You are on page 1of 14

[4T-1] Phân tích, khảo sát nhu cầu các bên liên quan

Phiếu này nhằm chứng minh sự tồn tại của nguyên nhân cụ thể. Mô tả kết quả khảo sát, phỏng vấn của
nhóm về nhu cầu các bên liên quan được thể hiện qua những phàn nàn, ý kiến, thái độ, mong muốn... để
phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng các yêu cầu của giải pháp tương lai.

Lớp: 19DOTJB1 Nhóm: 3 Tên nhóm: Nhóm 3

Đề tài Nguyên nhân cụ thể

Đề tài dự án nhóm + Dịch bệnh COVID 19 lây lan nhanh Do thiếu ý thức nhiều người không
nguyên nhân cụ thể ở Việt Nam và trên toàn Thế Giới. đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

A. Chứng minh sự tồn tại của Vấn đề cụ thể

Minh hoạ: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh để chứng minh sự tồn tại của nguyên nhân
cụ thể và mô tả ngắn gọn mỗi hình thức minh hoạ sử dụng.

Hình 1:Nhiều người vẫn vô tư cho trẻ nhỏ tới những nơi tập trung đông người mà không đeo khẩu
trang
Hình 2: Bên trong Bến xe Vĩnh Yên công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang được siết chặt
nhưng ngay quán nước phía ngoài cổng, nhiều người vẫn không đeo khẩu trang

Hình 3:

Nhiều người dân đến chợ vẫn không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách. Ảnh: TH
Hình 4:Nhiều người bán hàng vẫn không chấp hành quy định đeo khẩu trang. Ảnh: TH

Hình 5: Vẫn có người “thờ ơ” không đeo khẩu trang nơi công cộng giữa mùa dịch.
Hình 6:

Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh:
TTXVN

Hình 7: Các tấm biển khuyến cáo người dân đeo khẩu trang được đặt tại khu vực trước cổng chợ,
dễ quan sát.

Hình 8: Nhân viên Ban Quản lý chợ Hạ Long I thường xuyên nhắc nhở người dân đeo khẩu trang
trước khi vào chợ.
Hình 9: Nhiều tiểu thương và người dân vẫn lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch.

Hình 10: Người dân không đeo khẩu trang vô tư đi lại trong chợ Hạ Long I.
 
Điều kiện thực tế của vấn đề cụ thể: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực
trạng cảa vấn đề cụ thể.

Hình 1:

Để ứng phó với những diễn biến của đợt dịch Covid-19 thứ 3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc đã ban hành Chỉ thị số 05 về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Một
trong những giải pháp quan trọng được nhấn mạnh là yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm các biện
pháp phòng dịch nơi công cộng, nhất là đeo khẩu trang. Tuy nhiên, bên cạnh số đông người dân
nghiêm túc thực hiện, trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít người chủ quan, chưa thực hiện nghiêm
việc đeo khẩu trang.
Ngay khi xuất hiện những ca mắc Covid-19 đầu tiên tại 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, Ban chỉ đạo
Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng kích hoạt trở lại toàn bộ hệ thống
phòng chống dịch; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các cấp, ngành, địa phương và nhân dân trong
tỉnh triển khai các biện pháp quyết liệt, kịp thời nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19. Đặc biệt, Thường
trực Tỉnh ủy đã có công văn hỏa tốc về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19
trên địa bàn, trong đó, thống nhất không tổ chức bắn pháo hoa chào mừng tết nguyên đán Tân Sửu tại tất
cả các địa phương; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người. 
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, những ngày qua, người dân
trên địa bàn tỉnh đã tự nâng cao ý thức phòng chống dịch, nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y
tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế, đa phần khi ra đường, đến nơi
đông người đều đeo khẩu trang đúng quy định. Tuy nhiên, tại một số nơi thường xuyên tập trung đông
người như siêu thị, các điểm chờ xe buýt, chợ, bến xe, quán trà đá vỉa hè… nhiều người dân vẫn chủ quan,
lơ là, thậm chí không tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Có mặt tại một số siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên những ngày cuối tuần
qua, chúng tôi nhận thấy lượng khách đến mua sắm dịp tết đang tăng mạnh. Để ngăn ngừa nguy cơ lây lan
dịch bệnh Covid-19, các đơn vị đã bố trí nhân viên bảo vệ trực phía ngoài cửa ra vào thực hiện việc đo
thân nhiệt cho khách; đặt biển thông báo các quy tắc phòng dịch cũng như nước rửa tay sát khuẩn ngay
khu vực cửa ra vào; 100% nhân viên đều thực hiện đeo khẩu trang; hệ thống loa liên tục phát thông tin về
dịch bệnh và nhắc nhở khách hàng chú ý chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh… Tuy
nhiên, nhiều khách hàng chỉ đeo khẩu trang khi vào cửa, sau đó bỏ ra hoặc cho xuống cằm rồi thản nhiên
đi mua sắm.
Hình 2:

Tương tự, tại các quán ăn, quán trà đá... trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên không khó bắt gặp hình ảnh các
nhóm người vô tư nói cười rôm rả nhưng không hề đeo khẩu trang hoặc có đeo khẩu trang nhưng lại kéo
xuống cằm và cũng “quên” luôn việc giữ khoảng cách an toàn. Thậm chí khi được hỏi về quy định phòng
chống dịch, nhất là việc bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài nhiều người còn lạc quan bày tỏ suy
nghĩ Vĩnh Phúc đã có kinh nghiệm phòng, chống dịch nên nếu có xảy ra cũng sẽ nhanh chóng dập dịch; số
khác cho rằng chỉ ngồi cùng anh em bạn bè không đi qua vùng dịch lại có sức khỏe tốt nên không lo lây
nhiễm…
Đến thời điểm này, dù trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong đợt
bùng phát dịch thứ 3 tại cộng đồng song  tình hình dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là
tại thành phố Hà Nội - địa phương giáp ranh với tỉnh đang diễn biến rất phức tạp khiến nguy cơ dịch bệnh
bùng phát tại Vĩnh Phúc ở mức cao. Vì vậy, hơn lúc nào hết, ý thức và trách nhiệm công dân về phòng
chống dịch bệnh cần được đặt lên hàng đầu. 

HÌnh 3:

Bà Nguyễn Thị Minh (Tổ 17, phường Quang Trung) tỏ ra ái ngại: Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp,
nhưng vẫn còn nhiều người chủ quan quá, không đeo khẩu trang khi đi chợ, đi tập thể dục ở nơi công
cộng. Chứng kiến điều này tôi cảm thấy rất lo lắng và bức xúc.

Chợ dân sinh là nơi tiếp xúc của rất nhiều người, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Việc nhiều người không đeo
khẩu trang hoặc đeo theo kiểu đối phó cho thấy thái độ chủ quan, thiếu trách nhiệm của một số người dân
trong phòng, chống dịch Covid-19.

Tại nhiều quán cà phê, hàng ăn uống, nhiều người dường như “quên” việc giữ khoảng cách an toàn.

Trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc triển khai các giải pháp ứng phó,
ngăn chặn dịch của các cấp, các ngành chức năng thì ý thức và tinh thần tự giác, trách nhiệm… của mỗi
cá nhân là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc góp phần phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan
rộng. Trong đó, việc thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K trong phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của
Bộ Y tế; trước hết việc đeo khẩu trang khi ra đường và tại những nơi công cộng chính là “mệnh lệnh”
không thể thiếu trong công tác phòng dịch.

Hình 4:

Tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum sáng 30/1, người dân đến mua bán tấp nập. Điều đáng nói
là, trong khi chiếc loa phát thanh của Ban quản lý chợ liên tục phát đi thông báo nhắc nhở người dân đeo
khẩu trang, rửa tay sát khuẩn khi vào chợ, nhưng trong chợ vẫn có nhiều người coi đây như không phải
việc của mình và nghiễm nhiên vào chợ mà không hề đeo khẩu trang. Không ít người, nhất là những
người buôn bán không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng quy định vô tư dùng tay bốc các
loại đồ ăn, thức uống, vui vẻ chuyện trò. Lực lượng quản lý chợ đi lại liên tục, nhưng chỉ thấy nhắc nhở
người dân khi đi từ ngoài vào, còn những gì diễn ra ở bên trong thì không ai quan tâm nhắc nhở, khiến
nhiều người dân có ý thức phòng bệnh không khỏi lo lắng cho bản thân và mọi người xung quanh.

Hình 5:

Bên trong bến xe, Ban quản lý bến đều bố trí việc tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19
trên loa, các biển, bảng… để nâng cao ý thức cho hành khách. Bệnh viện cũng là một trong những nơi mà
việc chấp hành các quy định về chống dịch COVID-19 cần được thực hiện nghiêm túc.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương sáng 1-2, các cửa vào của bệnh viện đều có nhân viên hướng dẫn
người đến khám bệnh khai báo y tế đồng thời đo thân nhiệt, xịt cồn sát khuẩn tay một cách nghiêm ngặt.
Tất cả người đến khám bệnh đều chấp hành nghiêm quy định đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tại một số nơi như Công viên Thống Nhất, bờ hồ Hoàn Kiếm, một
số người dân vẫn còn thờ ơ không đeo khẩu trang. Ngay cửa ra vào Công viên Thống Nhất phía đường Lê
Duẩn sáng 1/2,  rất nhiều người “vô tư” ngồi nói chuyện và không đeo khẩu trang. Có người đeo khẩu
trang nhưng lại kéo xuống cằm. Tình trạng này diễn ra khá lâu nhưng không thấy cơ quan chức năng nhắc
nhở cũng như xử phạt các trường hợp này. Bờ hồ Hoàn Kiếm, một số thanh niên đứng chụp ảnh tại bờ hồ
cũng “vô tư” quên… đeo khẩu trang khiến những người đi xung quanh cảm thấy khó chịu.

Xử phạt nghiêm người không đeo khẩu trang nơi công cộng

Ngay sau khi dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp trở lại, Hà Nội đã có văn bản gửi các quận, huyện yêu
cầu kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ việc đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, tại
nơi công cộng, khu di tích, điểm tham quan du lịch, công viên, vườn hoa, phố đi bộ, quảng trường, bến
tàu, bến xe, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các sự kiện văn hóa thể thao tại nơi công cộng, sân vận
động.

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi có tổ chức tuyến phố đi bộ vào những ngày cuối tuần, thu hút rất đông
người dân đổ về để tận hưởng không gian văn hóa, vui chơi, giải trí và mua sắm. Theo ông Văn Đức Linh,
Phó trưởng Ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm, trong cuối tuần vừa qua, sau khi có thông tin về các ca
lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, số lượng người đến đây đã giảm đến khoảng 80%.

Tuy nhiên, Ban quản lý vẫn duy trì 21 tác chốt trực tại các phố đi bộ để nhắc nhở người dân chấp hành
nghiêm các quy định về đeo khẩu trang nơi công cộng, đo thân nhiệt và khai báo y tế. Nếu có nguy cơ về
dịch sẽ báo cáo các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với các trường hợp không đeo
khẩu trang, Ban quản lý nhắc nhở và kiên quyết mời ra khỏi không gian phố đi bộ. Các trường hợp có
hành vi chống đối, Ban quản lý sẽ bàn giao cho các cơ quan chức năng xử phạt với mức 2 triệu đồng theo
quy định.

Còn theo ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình, Ban quản lý Bến xe luôn thực hiện
nghiêm túc việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành quy định về phòng chống dịch COVID-19 đối
với tất cả các hành khách cũng như lái phụ xe. Không những đeo khẩu trang mà các hành khách còn được
hướng dẫn làm sao đeo khẩu trang đúng cách. Ý thức của hành khách tại bến xe Mỹ Đình được nâng cao
một cách rõ rệt. Tuy nhiên, chỉ còn 1,2 trường hợp quên đeo khẩu trang dù có khẩu trang trong người đã
được chúng tôi nhắc nhở kịp thời và chấp hành nghiêm túc”, ông Nguyễn Trường Sơn cho hay.

Phạt 18 triệu đồng 9 người không đeo khẩu trang nơi công cộng

Ngày 1/2, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị đã ra quân kiểm tra
công tác phòng, chống dịch tại các khu vực tập trung đông người như khu vực chợ hoa
Xuân, chợ Rồng,.. kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Qua kiểm tra từ ngày
30/1 đến ngày 1/2, Công an TP Ninh Bình đã xử phạt 9 trường hợp không đeo khẩu
trang nơi công cộng, phạt tiền 18 triệu đồng. Ngoài ra, lực lượng chức năng đã tổ chức
tuyên truyền cho nhân dân các quy định về phòng chống dịch bệnh đồng thời nhắc nhở
người dân đeo khẩu trang đúng quy định. 

Hình 6:

Để phòng chống dịch lây lan, ngoài việc mỗi người thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch
diệt khuẩn, thì chiếc khẩu trang cũng góp phần đắc lực trong việc phòng ngừa dịch. Tuy nhiên, những
ngày qua có những sự việc (tuy không nhiều) liên quan đến chiếc khẩu trang, khiến chúng ta không khỏi
suy nghĩ…
Câu chuyện cụ thể xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) tối muộn
ngày 30/3 là một ví dụ, khi nhóm người đưa một bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu, một thanh niên trong
nhóm đã có hành vi hành hung, chửi bới nhân viên bệnh viện khi bị nhắc nhở đeo khẩu trang phòng ngừa
COVID-19.
Một sự việc tương tự cũng đã xảy ra vào 9 giờ sáng cùng ngày tại khu dân cư Phú Mỹ, phường Phú Mỹ,
quận 7, TP. Hồ Chí Minh khi một bảo vệ lớn tuổi thấy một thanh niên tập thể dục trong khuôn viên khu
dân cư không đeo khẩu trang nên nhắc nhở, sau đó xảy ra xô xát khiến người bảo vệ bị thương.
Và mới đây nhất, sự việc xảy ra lúc khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 5/4, khi ông Đoàn Văn Thuận, chủ tịch
UBND phường Nhị Châu (thành phố Hải Dương) đang dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra, nhắc nhở người
dân thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang tại khu dân cư số 3, phường Nhị Châu. Bất ngờ một người
đàn ông ở trong nhà cầm theo con dao bầu lao về phía ông Thuận nhằm vào người để đâm chém. Rất may
trong đoàn có cán bộ công an phường đi cùng đã nhanh tay ngăn cản kịp thời.
Các hành vi phản cảm trên rồi đây sẽ bị cơ quan chức năng củng cố hồ sơ và có hình thức xử lý thích
đáng, tuy nhiên dư âm của nó đang tạo ra một tiền lệ xấu trong xã hội nên những hành vi này cần phải bị
lên án mạnh mẽ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 16/3, tại các nơi công cộng tập trung đông người như:
siêu thị, chợ, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng… người dân phải đeo
khẩu trang đề phòng chống dịch COVID-19. Đây là biện pháp hiệu quả để tự bảo vệ mình và cộng đồng,
nên chỉ đạo của Thủ tướng được đa số người dân đồng tỉnh ủng hộ, thực hiện tự giác đeo khẩu trang ở mọi
lúc mọi nơi, nhất là nơi đông người.
Cùng với đó, tại các nơi công cộng, hay công sở đâu đâu cũng có những khẩu hiệu, chỉ dẫn để người dân
thực hiện rửa tay, đeo khẩu trang trước khi làm việc, giao dịch.
Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, một bộ phận người dân hiện nay tư tưởng nhận thức còn lệch
lạc, ý thức tự giác còn thấp khi mà có những hành vi chống đối phản cảm, hoặc thiếu hợp tác trong những
việc tưởng chừng quá đơn giản như rửa tay diệt khuẩn, đeo khẩu trang phòng dịch. Và đáng lo ngại hơn,
cá biệt có những trường hợp tuân thủ theo hình thức cho có, hoặc hiểu đơn giản là khi bị cơ quan chức
năng giám sát họ thực hiện để đối phó.
Việc này được thể hiện qua những con số lược dẫn như: tính đến sáng 30/3, cơ quan chức năng quận
Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đã xử phạt 23 người không đeo khẩu trang; ngày 3/4, một nam thanh niên Nghệ
An bị xử phạt vì không đeo khẩu trang khi đi chợ; một số trường hợp không đeo khẩu trang khi ra đường,
hoặc đi thể dục tại Hà Nội bị lực lượng chức năng xử lý trong ngày 4-5/4 được nhiều cơ quan báo chí
phản ánh; hay chiều ngày 5/4, UBND TT.Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã thông tin về việc
xử phạt hành chính 7 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng trên địa bàn…
Đáng nói hơn, hành vi đeo khẩu trang đã có chế tài xử lý cụ thể, song dường như với một số cá nhân, mức
xử phạt từ 200 – 300 nghìn đồng có vẻ chưa đủ tính răn đe, giáo dục. Trường hợp khác có thể trong một
bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng chủ quan, xem nhẹ nguy hiểm, chống đối, coi thường quy định của
pháp luật…Nên các cơ quan thực thi nhiệm vụ cần mạnh tay xử phạt để làm gương, cũng như răn đe với
những ai coi thường pháp luật.
Trong khi tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bệnh tăng lên mỗi ngày như
hiện nay thì việc mỗi cá nhân tự giác chấp hành, nêu cao ý thức phòng ngừa là điều rất quan trọng, bởi nó
là nhân tố trọng yếu quyết định đến kết quả, hiệu quả của mọi nỗ lực chiến đấu với dịch bệnh COVID-19
ở nước ta.
Từ một số thực trạng đã trình bày ở trên, đề nghị các cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan chức năng
chuyên trách và cộng đồng cần tiếp tục chung tay vận động, tuyên truyền đề mỗi người dân tự giác nâng
cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh, và hãy bắt đầu bằng những “việc nhỏ” như đeo khẩu trang phòng dịch.
Trong cuộc chiến gian nan để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, để đồng bộ với nhiều giải pháp
mà Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành cùng toàn dân đang triển khai hành động, thì không gì thiết
thực hơn là mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc tự giác thực hiện các biện pháp để bảo vệ sự an toàn cho
chính bản thân mình. Tự bảo vệ bản thân là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm COVID-19. Và trong số các
biện pháp phòng chống dịch bệnh, đeo khẩu trang tại những nơi tập trung đông người là việc hết sức cần
thiết…

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/Q
ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh COVID-19 thì được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì những người không đeo khẩu trang nơi công cộng có dấu hiệu vi ph
hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 của Luật này. Cụ thể, điều khoản này nghiêm cấm hành vi khôn
hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.  Tùy tính chất và
của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/1
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, Điều 11 của Nghị định này quy định: Cả
hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân
người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.  Ngoài ra, nếu người bị dịc
không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút COVID-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội làm
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 201
thể bị phạt tù từ 10 – 12 năm.     

Hình 7:
Mặc dù các tấm biển khuyến cáo người dân thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19 vẫn được
đặt tại nhiều khu vực trong chợ, dễ quan sát, nhân viên ban quản lý chợ thường xuyên nhắc nhở đeo khẩu
trang, thế nhưng tình trạng người dân, các tiểu thương không đeo khẩu trang vẫn diễn ra khá phổ biến ở
hầu hết các chợ trên địa bàn TP Hạ Long.

Hình 8:
Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Ban Quản lý Chợ Hạ Long I, cho biết: Hằng ngày, Ban Quản lý chợ Hạ
Long I vẫn bố trí lực lượng túc trực tại các điểm chốt khu vực ra, vào chợ; trang bị nước rửa tay; phát
thông tin tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của chợ; nhắc nhở trực tiếp người dân, tiểu thương về
việc đeo khẩu trang. Tuy nhiên do là chợ trung tâm thường xuyên đón khách du lịch đến tham quan mua
sắm, lực lượng nhân viên mỏng nên không thể kiểm soát, nhắc nhở thường xuyên được tất cả mọi người.
Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là khách du lịch vẫn có tình trạng chủ quan, không đeo khẩu trang khi
vào chợ.

Hình 9:
Theo Nghị định số 117/2020/NĐ- CP, từ ngày 28/9/2020, mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu
trang nơi công cộng có thể lên đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, có lẽ do việc xử phạt vẫn chưa được thực hiện
nghiêm ngặt, nên tại nhiều nơi công cộng vẫn có nhiều người không đeo khẩu trang.

Hình 10:

Theo bà Bùi Thị Liên, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, mặc dù năm nay đã 80 tuổi, nhưng bà rất ý thức
được việc đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, nhất là khi đi chợ. Vì theo bà Liên, việc đeo khẩu trang không
chỉ phòng cho mình mà còn đảm bảo an toàn cho mọi người

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng..

“Đeo khẩu trang nơi công cộng: Mỗi người dân cần nêu cao ý thức tự giác và trách nhiệm với
cộng đồng”. Tác giả : Xuân Hòa - 2/2/2021.
https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_detail.aspx?ItemID=10480

“Đeo khẩu trang nơi công cộng- ý thức tự giác và trách nhiệm với cộng đồng”. Tác Giả: Thiên
Hương-30/1/2021.

http://m.baokontum.com.vn/xa-hoi/deo-khau-trang-noi-cong-cong-y-thuc-tu-giac-va-trach-nhiem-voi-
cong-dong-17722.html

“Xử phạt nghiêm người không đeo khẩu trang nơi công cộng”. Tác Giả: Nguyễn Hương-3/2/2021.

http://cand.com.vn/Phap-luat/Xu-phat-nghiem-nguoi-khong-deo-khau-trang-noi-cong-cong-629862/

“Suy nghĩ chuyện chiếc khẩu trang”. Tác Giả: Kim Chiến-6/4/2020
https://dangcongsan.vn/ban-doc/y-kien-ban-doc/suy-nghi-chuyen-chiec-khau-trang-552112.html

“Người dân vẫn lơ là, chủ quan, không đeo khẩu trang nơi công cộng". Tác Giả: Mai Hương-
1/6/2021

http://www.soytequangninh.gov.vn/GD_WS/Tintuc_Chitiet.aspx?Newsid=11532

B. Khảo sát nhu cầu các bên liên quan:


Minh hoạ: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương pháp/thời
gian/địa điểm/số lượng mẫu…) . Sử dụng sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát
để mô tả nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề.

Hình 11: Biểu đồ về mọi người không có ý thức mang khẩu trang

Hình 12: Biểu đồ thể hiêṇ biêṇ pháp có thể để mang khẩu trang

Hình 13: Biểu đồ thể hiêṇ không tuân thủ phòng chống dịch của người nước ngoài
Hình 14: Biểu đồ thể hiêṇ sự cần thiết khi đeo khẩu trang

Hình 15: Biểu đồ thể hiêṇ nguyên nhân dễ mắc bênh
̣ covid

Hình 16: Biểu đồ thể hiêṇ biêṇ pháp phòng chống covid khi trở lại
Hình 17: Biểu đồ thể hiêṇ viêc̣ covid lây lan nhanh

Diễn giải: Giải thích chi tiết các minh hoạ bên trên và chỉ ra tầm quan trọng cũng như sự cần thiết (nhu
cầu) của việc giải quyết vấn đề.

Hình 11:

- 41,7% : Qua các đồ vâ ̣t hoă ̣c bề mă ̣t bị nhiễm mầm bê ̣nh

- 20,8% : Qua tiếp xúc trực tiếp

- 33,3% : Tiếp xúc gần với người nhiễm bê ̣nh

Hình 12:

- 77,3% : Do mọi người chủ quan, không biết các tác hại do dịch gây ra

- 13,6% : Do ý thức mọi người chưa cao

- 9,1% : Mọi người chưa biết cách phòng tránh

Hình 13:

- 56,5% : Tự giác đeo khẩu trang

- 26,1% : Hạn chế ra ngoài khi không thực sự cần thiết

- 17,4% : Tránh tụ tâ ̣p nơi đông người

Hình 14:

- 16,7% : Đô ̣ tuổi trung niên

- 70,8% : Người mắc bênh


̣ lý về phổi

- 112,5% : Trẻ em, thanh niên

Hình 15:

- 95,5% : Có , rất cần thiết

- 4,5% : Không cần thiết lắm

Hình 16:

- 95,5% : Đúng, Vì đây là quyền tự do


- 4,5% : Sai, vì đây là biê ̣n pháp cơ bản để hạn chế sự lây lan trong mùa dịch

Hình 17:

- 45,5% : Tuyên truyền, vâ ̣n đô ̣ng, giải thích cho mọi người hiểu về tác hại của dịch

- 54,5% : Tăng cường xử phạt không đeo khẩu trang trong mùa dịch

Hình 18:

- 25% : Vì không có thói quen

- 45,8 : Vì còn thờ ơ với dịch covid

- 20,8% : Không có ý thức

- 8,3% : Sợ mọi người kì thị xa lánh

Nguồn thông tin: Trích link nguồn thông tin bảng hỏi khảo sát/phỏng vấn.

C. Phân tích nhu cầu các bên liên quan được thể hiện từ ý kiến sau khi khảo sát/phỏng vấn

Thứ tự Biểu hiện của các bên liên quan


Nhu cầu thực sự của các bên liên quan
nhu cầu (Ý kiến/ phát biểu của khách hàng)

You might also like