của
nhà nước trong việc phòng chống dịch bệnh covid 19.
- hãy thực hiện đúng trách nhiệm công dân của mình trong phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 bằng chính những việc làm cụ thể, thiết thực; hãy thay đổi những thói
quen hằng ngày, không ra đường khi không thật cần thiết, tránh tụ tập đông người,
hoãn lại những thú vui hàng ngày như đi bơi, tập gym, làm đẹp,.. tại các cơ sở
- Hãy cùng nhắc nhở nhau thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân, đeo khẩu
trang thường xuyên và đúng cách, thực hiện khai báo y tế kịp thời và trung thực,…
Những việc làm đơn giản và thiết thực này trước hết vì chính bản thân mỗi người
nhưng cũng chính là những việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng
đồng, trách nhiệm với quê hương, đất nước.
 
KẾT LUẬN
Trong tình hình covid 19 ngày càng phức tạp và nghiệm trọng thì việc tuân thủ các
biện pháp phòng tránh dịch bệnh càng quan trọng. Mỗi người cần phải thực hiện
các quy định, biện pháp do nhà nước đề ra. Sự quyết tâm cao, ý chí thống nhất
trong hành động của toàn Đảng, toàn quân và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân cả
nước, kiều bào, bạn bè ta ở nước ngoài với một tinh thần đoàn kết “lá lành đùm lá
rách” sẽ giúp ta đẩy lùi được bệnh dịch. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc luôn là nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Chúng ta sẽ cùng nhau làm tất cả để
Việt Nam có thể vừa chống dịch, vừa duy trì phát triển, đảm bảo sức khỏe và hạnh
phúc của nhân dân.
Nguồn :
Bộ luật hình sự 2015
https://sotp.langson.gov.vn/quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su-ve-toi-lam-lay-lan-dich-
benh-truyen-nhiem-nguy-hiem-cho-nguoi
https://www.vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/mot-so-quy-dinh-cua-phap-
luat-ve-hanh-vi--lam-lay--d10-t7600.html
https://dangcongsan.vn/ban-doc/vi-pham-quy-dinh-ve-phong-chong-dich-phai-xu-
ly-nghiem-de-lam-guong-579660.html
https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847426-2847
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/32812/khoi-to-vu-an-
tiep-vien-hang-khong-lam-lay-lan-ncov
https://congan.com.vn/vu-an/xet-xu-tiep-vien-hang-khong-lam-lay-lan-covid-
19_109564.html
https://tuoitre.vn/nam-thanh-nien-lam-lay-lan-dich-benh-tai-hai-duong-lanh-18-
thang-tu-20210716151324998.htm
https://anlao.binhdinh.gov.vn/vi/news/van-hoa-xa-hoi/trach-nhiem-cong-dan-trong-
phong-chong-dich-covid-19-1602.html

You might also like