You are on page 1of 29

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN


------OoO------

TIỂU LUẬN
Môn: Chính trị học
Chủ đề: “Các giá trị của tư tưởng chính trị Trung Quốc thời
kỳ cổ đại”

Giảng viên: Trần Thị Hoa Lê


Sinh viên: Ngô Thị Thanh Chúc
Lớp: CT01001_5 (Công tác xã hội – k40)
Mã sinh viên: 2051010007

HÀ NỘI, tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................5

Chương 1: Khái quát chung về tình hình xã hội chính trị thời Trung
Quốc cổ đại .........................................................................................5

Chương 2: Giá trị tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại ...................6

2.1 Giá trị tư tưởng chính trị Đạo gia ( vô vi nhị trị).....................13

2.2 Giá trị tư tưởng chính trị Nho gia (đức trị) ................................6

2.2.1 Khổng tử (551-479 trước Công nguyên) .............................7

2.2.2 Mạnh Tử ( 372-289 trước Công nguyên) ..........................10

2.3 Giá trị tư tưởng chính trị Mặc Gia (kiêm ái) ...........................13

2.4 Giá trị tư tưởng chính trị Pháp gia (pháp trị) ...........................20

PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................28

2
PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử Nhà nước Trung Hoa sau nhà Hạ (thế kỷ XXI - XVIII TCN), nhà Thương
(còn gọi là nhà Ân), nhà Chu là những cuộc giao tranh tương tàn từ thế kỷ IX
TCN giứa các nước chư hàu khỉ thế lực tập quyền của nhà Chu bị suy yếu. Thời
Xuân Thu (năm 770 - 475 TCN) và thời Chiến Quốc (475 - 221 TCN), cuộc giao
tranh giữa các nước chư hâu (chủ yếu là 7 nước lớn như Tân, Hàn, Triệu, Ngụy,
Sở, Yên, Tê) lại đạt đến mức độ tàn khốc chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.
Chỉ đến năm 221 TCN khi Doanh Chính nước Tần đã lập lại trật tự vùng Trung
nguyên và lập nhà Tần thì các cuộc chiến mới tạm thời chấm dứt. Mặc dù Trung
Quốc trở thành một quốc gia tập quyền, nhưng mâu thuẫn xã hội không vì thế mà
suy giảm. Chính trong sự vận động một cách gay gắt: các quan hệ xã hội đó đã
nảy sinh nhiêu tư tưởng chính trị - pháp luật mà bản thân chúng vẫn còn giá trị
đến ngày nay. Kế thừa một số giá trị có trong những quan niệm mang tính truyền
thống xuất hiện ở dân gian như quan niệm coi vua chúa là những kè tàn ác, coi
sức mạnh quyền lực được thần thánh hóa của vua chúa không phải vô biên và kể
cả những ước vọng không tưởng của dân chúng, các nhà tư tưởng Trung Quốc đã
cố gắng tìm kiếm những “giải pháp” khác nhau với mưu toan thay đổi trật tự hiện
thời. Và có thể tạm thời phân biệt bốn hệ tư tưởng nổi bật: tư tưởng bất hành
động, tư tưởng dùng đạo đức, tư tưởng “thế thiên hành đạo”, tư tưởng “kiêm ái”
và tư tưởng dùng sức mạnh của pháp luật để chấn hưng đất nước.

Trong đó các quan điểm về quản lý nhà nước thời Trung Quốc cổ đại đã từng
có ảnh hưởng sâu sắc đối với các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của nền văn
hóa Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa cho đến ngày nay ở một số quốc
gia châu Á, các quan điểm về quản lý nhà nước thời Trung Quốc cổ đại, điển hình
là Nho giáo được đánh giá rất cao. Nhiều nhà khoa học đã cho rằng chính Nho
giáo là một trong những nhân tố tạo nên sự phát triển của các con rồng châu Á.

3
Thế giới hiện nay đang có xu hướng quay trở lại các giái trị truyền thống của
phương Đông. Trong xu hướng chung đó các giá trị tư tưởng Trung Quốc cổ đại
thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các nhà khoa học trên thế giới. Các quan
điểm về quản lý nhà nước được khai thác để rút ra những kinh nghiệm cho công
cuộc quản lý nhà nước trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, nghiêm cứu chính trị
trong các giá trị tư tưởng Trung Quốc cổ đại là rất cần thiết. Cùng với mong muốn
hiểu sâu hơn về những giá trị tư tưởng ấy, tôi chọn “ các giá trị của tư tưởng
chính trị Trung Quốc thời kỳ cổ đại” làm chủ đề nghiên cứu cho bài tiểu luận
cuối học phần.

Vì vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài làm của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Mong cô thông cảm cho em.
Em xin cám ơn cô.

4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung về tình hình xã hội chính trị thời
Trung Quốc cổ đại

Từ thế kỷ VIII - III tr. CN là Xuân Thu Chiến Quốc, thời kỳ phát triển một cách
đặc sắc (có thể là từ phong kiến phân quyền đến phong kiến tập quyền). Theo
Phạm Văn Lan, tư tưởng Khổng, Mạnh, Lão, Trang là xây dựng phong kiến tập
quyền.

- Theo Quách Mạt Nhược, từ Tây Chu đến Đông Chu là từ nô lệ đến phong kiến.

- Theo một số sử gia Liên Xô, thời kỳ đó là từ nô lệ sơ kỳ qua phát đạt, đến Ngũ
Hồ mới là phong kiến sơ kỳ. Ý kiến này có 2 ý nghĩa:

+ Giải quyết được tính chất tương đương của lịch sử Đông và Tây.

+ Giải quyết sự bế tắc của chế độ phong kiến qua mấy ngàn năm.

Lực lượng sản xuất: Đời Đường mới dùng vũ khí bằng sắt (đặc tính của chế độ
nô lệ phát đạt Tây phương).

Quan hệ sản xuất: Nhà Chu đã có quan hệ nông nô và tá điền, nên sử Trung Quốc
kết luận đó là thời phong kiến. Song liên hệ với các nước Phương Tây thì lý do
đó không quy định chế độ phong kiến. Nhiều chế độ nô lệ Tây phương có quan
hệ nông nô và tá điền (Cổ đại Ai Cập), hơn nữa ngay đời Hán còn nhiều nô lệ.

Quá trình diễn biến của chế độ nô lệ: ở Tây phương, một chế độ không thể tiêu
diệt và chuyển sang chế độ khác khi nó chưa phát triển toàn bộ diện tích của nó.
Ở Địa Trung Hải cuối thời kỳ Hy Lạp chế độ chủ nô rã rời, nhưng miền Tây Địa
Trung Hải (Ý, Pháp) chưa phát triển, nên nó phát triển ở giai đoạn La Mã, khi đã
lan tràn hết nó mới tan rã (còn khu vực bên ngoài xâm lược được thì nó còn phát
huy nốt) - quy luật chung của chế độ bóc lột.

Đời Chu văn minh Trung Quốc chưa đạt tới biên giới, tới Tần Hán mới đạt được.

5
Chế độ chính trị: Trước kia người ta quan niệm Tần Hán là tập quyền, nhưng nô
lệ cũng có thể tập quyền.

- Lịch sử tư tưởng Trung Quốc trước 1949 thực tế chỉ có tư tưởng Cổ đại, sau này
không có gì mấy.

- Kỹ thuật sản xuất đời nhà Hán chỉ tương đương với đế quốc Ba Tư và chưa hẳn
đã như Hy Lạp (công cụ sắt nhưng vũ khí bằng đồng, chứng tỏ kỹ thuật sắt còn
thấp kém).

- Đi sâu vào nội dung tư tưởng ta càng thấy Khổng, Mạnh, Trang... tương đương
với tư tưởng Ai Cập và Hy Lạp tới nô lệ thịnh trị.

- Trong chế độ nô lệ, mâu thuẫn chủ yếu bao giờ cũng là mâu thuẫn giữa nô lệ và
chủ nô, nhưng nó thể hiện bằng những hiện tượng rõ rệt nhất dưới hình thức quý
tộc và công thương. Triết học cũng bắt nguồn sâu sắc từ mâu thuẫn chủ yếu đó,
nhưng cũng phản ánh dưới hình thức mâu thuẫn quý tộc và công thương.

- Nhưng những thắc mắc trên chỉ có nghĩa khi chúng ta công nhận luận án của
phái Quách Mạt Nhược.

- Nếu theo ý kiến Phạm Văn Lan, chế độ nô lệ Trung Quốc chỉ chừng hơn 100
năm và chưa phát triển hết diện tích, chỉ thu hẹp trong phạm vi Hoa Bắc. Nhưng
người ta cũng có thể cho rằng vì nó đã chuyển sang phong kiến nên mới phát triển
trên toàn diện tích của Hoa Trung và Hoa Nam.

- Những chủ nghĩa dung hòa (Gia tô) có tiến bộ nhưng còn tư tưởng lạc hậu xuất
phát từ chủ nô lại rất phát triển trong chế độ phong kiến.

Chương 2: Giá trị tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại

2.2 Giá trị tư tưởng chính trị Nho gia (đức trị)

Tư tưởng Nho gia chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Tư
tưởng Nho gia ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc

6
và các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Hai đại diện tiêu biểu cho phái
Nho gia là Khổng Tử và Mạnh Tử.

Học thuyết Nho gia do Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên) khởi xướng và
được Mạnh Tử (372-289 trước Công nguyên), Tuân Tử (298-238 trước Công
nguyên) tiếp tục bổ và phát triển. Các sách Tứ thư và Ngũ kinh là những tác phẩm
văn hóa độc đáo, kinh điển của Nho gia. Là học thuyết tư tưởng chính thống,
chiếm địa vị chủ yếu trong đời sông chính trị, Nho gia có ảnh hưởng sâu rộng
trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc và một số nước châu Á, tạo nên một
không gian văn hóa Khổng giáo đặc sắc ở phương Đông. Là học thuyết quan
trọng nhất, cội nguồn nhân đạo của văn hóa Trung Quốc, tư tưởng chính trị Nho
gia đưa đến chủ nghĩa nhân bản pháp luật mà người Trung Hoa gọi là nhận trị
(đức trị) chủ nghĩa, trong đó chứa đựng những giá trị to lớn, nhất là về giáo dục,
đạo đức, văn hóa, phát huy yếu tố con người, lấy dân làm gốc. Từ đầu đời Hán
tới cuối đời Thanh, Nho gia có ảnh hưởng to lớn đến các mặt chính trị, kinh tế,
văn hóa, để lại dấu ấn sâu sắc về phương pháp tư duy, quy phạm hành vi đạo đức
quốc dân, tâm lý xã hội, đã đào tạo và chỉ huy tinh thần dân tộc Trung Hoa. Đồng
thời, tư tưởng ấy đã thống trị trong xã hội phong kiến Á Đông, tác động sâu sắc
đến kết cấu văn hóa, đặc tính tâm lý và luân lý của các dân tộc; góp phần xây
dựng môt dạng thức đặc trưng của cấu hình tư tưởng và cấu hình tư duy phương
Đông, tạo nên truyền thống văn hóa chính trị khu vực.

2.2.1 Khổng tử (551-479 trước Công nguyên)

Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, hiệu Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm
Canh Tuất (tức năm 551 TCN), đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu,
tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện
Khúc Phụ, là người nước Lỗ thời Xuân Thu của nước Trung Quốc. Bây giờ là
Tỉnh Sơn Đông nước Trung Hoa.

7
Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng
người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với
đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á.

Trong việc cai trị để ổn định xã hội, giải pháp của Khổng Tử xuất phát từ chủ
trương tòng Chu đến thuyết chính danh và sau cùng là chính sách nhân trị. Chính
sách nhân trị của Khổng Tử đề cập đến các vấn đề chính trị như: chính sách cai
trị (giáo dân, dưỡng dân, tiết dụng, phân phối tài sản, sử dụng sức dân…), các
quan chức (tuyển dụng, tiêu chuẩn, nghệ thuật lãnh đạo…). Tư tưởng chính trị
của Khổng Tử là vì sự bình ổn của xã hội- một xã hội thái bình thịnh trị. Theo
Khổng Tử là chính đạo, đạo người làm chính trị là phải ngay thẳng, lấy chính trị
để dẫn dắt dân. Để thiên hạ có đạo, quay về lễ, phải củng cố điều Nhân, coi trọng
lễ nghĩa thì xã hội sẽ ổn định.

Khổng Tử đã đề ra thuyết: “ Nhân – Lễ - Chính danh”. Nhân là phạm


trù trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Nội dung của Nhân bao
hàm các vấn đề đạo đức, luân lí của xã hội. Biểu hiện trong chính trị như sau:
thương yêu con người, tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là nhân, tôn trọng và
sử dụng người hiền. Nội dung của Nhân là nhân đạo, yêu thương con người, giúp
đỡ lẫn nhau. Nhân được xem là phạm trù xuất phát điểm, hạt nhân cốt lõi của tư
tưởng đức trị - cái “cốt” lý luận giúp các nhà trị lập lại trật tự và xây dựng một xã
hội phong kiến theo lý tưởng đại đồng. Thừa nhận tính thiện là do thiên phú, chủ
trương của Nho gia là hướng tới bảo vệ, khơi dậy, phát huy cái thiện, cái đẹp vốn
có trong mỗi con người; từ đó loại trừ được cái ác, cái xấu ra khỏi đời sống xã
hội. Do đó, nhiệm vụ của người trị nước (hạng quân tử) là phải hướng mọi hoạt
động vào việc làm nhân nghĩa, làm cho đức Nhân thật sự thống trị trong đời sống
tinh thần của xã hội. Đạo đức là chuẩn mực cao nhất để đánh giá sự tốt – xấu, tiến
bộ hay lạc hậu của một chế độ xã hội. Theo Khổng Tử, cai trị là một nghề chuyên
nghiệp, trong đó Nhân vừa là nguyên tắt cơ bản của hoạt động quản lý, vừa là đạo
đức và hành vi của các chủ thể quản lý xã hội. Việc đề cao Nhân mang ý nghĩa

8
tích cực, có tính chất nhân bản. Xã hội lý tưởng mà Khổng Tử muốn xây dựng là
một xã hội phong kiến có tôn ti, trật tự được sắp đặt theo Lễ- chuẩn mực xã hội,
quy định cách ứng xử của mỗi người, theo lý tưởng đại đồng. Lễ: Là qui định,
nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử lí luận hóa biến Lễ thành những qui định, trật
tự phân chia thứ bậc trong xã hội, thể hiện trong sinh hoạt: hành vi, ngôn ngữ….
Ai ở địa vị nào thì sử dụng lễ ấy, lễ là bộ phận của Nhân. Lễ là ngọn, Nhân là
gốc.Lễ qui định chuẩn mực cho các đối tượng quan hệ: vua- tôi, cha- con, chồng-
vợ, chúng có quan hệ 2 chiều, phụ thuộc nhau. Chính danh là danh phận đúng
đắn, ngay thẳng. Là phạm trù cơ bản trong thuyết chính trị của Khổng Tử. Phải
xác định danh phận, đẳng cấp, vị trí của từng các nhân, tầng lớp trong xã hội.
Danh phải phù hợp với thực, nội dung phải phù hợp với hình thức. Đặt con người
vào đúng vị trí, chức năng, phải xác định danh trước khi có thực.Chính danh và
Lễ có mối quan hệ chặt chẽ: muốn danh được chính thì phải thực hiện lễ, chính
danh là điều kiện để trau dồi lễ.

Học thuyết của Khổng Tử xây dựng trên 3 phạm trù cơ bản: Nhân- Lễ- Chính
danh. Nhân là cốt lõi vấn đề, vừa là điểm xuất phát cũng là mục đích cuối cùng
của hệ thống. Học thuyết của Khổng Tử là “đức trị” vì lấy đạo đức làm gốc. Điều
Nhân được biểu hiện qua Lễ, chính danh là con đường để đạt tới điều Nhân. Ba
yếu tố có quan hệ biện chứng tạo nên sự chặt chẽ của học thuyết.

Đạo đức vốn là một hình thái ý thức có chức năng điều chỉnh hành vi của con
người trong xã hội, được Nho gia coi là công cụ chủ yếu trong việc trị nước. Với
quan niệm: đạo đức cũng là chính trị, chính trị là sự tiếp tục và mở rộng của đạo
đức, Nho gia chủ trương nâng đạo đức lên thành đường lối chính trị (đức trị).
Khổng Tử đã chủ trương không tách rời chính trị và đạo đức; trái lại, chính trị
phải đáp ứng những yêu cầu của đạo đức, đạo đức huyết thống (tự nhiên) và chính
trị quyện làm một. Chính trị là ngay thẳng, chính trị là chính danh, chính đạo.
Cũng như Platon và arixtot, Khổng Tử có quan niệm cao đẹp về chính trị, đã phát
hiện ra sức mạnh của lòng nhân ái và đạo đức, đạo đức phải gánh vác cả chức

9
năng chủ yếu chính trị. Vì vậy, chính trị phải lấy đức làm gốc và nhà chính trị
trước hết phải là nhà đạo đức; người cầm quyền phải dùng tư cách đạo đức để
giáo dục và cảm hóa dân chúng. Đồng thời, giáo dục là biện pháp hàng đầu trong
thi hành chính trị, nhà chính trị cũng phải là nhà giáo dục, Coi trọng giáo dục là
một di sản tư tưởng quý báu mà Nho gia để lại cho đời sau và đến đời nay vẫn
còn nguyên giá trị. Như vậy, lòng tin mãnh liệt vào tính thiện và đạo đức con
người là cơ sở của đường lối đức trị, thể hiện tính cách mạng, nhân đạo và nhân
văn sâu sắc, là sự tiến bộ vượt bậc của tư tưởng phương Đông so với phương Tây
thời cổ đại.

Nội dung tư tưởng chính trị của Khổng Tử cũng chính là những mặt tích cực
của trường phái Nho gia.

Tuy nhiên, Về bản chất, học thuyết chính trị của Khổng Tử là duy tâm và
phản động. Vì nó không tính đến các yếu tố vật chất của xã hội mà chỉ khai thác
yếu tố tinh thần. Mục đích của học thuyết này là bảo vệ chế độ, đẳng cấp, củng
cố địa vị thống trị của giai cấp quí tộc đã lỗi thời, đưa xã hội Trung Quốc trở về
thời Tây chu. Theo Khổng Tử, đạo Nhân không phải để cho tất cả mọi người mà
chỉ có ở những người quân tử( quí tộc, trí thức thuộc tầng lớp thống trị), còn kẻ
tiểu nhân( người lao động, tầng lớp bị trị) thì không bao giờ có. Lễ không phải
dùng cho tất cả mọi người mà nó chỉ đem áp dụng cho những người có Nhân vì:
“không có nhân thì giữ lễ làm sao được”. “Kẻ tiểu nhân mà có lễ là điều chưa
từng có”.

2.2.2 Mạnh Tử ( 372-289 trước Công nguyên)

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà
Chu, quê gốc ở đất Châu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Châu Thành, tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc.

Mạnh tử là đại biểu xuất sắc của Nho gia thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các
nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc

10
gia,… ( thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, kế thừa xuất
sắc và “chính thống” tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử đề xuất “nền chính trị
trọng hiền tài” nhằm mở đường cho bọn địa chủ mới và “kẻ sĩ” tham chính.

Thuyết tính thiện: theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người là thiện(
nhân chi sơ tính bản thiện). Con người có lòng trắc ẩn thì tự nhiên có lòng tu ố,
từ nhượng, thị phi. Lòng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ,
lòng thị phi là trí

Quan niệm về vua- tôi- dân: Thiên tử là do trời trao cho thánh nhân, vận mệnh
trời nhất trí với ý dân. Quan hệ vua- tôi là quan hệ 2 chiều. Tiến thêm 1 bước ông
cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ, vua tàn ác thì phải gọi là thằng.

Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra tư tưởng trọng dân: dân là quí nhất, quốc
gia thứ hai, vua không đáng trọng.

Quan niệm quân tử- tiểu nhân: Quân tử là người lao tâm, cai trị người và được
cung phụng. Tiểu nhân là người lao lực, bị cai trị và phải cung phụng người.
Mạnh tử đề xuất chủ trương “ thượng hiền” dùng người hiền tài để thực hành
nhân chính.

Chủ trương vương đạo: Mạnh Tử kịch liệt phản đối “bá đạo”, nguồn gốc của
mọi rối ren loạn lạc. Chính trị “vương đạo” là nhân chính lấy dân làm gốc. Nho
gia đã thấy được sức mạnh của dân – đây là yếu tố tiến bộ của Nho gia.

Học thuyết nhân chính của Mạnh Tử có nhiều tiến bộ so với Khổng Tử. Tuy
vẫn đứng trên lập trường của giai cấp thống trị nhưng ông đã nhìn thấp được sức
mạnh của nhân dân, chủ trương thi hành nhân chính, vương đạo. Đây là những tư
tưởng tiến bộ, nhân đạo. Tuy nhiên, điểm hạn chế của ông là còn tin vào mệnh
trời và tính thần bí trong việc giải quyết vấn đề quyền lực.

Mạnh Tử đưa ra luận điểm coi trọng dân chỉ là thủ đoạn chính trị để thống trị
tốt hơn mà thôi.

11
Như vậy, Nho gia đã nói lên tiếng nói từ phía người dân bị áp bức và đề cao
vai trò của họ bằng những luận điểm: “nước lấy dân làm gốc”, “dân là quý
nhất…” , “hằng sản hằng tâm”, … Đó là những tư tưởng dân chủ độc đáo, sáng
ngời tính nhân văn và cách mạng. Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia mà
thực tiễn chính trị là những con người có đức độ và tài năng; ở họ tinh thần yêu
nước, thương dân nổi lên như là phẩm chất tiêu biểu được thể hiện qua những bậc
hiền tài trong lịch sử dân tộc,…Tư tưởng Nho gia không phải là vấn đề cổ xưa,
càng không phải đã hoàn toàn thuộc về lịch sử. Hiện nay, những hạt nhân tích
cực của tư tưởng đức trị được tiếp tục phát huy, tư duy chính trị phương Đông
vẫn còn ảnh hưởng của đức trị về những phẩm chất truyền thống tạo nên đặc
trưng và sự khác biệt rõ nét trong quan niệm về chính trị, con người chính trị của
phương Đông so với phương Tây. Đó là tư tưởng trị quốc và cũng là tư tưởng
quản lý xã hội, có thể kế thừa trong quản lý và kinh doanh hiện đại. Nhiều yếu tố
trong đức trị đang ngày càng nổi lên và Khổng Tử- “ông già bảo thủ” đang được
khai sáng. Điều thú vị là hiện tượng “thần kỳ” của một số nền kinh tế châu Á có
nguyên nhân là biết vận dụng và phát triển các tư tưởng ‘phi kinh tế” giàu tính
nhân văn của Nho gia vào quản lý và kinh doanh trongneenf kinh tế thị trường
hiện đại, tạo nên nét đặc thù của “chủ nghĩa tư bản Khổng giáo” và “văn hóa quản
lý Khổng giáo”. Mô hình gia đình mở rộng của Nho gia đã được áp dụng trong
công tác quản lý ở các tập đoàn, công ty của một số nước châu Á (nhất là Nhật
Bản, Hàn Quốc).

Việt nam là nước láng giềng của Trung Quốc lại nằm dưới ách 1000 năm bắc
thuộc nên chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng chính trị của trường phái Nho
giáo. Nho giáo vào Việt Nam đã được Việt hóa nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
và xây dựng đất nước đã khi thác những mặt tích cực của nho giáo để khẳng định
giá trị truyền thống của dân tộc. Điều đó được thể hiện như sau: Nho giáo ảnh
hưởng tới nền giáo dục nước ta( tiên học lễ hậu học văn),. Các kiến trúc đát, đền
thờ, văn miếu thờ Khổng Tử cũng đều mang đậm nét tư tưởng của Nho giáo. Có

12
thể nói Nho giáo ở Việt nam được sử dụng như hệ tư tưởng chính thống. Nho
giáo trở thành tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người. Truyền
thống quan hệ cha con và anh em đến nay trong gia đình Việt Nam vẫn giữ được
tư tưởng của Nho giáo, là nét đẹp trong quan hệ văn hóa xã hội. Nho giáo đòi hỏi
sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình và dòng họ. Những nghi
thức hằng ngày, những lời răn dạy của ông cha được lưu truyền cho đến đời con
cháu. Tuy nhiên, Nho giáo cũng có những mặt tiêu cục là xem nhẹ dân, không
phát huy sức sáng tạo của dân. Tư tưởng coi thường phụ nữ ăn sâu vào đầu óc
người Việt Nam từ xưa đến nay, lấy tiêu chuẩn tứ đức làm đầu” công, dung, ngôn,
hạnh”. Điều đó khiến người phụ nữ bị dồn nén trong vòng tứ đức mà không phát
huy hết được năng lực của mình.

Về kinh tế: Nho giáo cũng khuyên người ta nên làm giàu, tạo ra của cải vật chất
cho xã hội “dân giàu, nước mạnh”

Do những giá trị tinh hoa có sức sống mãnh liệt, nên tư tưởng chính trị Nho gia
vẫn mang tính thời sự mới mẻ và ý nghĩa hiện đại.

2.1 Giá trị tư tưởng chính trị Đạo gia ( vô vi nhị trị)

Trong lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại, tư tưởng của Lão Tử (
khoảng 580-500 trước Công nguyên) là một hệ thống rất hoàn chỉnh và đặc sắc,
cho đến nay còn để lại nhiều giá trị to lớn. Theo Heeghen, chỉ có Lão Tử mới
thực sự đại biểu cho tinh thần phương Đông. Những tư tưởng về nguồn gốc và
bản chất thế giới, về con người và đạo làm người đã được Lão Tử thể hiện một
cách độc đáo qua các phạm trù cơ bản như “Đạo”, “Đức”, “Vô vi”-“hữu vi”, “Tri
túc”, “Tri chỉ”, “Quân bình”, “Phản phục”…

Lão Tử nói: “Đạo mà có thể nói được thì không phải là Đạo tồn tại vĩnh viễn.
Tên mà có thể đặt được thì không phải tên vĩnh viễn”. Trang Tử nói:” Đạo chẳng
có thể nghe được, nghe được không còn là nó nữa. Đạo chẳng có thể thấy được,
thấy được không còn phải là nó nữa. Đạo chẳng có thể nói được, nói được không

13
phải là nó nữa”. Tuy vậy, cái mà Lão – Trang nói vẫn mệnh danh là Đạo. Có
nghĩa là trong sự biến dịch của vạn vật phải nắm lấy cái bất biến (quy luật). Có
nghĩa là quy luật mang tính phổ biến. Đạo không những vĩnh viễn, không mất đi
mà còn có trước trời đất nữa.

Trong hoạt động nhận thức chính trị - xã hội, Đạo gia quan niệm thế giới
luôn có sự chuyển hóa và bài trừ lẫn nhau trong bản thân từng sự vật (tư tưởng
biện chứng) giúp nhìn nhận thế giới là sự chuyển hóa, dung hòa của hai mặt đối
lập. Đạo gia cũng cung cấp nhân sinh quan và nghệ thuật sống mang tính nhân
văn sâu sắc, có tác dụng an ủi con người hài lòng và hạnh phúc với những gì mình
có trong cuộc sống, không nên ham muốn, mơ tưởng hão huyền. Con người nên
suy nghĩ hướng thiệt, hướng đến tự nhiên, dung hòa với tự nhiên, tĩnh tâm và tự
tại, bằng lòng với cái hiện có, tránh được những ham muốn quyền lực, đua chen
của dục vọng và hình thành thái độ tích cực đối với cuộc sống bản thân trước mọi
biến động xảy ra.

Đối với hoạt động chính trị thực tiễn, Đạo gia chỉ rõ con người cần tôn trọng
quy luật khách quan, nắm vững và vận dụng phù hợp các quy luật tự nhiên vào
cuộc sống, nếu không sẽ phải trả giá và chuốc lấy những hậu quả khôn lường
(Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt); phải “ thuận theo tự nhiên”, không được
làm trái quy luật tưj nhiên, không được cải tạo tự nhiên theo những toan tính lợi
ích tầm thường. Điều này có tính thời sự đặc biệt và sâu sắc trong bối cảnh biến
đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bệnh dịch, bất ổn về chính trị - xã hội luôn đe dọa
là những hệ lụy trực tiếp từ quá trình con người “nhân tạo hóa” thiên nhiên, tạo
dựng một nền “văn minh” không tương thích với bản tính tự nhiên của vũ trụ.
Đồng thời, con người cũng cần tránh mọi cực đoan, nóng vội, chủ quan, duy ý
chí… mà phải luôn tạo dựng sự cân bằng, hợp lý; tôn trọng khách quan nhưng
không ỷ lại, thụ động trước các điều kiện khách quan. Lão Tử chủ trương “vô vị
nhi trị” nhằm xây dựng một xã hội mà ở đó con người đều bình đẳng, không có
áp bức, bóc lột và đề cao tư tưởng hữu nghị. Ông cho rằng, quốc gia lý tưởng là

14
một nước nhỏ với những người dân sống thuần hậu với thiên nhiên, lãnh đạo quốc
gia luôn chăm lo cho dân được no ấm, mạnh khỏe và dùng tư cách thanh liêm cá
nhân để dạy dỗ dân. Để vạn vật tự nhiên phát triển, chính quyền giảm thiểu phép
tắc, tránh can thiệp vào đời sống của nhân dân và pháp luật trở nên không cần
thiết đối với việc cai trị. Đạo gia cũng đã đưa ra lời cảnh tỉnh sâu sắc cho loài
người về thảm họa ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, sinh vật bị tiêu diệt.
Cách đây mấy nghìn năm, Đạo gia đã chỉ trích một cách không sai rằng con người
không nên tách khỏi tự nhiên.

Về vai trò của vua, ở cuối chương13 Đạo đức kinh Lão Tử cho rằng, vua phải
phục vụ dân, hi sinh vì dân: “Người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên
hà thì có thể giao thiên hạ cho người đó. Người nào vui vẻ đem thân mình phục
vụ cho thiên hạ thì có thể gửi thiên hạ cho người đó được”. Ông gọi hạng vụa
chúa biết theo đạo mà trị dân là thánh nhân. Mà đạo thì: “Trời đất trường cửu. Sở
dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình [mà sống cho vạn
vật], nên mới trường sinh được”. Ông khuyên người trị dân cứ theo tự nhiên,
không có thành kiến, không có tâm tư và đồng thời theo đạo ứng xử đối với vạn
vật. Sau cùng, vua chúa phải có đức khiêm hạ. Đặc biệt nhấn mạnh vào đức tính
khiêm tốn, ông cho rằng, công của thánh nhân rất lớn nhưng không được khoe
tài, cậy công:…Thánh nhân khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của
mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Vì không quan
tâm tới nên sự mới còn hoài. Không những vậy, công thành rồi thì nên lùi về, đó
là đạo trời, không dám ở trên thiên hạ. Chỉ có Lão Tử mới đưa ra mẫu hình ông
vua lý tưởng, hiền tài: Vua ở trên mà dân không thấy nặng cho mình, mới vui vẻ
đẩy vua tới trước mà không thấy chán. Đây là giá trị nổi bật của tư tưởng chính
trị Đạo gia, là hình mẫu vua lý tưởng, người cai trị mẫu mực cho đời sau.

Về phương pháp cai trị, Lão Tử chủ trương ‘ vô vi nhi trị”, cũng có nghĩa là
không làm gì mà vẫn cai trị được. Vô vi mà vẫn làm việc, không nói mà vẫn dạy
dỗ, muôn vật dạy dỗ mà không nói năng gì, sinh ra mà không nhận có, làm ra mà

15
không cậy công. Bậc trị nước vô vị thì dân tự hóa – ngay thẳng, giàu có và thuần
phác. Dùng đạo để trị nước, muốn trị nước phải áp dụng thuật “hành bất ngôn chi
giáo” để lập lại công bằng xã hội. Vô vi theo nghĩa tích cực là loại bỏ những gì
thái quá đồng thời nâng đỡ những gì hèn kém. Vô vi không phải là không làm gì,
mà không cái gì không làm, đem cái tự nhiên giúp một cái tự nhiên; không tư
tâm, không vị kỷ, người thi ân không biết là thi ân, người thọ ân không dè là thọ
ân. Bậc thánh nhân trị nước mà dùng đạo vô vi thì dân không hay mình bị trị. Ông
cho rằng, trị nước giống như giúp cho hoa nở. mà muốn cho hoa nở thì hãy giúp
cho hoa nào cũng nở. Vô vị phải đến vô tâm, nghĩa là thực hiện vô vi một cách
tự nhiên đến mức độ không hay mình hành cái đạo vô vi. Trị nước cũng giống
như kho cá nhỏ (Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên – ch.60), nếu cứ dùng đũa
khuấy đảo thì cá sẽ nát hết. Cho nên, người cầm quyền hãy cứ để vạn vật, cuộc
sống phát triển theo quy luật tự nhiên, giảm thiểu tác động, như thế xã hội sẽ an
bình. Đây là tư tưởng có giá trị sâu sắc, phê phán những chế độ cai trị độc tài,
dùng bạo lực để cai trị. Chính quyền hãy tạo ra môi trường chung ổn định, việc
sản xuất, kinh doanh, làm ăn là của người dân, hãy để cho họ tự do phát triển theo
như cầu và năng lực của mình. Đây là cơ sở hình thành chủ nghĩa tự do: nhà nước
tối thiểu, thị trường tối đa, đề cao quyền tự nhiên, quyền con người.

Ngoài ra, Lão Tử còn phê phán sự áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ quý
tộc, lên án sự lọng hành và tàn bạo của vua chúa, quyền lực của nhà vua và những
đạo luật bất bình đẳng. Ông cho rằng, sự xa hoa của bọn giàu có là kết quả của
việc cướp bóc người lao động. Ông thương người dân nghèo và trái tim ông cùng
nhịp đập với những trái tim quần chúng. Quốc gia lý tưởng theo nhãn quan của
ông vẫn là mong ước, hy vọng của con người và có lẽ chỉ khi nào loài người bước
và giai đoạn cộng sản chủ nghĩa thì những lý tưởng mà ông ấp ủ mới được hiện
thực hóa. Tuy rằng những chủ trương của ông chỉ là lý tưởng (thậm chí có cả tính
không tưởng) nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư tưởng chính

16
trị và đời sống chính trị thực tiễn ở Trung Quốc và phương Đông các giai đoạn
sau này.

Phần chính trị không phải là phần quan trọng trong học thuyết Lão tử. Những
tư tưởng bình đẳng (trọng người thấp hèn, yêu người dần độn), tự do (ít can thiệp
vào đời sống của dân chúng), trọng hoà bình, không tranh giành, gây hấn với
nhau, mà nhường nhịn nhau, tấm lòng khoan dung (dĩ đức báo oán), thương kẻ
nghèo (“ai là người có dư mà cấp thêm cho người thiếu thốn trong thiên hạ đây?”,
và nếp sống tự nhiên, giản dị, tri túc, thanh tĩnh… đó mới là những giá trị nhân
bản rất cao, không triết gia chân chính nào không muốn hướng tới. Chúng có một
sức mạnh thu hút ta, khiến ta hướng thượng, cao cả hơn, trong sạch hơn, vừa lãng
mạn, vừa nên thơ. Sức hấp dẫn của học thuyết Lão tử chính là ở chỗ đó.

2.3 Giá trị tư tưởng chính trị Mặc Gia (kiêm ái)

Sau Khổng Tử mấy chục năm, trên quê hương nước Lỗ xuất hiện nhà tư tưởng
nổi tiếng Mặc Địch mà tư tưởng của ông cùng học phái Mặc gia do ông sáng lập
không những có những ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ mà còn kéo đài đến sau này.

Mặc Địch (khoảng 480 – 420 tr. CN) xuất thân từ tầng lớp người tự do sản
xuất nhỏ. Là nhà tư tưởng nổi tiếng trong thời đầu chiến quốc, vốn là thời loạn
lạc rối ren, chiến tranh liên miên. Ông sáng lập trường phái tư tưởng riêng Mặc
học và tạo được sức ảnh hưởng lớn thời đó, sánh nganh với Nho học. Sách “Lã
thị Xuân Thu” chép: “Địch này đo mình mà mặc áo, lường bụng mà ăn cơm, tự
ví với khách manh (dân tự do), chưa dám cầu làm quan”. Dưới con mắt của giai
cấp quý tộc thị tộc chủ nô, ông thuộc lớp người “Tiểu nhân”, “Tiện nhân”. Thời
đại Mặc Tử là thời đại chế độ quốc hữu ruộng đất của chế độ thị tộc đang tan rã,
tư hữu đang phát triển; thành thị ngày càng phồn vinh, dân tự do và thợ thủ công
ngày càng có vị trí kinh tế đáng kể trong xã hội, họ có nhu cầu giải thể chế độ cũ,
được tự do cạnh tranh làm giàu, được tham gia chính quyền. Tư tưởng của Mặc

17
Địch và học phái Mặc gia là phản ánh nguyện vọng của tầng lớp dân tự do, sản
xuất nhỏ, tiểu tư hữu tài sản đó.

Xuất phát từ lập trường của người lao động, vì vậy, ông rất gần gũi với người
lao động, Mặc Tử nhận thức rằng sự bạo loạn của xã hội, nỗi khổ cực của dân
chúng xuất phát từ lòng tự tư, tự lợi của con người, không yêu người khác mà chỉ
yêu bản thân mình, làm hại cho người khác để làm lợi cho mình, cho nên trong
học thuyết về chính trị – xã hội của Mặc Tử có nhiều điểm tiến bộ , dù còn nhiều
ảo tưởng và duy tâm. Ông cho rằng “ý trời” là “muốn người ta cùng thương yêu
nhau, cùng làm lợi cho nhau” cho nên ông chủ trương “Kiêm ái” và mơ ước xây
dựng một xã hội trong đó mọi người không có sự phân biệt sang – hèn, trên –
dưới (“Thượng đồng”) và “Thương yêu nhau, làm lợi cho nhau”. Nhưng làm thế
nào để thực hiện được lý tưởng đó, ông lại chủ trương nâng cao đạo đức của nhân
dân trên cơ sở thuyết “Kiêm ái”; để thực hiện được “Kiêm ái” ông hy vọng vào
sự thay đổi đường lối cai trị của giai cấp thống trị, thông qua quyền uy, “ý chí”
của Thượng đế. Đó là tư tưởng ảo tưởng, duy tâm cả về xã hội lẫn tự nhiên. Ông
phản đối tư tưởng an phận của Khổng Tử: ,”Nghèo mà vui”; ông chế giễu rằng
Khổng Tử đã lập một thứ “mệnh nghèo”. Lý luận giai cấp của Mặc Tử không lấy
thân tộc làm tiêu chuẩn, không cho rằng “Mệnh trời” quyết định sự giàu sang;
ông cho rằng “quan không sang luôn, dân không hèn mãi”. Ông chủ trương nhà
nước phải dùng người có tài, phê bình “Vương công đại nhân ngày nay… lúc nhà
nước loạn lạc, xã hội nguy vong thì không biết để cho kẻ tài năng ra cai trị. Kẻ
thân thích thì được dùng, vô cớ mà được giàu sang, kẻ mặt mày xinh đẹp thì được
dùng”. Ông phản đối việc quý tộc được độc quyền thờ cúng, cũng là gián tiếp đòi
quyền bình đẳng của những người dân lao động ở trần thế. Ông lý luận: “Nay
người nông phu nộp thóc thuế cho đại nhân, đại nhân đem làm rượu ngọt cơm
ngon để tế Thượng đế, quỷ thần, đâu phải là vì của người hèn làm ra mà không
hưởng”. Nếu như Khổng Tử phê phán việc dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau là để
bảo vệ Lễ, “mở rộng công thất” của nhà Chu thì Mặc Tử cũng chủ trương không

18
đánh nhau (“phi công”) nhưng là để bảo vệ sức lao động, vì lợi ích của tầng lớp
công thương mới, vì: “Nếu nước Vệ có nạn, người công thương không phải không
lo”. Lễ của Khổng Tử từ việc ăn uống, đi ở, sống chết, hôn táng… đều có một
loạt khuôn phép, Mặc Tử phê phán “Lễ của nhà Nho là phiền nhiễu mà không nói
ra”.

Trong tư tưởng của Mặc gia, “thượng đồng” (tôn trọng người trên), “thượng
hiền” (tôn trọng người hiền tài) cũng là nội dung quan trọng. tuy còn nhiều yếu
tố mang tính đơn giản, duy tình về chính trị - xã hội, những “thượng hiền” là tư
tưởng hàng đầu để xây dựng xã hội tốt đẹp, có giá trị vượt thời gian và ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống chính trị các nước. Mặc dù cách giải quyết, con đường đi đến
mục đích đó là tuyệt đối hóa và không tưởng, song những nhân tố tích cực trong
tư tưởng “chủ nghĩa xã hội không tưởng” của Mặc gia còn chói sáng đến hôm
nay.

Mặc gia với những quan niệm về kiêm ái, vị tha, chống chiến tranh xâm lược,
đòi tự do, bình đẳng, bác ái, cải cách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân lao
động,…được xem là những đóng góp quý giá trong kho tàng lý luận phong phú
của Trung Quốc và phương Đông. Bên cạnh đó, tư tưởng tiết kiệm trong tiêu
dùng, không xa xỉ trong ma chay, không kèn trống linh đình, không phát động
chiến tranh phi nghĩa (tiết dụng, tiết táng, phi nhạc, phi công),… của Mặc gia rất
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của người lao động. Những giá trị nhân văn của
kiêm ái có ý nghĩa to lớn trong xã hội hiện đại, có thể góp phần vào việc khắc
phục mặt trái về đạo đức xã hội của nền kinh tế thị trường. Phát triển kinh tế bền
vững phải gắn liền với tiến bộ xã hội, văn minh cho con người và cho cả nhân
loại, chứ không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá, bất chất tất cả, đánh đổi cả
tình yêu thương con người. Nội dung “lợi” của kiêm ái cũng có những giá trị thực
tiễn nhất định: nếu không hướng đến cái lợ không vươn lên giàu mạnh về kinh tế
thì sẽ khó có được sự bình đẳng, khó giữ được độc lập, tự chủ trong thế giới cạnh
tranh.

19
Mặc gia với những tư tưởng chính trị thấm đượm tinh thần dân chủ độc đáo,
sáng ngời những giá trị nhân bản, phản ánh những khát khao tốt đẹp của con
người trong đời sống xã hội áp bức bất công, đã thiết thực đóng góp cho xã hội
của thời xưa và thời nay. Nhờ những giá trị riêng đó mà tư tưởng kiêm ái tuy
không có vị trị ưu ái như Nho gia ở nhiều nước phương Đông, nhưng Mặc gia
vẫn là ngôi sao trên bầu trời Trung Hoa cổ đại mà người ta đôi khi vẫn phải hướng
về.

2.4 Giá trị tư tưởng chính trị Pháp gia (pháp trị)

Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất
sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và
phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng
Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc
những vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Học thuyết
pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi các tác
giả xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được
hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử.

Quản Trọng (thế kỷ VI TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình
dân nhưng rất có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp
luật như là phương cách trị nước. Tư tưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi
trong bộ Quản Tử, bao gồm 4 điểm chủ yếu sau: Một là, mục đích trị quốc là làm
cho phú quốc binh cường ‘Kho lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết
vinh nhục” . Hai là, muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông,
công thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: “Tội nặng thì
chuộc bằng một cái tế giáp (áo giáp bằng con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cái
qui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thì tha
hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bảo nộp
mỗi bên một bó tên rồi xử hòa”. Ba là chủ trương phép trị nước phải đề cao “Luật,
hình, lệnh, chính”. Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân

20
biết việc mà làm. Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để
sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải. Bốn là, trong khi đề cao luật pháp, cần chú
trọng đến đạo đức, lễ nghĩa, liêm,… trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy
rằng Quản Trọng chính là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối
Nho gia với Pháp gia.

Sau Quản Trọng phải kể đến Thân Bất Hại (401-337 TCN), là người nước
Trịnh chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc. Thân Bất Hại đưa
ra chủ trương ly khai “Đạo đức” chống “Lễ” và đề cao “Thuật” trong phép trị
nước. Thân Bất Hại cho rằng “thuật” là cái “bí hiểm” của vua, theo đó nhà vua
không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay
biết ít, yêu hay ghét mình… bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói
dối và lừa gạt nhà vua.

Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370-290 TCN),
ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của
Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lỗi trị nước bằng pháp luật.
Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật “vô vị” và điều đó loại trừ
thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng đây là một tư
tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện. Trong phép trị
nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của “Thế”. Ông cho rằng: “Người hiền
mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà phục
được người hiền vì quyền trọng vị cao. Người hồi còn làm dân thường thì không
trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên hạ, do đó biết
rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí không đủ cho ta hâm
mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu
mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do đó mà xét
thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất
phục được người hiền.

21
Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó là
Thương Ưởng. Ông đã hai lần giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và
kinh tế làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh. Trong phép trị nước Thương Ưởng
đề cao “pháp” theo nguyên tắc “Dĩ hình khử hình” ( dùng hình phạt để trừ bỏ hình
phạm). Theo ông pháp luật phải nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên
người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng. Trong chính
sách thực tiễn, Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau,
khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có công, phạt
người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm thường
dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một thứ thuế
thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất…nhờ đó chỉ sau một thời gian ngắn,
nước Tần đã mạnh lên hẳn và lần lượt thôn tính được nhiều nước khác.

Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi, người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng
trị nước của Pháp gia. Trước hết Hàn Phi đề cao vai trò của Pháp trị. Theo ông,
thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo “đạo
đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia như trước
nữa mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa và trong mỗi
thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Do vậy, không có
một phương pháp cai trị nào là vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật
luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại ngàn năm. Từ đó, ông đã phát triển
và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lỗi trị nước khá hoàn chỉnh và
thích ứng với thời đại lúc bấy giờ.

Nội dung cơ bản tư tưởng pháp trị của Pháp gia

Nếu như Thận Đáo đề cao “Thế”, Thân Bất Hại đề cao “Thuật”, Thương
Ưởng đề cao “Pháp” trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi
trọng cả ba yếu tố đó. Ông cho rằng “Pháp”, “Thế”, “Thuật” là ba yếu tố thống
nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong sự thống
nhất đó, “Pháp” là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ;

22
“Thế” là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn “Thuật” là phương pháp
cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc
đế vương. Trước hết nói về “Pháp”. Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại, “Pháp”
được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng “Pháp” là thể chế quốc gia là chết độ
chính trị xã hội của đất nước; theo nghĩa hẹp “Pháp” là những điều luật, luật lệ
những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Kết thừa và phát triển lý luận
pháp trị của Pháp gia thời trước, Hàn Phi Tử cho rằng: “Pháp là hiến lệnh công
bố của các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng
người cẩn thận, giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp”.
Nội dung chủ yếu của pháp luật theo Hàn Phi là thưởng và phạt và ông gọi đó là
hai đòn bẩy trong tay vua để giữ vững chính quyền. Ông chê Thương Ưởng chỉ
biết phạt tội mà không thưởng công và cho rằng cần phải thực hiện toàn diện cả
hai mặt khuyến khích và răn đe thông qua thưởng và phạt. Bởi vì “thưởng mà hậu
thì điều mình muốn cho dân làm, dân mới mau mắn mà làm, phạt mà nặng thì
điều mình ghét và cấm đoán, dân mới mau mắn mà tránh… thưởng hậu không
phải chỉ để thành công, mà còn để khuyến khích dân chúng nữa, phạt mà nặng
không phải chỉ là phạt một kẻ gian mà còn để ngăn kẻ bậy trong nước”. Điều
đáng chú ý là song song với việc “thưởng hậu, phạt nặng” Hàn Phi còn đưa ra
chủ trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ông cho rằng sự trừng phạt
không cần biết đến tước vị của giới quý tộc vì luật không xu nịnh giới quý tộc.
Nội dung thưởng phạt, nhằm mục đích thực hiện “Pháp” để cứu loannj cho dân
chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông
không hiếp đám số ít, người gia được hưởng hết tuổi đời, bọn trẻ mồ côi được
nuôi lớn, biên giơi không bị xâm phạm, vua tôi thân nhau, cha con bảo vệ nhau,
không lo bị giết hay bị cầm tù. Với nội dung và mục đích như trên “Pháp” thực
sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh phận, phải trái, tốt xấu, thiện ác
và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn.
vì vậy, “Pháp” trở thành gốc của thiên hạ.

23
Cùng với “Pháp”, “Thế” là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị. Pháp
gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng
thi hành thì nhà vua phải có “Thế”. “Thế” trước hết là địa vị, thế lực, quyền uy
của người cầm quyền mà trước hết là của nhà vua. “Thế có vị trí quan trọng đến
mức có thể thay thế được hiền nhân: “Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa
vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy… Kiệt làm thiên tử chế ngự
được thiên hạ không phải vì hiền mà vì có quyền thế. Nghiêu thất phu không trị
nổi ba nhà không phải vì hiền mà vì địa vị thấp”. “Thế” không chỉ là địa vị, quyền
hành của vua mà còn là sức mạnh của dân, của đất nước, của vận nước (xu thế
lịch sử). Hnà Phi giải thích: “ Cái ná yếu lại bắn được mũi tên lên cao là nhờ có
“gió kích động”, và nếu không có sự trợ giúp của quần chúng thì làm sao kẻ kém
tài lại cai trị được thiên hạ”. Để nâng cao thế của nhà vua, pháp gia chủ trương
trong nước nhất nhất mọi thứ đều phải tuân theo pháp lệnh của nhà vua kể từ hành
vi, lời nói đến tư tưởng “Nước của bậc minh chủ thì lệnh là cái quý nhất của lời
nói, pháp là cái thích hợp của việc làm. Lời nói không có hai cách đều quý, việc
làm không có hai cách đều thích hợp cho nên lời nói và việc làm mà không đúng
với pháp lệnh thì cấm”.

Sau “Pháp” và “Thế”, pháp gia rất chú ý đến “Thuật” trong đường lối pháp
trị. “Thuật” trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn… trong việc
tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó pháp luật
được thực hiện và nhà vua có thể “trị quốc bình thiên hạ”. Nhiệm vụ chủ yếu của
“Thuật” cai trị là phân biệt rõ ràng những quan lại trung thành, tận tâm và những
quan lại xu nịnh ma giáo, thứ năng lực của họ, kiểm tra công trạng và những sai
lầm của họ với mục đích tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp
và chế độ chuyên chế. “Thuật” còn thể hiện trong “thuật dùng người”. Pháp gia
đưa ra nguyên tắc cơ bản của thật dùng người là: “Chính danh”, “Hình danh”,
“Thực danh”. Chẳng hạn một người hứa đến thăm ta thì lời hứa đó là “Danh” còn
hành động tới thăm là “Hình” hay ‘Thực” vậy. Nếu người đó đến thăm thực thì

24
chứng tỏ “danh”, “hình” (hay “danh” và “thực”) hợp nhau, “danh” và “thực” hợp
nhau là “chính danh”, còn “danh” và “thực” không hợp nhau là trái, là không
“chính danh” từ đó sẽ có căn cứ mà thưởng phạt một cách nghiêm minh. “Thuật”
phải nắm được cái cốt yếu là lấy danh làm đầu, danh chính thì vật định, danh lệch
thì vật đổi. Vua nắm lấy danh, còn bề tôi làm ra hình. Nếu hình và danh so sánh
giống nhau thì trên dưới hòa điệu. Mọi người trong xã hội đều nhất nhất phải làm
tròn bổn phận, chức vụ của mình, không có ai dám làm trái hay làm quá danh
phận đã định. Để chọn đúng người trao đúng việc thì vua phải biết dùng “Thuật”.
“Bề tôi tỏ lời muốn làm việc gì thì ua theo lời mà trao việc, cứ theo việc mà trách
công. Công xứng việc, việc xứng lời thì thưởng. Công không xứng việc thì phạt”.
Ngoài các nội dung “Pháp”, “Thế”, “Thuật” đã nêu ở trên, tư tưởng Pháp gia còn
hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính
các nước khác. Pháp gia cũng rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, tích trữ
lương thực và của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ.

Như vậy, tư tưởng pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởng
Trung Quốc cổ đại với Quản Trọng là người khởi xướng. Sự nghiệp thống nhất
và phát triển đất nước của Trung Quốc lúc bấy giờ đò hỏi tư tưởng pháp trị phải
phát triển lên một trình độ mới trong đó tư tưởng về ‘Thế”, “Thuật”, ‘Pháp” vừa
được phát triển hoàn thiện vừa thống nhất với nhau trong một học thuyết duy
nhất. Hàn Phi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử đó. Tư tưởng chủ đạo của
pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp
trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn “trị quốc
bình thiên hạ” được. Học thuyết chính trị của Pháp gia đã được vương quốc Tần
ra sức vận dụng và kết cục đã đưa nước Tần đến thành công trong việc kết thúc
cục diện phân tán cát cứ, thống nhất được đất nước Trung Hoa sau những năm
dài chiến tranh khốc liệt.

Qua đây, ta có thể thấy trên quan điểm duy vật, tư tưởng Pháp gia đã phản
ánh đúng quy luật vận động của lịch sử. Mang lập trường của giai cấp tiến bộ

25
đương thời, Pháp gia đã tìm thấy vai trò vô cùng quan trọng của pháp luật trong
việc bảo vệ, duy trì quyền lực thống trị, coi đó là công cụ đặc biệt để quản lý xã
hội, nhờ đó nhà Tần tạo được thống nhất bên trong để có điều kiện đối phó với
tình hình bên ngoài ( tranh bá giữa các nước) và hoàn thiện sứ mệnh lịch sử. Muộn
màng nhưng bắt kịp yêu cầu của thời đại, nhanh chóng chiếm lĩnh vũ trụ đài chính
trị và cũng sớm ra đi cùng sự sụp đổ của nhà Tần, giống như tia chớp lóe sáng
trong cơn giông, tuy tồn tại trong thời gian ngắn nhưng tư tưởng Pháp gia đã khắc
đậm dấu ấn vào lịch sử Trung Hoa.

Với những giá trị của nó, tư tưởng Pháp gia đã tạo nên nét đặc sắc trong
kho tàng tư tưởng phương Đông, đạt đến đỉnh cao lý luận về nhà nước và pháp
luật thời kỳ cổ đại, có ý nghĩa lịch sử lâu dài và ý nghĩa thời sự trong điều kiện
hiện nay. Chính quyền các nước chư hầu và đế quốc Tần đã tìm thấy ở Pháp gia
cơ sở lý luận của việc trị nước, các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này đã
áp dụng tư tưởng Pháp gia để thống nhất đất nước và kế thừa những luận điểm có
lợi cho sự thống trị của họ. Từ nhà Hán trở đi, tuy Nho gia chiếm lĩnh vị trí tư
tưởng quan phương, song những tư tưởng căn bản của Pháp gia vẫn được dung
nạp trong đạo trị quốc – bình thiên hạ của các triều đại phong kiến. Tư tưởng
Pháp gia có ảnh hưởng lớn đến ý thức hệ, các định chế chính trị, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Tư tưởng dùng pháp luật làm công cụ trị nước của Pháp gia với những vấn đề
chính yếu như: khẳng định tầm quan trọng của pháp luật, đề cao tinh thần bình
đẳng trước pháp luật cũng như hệ các quan điểm và nguyên tắc của nó thực sự là
những tư tưởng vượt thời đại, mà mãi sau này đến thời kỳ khai sáng, phương Tây
mới tiếp cận và vượt lên bởi các tên tuổi như: J.Locco, J.Rutxo,… Họ đã phát
triển tư tưởng về nhà nước và pháp luật lên đỉnh cao bởi các học thuyết tam quyền
phân lập, nhà nước pháp quyền,… Với chủ trương đề cao vai trò của pháp luật
kết hợp với các công cụ tác động khác trong cai trị. Pháp gia đã góp phần tô điểm
thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc phương Đông trong kho tàng chung của nhân

26
loại và đang tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích cực với thực tiễn hôm nay, khi hầu
hết các nước trên thế giới chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn
pháp luật trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

27
PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung, các học thuyết tư tưởng chính trị đều là sự phản ánh thực tiễn lịch
sử và được hình thành thông qua ý thức con người và để hướng tới phục vụ cuộc
sống. Gía trị của học thuyết này hay học thuyết khác đều thể hiện ở sự tác động
tích cực của nó tới sự nhận thức của con người, tới các quan hệ và các mặt của
đời sống xã hội hiện thực. Thực tiễn đã chứng minh rằng, có học thuyết hay lý
thuyết làm thay đổi tích cực đời sống xã hội, có học thuyết, lý thuyết lại kìm hãm
sự phát triển của xã hội. Khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ
đại đã cũng cấp cho chúng ta trí thức về sự phát triển có tính logic nội tại trong
những ‘mạch nguồn” của tư tưởng nhân loại; giúp chúng ta thấy được nguồn gốc,
điều kiện phát sinh phát triển, đặc điểm và đặc trưng, sự giống và khác nhau của
các dòng tư tưởng trong suốt quá trình phát sinh, phát triển của tư tưởng nhân
loại. Nghiên cứu, các tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại để thấy được tính đa
dạng, phong phú và phức tạp của lịch sử tư tưởng chính trị nhân loại, từ đó có thể
chắt lọc giá trị tinh hoa của những tư tưởng ấy cho ngày hôm nay vào mục tiêu
đương đại.

28
Tài liệu tham khảo:

http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc=13371271
8420073015052697755127295834938

http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/4007

https://loigiaihay.com/tu-tuong-mac-gia-c126a20363.html

https://lytuong.net/tu-tuong-chinh-tri-cua-phai-nho-gia/

https://sites.google.com/site/trungthientuvungtau/hot-news-1/headline1

29

You might also like