You are on page 1of 16

Đề cương Sinh Học giữa kì II

Bài 13:Chuyển hóa vật chất và năng lượng


trong tế bào
I. Năng lượng và chuyển hóa năng lượng.
1. Năng lượng.
-Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho
khả năng sinh công.
-2 trạng thái:
+Thế năng: Năng lượng dự trữ, tiền ẩn khả năng
sinh công.
+Động năng: Năng lượng hoạt động.
-Các dạng năng lượng trong tế bào:
+Hóa năng: Năng lượng trong các liên kết hóa học.
+Điện năng: Do sự chênh lệch điện tích 2 bên
màng.
+Nhiệt năng: Là năng lượng được giải phóng trong
quá trình chuyển hóa vật chất.
+Cơ năng: Là năng lượng được sinh ra trong quá
trình co cơ, vận động.
=> Hóa năng là dạng năng lượng phổ biến nhất,
cần cho mọi hoạt động sống của tế bào.
(Nhiệt năng có thể coi là vô ích, chỉ giữ ấm và
không sinh công)
2. Sự chuyển hóa năng lượng.
-Là sự biến đổi từ dạng năng lượng này thành dạng
năng lượng khác.
-Sự chuyển hóa vật chất luôn kèm theo sự chuyển
hóa năng lượng.
II. ATP - “Đồng tiền” năng lượng của tế bào.
(Adenosine Triphosphate)
1. Cấu tạo và chức năng.
-Cấu tạo: Gồm 3 thành phần:
+Đường Ribose (C5H10O5).
+Base Nitơ: Adenine.
+3 nhóm Phosphate.

-Liên kết giữa các nhóm Phosphate gọi là liên kết


cao năng vì khi bị bẻ gãy sẽ giải phóng 1 lượng lớn
năng lượng (≈7,3 kcal).
=> ATP gọi là hợp chất cao năng.
-Vai trò: ATP được sử dụng cho hầu hết mọi hoạt
động sống của tế bào và cơ thể.
2. Quy trình tổng hợp và phân giải ATP.
Tổng hợp ATP + P → ATP diễn ra
nhanh, năng lượng dễ sử dụng
Phân giải ATP - P → ATP giải phóng
năng lượng lớn
III. Enzyme.
1. Cấu tạo và cấu trúc của enzyme.
-Khái niệm: Enzyme là chất xúc tác sinh học có tác
động làm tăng tốc độ phản ứng và không bị biến đổi
phản ứng.
+Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách
giảm năng lượng hoạt hóa.
-Cấu trúc:
+Bản chất là Protein.
+2 loại: +Enzyme 1 thành phần: Protein
+Enzyme 2 thành phần: Protein liên kết với
Chất khác không phải Protein (Cofactor :VD:
Ion kim loại Fe2+ … hoặc Coenzyme: VD:
CHC…).
+Trên bề mặt của Enzyme có trung tâm hoạt động
là vị trí liên kết đặc hiệu với cơ chất.
2. Cơ chế tác động của Enzyme.
B1: E + S → phức hệ tạm thời E-S
(Enzyme) (Cơ chất)
Tại trung tâm phản ứng
B2: Phản ứng xúc tác xảy ra nhanh chóng (nhờ tác
động làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng)
B3: Tạo sản phẩm (P), đồng thời giải phóng
Enzyme nguyên vẹn.
=> E+S → E-S → P-E
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính Enzyme.
-Khái niệm: Hoạt tính của Enzyme là tốc độ phản
ứng được xúc tác bởi Enzyme và được đo bằng
lượng sản phẩm hình thành sau phản ứng.
a) Nhiệt độ:
-Mỗi Enzyme hoạt động trong một khoảng nhiệt độ
thích hợp, trong đó có nhiệt độ tối ưu (tại đó
Enzyme có hoạt tính cao nhất).
-Ngoài khoảng nhiệt độ thì Enzyme mất dần hoạt
tính. (Quan sát sơ đồ 13.6a)
b) pH:
-Mỗi Enzyme hoạt động trong 1 khoảng pH nhất
định.
-Đa số Enzyme ở người hoạt động ở pH trung tính
→ nơi kiềm ngoại trừ pepsin ở dạ dày (pH=2).
c) Nồng độ cơ chất:
-Nồng độ cơ chất tăng dần thì hoạt tính của
Enzyme tăng dần đến khi tất cả các Enzyme đã bão
hòa cơ chất, khi đó hoạt tính của Enzyme không
tăng thêm nữa và giữ ổn định.
d) Nồng độ Enzyme: (tăng tuyến tính)
-Nồng độ Enzyme tăng → hoạt tính của Enzyme
tăng tuyến tính.
e) Chất ức chế:
-Làm giảm hoạt tính Enzyme gồm:
+Chất ức chế cạnh tranh.
+Chất ức chế không cạnh tranh.
(Làm biến đổi cấu hình của Enzyne)
+Chất ức chế cạnh tranh: Cạnh tranh với cơ chất
để liên kết với Enzyme.
+Chất ức chế không cạnh tranh: Liên kết vào vị trí
khác trung tâm hoạt động làm biến đổi cấu hình
Enzyme.
g) Chất hoạt hóa:
-Tăng hoạt tính của Enzyme.
4. Vai trò của Enzyme.
-Xúc tác, tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong
tế bào, đáp ứng các hoạt động sống của tế bào và
cơ thể.
-Tế bào có thể điều chỉnh hoạt tính của Enzyme
bằng cách:
+Thay đổi yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính.
+Cơ chế liên tục ngược: Sản phẩm cuối con đường
chuyển hóa trờ thành chất ức chế Enzyme ở phía
đầu con đường làm cho quá trình chuyển hóa dừng
lại => Sự ức chế ngược.
Bài 15: Tổng hợp và tích lũy năng lượng.
I. Khái niệm.
-Khái niệm: Là quá trình sử dụng các nguyên liệu là
các chất đơn giản để tạo thành các hợp chất phức
tạp dưới sự xúc tác của các Enzyme, đồng thời tích
lũy năng lượng (do hình thành các liên kết hóa
học).
II. Quang hợp.
1. Khái niệm quang hợp.
-Phương trình tổng quát:
-Phương trình đầy đủ:

-Khái niệm: Quang hợp là quá trình tổng hợp chất


hữu cơ từ các chất vô cơ ( CO2 và H2O) nhờ năng
lượng ánh sáng do hệ sắc tố hấp thụ.
-Đối tượng:
+Thực vật.
+Tảo.
+Động vật nguyên sinh (trùng roi xanh).
+1 số vi khuẩn (vi khuẩn lam).
2. Vai trò.
-Tổng hợp và tích lũy năng lượng.
-Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh giới.
-Cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp, xây dựng và y học.
-Điều hòa không khí.
3. Cơ chế quang hợp.

Pha sáng Pha tối


Nơi xảy ra Màng Thylakoid Chất nền lục lạp
Ánh sáng Cần Không cần
Nguyên liệu H2O, NADP+, ADP, Pi CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm O2, ATP, NADPH C6H12O6, NADP+, ADP
a) Pha sáng: Gồm 2 giai đoạn
-Giai đoạn quang lý: Các phân tử sắc tố hấp thụ
năng lượng ánh sáng → dạng hoạt động.
-Giai đoạn quang hợp: Các sắc tố ở dạng hoạt
động truyền e qua chuỗi chuyền e để thực hiên các
phản ứng.
1
+Quang ly phân H2O: H2O → 2H+ + 2e- + 2 O2
+Tạo lực khử của NADPH:NADP++H++e-→NADPH
+Tạo ATP: ADP + Pi → ATP
Phương trình tổng quát:
12H2O + 12NADP+ + 18ADP + 18Pi → 18ATP + 12NADPH + 6O2
b) Pha tối:

III. Hóa tổng hợp và quang tổng hợp ở vi khuẩn.


1. Hóa tổng hợp (Hóa tự dưỡng).
-Là quá trình đồng hóa CO2 để hình thành các hợp
chất hữu cơ nhờ năng lượng của các phản ứng Oxi
hóa.
-Đối tượng: Các vi khuẩn hóa tự dưỡng.
+Vi khuẩn Oxi hóa Lưu huỳnh: Oxi hóa các hợp
chất chứ Lưu huỳnh (H2S, S) lấy năng lượng.
+Vi khuẩn Oxi hóa Nitơ:

+Vi khuẩn Oxi hóa Sắt: Fe+2 → Fe+3


-Vai trò:
+Giúp tuần hoàn vi khuẩn.
+Giúp làm sạch môi trường nước.
+Tạo nên các mỏ quặng.
2. Quang tổng hợp ở vi khuẩn.
-Khái niệm: Là quá trình sử dụng năng lượng ánh
sáng để tổng hợp chất hữu cơ.
-Nơi xảy ra: Màng Thylakoid có nguồn gốc từ màng
sinh chất.
-Đối tượng:
+Vi khuẩn lam: Sử dụng H2O là chất cho e-, H+ →
sản phẩm có O2.
+Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía: Sử dụng
H2S, S hoặc H2 là chất cho e-, H+ → sản phẩm
không có O2.
→ Quang hợp ở vi khuẩn: có 2 hình thức.
+Quang hợp thải O2.
+Quang hợp không thải O2 (Quang khử).
-Vai trò:
+Cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các sinh vật dị
dưỡng.
+Góp phần điều hòa khí quyển.
+Làm giảm ô nhiễm môi trường.
Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng
lượng.
I. Khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
-Phân giải là chuyển hóa các chất phức tạp → chất
đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng, nhờ sự
bẻ gãy các liên kết hóa học.
VD: Nucleic Acid → Nucleotide
Protein → Amino Acid
Tinh bột → Glucose
Lipid → Glycerol + Acid Béo
II. Quá trình phân giải hiếu khí.
1. Khái niệm phân giải hiếu khí.
-PTTQ:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + NL (ATP + Nhiệt)
-Khái niệm: Phân giải hiếu khí là quá trình phân giải
chất hữu cơ khi có mặt O2 tạo thành sản phẩm là
CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng dưới
dạng ATP, nhiệt.
-Các giai đoạn:
+Đường phân: Tại bào tương (tế bào chất)
+Oxi hóa Pyruvic và Chu trình Krebs: Tại chất nền ti
thể
+Chuỗi chuyền e hô hấp: Tại màng trong ti thể
-Năng lượng được giải phóng từ từ, qua từng giai
đoạn thông qua 1 chuỗi các phản ứng Oxi hóa-Khử
-Tốc độ hô hấp của tế bào sẽ khác nhau tùy nhu
cầu năng lượng của tế bào
2. Các giai đoạn chính.
+Giai đoạn 1: Đường phân:
C6H12O6 → 2C3H4O3 + 2NADH + 2ATP
+Giai đoạn 2: Oxi hóa Pyruvic Acid và Chu trình
Krebs
2C3H4O3 → 2Acetyl Co-A + 2CO2 + 2NADH
2Acetyl Co-A → 4CO2 + 2ATP + 6NADH + 2FADH2
+Giai đoạn 3: Chuỗi chuyền e

III. Quá trình phân giải kị khí.


-Điều kiện: Không có Oxi
-VD: +Hạt cây bị ngấm nước lâu
+Cây bị ngập úng
-Khi không có O2 → chuỗi chuyền e không xảy ra →
tích lũy nhiều NADH, FADH2
→ Thiếu nguyên liệu NAD+, FAD
→ Krebs không xảy ra
-Khi đó: Tế bào sử dụng Pyruvic Acid hoặc dẫn
xuất của nó (Acetandehit CH3CHO) làm chất nhận
e: NADH là chất cho e để tái tạo NAD+ cho đường
phân
→ Đường phân vẫn xảy ra
→ Phân giải kị khí gồm 2 giai đoạn:
+Đường phân

(vi khuẩn Lactic)

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2


Nấm men: +Hiếu khí
+Không bắt buộc
IV. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các
chất trong tế bào
VD: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng
-Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình đối lập nhau
nhưng thống nhất để duy trì hoạt động sống.
Tự luận
13.8 trang 63

Chất sẽ bị dư thừa trong con đường chuyển hóa


trên là chất H. Vì: Khi chất I dư thừa sẽ ức chế quá
trình chuyển hóa chất E thành chất F làm cho chất
E chuyển hóa thành chất D. Khi chất D dưa thừa
sẽ ức chế quá trình chuyển hóa chất B thành chất
C làm cho chất B chuyển hóa thành chất H.
Cho biết Ức chế ngược là gì?
Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm
của con đường chuyển hóa quay lại tác động như
một chất ức chế, làm bất hoạt enzyme xúc tác cho
phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.
Sơ đồ quá trình quang hợp 15.2

Dựa vào Hình 15.2, hãy phân biệt pha sáng và


pha tối về: nơi diễn ra, điều kiện ánh sáng,
nguyên liệu tham gia và sản phẩm tạo thành.

Tiêu chí Pha sáng Pha tối


Màng thylakoid Chất nền của lục lạp
Nơi diễn ra
của lục lạp
Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh sáng
ánh sáng
Nguyên liệu H2O, NADP+, ATP, CO2, NADPH
tham gia ADP
NADPH, ATP, Chất hữu cơ
Sản phẩm
O2 (C6H12O6), ADP,
tạo thành
NADP+

Trong pha sáng, quang năng đã được chuyển


hóa thành hóa năng như thế nào?
Trong pha sáng, quang năng đã được chuyển hóa
thành hóa năng bằng cách: Năng lượng ánh sáng
được hệ sắc tố hấp thụ sẽ được chuyển vào chuỗi
chuyền electron quang hợp để tổng hợp ATP,
NADPH.
Câu 4-trang 79: Nếu cho vào tế bào một chất
hóa học để phá hủy màng trong ti thể, hãy cho
biết:
a. Hậu quả gì sẽ xảy ra đối với tế bào?
b. Trong trường hợp này, số ATP được giải
phóng sẽ là bao nhiêu?
a. Nếu cho vào tế bào một chất hóa học để phá
hủy màng trong ti thể, quá trình hô hấp hiếu khí sẽ
không thể thực hiện được dẫn đến tế bào thiếu
ATP để thực hiện các hoạt động sống.
b. Trong trường hợp này, tế bào chuyển sang phân
giải kị khí nên tế bào tạo ra 2 ATP (từ đường
phân).
Hình 16.2: Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết quá
trình phân giải hiếu khí gồm những giai đoạn
nào. Mối quan hệ giữa các giai đoạn đó là gì?

- Quá trình phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn:


đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền
electron hô hấp.
- Mối quan hệ giữa 3 giai đoạn trên: Ba giai đoạn
trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó,
sản phẩm của giai đoạn trước sẽ được dùng làm
nguyên liệu cho giai đoạn sau và ngược lại. Nếu
một trong ba giai đoạn bị ức chế sẽ dẫn đến toàn
bộ quá trình bị ngừng lại.

You might also like