You are on page 1of 14

TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 1

PHẦN 7: ÔN TẬP HÔ HẤP TẾ BÀO_10

I. ĐƯỜNG PHÂN............................................................................................................................................. 1
II. LÊN MEN & HÔ HẤP KỊ KHÍ ..................................................................................................................... 1
III. CHU TRÌNH CREP ....................................................................................................................................... 2
IV. CHUỖI TRUYỀN ELECTRON ..................................................................................................................... 4
V. NĂNG LƯỢNG ............................................................................................................................................. 5

I. ĐƯỜNG PHÂN

Câu 1. Trình bày các biến đổi trong giai đoạn đường phân của quá trình phân giải glucôzơ
ở tế bào?
➔ Các biến đổi trong giai đoạn đường phân
- Hoạt hóa phân tử đường glucôzơ: Glucôzơ kết hợp với ATP tạo thành fructôzơ – 1,6-
điphôtphat.
- Cắt mạch cacbon: fructôzơ – 1,6- điphôtphat bị cắt thành 2 phân tử 3 cacbon (Anđêhit-3-
phôtphoglixêric và đihiđrôxiaxêton - phôtphat).
- Giai đoạn ôxi hóa: Anđêhit-3-phôtphoglixêric biến đổi thành Anđêhit-2-phôtpho glixêric.
- Giai đoạn tạo thành acid piruvic (piruvat): Anđêhit-2-phôtpho glixêric biến đổi thành axit
piruvic.
- Sản phẩm tạo thành: 4ATP (2ATP được sử dụng lại); 2NADH; 2 axit piruvic

II.
LÊN MEN & HÔ HẤP KỊ KHÍ
Câu 2. Trở ngại và thuận lợi lớn nhất trong việc tạo ATP bằng phương pháp lên men là gì?
Trong các giai đoạn của hô hấp nội bào, giai đoạn nào được xem là cổ nhất? vì sao?

Trở ngại lớn nhất: tạo ra ít năng lượng chỉ 1 – 2 ATP/glucôzơ
-
Thuận lợi lớn nhất: không cần oxi
-
Giai đoạn đường phân được xem là cổ nhất.
-
Vì: diễn ra ở tất cả tế bào sống, từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân thực, các qúa trình hô
-
hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men đều trải qua đường phân.
Câu 3. Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác
nhau (0.25 đ)
- Trong hô hấp tế bào, NADH đi vào chuỗi chuyền electron hô hấp để tổng hợp ATP, chất
nhận H+ và e- cuối cùng là O2.
- Trong quá trình lên men, NADH không đi vào chuỗi chuyền electron hô hấp mà nhường H+
và e- cuối cùng để thành axit lactic hoặc rượu. Chất nhận H+ và e- cuối cùng là axit lactic
hoặc rượu vì không có oxi không khí.
Câu 4. Trong tế bào có thể có những hình thức phân giải nào? Phân biệt các hình thức
phân giải đó.
Các hình thức phân giải: Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 2

Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men


ĐK xảy ra Có oxi Không có oxi Không có oxi
Chất cho e Chất hữu cơ Chất hữu cơ Chất hữu cơ
Hợp chất vô cơ (oxi dạng
Chất nhận e O2 liên kết): SO42-, NO3-, CO2 Chất hữu cơ

Sản phẩm CO2, H2O Chất vô cơ, hữu cơ Chất hữu cơ


Năng lượng Nhiều ít hơn ít hơn

Câu 5. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì
ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP ?
Mặc dù hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ của người nói riêng và của
-
động vật nói chung lại rất cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu tốn ôxi. Khi cơ thể vận
động mạnh như chạy, nâng vật nặng.... các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc thì hệ
tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp hiếu khí. Khi đó giải pháp tối ưu là
hô hấp kị khí, kịp đáp ứng ATP mà không cần đến ôxi.
Câu 6. Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có
hiện tượng gì xảy ra? Giải thích
- Hiện tượng: Nước đục → sinh vật hiếu khí chết → có mùi thối.
- Giải thích
✓ Chất hữu cơ trong nước → vi sinh vật hiếu khí phân giải → giảm oxi hoà tan trong
nước, tăng lượng CO2 → gây đục nước.
✓ Oxi hoà tan giảm → sinh vật hiếu khí chết hàng loạt.
✓ Vi sinh vật kỵ khí hoạt động mạnh → thải H2S, NH3... → có mùi thối.

III. CHU TRÌNH CREP


Câu 7. Hai chất nào được xem là sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất. Hai chất
này là sản phẩm của quá trình nào và có mặt ở đâu trong tế bào? Nêu các hướng sinh tổng
hợp chất hữu cơ từ hai chất này.
- Hai chất được xem là sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất: Axit pyruvic và
Axetyl coenzim A.
+ Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3 cacbon, có mặt ở tế
bào chất.
+ Axetyl coenzim A có 2 cacbon sản sinh từ axit pyruvic loại đi 1 phân tử CO2. Sản phẩm
này có mặt trong ti thể.
- Các hướng sinh tổng hợp chất hữu cơ từ hai chất này.
+ Từ axit pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá (kết hợp với NH3) tạo axit
amin.
+ Axetyl coenzim A có thể tổng hợp axit béo, axetyl coenzim A tham gia vào chu trình
Krebs tạo các sản phẩm trung gian, hình thành các chất hữu cơ khác nhau (kể cả sắc tố).

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 3

Câu 8. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi
vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.
- Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phức hợp với môi trường nội bào:
+ Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
+ Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
- Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 300C cho thấy ống 1 không thấy CO2
bay ra ( không sủi bọt), ống 2 có CO2 bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu khí.
Câu 9. Tại sao trong tế bào, axit piruvic là mối nối then chốt của quá trình phân giải các
chất (dị hóa)? Trong quá trình đường phân nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P khi mới được tạo
ra thì có ảnh hưởng gì tới quá trình này? Giải thích?
- Axit piruvic (sản phẩm của đường phân) là ngã 3 của đường phân, lên men và hô hấp hiếu
khí
- Trong hô hấp hiếu khí, a.piruvic bị ôxi hóa thành axêtyl-côenzimA để đi vào chu trình Crep
tạo ra ATP và các sản phẩm trung gian khác.
- Trong hô hấp kị khí, a.piruvic là nguyên liệu cho quá trình oxi hóa tạo ATP với hiệu suất
thấp hơn hô hấp hiếu khí.
- Trong lên men, a.piruvic đóng vai trò là chất nhận êlectron để tái sinh NAD+ tạo ra axit
lactic hoặc êtanol và ATP.
- Nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P => không tạo thành glixêralđêhit-3-P => chỉ có 1 phân tử
glixêralđêhit-3-P được ôxi hóa => chỉ tạo được 2 phân tử ATP.
- Trong giai đoạn đầu của đường phân đó tiêu tốn 2ATP =>kết thúc đường phân không thu
được phân tử ATP nào, chỉ tạo được 1 phân tử NADH.
Câu 10. Tại sao trong hô hấp tb các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng oxi
nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí?
- Chu trình Crep phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản phẩm chủ yếu là chất khử NADH
và FADH2, các chất này vận chuyển điện tử , tạo lực hóa thẩm ở chuỗi truyền electron trên
màng trong ti thể;
- Oxi là chất nhận e cuối cùng trong dãy truyền e, nhưng nếu k có oxi chuỗi truyền electron sẽ
dừng hoạt động, ứ đọng NADH và FADH2 dẫn đến cạn kiệt NAD+ và FAD+ → các phản ứng
trong chu trình Crep sẽ ngừng trệ.
Câu 11. Điều gì xảy ra nếu trong tế bào không có oxi?
- Tế bào thiếu oxi:
+ Không xảy ra phản ứng giữa H+ với OH- để tạo H2O.
+ Các phản ứng trong chu trình Creb không xảy ra.
+ Chuỗi truyền điện tử bị ức chế.
+ Tế bào thiếu NAD+
+ NADH thường nhường H2 để hình thành axit lactic hoặc rượu etylic để giải phóng NAD+
nhưng tế bào chỉ thu được 2% năng lượng
Câu 12. Phân biệt đường phân và chu trình Crep về vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo
ra và năng lượng.
Điểm phân biệt Đường phân Chu trình Krebs

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 4

Vị trí Tế bào chất Chất nền ti thế


Axit piruvic, NAD+, FAD, ADP,
Nguyên liệu Glucôzơ, ATP, ADP, NAD+
acetyl coenzim A
NADH, FADH2, CO2, axit hữu
Sản phẩm Axit piruvic, NADH, ADP
cơ trung gian
Năng lượng 2 ATP 2ATP

IV. CHUỖI TRUYỀN ELECTRON

Câu 13. Nêu thành phần và đặc điểm của chuỗi truyền electron trong ti thể phù hợp với vai
trò của nó đối với sự sống của tế bào nhân thực?
Thành phần chuỗi truyền electron bao gồm 4 phức hệ: I (FMN, protein Fe-S); II (FAD, Fe-
-
S); III (Fe-S, Cytocrom); IV (cytocrom) và coezim Q…
- Đặc điểm:
✓ Là một tập hợp các phân tử được gắn trên màng trong của ti thể nơi thực hiện quá
trình đồng hóa của tế bào…
✓ Các phân tử này hầu hết có bản chất là protein và được sắp xếp theo chiều có độ âm
điện tăng dần giúp tế bào chiết rút năng lượng hiệu quả tránh lãng phí và đốt cháy tế
bào…
Câu 14. [OL 2017]Chuỗi truyền electron hô hấp ở màng trong ti thể có sự tham gia của
phức hệ đa prôtêin theo một trật tự xác định và một số phân tử nhỏ di chuyển hoặc hòa tan
ở chất nền cạnh màng. Em hãy cho biết sự sắp xếp chuỗi chuyền clectron như trên có ý nghĩa
gì?
– Chuỗi chuyền gồm nhiều phức hệ được sắp xếp với độ âm điện tăng dần có tác dụng đảm
bảo dòng electron được vận chuyển liên tục một chiều từ chất có độ âm điện thấp đến chất
có độ âm điện cao
– Kìm hãm tốc độ "rơi năng lượng" của electron từ NADH và FADH2 đến O2 từ đó năng lượng
trong Electron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ qua nhiều chặng
– Nếu năng lượng trong êlectron từ NADH và FADH2 được chuyển ngay cho O2 thì sẽ xảy ra sự
"bùng nổ nhiệt" đốt cháy tế bào. Nếu thay đổi trật tự săp xếp sẽ không tạo ra ATP

Câu 15. [MB 2017] (2 điểm)_QUỐC HỌC HUẾ + VĨNH PHÚC

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 5

- Em hãy cho biết hình vẽ này mô tả quá


trình gì?
- Quá trình này xảy ra ở các bào quan nào
trong tế bào thực vật? Hãy chú thích các
thành phần (A), (B), (C).

- Quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm: khi dòng ion H+ khuếch tán qua kênh ATP
synthase sẽ làm quay các tuabin rất nhỏ của kênh từ đó tạo ra động lực để Pi liên kết với
ADP tạo thành ATP.
- Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
Câu 16. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết,
vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
- Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi vận chuyển điện
tử hô hấp, do vậy nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử và khi hàm lượng vượt quá mức
cho phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp năng lượng cho hoạt động của mình sẽ
chết
- Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu thụ được NADH
và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD+, chất này cạn kiệt sẽ ức chế chu trình Crebs
- Quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vỡ NADH mà nó tạo ra được dùng để chuyển hóa
pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2.
Câu 17. Chuỗi truyền electron trong hô hấp của tế bào ở sinh vật nhân sơ khác với chuỗi
truyền electron trong hô hấp ở sinh vật nhân thực như thế nào?
Chuỗi truyền electron trong hô hấp của tế bào ở Chuỗi truyền electron trong hô hấp
sinh vật nhân sơ của tế bào ở sinh vật nhân thực
- Diễn ra ở màng sinh chất của tế bào - Diễn ra ở màng trong của ti thể
-Chất nhận e cuối cùng: là oxi (hô hấp hiếu khí), -Chất nhận e cuối cùng là oxi
hoặc NO3- (hô hấp kị khí)

V. NĂNG LƯỢNG
Câu 18. Trong hô hấp tế bào ATP được tạo ra bằng cách nào?
- Trong hô hấp tế bào ATP được tổng hợp bằng 2 cách:
+ Sự phophorin hóa ở mức cơ chất: Xảy ra khi enzim chuyển nhóm photphat từ phân tử cơ
chất đến ADP (xảy ra ở đường phân và chu trình Creb).
+ Photphorin hóa ở mức coenzim: xảy ra ở chuỗi chuyền điện tử: Các cặp hidro và điện tử
được tách ra từ NADH và FADH2 hình thành từ đường phân và Creb được chuyền đến

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 6

oxi phân tử gây ra sự chênh lệch về “ gradien proton”, “ gradien điện tích” dẫn đến sự
tổng hợp ATP từ ADP.
Câu 19. [MB 2016]Trong quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào nhân thực, ATP đã được tạo
ra ở những giai đoạn nào? Giai đoạn nào tạo nhiều ATP nhất? Trình bày cơ chế tạo ATP ở
giai đoạn đó.
- Trong hô hấp hiếu khí, ATP được tạo ra ở giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi
vận chuyển điện tử.
- Giai đoạn vận chuyển electron và hóa thẩm tạo nhiều ATP nhất.
- Cơ chế:
+ Sự vận chuyển electron trong hô hấp tạo ra động lực bơm H + từ chất nền ti thể vào
xoang gian màng -> xuất hiện sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 phía màng trong ti thể ->
H+ di chuyển theo chiều gradien nồng độ từ xoang gian màng qua kênh ATP syntetaza
vào chất nền tạo ATP từ ADP và Pi.
Câu 20. Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp
được ATP trong điều kiện invitro thích hợp. Làm thế nào để ti thể tổng hợp được ATP trong
ống nghiệm? Giải thích.
- Để ti thể tổng hợp được ATP trong ống nghiệm, ta cần tạo ra sự chênh lệch về nồng độ H+
giữa hai phía màng của ti thể.
- Đặt thí nghiệm: thoạt đầu cho ti thể vào trong dung dịch có pH cao (ví dụ pH = 8) sau đó
lại chuyển ti thể vào dung dịch có pH thấp (ví dụ pH = 4). Khi có sự chênh lệch nồng độ H+
giữa hai phía màng trong của ti thể ATP sẽ được tổng hợp qua kênh enzim ATP syntetaza.
Câu 21. Tại sao năng lượng trong êlectrôn của NADH và FADH2 không được truyền trực tiếp
cho ôxi phân tử?
- Năng lượng trong electron của NADH và FADH2 không được truyền trực tiếp cho ôxi phân tử
mà giải phóng từ từ từng phần nhỏ qua nhiều chặng của chuỗi truyền eclectron hô hấp để kìm
hãm tốc độ “rơi năng lượng”.
- Nếu năng lượng trong electron giải phóng từ NADH và FADH2 được truyền trực tiếp cho ôxi
phân tử sẽ xảy ra “bùng nổ nhiệt” làm đốt cháy tế bào.

Câu 22. NADH, FADH2 và NADPH được sinh ra từ những quá trình nào và sử dụng trong các
cơ chế sinh học nào ở cơ thể sống?
- NADH:
+ Được sinh ra: đường phân, chu trình Crep.
+ Được sử dụng: chuỗi vận chuyển điện tử, lên men, khử nitrat thành nitrit, hình thành axit
amin.
- FADH2:
+ Đươc sinh ra: chu trình Crep.
+ Đươc sư dung: chuoi van chuyen đien tư, co đinh Nitơ khì quyen.
- NADPH:
+ Đươc sinh ra: pha sang cua quang hơp.
+ Đươc sư dung: pha toi, co đinh Nitơ khì quyen, khư nitrat thanh nitrit.

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 7

Câu 23. Chức năng của NAD+ và NADP+ trong tế bào nhân thực là gì? Trình bày biến đổi sinh
hóa của chúng trong quá trình chuyển hóa nội bào.
*Chức năng:
- NAD+: là côenzim của các enzim truyền e- trong hô hấp tế bào.
- NADP+: là côenzim của các enzim truyền e- trong chuỗi phản ứng sáng quang hợp.
* Biến đổi sinh hóa:
- NAD+:
✓ Trong quá trình đường phân và trong chu trình Crep, NAD+ nhận e- và H+ từ các nguyên
liệu hô hấp để trở thành NADH.
✓ Trong quá trình lên men và trong chuỗi chuyển electron hô hấp NADH nhường e- cho
các chất nhận electron để trở về dạng NAD+.
- NADP+:
✓ Trong pha sáng của quang hợp, NADP+ nhận e- từ chuỗi chuyền electron trên màng
tilacoit và H+ trong stroma để trở thành NADPH.
✓ Trong pha tối quang hợp (chu trình Canvin), NADPH nhường e- và H+ cho hợp chất axit
phôtphoglixêric (APG) để trở về dạng NADP+.

Câu 24. Trước đây, Dinitrophenol (DNP) được sử dụng như một loại thuốc giảm cân. Giải
thích ngắn gọn cơ chế tác động của DNP. Theo khuyến cáo, hiện nay có nên sử dụng DNP hay
không? Giải thích.
- Dinitrophenol (DNP) lam tang cương van chuyen H+ vao trong chat nen ti the nen lam giam
nong đo H+ giưa khoang gian mang → mat gradient H+ → qua trình tong hơp ATP dien ra yeu
hoac khong dien ra.
- Hien nay DNP đươc khuyen cao khong nen đươc sư dung, vì khi sư dung DNP lam tang trao
đoi chat, tang qua trình tieu thu nguyen lieu dư thưa giup giam can. Tuy nhien khong co sư
tong hơp ATP nen cơ the thieu hut nang lương tram trong do vay co the gay tư vong.
Hoặc
- DNP là tác nhân tách cặp, có tác dụng tách rời bộ máy hóa thẩm ra khỏi tầng kép lipit của
màng trong ty thể. DNP có khả năng vận chuyển proton xuyên màng và làm mất gradien
proton do vậy hô hấp vẫn diễn ra nhưng không tổng hợp ATP.
- Khi dùng DNP, làm tăng trao đổi chất, tăng quá trình tiêu thụ nguyên liệu dư thừa → giảm
cân, tuy nhiên không có sự tổng hợp ATP nên cơ thể thiếu hụt năng lượng trầm trọng do vậy
có thể gây tử vong.

Câu 25. Trong tế bào, những vị trí nào xảy ra quá trình tổng hợp ATP? Nêu khái quát kiểu
photphorin hóa ở mỗi vị trí.
– Xảy ra ở tế bào chất: quá trình đường phân, ATP được tổng hợp theo kiểu photphorin hóa mức cơ
chất, xảy ra ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
– Xảy ra ở màng sinh chất gấp nếp của tế bào nhân sơ thực hiện chuỗi chuyền electron và tổng hợp
ATP theo cơ chế photphorin hóa oxi hóa hoặc photphorin hóa quang hóa.
– Xảy ra trên màng tilacoit của tế bào nhân thực photphorin hóa quang hóa.

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 8

– Xảy ra trong ti thể của tế bào nhân thực photphorin hóa oxi hóa (gồm photphorin hóa mức cơ chất
và photphorin hóa do vận chuyển electron).

Câu 26. Vì sao nói NADH và FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào?
NADH và FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào, vì:
- Mục đích của hô hấp tế bào là chuyển glucôzơ thành ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế
bào.
- Hô hấp tế bào tạo ra NADH và FADH2 từ nguyên liệu glucozo qua quá trình đường phân và
chu trình Krebs. Từ 1 phân tử glucozo qua 2 quá trình này tạo ra năng lượng rất ít (4 ATP).
Ngoài ra, có 10 NADH + 2 FADH2.
- Vì NADH và FADH2 không trực tiếp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào mà
chúng đi vào chuỗi chuyền electron hô hấp tạo ra một lượng lớn ATP (10 x 3 + 2 x 2 = 34
ATP trong tổng số 38 ATP), chủ yếu cung cấp cho tế bào. ATP là đồng tiền năng lượng cho tế
bào ➔ NADH và FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào.
Câu 27. Tại sao nói khi hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucôzơ sẽ tạo được 36 ATP, khi thì lại nói
sẽ tạo thành 38 ATP?
Khi hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucôzơ sẽ tạo được 36ATP, khi lại nói tạo được 38 ATP vì:

- Khi người ta nói 1 phân tử glucôzơ qua hô hấp hiếu khí sẽ tạo được 38 ATP là trường hợp
người ta tính năng lượng tối đa được tạo ra. (1 NADH → 3 ATP). (0,5đ)

- Khi người ta nói 1 phân tử glucôzơ qua hô hấp hiếu khí sẽ tạo được 36 ATP, có 2 giả thuyết
giải thích vấn đề này:
+ Giả thuyết 1: 1 NADH qua chuỗi truyền electron chỉ cho ra khoảng 2.8 ATP. Như vậy tổng
sản lượng ATP trong điều kiện hiếu khí có thể xấp xỉ 36 ATP. (0,25đ)
+ Giả thuyết 2: 1 NADH qua chuỗi truyền electron chỉ cho ra 3ATP nhưng do 2 NADH được
tạo ra trong giai đoạn đường phân ở tế bào chất (cytosol) cũng được oxy hóa trong ti thể
nên cần 2ATP để chuyển 2NADH từ tế bào chất vào chất nền ti thể - matrix (vận chuyển 1
NADH tiêu tốn 1 ATP). Nên tổng ATP được tạo thành từ việc phosphoryl hóa oxy hóa 2
NADH (có nguồn gốc từ quá trình đường phân) chỉ tạo: (2 x 3) – 2 = 4 ATP.➔ Theo giả
thuyết này, sự hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí) tạo 36 ATP. (0,25đ)

Câu 28. Tại sao không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong quá
trình hô hấp hiếu khí?
➔ Không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP thu được sau quá trình hô hấp hiếu
khí bởi các lý do sau:
- Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra trong quá trình đường
phân, oxy hóa pyruvate, chu trình Crebs không nhất thiết phải đi hết tất cả con đường hô
hấp hiếu khí, nó có thể rẽ nhánh sang một quá trình chuyển hóa khác, do vậy không thể
tính được số ATP tuyệt đối tạo ra từ một phân tử glucose hô hấp
- Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết trực tiếp với các phản ứng
sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do vậy có một hệ số sai lệch nhất định giữa
năng lượng giải phóng và số lượng ATP tạo ra, đồng thời số proton tạo ra bởi thủy phân
NADH và FADH2 cũng không là một số nguyên

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 9

- NADH được tạo ra trong tế bào chất ở đường phân không được vận chuyển vào trong ty
thể để cùng với NADH tạo ra bởi chu trình Crebs tham gia vào chuỗi chuyền electron mà
nó phải thông qua quá trình chuyển đổi electron qua màng ty thể. Sự chuyển đổi này có
thể khiến 1NADH tế bào chất thành 1NADH ty thể hoặc 1 FADH2 ty thể, nên không thể biết
chính xác số phân tử lực khử đi vào ty thể
- Sự vận chuyển electron trên chuỗi chuyền electron không cung cấp toàn bộ lực chuyển
động prôtôn PMF cho quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có thể nó cung cấp
cho các quá trình khác…
Câu 29. [HV 2015] Về ATP và NADH:
- ATP được tổng hợp ở đâu trong tế bào ?
- Điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp ATP?
- Có gì khác nhau trong vai trò của NADH trong hô hấp và lên men?

- ATP được tổng hợp ở lục lạp và ty thể
- Điều kiện : Khi có sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai phía màng hình thành thế năng
điện hóa proton.Động lực này kích thích bơm H+ hoạt động bơm H+ qua ATP – syntaza
thúc đẩy tổng hợp ATP
- Khác nhau trong vai trò của NADH trong hô hấp và lên men
+ Trong hô hấp: NADH được hình thành để dự trữ năng lượng và sau đó năng lượng này
được giải phóng để tổng hợp ATP.
+ Trong quá trình lên men, NADH là một chất khử nguyên liệu lên men để tạo ra rượu
etylic hoặc axit lăctic
Câu 30.
a. Điều gì xảy ra nếu trong tế bào không có oxi?
- Tế bào thiếu oxi:
+ Không xảy ra phản ứng giữa H+ với OH- để tạo H2O.
+ Các phản ứng trong chu trình Creb không xảy ra.
+ Chuỗi truyền điện tử bị ức chế.
+ Tế bào thiếu NAD+
+ NADH thường nhường H2 để hình thành axit lactic hoặc rượu etylic để giải phóng NAD+
nhưng tế bào chỉ thu được 2% năng lượng.
b.
- Trong hô hấp tế bào ATP được tổng hợp bằng 2 cách:
+ Sự phophorin hóa ở mức cơ chất: Xảy ra khi enzim chuyển nhóm photphat từ phân tử cơ
chất đến ADP (xảy ra ở đường phân và chu trình Creb).
+ Photphorin hóa ở mức coenzim: xảy ra ở chuỗi chuyền điện tử: Các cặp hidro và điện tử
được tách ra từ NADH và FADH hình thành từ đường phân và Creb được chuyền đến oxi
phân tử gây ra sự chênh lệch về “ gradien proton”, “ gradien điện tích” dẫn đến sự tổng
hợp ATP từ ADP.
Câu 31. Trong tế bào nhân thực, sự biến đổi thuận nghịch NAD+ ⎯ ⎯⎯ → NADH diễn ra ở

những quá trình sinh học nào? Giải thích.


- Trong đường phân, NAD+ nhận H+ và e- từ nguyên liệu hô hấp và bị khử thành NADH.
- Trong ty thể, NAD+ nhận H+ và e- từ nguyên liệu hô hấp và bị khử thành NADH.

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 10

- Chuỗi chuyền e-, NADH nhường e- cho phức hệ chuyền e- và bị ôxi hóa thành NAD+ .
- Trong lên men, NADH nhường e- cho các chất hữu cơ và bị ôxi hóa thành NAD+ .
Câu 32. Vì sao nói hô hấp là quá trình sinh lí trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình trao đổi chất và năng lượng?

- Chuyển năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động
sống.
- Tạo sản phẩm trung gian, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất cần thiết
cho cơ thể.
Câu 33. Tại sao khi chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường
glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà lại không dùng mỡ nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?

- Năng lượng được giải phóng từ mỡ chủ yếu là axit béo
- Axit béo có tỉ lệ O/C thấp hơn nhiều so với đường.
- Vì vậy khi hô hấp hiếu khí, các tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều ôxi, khi hoạt động thể chất
mạnh thì lượng ôxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn.
- Vì vậy, mặc dù phân giải mỡ tạo ra nhiều năng lượng hơn so với phân giải đường nhưng tế
bào cơ không sử dụng mỡ trong trường hợp ôxi không được cung cấp đầy đủ.
Câu 34. Có thể xem quá trình hô hấp là một quá trình dị hóa thuần chủng không? Tại sao?
- Không thể xem hô hấp là một quá trình thuần túy, vì:
+ Hô hấp liên quan khăng khít, chặt chẽ với các quá trình trao đổi chất khác của tb và cơ
thể. Trong đó, quá trình hô hấp là một giai đoạn trung gian tạo ra nhiều sản phẩm
chuyên hóa trung gian làm nguyên liệu cho sự tổng hợp các chất khác nhau trong cơ thể
(gluxit, protein, lipit,…);
+ Hô hấp cung cấp nguồn năng lượng, tạo điều kiện cho các hoạt động sinh lí khác như
quang hợp, sự vận chuyển qua màng, trao đổi khoáng với môi trường → làm cho các
hoạt động riêng lẻ liên kết với nhau thành một quá trình thống nhất.
Câu 35. Tóm tắt quá trình hô hấp nội bào theo bảng sau.
Năng Tổng
Nơi diễn Sản phẩm Năng lượng
Giai đoạn Nguyên liệu liệu tiêu năng
ra cuối cùng giải phóng
hao lượng
2 phân tử
Đường Tế bào 1 phân tử 4 ATP 2 ATP
axit piruvic 2 ATP
phân chất glucôzơ (6C) 2 NADH 2 NADH
(3C)

Giai đoạn
Xoang ti 2 phân tử 2 axêtyl 2 NADH
vận chuyển 2 ATP 2 NADH
thể axit piruvic coA + 2 CO2 - 2 ATP
axit piruvic

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 11

6 NADH 6 NADH
Chu trình Chất nền 2 phân tử
4 CO2 2 FADH2 2 FADH2
Crep ti thể axit piruvic
2 ATP 2 ATP
10 NADH x 3
Chuỗi = 30 ATP
Màng 10 NADH
truyển 2 FADH2 x 2 Tổng 36
trong ti 2 FADH2 6 H2O
electron hô = 4ATP ATP
thể 3 O2
hấp Tổng: 34
ATP

Câu 36.
a.Phản ứng nào dưới đây có thể xảy ra trong ty thể? Hãy nêu những hiểu biết về quá trình
III, VIII.
I. Khử NADP; II. Biểu hiện gen; III. Dị hóa axit béo; IV. Tổng hợp axit béo; V. Chu trình
Canvin; VI. Khử nitrit; VII. Nội ôxy hóa; VIII. Chu trình Crep (axit citric).
b Giải thích tại sao trong ti thể sự chuyển hóa năng lượng ATP lại đạt hiệu suất cao nhất?
a.
- Đáp án: III, VII, VIII.
- Quá trình dị hóa axit béo(III): Nguồn cung cấp NL chủ yếu cho hô hấp trong ty thể là gluco,
nhưng khi tế bào hoặc cơ thể thiếu có thể huy động lipit dự trữ để thực hiện hô hấp tế bào,
trong đó các mạch C của axit béo bị bẻ gãy tạo thành nhiều axit piruvic đi vào chu trình
crep.
- Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền ty thể, là quá trình biến đổi axit xitric (6C) nhận
được từ đường phân thành khí CO2 dưới dạng sản phẩm thừa và hình thành chất khử
mạnh NADH và FADH2 giải phóng CO2 và cuối cùng tái tạo (axit piruvic (C3) -> axetil –
coenzimA -> nhóm axetil (CH 3 –CO) được chuyển cho axit AOA(4C) -> axit xitric( 6C) giải
phóng CoA. NL trong liên kết cao năng của axetil – coenzim A dùng để thực hiện phản ứng
tạo axit xitric=> từ đó xảy ra các phản ứng phân hóa mạch C.
=> kết quả: tạo 6 NADH + 2 FADH2 + 2 ATP
b.
- Trong ti thể glucozo được phân giải dần dần tới tận CO2 qua rất nhiều phản ứng trung
gian, và năng lượng giải phóng được chuyển cho NADH, FADH2 .
- Trong ti thể có chuỗi truyền e hô hấp: việc chuyển e từ NADH sang cho O2 thông qua 1
loạt các phản ứng oxi hoá khử, sự chênh lệch thế năng oxi hoá khử là động lực tạo nhiều
ATP.
Câu 37. Trong mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào có những hiện tượng gì xảy ra và có liên
quan với nhau như thế nào?
- Đường phân là giai đoạn thứ nhất trong sự phân giải glucozơ, trong đó một phân tử
glucozơ (6 cacbon) bị phân giải thành 2 phân tử axit piruvic (3 cacbon), một phần năng
lượng giải phóng được trong tế bào tích vào ATP. Đối với vi khuẩn kị khí thì đường phân
(được gọi là sự lên men) là giai đoạn độc nhất để giải phóng năng lượng và tích luỹ chúng
vào ATP.

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 12

- Chu trình Crep: Trong hô hấp hiếu khớ thì giai đoạn đường phân được tiếp tục bởi sự biến
đổi của axit piruvic thành axêtyl – CoA. Chất axêtyl – CoA sẽ đi vào chu trình Crep, trong
đó axêtyl – CoA được oxi hoá tạo nên CO2, ATP, NADH, FADH2. Những quá trình này diễn
ra trong chất nền của ti thể.
- Chuỗi chuyền electron và tổng hợp ATP: Tiếp theo chu trình Crep là giai đoạn chuyển
electron từ NADH và FADH2 qua dãy chuyền electron trong màng trong của ti thể đến oxi
và sự tổng hợp ATP nhờ phức hệ ATP – synthase cú trong màng trong của ti thể. Oxi là
chất nhận electron cuối cùng và được khử để tạo thành nước.
Câu 38. [HV 2013] Trong tế bào có những cơ chế photphoryl hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự
khác nhau cơ bản giữa các hình thức đó?
- Photphorin hóa là sự gắn thêm nhóm photphat vào 1 phần tử.
- Trong tế bào có 3 kiểu photphorin hóa.
✓ Photphorin hóa ở mức độ cơ chất là sự chuyển 1 nhóm photphat linh động từ một chất
hữu cơ khác đã được photphorin hóa tới ADP để tạo ATP.
✓ Photphorin oxi hóa: Năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hô hấp được dùng để
gắn nhóm photphat vào ADP.
✓ Quang photphorin hóa: năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển hóa thành năng
lượng tích lũy trong liên kết của ADP với photphat vô cơ để tạo ATP.
Câu 39. Khi hít vào, ta thu nhận ôxi từ không khí và khi thở ra ta thải CO2 vào không khí.
a. Hãy mô tả con đường thâm nhập của ôxi từ không khí vào cơ thể và sử dụng ôxi
trong tế bào.
- Khi ta thở vào, ôxi vào phế nang, vào dòng máu được hồng cầu chuyên chở đến các tế bào
theo gradien nồng độ.
- Trong tế bào, ôxi được sử dụng cho quá trình hô hấp hiếu khí xảy ra trong ti thể với tư cách
là chất nhận điện tử cuối cùng trong dãy chuyền điện tử.
b. Hãy mô tả tiến trình sản sinh CO2 trong tế bào và thải CO2 khỏi cơ thể.
- CO2 được sản sinh do sự ôxi hoá của piruvat trong ti thể (piruvat biến đổi thành acetyl -
CoA đi vào chu trình Crep). CO2 được tạo ra sẽ đi ra khỏi ti thể, ra khỏi tế bào, vào dòng máu
được chuyên chở đến phế nang và thải ra ngoài theo gradien nồng độ, theo công thức sau :
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
Câu 40. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng
khoảng thời gian người ta tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào
hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào
tế bào theo thời gian cũng gia tăng.
a) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào.
b) Làm thế nào có thể chứng minh được giả thuyết đó đưa ra là đúng?
a) Giả thuyết cơ chế vận chuyển chất X
- Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào cùng với sự vận chuyển của ion H+ từ môi
trường vào bên trong tế bào.
- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài tăng lên cùng với sự gia tăng lượng
chất X được vận chuyển vào trong tế bào.
- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ của ion H+.

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 13

- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H+ ra bên ngoài tế bào để làm gia tăng nồng
độ H+ bên ngoài tế bào. Sau đó H+ khuếch tán qua kênh trên màng cùng với chất X vào
trong tế bào (cơ chế đồng vận chuyển).
b. Thí nghiệm chứng minh được giả thuyết:
- Ta có thể làm thí nghiệm cho chất ức chế tổng hợp ATP syntetaza để ức chế bơm proton
khiến tế bào không bơm được H+ ra bên ngoài dẫn đến tế bào không hấp thụ được chất X.
- Hoặc ta cho tế bào thực vật vào dung dịch kiềm có độ pH tăng dần và theo dõi sự vận
chuyển của chất X vào trong tế bào. Nếu pH gia tăng làm giảm dần sự hấp thu chất X vào tế
bào đến một mức nào đó thì sự hấp thu chất X hoàn toàn dừng lại.
Câu 41. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ
chất có thể bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và biểu diễn ở
đồ thị dưới đây: Cơ chất đó bị ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua
(CN) là chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O2. Oligomycin ức chế enzyme ATP
synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn vị F0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể
khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm
giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).

Sự tiêu thụ ôxi và tổng hợp ATP trong ti thể

Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích?

- x là cơ chất, bởi khi bổ sung chất x thì lượng ôxi tiêu thụ tăng đồng thời lượng ATP 0,25đ
cũng tăng (ôxi dùng để ôxi hóa cơ chất tạo ATP).
- y có thể là oligomycin hoặc CN. Bởi vì sự kết hợp của hai quá trình vận chuyển
electron và tổng hợp ATP, nếu một trong hai quá trình bị ức chế thì quá trình còn lại
không thể xảy ra. 0,25đ

- CN- ức chế quá trình vận chuyển electron dẫn đến ức chế quá trình tổng hợp ATP.
Oligomycin ức chế quá trình tổng hợp ATP dẫn đến ức chế quá trình vận chuyển 0,25đ
eletron.
- z là DNP. DNP làm giảm gradient proton qua màng ti thể và do đó làm giảm động
0,25đ
lực proton được sử dụng để tổng hợp ATP từ ADP và Pi. Do sự giảm gradient proton
bên ngoài và màng trong nên quá trình vận chuyển electron vẫn diễn ra nhưng tổng

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI


TÀI LIỆU HSG SINH 10THPT GIA ĐỊNH PAGE 14

hợp ATP không thể xảy ra.

BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM THẦY TIÊN + THẦY HẢI

You might also like