You are on page 1of 45

I.

Cảm nghĩ về di tích lịch sử - văn hóa: "Nơi diễn ra cuộc nổi dậy
phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956"
Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nằm ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, là vùng đất cổ - nơi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đặt Tổng Hành
dinh kinh lược vùng đất phương Nam năm 1698 theo lệnh Chúa Nguyễn. Đồng
Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh; đặc biệt có hệ thống di tích lịch sử cách mạng Chiến khu Đ nổi
tiếng miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đến nỗi Mỹ ngụy phải bất lực
thốt lên: "Chiến khu Đ còn thì Sài Gòn mất"; có di tích lịch sử: "Nơi diễn ra
cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp ngày 02/12/1956" gây chấn động miền Nam,
tốn nhiều giấy mực của giới báo chí chế độ ngụy quyền Sài Gòn.

Trong lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam có thể nói cuộc nổi dậy
phá khám của tù chính trị tại nhà lao Tân Hiệp ngày 02/12/1956 là cuộc vượt
ngục tập thể dưới sự lãnh đạo của Đảng, có qui mô lớn nhất, giải thoát được số
lượng đảng viên cộng sản, chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đông nhất, cướp
được số lượng vũ khí nhiều nhất trang bị cho cách mạng. Đầu năm 1957, trong
một cuộc họp của Đảng ta, bác Lê Duẩn - Tổng Bí thư đã nói: "Cuộc nổi dậy
phá khám Tân Hiệp là phát súng đầu tiên của cách mạng miền Nam".

2
Nhà lao Tân Hiệp Biên Hòa

Di tích "Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày
02/12/1956" (sau đây viết tắt là di tích nhà lao Tân Hiệp hoặc nhà tù Tân Hiệp)
hiện nay tọa lạc trên đường Nguyễn Ái Quốc (Quốc lộ 1 cũ), phường Tân Tiến,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ gần
6.000m2, đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa vào năm 1994.

Năm 1954, Hiệp định Geneve ký kết nhưng với âm mưu xâm lược nước ta từ
trước, Mỹ - Diệm đã tìm mọi cách phá hoại không thi hành Hiệp định biến miền
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Chúng
mở chiến dịch Trương Tấn Bửu và ban hành Luật 10/59 lê máy chém đi khắp
miền Nam Việt Nam nhằm đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta;
thời kỳ này nhiều đảng viên cộng sản, chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã bị
địch bắt tra tấn, tù đày. Nhiều nhà tù, trại giam mọc lên khắp nơi và "Trung tâm
cải huấn Tân Hiệp", nhân dân địa phương quen gọi là nhà lao Tân Hiệp hay nhà
tù Tân Hiệp đã được xây dựng lên trong thời điểm này.

Nhà tù Tân Hiệp trước kia là bãi tha ma chôn những người bạc số tử vì bệnh
ở nhà thương thí Biên Hòa. Sau khi phát xít Nhật hất cẳng thực dân Pháp độc

3
chiếm Đông Dương đã cho xây dựng trên bãi tha ma một đồn nhỏ để bảo vệ
chiếc cầu bắc qua rạch Đồng Tràm và đoạn Quốc lộ 1 đi ngang qua thị xã Biên
Hòa. Sau khi thực dân Pháp tái chiếm nước ta, chúng mở rộng và xây dựng đồn
Tân Hiệp thành Trại tù binh chiến tranh. Giữa năm 1955 Mỹ - Diệm cải tạo, mở
rộng Trại tù binh chiến tranh thành trại tù với tên gọi mị dân “Trung tâm cải
huấn Tân Hiệp” nhằm giam giữ, phân loại và cải tạo tư tưởng những người cộng
sản, người yêu nước và kháng chiến cũ; nhưng thực chất đây chính là một địa
ngục khổng lồ xây trên một địa ngục của những người đã chết.

Nhà tù Tân Hiệp trước kia có diện tích 36.000m2 (180m x 200m); đây là một
vị trí quân sự quan trọng nằm án ngữ phía đông bắc thị xã Biên Hòa; phía bắc
giáp quốc lộ 1, cách sân bay chiến lược Biên Hòa và Ty Công an Biên Hòa
(ngụy) khoảng 1km; phía nam giáp đường xe lửa Bắc - Nam, cách sông Đồng
Nai khoảng 2km; phía đông cách xa lộ Biên Hòa và Tổng kho Long Bình
khoảng 6 km. Nhà tù có vị trí biệt lập, cách biệt với bên ngoài, thuận tiện giao
thông, thuận lợi cho việc nhận tù từ các nhà lao Gia Định, Ca Ti Na và các nơi
khác chuyển đến; dễ dàng chuyển tù đi Côn đảo, Phú Quốc…

Nhà tù Tân Hiệp được bao quanh bởi hai lớp kẽm gai bùng nhùng và hệ
thống 9 tháp canh lớn nhỏ. Các tháp canh, được xây dựng kiên cố, ngày đêm có
lính canh gác, được trang bị súng tiểu liên. Hai bên cửa ra vào nhà tù là đồn
canh và kho súng.

Toàn bộ nhà tù Tân Hiệp có 7 trại giam:

- Trại A: Giam tù nhân các lực lượng giáo phái chống Ngô Đình Diệm.
- Trại B: Giam tù nhân mới chuyển đến chờ phân loại lập hồ sơ chuyển đi
các trại khác.
- Trại C: Nơi ở của gia đình binh lính, bảo an, bảo vệ nhà tù.
- Trại E, D, G: Giam giữ các chiến sĩ cách mạng, đảng viên cộng sản, trung
kiên và đồng bào yêu nước.
- Ngoài ra còn có trại ngoại: Giam giữ nữ tù nhân chủ yếu là tù chính trị.

Mỗi trại giam có diện tích 198m2, được ngăn cách bởi bức tường kẽm gai
dày đặc, hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm, hoàn toàn cách biệt với phố thị
ồn ào bên ngoài. Mỗi trại giam trung bình từ 250 - 300 tù nhân có thời điểm lên
đến hàng ngàn người trên diện tích nhỏ hẹp (198m2) nên các trại không còn là

4
nơi giam giữ thông thường mà đã biến thành những lò thiêu sống các tù nhân
nhất là vào các ngày hè nóng bức.

Trại giam phụ nữ tại nhà tù Tân Hiệp

Số lượng tù nhân ở nhà tù Tân Hiệp trước cuộc vượt ngục ngày 02/12/1956
chỉ có 1.872 người, sau cuộc vượt ngục số lượng tăng vọt, các dãy nhà giam
không đủ sức chứa nên Mỹ nguỵ xây dựng thêm khu biệt giam có diện tích
9.480m2. Tại nơi đây, ngày 26/11/1970, bọn cai ngục đã dùng phi tiêu, lựu đạn
cay, bom lân tinh, vôi bột… đàn áp các chiến sĩ cộng sản, người yêu nước vô
cùng dã man, gây phẫn nộ không những đối với người dân Việt Nam mà cả
những người yêu chuộng hòa bình ở ngay nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Chế độ khắc nghiệt của nhà tù Tân Hiệp giống nhiều nhà tù khác lúc bấy giờ.
Tù nhân ăn gạo mục, cá ươn; điều kiện sống mất vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt;
nằm xà lim, chuồng cọp, lao động khổ sai, bệnh tật không thuốc chữa trị….

Đối với tù chính trị, hủy diệt sinh mạng của tù nhân là mục tiêu hàng đầu của
Mỹ nguỵ. Để lấy lời khai và để “cải huấn” những người tù cách mạng trung
kiên, chúng đã sử dụng đủ các chiêu trò từ cài điệp viên đến dụ dỗ, mua chuộc
và áp dụng những hình thức tra tấn vô cùng dã man, tàn bạo như: “đi tàu bay”
(trói bắt chéo hai tay người tù về phía sau rồi treo bổng lên tra tấn. Đòn hiểm

5
độc này làm cho gân cốt tù nhân kêu răng rắc, mắt đổ đom đóm, cảm giác hệ
thống thần kinh như bị xé ra, tim bị ép lại, không thở được và giãy chết), “tàu
lặn” (cột hai chân tù nhân treo lên trần nhà rồi dộng đầu vô một thùng phi đầy
nước cho đến khi tắt thở mới lôi ra làm hô hấp nhân tạo sau đó lại tiếp tục tra tấn
lần thứ 2, thứ 3…), “tra điện” (cột chặt tù nhân vào một tấm ván hoặc mặt bàn
rồi dùng điện chích vào những huyệt nhạy cảm "ngọc hành và đỉnh đầu" người
tù làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh và di chứng về sau); đâm kim, đóng
đinh vào móng tay, móng chân (cách tra tấn này không chỉ làm người tù chết đi
sống lại vì đau đớn mà còn có tác hại lâu dài đến hệ thần kinh)....Trong những
phòng giam vô cùng chật hẹp, bọn cai ngục đã sử dụng các loại lựu đạn cay, vôi
bột, bom lân tinh ném vào làm cho người tù bị ngất xỉu, phỏng toàn thân; sau đó
chúng dùng thuốc xịt muỗi bơm vào rồi lôi phạm nhân ra ngoài phơi nắng…Đây
là những đòn tra tấn cực kì dã man, tàn bạo nhằm đánh gục ý chí kiên cường, bất
khuất của những chiến sĩ cách mạng, đảng viên cộng sản, người yêu nước của
ta; quả đây là địa ngục trần gian ở miền Nam. Với những đòn tra tấn dã man,
độc ác này, tại nhà tù Tân Hiệp hơn 500 người bị giặc giết hại, hàng trăm người
tàn phế, hậu quả tàn khốc còn di chứng cho đến tận ngày nay, biến chứng cho cả
lớp con cháu sau này.

Ảnh tổ hợp manơcanh diễn tả những đòn tra tấn tù chính trị
tại nhà tù Tân Hiệp

6
Mặc dù Mỹ Nguỵ đã dùng đủ đòn tra tấn về tâm lý và cũng như thể xác
nhưng vẫn không thể nào khuất phục được ý chí chiến đấu kiên cường của
những chiến sĩ cách mạng, đảng viên cộng sản, người yêu nước bị giam cầm tại
nhà tù Tân Hiệp và chính nhà tù của đế quốc đã trở thành trường học cộng sản -
nơi giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tinh thần trung kiên, ý chí quật
cường của cán bộ, đảng viên; nơi tổ chức học tập nâng cao trình độ nhận thức,
sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, chống chế độ hà khắc, những đòn tra tấn tàn bạo
dã man của nhà tù Mỹ ngụy; chống học "tố cộng", chống "chào cờ quốc gia"….
Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ bị giam cầm tại nhà tù Tân Hiệp đã sử dụng
ngòi bút, bản nhạc, lời ca của của mình thành vũ khí chiến đấu chống kẻ thù và
gợi lại lòng yêu nước trong hàng ngũ binh sĩ nhà tù. Nhà Văn Lý Văn Sâm khi
bị giam tại nhà tù Tân Hiệp đã làm nhiều bài thơ phản ánh tội ác của nhà tù đế
quốc, trong đó có bài Bến Xuân nhằm thẳng vào sự mị dân của Mỹ ngụy khi xây
dựng "Trung tâm cải huấn Tân Hiệp"

"…Mặt trời đâu sao chẳng thấy mặt trời?


Chỉ thấy lởm chởm rào gai nhọn hoắt
Ở đây làm gì có mây ngũ sắc?
Chỉ có máu người tù rực rỡ nắng hồng
Chúng bảo đây là "thiên đường"
Ta thét vào mặt chúng quả đây là địa ngục
Địa ngục này có ngày ta dẫm nát
Tìm về mùa xuân riêng của lòng ta"…
(Bến Xuân - Lý văn Sâm, NXB Đồng Nai, 1980)

Từng câu thơ thấm đẫm sự căm thù bọn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán
nước Ngô Đình Diệm nhưng ý thơ cũng phản ánh niềm tin, hy vọng về một
tương lai tốt đẹp khi những người tù thoát khỏi gông cùm đế quốc trở về với
Đảng với nhân dân tiếp tục chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước, thật tự
hào biết bao.

Nhà thơ - nhà báo Dương Tử Giang khi bị địch giam cầm tại nhà tù Tân Hiệp
đã cô đúc khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù với 2 câu thơ:

"Máu lệ dẫu chan hòa ngục thất


Tâm hồn vẫn rực lửa bình minh".

7
Lời một bài hát sáng tác trong nhà tù Tân Hiệp nói về công tác binh vận của
ta đã làm thức tỉnh một số tâm hồn lạc lối của sĩ quan, binh lính nhà tù, quay
súng trở về với cách mạng:

"…Này anh lính kia ơi! Nếu yêu dân tộc mình - Cùng chung sức đấu tranh
ngưng tiếng súng…"

8
Tù chính trị học tập văn hóa và biểu diễn văn nghệ để
nâng cao lòng yêu nước

Để mau chóng thoát khỏi nhà tù, tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm cho thế giới,
nhân dân cả nước biết và tìm cách trở về với Đảng với nhân dân tiếp tục chiến
đấu, đánh đuổi đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng quê hương, đất nước;
ngày 02/12/1956, tại nhà tù Tân Hiệp, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà tù, các
chiến sĩ cách mạng, đảng viên cộng sản, người yêu nước đã tay không cướp
súng địch, làm một cuộc vượt ngục tập thể, giải thoát được 462 chiến sĩ cách
mạng, người yêu nước, thu gần 50 vũ khí các loại trang bị cho cách mạng. Trong
cuộc vượt ngục, 22 chiến sĩ, người yêu nước của ta đã anh dũng chiến đấu đến
hơi thở cuối cùng, mãi mãi nằm lại trên mảnh đất lịch sử này. Một số người đến
nay vẫn chưa tìm được hài cốt đã để lại trong lòng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, đồng
chí, đồng đội, người thân nỗi tiếc thương, đau mãi không nguôi.

Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956 là một dấu son
chói lọi, là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh quật cường của Đảng, của nhân
dân Việt Nam. Nhiều cán bộ, đảng viên thoát ra khỏi nhà tù Tân Hiệp đã tham
gia vào các ngành, các cấp lãnh đạo từ khu, tỉnh, huyện và tất cả đều dốc sức lực
góp phần vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước vào mùa Xuân năm 1975.

9
Năm mươi sáu năm đã trôi qua, di tích nhà lao Tân Hiệp và cuộc nổi dậy phá
khám ngày 02/12/1956 không chỉ là một chứng tích tội ác của Mỹ ngụy mà còn
là một di tích cách mạng thể hiện lý tưởng, tinh thần, ý chí cách mạng quật
cường của cán bộ, đảng viên, nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng và nhân
dân miền Nam nói chung trong công cuộc đấu tranh giái phóng dân tộc.

Ảnh cổng nhà tù Tân Hiệp - nơi diễn ra cuộc vượt ngục ngày 02/12/1956
(ảnh sau giải phóng miền Nam)

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà tù Tân Hiệp được được Bộ
Công an sử dụng làm trại giam (B5) để giam giữ những phạm nhân. Nhưng do
trại giam B5 tọa lạc ở địa hình thấp, trũng mùa mưa thường ngập lụt ảnh hướng
lớn đến sức khỏe những cán bộ công tác ở đây và các phạm nhân nên năm 1994,
Bộ Công an quyết định xây dựng trại giam B5 mới ở vị trí khác phù hợp và tỉnh
Đồng Nai giao gần 2.000m2 đất nhà lao Tân Hiệp xưa kia (trại giam B5 cũ) cho
Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tiến hành
lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa "Nơi
diễn ra cuộc phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956".

Để bảo tồn, phát huy giá trị di tích nhà lao Tân Hiệp, năm 2001, tỉnh Đồng

10
Nai đã giao cho Sở Văn hóa - Thông tin tiến hành trùng tu, tôn tạo và trưng bày
hình ảnh, hiện vật về nhà tù Tân Hiệp và "Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp
ngày 02/12/1956" nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ khách tham quan.
Một Bia đài tưởng niệm cuộc vượt ngục Tân Hiệp được xây dựng đối diện ngay
chính cổng ra vào uy nghi sừng sững vươn lên trời cao với hình ngôi sao cách
điệu và sợi dây xích bị đứt tượng trưng khát vọng tự do và sức mạnh phá đứt
gông xiềng đế quốc của tù chính trị tại nhà lao Tân Hiệp.

Hôm nay, tận mắt nhìn thấy những hạng mục di tích gốc: Cổng nhà tù, đồn
canh, kho súng, lô cốt và được tham quan phòng trưng bày hình ảnh, hiện vật,
tài liệu, mô hình, sa bàn… về di tích nhà lao Tân Hiệp và "Cuộc nổi dậy phá
khám Tân Hiệp ngày 02/12/1956" cùng với những lời giới thiệu cặn kẽ, dễ hiểu
của chị thuyết minh Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Đồng Nai, em càng hiểu
rõ hơn về tội ác của Mỹ ngụy đối với những người tù cộng sản, chiến sĩ cách
mạng và người yêu nước. Từ đó, càng khắc ghi, tự hào sự kiện vượt ngục thần

11
thánh của các bác, các chú, cha anh tại nhà lao Tân Hiệp ngày 02/12/1956.

Em đứng rất lâu trước những hình ảnh, hiện vật và những tổ hợp manơcanh
diễn tả cảnh tra tấn dã man đối với tù nhân cộng sản. Mặc dù thời gian đã trôi
qua hơn nửa thế kỷ, nhưng hôm nay, trong khung cảnh này, em cảm thấy tội ác
của Mỹ ngụy như vừa mới xảy ra. Tiếng đòn roi, xích sắt, gông cùm… tra tấn
người tù xen lẫn tiếng cười hỉ hả, man rợ của bọn cai ngục vẫn còn văng vẳng
quanh đây. Trong không gian tĩnh lặng, nghe thoang thoảng trong gió tiếng kêu
la, rên xiết, ai oán, căm hờn của những người tù cộng sản. Tại mảnh đất này,
cách nay 56 năm, máu của cha anh đã thấm sâu vào lòng đất, nhiều linh hồn các
anh vẫn còn lẩn quất đâu đây…Bất chợt tim em nhói đau, trong lòng trào dâng
một tâm trạng khó diễn tả thành lời.

Ảnh tra tấn tù chính trị tại nhà lao Tân Hiệp

12
Đứng trước chân dung của ông Nguyễn Trọng Tâm - người Đảng viên cộng
sản - Bí thư phụ trách Đảng ủy nhà tù Tân Hiệp và là người chỉ huy cuộc vượt
ngục Tân Hiệp ngày 02/12/1956; với khuôn mặt phúc hậu nhưng đầy sự bản
lĩnh, kiên trung, ông đã lãnh đạo cuộc vượt ngục thành công. Sử sách ghi công
ông và với thành tích xuất sắc trong kháng chiến, Chủ tịch nước đã phong tặng
cho ông danh hiệu cao quí "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Tham quan sa bàn điện tử diễn tả toàn cảnh cuộc vượt ngục nhà tù Tân Hiệp
ngày 02/12/1956 đã gây cho em ấn tượng mạnh. Trước mắt em, toàn cảnh cuộc
vượt ngục cách nay 56 năm diễn ra thật sinh động, hoàng tráng nhưng không
kém phần bi hùng. Những tiếng hô xung phong, những bước chân chạy rầm rập
của hàng trăm người, thật là hào khí ngút trời

"…Vùng lên phá ngục đánh xâm lược


Hào khí Đồng Nai rực núi sông…"

Thật tuyệt vời khi những người tù cộng sản, chiến sĩ cách mạng, người yêu
nước tay không đã tự nổi dậy, cướp súng địch, tự giải phóng cho mình tại nhà tù
có rào kẽm gai dày đặc, lính canh phòng cẩn mật và trang bị vũ khí tối tân, ngay
trong nội ô thị xã Biên Hòa, nơi chỉ cách sân bay Biên Hòa và Ty Công an Biên
Hòa khoảng 1km, cách Tổng kho Long Bình khoảng 6km. Một cuộc vượt ngục
tập thể thần kỳ, một chiến công thần thánh chỉ những người tù cộng sản, những
người yêu nước chân chính mới thực hiện được. Em đã rơi rất nhiều nước mắt
khi lời chị thuyết minh kể về cái chết bi tráng của bác Phan Văn Rô, của nhà báo
- nhà thơ Dương Tử Giang. Trong cuộc vượt ngục, các bác đã chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng, trước khi nhắm mắt còn cố gượng dậy nói với đồng chí, đồng đội
của mình "các đồng chí mau chóng thoát khỏi nơi này và nhắn với Đảng, với
nhân dân chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ……". Trong đề án đặt tên đường
trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tên nhà báo - nhà thơ Dương Tử Giang đã
được chọn đặt tên cho con đường mới mở đi ngang qua nhà tù Tân Hiệp năm
xưa (nay là di tích nhà lao Tân Hiệp) nối với đường Nguyễn Ái Quốc và đường
Phan Trung (đường 5 cũ), đây là việc làm vô cùng có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn
vinh những anh hùng của dân tộc.

13
Sa bàn diễn tả toàn cảnh cuộc vượt ngục Tân Hiệp ngày 02/12/1956
(tác giả trong ảnh)

Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956 còn là ngọn
đuốc soi đường cho nhiều sĩ quan, binh sĩ trong quân đội Mỹ - Diệm đến với
cách mạng, trong đó có cố GS.TS Phan Lạc Tuyên - người mà cách nay 56 năm
trong vai trò Đại úy Việt Nam Cộng hòa có nhiệm vụ dẫn quân truy bắt những tù
nhân cộng sản phá ngục Tân Hiệp, khi phát hiện ra dấu vết đoàn tù đã cố tình
điều quân đi hướng khác và ra lệnh cho quân lính để lại lương thực, thực phẩm
trong rừng có ý giúp những người vượt ngục trở về cứ an toàn. Sau này giác ngộ
đi theo cách mạng và trở thành Tiến sĩ sử học, ông Phan Lạc Tuyên viết bài
"Những chiến sĩ cộng sản phá trại giam Tân Hiệp đã mở cho tôi con đường đến
với cách mạng". Bài viết có đoạn: "…Con đường các anh phá trại giam Tân
Hiệp (02/12/1956) đã mở lối cho tôi tiếp cận với cách mạng, với Đảng, dẫn tới
việc tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ cuối năm 1960 và đã trở thành một
đảng viên Cộng sản Việt Nam quang vinh".

14
Ảnh Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Trọng Tâm
và cố GS.TS Phan Lạc Tuyên (cựu Đại úy VNCH đã giác ngộ cách mạng)

II. Ý kiến đóng góp, kiến nghị về việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá
trị di tích "Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên
Hòa ngày 02/12/1956"
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 26 di tích cấp quốc gia, 1 di tích
quốc gia đặc biệt và 19 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử cách mạng trên địa
bàn tỉnh gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước nói
chung, nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam nhằm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Mỗi di
tích đều chứa đựng những giá trị khác nhau mà ngày nay cần phải gìn giữ, bảo
tồn, phát huy giá trị nhằm giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Di tích "Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá
khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956" là một chứng tích hùng hồn, ghi lại
một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, của nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai rất
cần được Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn nữa trong
công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị lịch sử
di tích để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ chúng em nhận thức

15
sâu sắc hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Điều này, không chỉ
giúp cho thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức đúng đắn về lịch sử của địa phương
mà còn góp phần làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; từ
đó, tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam
"uống nước nhớ nguồn", "ăn trái nhớ người trồng cây"….

Hiện nay, di tích "Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa
ngày 02/12/1956" có địa hình trũng, thấp hơn mặt đường Nguyễn Ái Quốc
(Quốc lộ 1 cũ). Nơi này, mùa mưa thường bị ngập, lụt, gây ẩm ướt dễ làm giảm
tuổi thọ các hạng mục di tích gốc và làm hư hại các hình ảnh, hiện vật, tài liệu
trưng bày tại đây. Được biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan chức năng lập dự án trùng tu, tôn tạo khu
di tích này xứng tầm di tích cấp quốc gia, trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền
thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sinh viên - học sinh ở
địa phương. Tuy nhiên, để gìn giữ, bảo tồn, phát huy tốt giá trị di tích, theo suy
nghĩ cá nhân của em cần thực hiện những việc sau:

1. Công tác tuyên truyền, quảng bá di tích

- Công tác tuyên truyền về giá trị di tích cần phải được các cơ quan chức
năng và chính quyền thành phố Biên Hòa thường xuyên thực hiện với nhiều
hình thức như: Biên soạn về di tích xuất bản dưới dạng sách, tờ rơi, đĩa CD…và
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, websiter đến
với đông đảo khán, thính giả và bạn đọc.

- Tăng cường việc giáo dục truyền thống tại di tích, trước hết nhằm vào đối
tượng học sinh thông qua các buổi học ngoại khóa, về nguồn. Vừa qua, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; trong Chỉ thị nêu rõ:
"…Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,
văn hóa, cách mạng ở địa phương: Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích
lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích
ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa
phương với bạn bè. Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống
dân tộc, văn hóa và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh;
phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của
các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở
16
địa phương và khách du lịch…". Đây là điều kiện thuận lợi để ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Đồng Nai phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo ở địa
phương trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích cũng như giáo dục truyền
thống cách mạng cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, giúp các
em có điều kiện đóng góp công sức tham gia bảo vệ, giữ gìn, làm sạch đẹp di
tích và hiểu biết hơn về lịch sử - văn hóa ở địa phương, về các danh nhân có
công với đất nước, khích lệ tinh thần ham học, truyền thống cách mạng, tình yêu
quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc…

Được biết, khu đất nhà lao Tân Hiệp xưa kia không nằm trong diện tích gần
6.000m2 khoanh vùng, xếp hạng di tích "Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá khám Tân
Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956" hiện thuộc Sở hữu của Ngân hàng Công
thương Việt Nam và khu đất này trong quy hoạch sẽ xây dựng một trường đào
tạo cán bộ ngân hàng. Theo suy nghĩ của em, khi di tích nhà lao Tân Hiệp được
trùng tu, tôn tạo khang trang và trường đào tạo cán bộ ngân hàng kề bên cũng
được xây dựng xong thì tỉnh nên mạnh dạn giao di tích này về cho Đoàn trường
ngân hàng giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc. Đây là việc làm hợp lý và vô cùng có ý
nghĩa; bởi lẽ mảnh đất này năm xưa bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu,
hi sinh để bảo vệ quê hương, đất nước thì hôm nay, trên mảnh đất này, một
trường học sẽ được mọc lên để ươm mầm, đào tạo thế hệ công dân tương lai của
đất nước và chính những sinh viên của ngôi trường này sẽ thực hiện nghĩa vụ
cao cả của tuổi trẻ "uống nước nhớ nguồn", "ăn trái nhớ người trồng cây"…..

Ảnh khu đất bên cạnh di tích nhà lao Tân Hiệp trong quy hoạch sẽ xây
dựng trường đào tạo cán bộ Ngân hàng

17
- Tỉnh đoàn Đồng Nai, Thành đoàn Biên Hòa và các trường học trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, các Câu lạc bộ võ thuật… chọn di tích nhà lao Tân Hiệp là
địa điểm tổ chức lễ kết nạp Đảng viên mới; đoàn, đội viên mới; học võ, rèn
luyện thể dục thể thao…nhằm giáo dục truyền thống và nâng cao thể chất, tinh
thần cho lớp trẻ, để các em phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học "học giỏi,
sống tốt", trở thành những công dân ưu tú tương lai của đất nước.

- Ngành du lịch của tỉnh phối hợp với Hiệp hội du lịch Đồng Nai, các Công
ty lữ hành xây dựng các chương trình, các tour du lịch gắn với tham quan di sản
văn hóa di tích nhà lao Tân Hiệp.

- Các đơn vị quân đội, địa phương trên địa bàn thành phố Biên Hòa chọn di
tích nhà lao Tân Hiệp làm địa điểm tập trung, tổ chức lễ giao quân hàng năm.
Mỗi tân binh trước khi lên đường nhập ngũ sẽ được viếng thăm di tích, tham
quan phòng truyền thống, thắp nén nhang trước Bia đài các liệt sĩ. Đây sẽ là
niềm động viên, khích lệ, lời hứa danh dự với các bậc tiền nhân, cha anh, với
Đảng, nhân dân và người thân dù khó khăn gian khổ thế nào đi chăng nữa sẽ
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở về của các tân binh trước lúc lên đường làm
nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc….

2. Công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích

- Qua tìm hiểu, được biết di tích nhà lao Tân Hiệp đã được UBND tỉnh mở
rộng về phía sau và ra sát bờ suối, nâng tổng diện tích toàn khu di tích từ gần
2.000m2 (khoanh vùng bảo vệ ban đầu) lên gần 6.000m2. Di tích có diện tích khá
rộng, ở vị trí đẹp, thuận tiện giao thông, ngay trong nội ô thành phố Biên Hòa
nên rất thuận lợi trong việc lập dự án trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích
này. Tuy nhiên, công tác bảo tồn cần giữ lại nguyên trạng các hạng mục di tích
gốc: Cổng ra vào, đồn canh, kho súng, lô cốt sau đó nâng lên cao hơn mặt đường
Nguyễn Ái Quốc, tiến hành trùng tu, sửa chữa tăng tuổi thọ cho di tích gốc theo
đúng quy định của Luật Di sản văn hóa.

- Nâng toàn bộ nền di tích lên cao hơn mặt quốc lộ hiện hữu để chống ngập
lụt khi mùa mưa đến, xây dựng thêm các công trình phụ trợ để phát huy tốt giá
trị di tích.

- Nâng cấp, sửa chữa Bia đài tưởng niệm trang trọng, hoành tráng hơn.

18
- Làm Bia, biển xếp hạng và giới thiệu di tích trang trọng và thẩm mỹ ở vị trí
phù hợp phục vụ khách tham quan.

- Xây dựng lại nhà trưng bày lớn hơn diện tích nhà trưng bày hiện tại (1 trệt 1
lầu). Ngôi nhà này sẽ sử dụng: Tầng trệt làm nơi trưng bày (trưng bày cố định)
hình ảnh, hiện vật…về di tích nhà lao Tân Hiệp, về tội ác của Mỹ ngụy và cuộc
nổi dậy phám khám Tân Hiệp ngày 02/12/1956 nhằm giáo dục truyền thống
cách mạng cho các tầng lớp nhân dân và đón khách tham quan. Tầng lầu chia
làm 2 phòng: 1 phòng làm nơi trưng bày triển lãm chuyên đề (trưng bày lưu
động) những nội dung hoạt động liên quan đến di tích nhà lao Tân Hiệp; phối
hợp với nhà truyền thống một số nhà tù: Phú Lợi (tỉnh Bình Dương), Phú Quốc
(tỉnh Kiên Giang), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Hỏa Lò (Tp. Hà Nội) và
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (Tp. Hồ Chí Minh)…trao đổi hình ảnh, hiện
vật trưng bày tội ác của Mỹ ngụy và những cuộc vượt ngục, phong trào đấu
tranh của tù chính trị tại các nhà tù, trại giam. Phòng còn lại sử dụng làm nơi hội
họp, chiếu phim (chiếu phim tư liệu về tội ác của Mỹ ngụy tại các nhà tù ở Miền
Nam, phong trào đấu tranh của tù chính trị trong nhà tù đế quốc và các phóng sự
phản ánh đời sống của các tù chính trị sau ngày giải phóng miền Nam; các đĩa
CD, VCD… của những tác giả tham gia cuộc thi tìm hiểu về giá trị lịch sử - văn
hóa di tích "Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956" của
tỉnh Đồng Nai được Ban Tổ chức chọn nhằm giáo dục truyền thống, tạo sự mới
mẻ, hấp dẫn phục vụ khách tham quan. Tại phòng này còn sử dụng làm nơi mời
các nhân chứng lịch sử nói chuyện chuyên đề, giáo dục truyền thống cách mạng
cho thế hệ trẻ và là nơi làm việc của Ban Liên lạc Cựu tù chính trị Đồng Nai.
Những hoạt động này có ý nghĩa giáo dục truyền thống và bổ trợ cho công tác
phát huy giá trị di tích nhà lao Tân Hiệp.

19
Cảnh tra tấn tù nhân ở nhà tù Côn Đảo

20
Cảnh tra tấn tù nhân ở nhà tù Phú Quốc

- Phục hồi lại một trại giam tù chính trị xưa kia (đúng chất liệu, diện tích theo
tỷ lệ 1/1), phía trong bố trí các vật dụng sinh hoạt và trưng bày một số manơcanh
tù nhân đang sinh hoạt trong trại giam nhằm tạo hình ảnh trực quan sinh động,
gây ấn tượng mạnh, thu hút khách tham quan.

21
Ảnh 01 phòng giam tại nhà tù Tân Hiệp xưa kia

- Xây một ngôi miếu thờ các liệt sĩ đã hi sinh tại nhà tù Tân Hiệp và trong
cuộc vượt ngục ngày 02/12/1956.

- Xây một sân lễ có sức chứa khoảng 1.000 người để tổ chức các hoạt động
mít tinh, kỷ niệm và các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao tại di tích
nhà lao Tân Hiệp nhân dịp kỷ niệm Ngày phá khám Tân Hiệp hàng năm (02/12)
và kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7).

- Cải tạo khuôn viên khu di tích rộng hơn 6.000m2 thành hai hạng mục: Di
tích giáo dục truyền thống và tôn tạo cảnh quan, xây dựng một công viên nhỏ sát
ra bờ suối, có thảm xanh, ghế đá, lối đi bộ để nhân dân và du khách vừa có thể
tham quan di tích, vừa thả bộ, thư giãn, vui chơi sau những ngày làm việc
22
mệt mỏi. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Biên Hòa - thành phố đô thị loại II
đang chuẩn bị tiến lên đô thị loại I rất cần có thêm những mảng xanh để tạo vẻ
đẹp cho thành phố và có nơi cho nhân dân vui chơi, thư giãn sau những giờ làm
việc căng thẳng. Do vậy, phương án trùng tu, tôn tạo di tích nhà lao Tân Hiệp
gắn với tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp là rất cần thiết, phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân địa phương và các Cựu tù chính trị nhà lao Tân Hiệp
Biên Hòa và để di tích thực sự trở thành một di sản văn hóa xanh, sạch, đẹp -
một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Đồng Nai - tỉnh có nhiều khu công
nghiệp phát triển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một tỉnh văn
minh, giàu đẹp của đất nước.

- Hàng năm, vào ngày 02/12 kỷ niệm "Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp
Biên Hòa", ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với chính quyền thành
phố Biên Hòa, Cựu tù Chính trị Tân Hiệp tổ chức nghi lễ dâng hương trước Bia
đài liệt sĩ và tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa, văn nghệ (diễn hoạt cảnh phá
ngục Tân Hiệp ngày 02/12/1956 và cảnh sinh hoạt của tù chính trị tại nhà tù đế
quốc…), thể thao nhằm giáo dục truyền thống, thu hút khách tham quan; đây
cũng là công tác tuyên truyền, tạo cho di tích luôn sống động, hấp dẫn, được
nhiều người biết đến, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và cựu tù chính trị Tân Hiệp dâng hương tại di
tích nhà lao Tân Hiệp.

23
- Cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với các hãng phim thực hiện bộ phim
lịch sử về cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956 nhằm
giới thiệu di tích và giáo dục truyền thống cách mạng.

- Để công tác phát huy giá trị di tích nhà lao Tân Hiệp đạt được hiệu quả cao
nhất thì công tác đào tạo đội ngũ thuyết minh di tích cũng cần được quan tâm
đầu tư đúng mức. Em đã từng xem phim tư liệu về di tích Ngã ba Đồng Lộc,
từng lời của chị thuyết minh tại di tích đã làm em vô cùng xúc động, giá trị của
di tích được nhân lên gấp nhiều lần.

- Hiện nay, di tích nhà lao Tân Hiệp có 1 bảo vệ trông coi, chăm sóc nhưng
khi di tích được trùng tu, tôn tạo, mở rộng và tổ chức các hoạt động thì cần phải
thành lập một Tổ bảo vệ di tích với sự tham gia của cán bộ Ban Quản lý Di tích -
danh thắng tỉnh; cán bộ phường Tân Tiến; đại diện tổ, khu phố nơi di tích đứng
chân và đại diện một số đoàn thể như: Ban Liên lạc tù Chính trị Tân Hiệp Biên
Hòa, Đoàn phường Tân Tiến, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội người
cao tuổi phường Tân Tiến… nhằm phát huy cao độ tinh thần làm chủ và tham
gia bảo vệ, giữ gìn di sản dân tộc của chính quyền cơ sở, quần chúng nhân dân
và để di tích thường xuyên được mở cửa đón khách tham quan.

Năm nay, tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch
sử tỉnh Đồng Nai". Đây là cuộc thi có ý nghĩa lớn, bổ ích và vô cùng cần thiết
đã tạo điều kiện cho em, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ có cơ hội
được tìm hiểu sâu hơn về các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương; qua đó
bày tỏ cảm xúc và những suy nghĩ của bản thân trong việc bảo vệ, giữ gìn, trùng
tu, tôn tạo và phát huy các giá trị các di tích của tỉnh. Nhân cuộc thi này, bản
thân em soi rọi lại mình; tích cực thực hiện cuộc vận động: "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất,
đạo đức để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của bao thế hệ cha anh đã ngã
xuống cho chúng em được sống trong hòa bình, ấm no ngày hôm nay; góp một
phần công sức, trí tuệ nhỏ bé của mình cùng với nhân dân cả nước xây dựng một
nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, trường tồn.

Thay cho lời kết bài dự thi, em mượn bài Điếu văn của Lãnh đạo tỉnh đọc
trước Bia ghi danh 22 liệt sĩ tại Đài tưởng niệm "Cuộc nổi dậy phá khám Tân
Hiệp Biên Hòa ngày 02/12/1956" nhân sự kiện tỉnh Đồng Nai tổ chức mít tinh
kỷ niệm 50 năm Ngày phá khám Tân Hiệp (02/12/1956-02/12/2006) và xin phép

24
tác giả được sửa "50 năm" thành "56 năm" cho phù hợp với thời gian hiện tại.

Bia ghi danh 22 liệt sĩ hy sinh tại cuộc phá khám Tân Hiệp
ngày 02/12/1956 (tác giả trong ảnh)

"Năm mươi sáu năm đã qua. Trước tượng đài phá ngục, 22 đồng chí vĩnh
viễn ra đi. Người còn sống, đầu pha sương, thắp nén hương thơm nhớ người
đã khuất.
Những tiếng hô xung phong năm nào. Những cánh tay trần khẳng khiu
đầy quyết tâm với ánh mắt căm hờn, như còn dọng lại, như còn phảng phất
đâu đây.
Các anh đã nằm lại nơi này. Lưỡi lê kẻ thù tuốt trần hung bạo, súng đạn
kẻ thù bắn thẳng. Người gục xuống, vẫn giục giã đồng đội xông lên.
Tự do hay là chết? Đầu hàng hay đứng lên? Các anh đã chọn lẽ phải.
Sống là đấu tranh, chết cho vinh quang. Lý tưởng sáng đời đời bất diệt.
Các anh ra đi. Xiềng xích nào gông cùm được tấm lòng son chói lọi. Các
anh đã ra đi để hàng trăm đồng chí về với Đảng với nhân dân.
Khắp nẻo đường Tổ quốc, đất nước rạng ngời độc lập, tự do. Trời đã là
của ta, đất là của chúng ta. Chúng ta tụ về đây cùng tưởng nhớ.

25
Tử nơi đây. Mồ nơi đây. Tinh anh còn sống mãi, 22 đóa hoa tươi dâng
trước bàn thờ liệt sĩ. Tri ân, một tấm lòng thành với đồng chí, đồng đội.
Chết cho độc lập, tự do, cho hạnh phúc nhân dân. Chết là luôn mãi
trường tồn. Chết, mà muôn vạn tấm lòng mãi ngưỡng vọng. Vinh quang về
các anh.
Năm mươi sáu năm, nhớ đồng đội năm nào. Về nơi đây, chiến trường xưa.
Cảnh cũ còn đây, các anh an giấc ngàn thu,
Tấm lòng son đời đời bất diệt".

26
CÁC CỰU TÙ CHÍNH TRỊ TÂN HIỆP GẶP MẶT NHÂN KỶ NIỆM
50 NĂM PHÁ KHÁM TÂN HIỆP (02/12/1956 - 02/12/2006)

27
28
PHỎNG VẤN NHANH NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Nguyễn Trọng Tâm -
nguyên Bí thư phụ trách Đảng ủy nhà tù Tân Hiệp - Cựu tù vượt
ngục Tân Hiệp ngày 02/12/1956

- Tác giả: Thưa ông! cuộc vượt ngục Tân Hiệp ngày 02/12/1956 có ý nghĩa
thế nào?
- Ông Nguyễn Trọng Tâm: Cuộc vượt ngục Tân Hiệp ngày 02/12/1956 có
ý nghĩa rất lớn. Đây là cuộc vượt ngục tập thể có sự lãnh đạo của Đảng, rất táo
bạo, bất ngờ, giải thoát được số tù chính trị, người yêu nước nhiều nhất và lấy
được số vũ khí nhiều nhất; ta chỉ hy sinh 22 người, như vậy là quá thành công.
Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận định "Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp ngày
02/12/1956 là phát súng đầu tiên của cách mạng miền Nam".
- Tác giả: Thưa ông! diện tích khu đất di tích "Nơi diễn ra cuộc phá khám
Tân Hiệp ngày 02/12/1956" được mở rộng ra sát bờ suối, nâng tổng diện tích
khu di tích lên gần 6.000m 2 như vậy đã đáp ứng được nguyện vọng của cá nhân
ông và Cựu tù chính trị Tân Hiệp chưa? ông có đề xuất gì để làm tốt công tác
bảo vệ và phát huy giá trị di tích này?
- Ông Nguyễn Trọng Tâm: Thật ra nguyện vọng của ông và Cựu tù chính
trị Tân Hiệp muốn giữ lại toàn bộ diện tích đất nhà tù Tân Hiệp xưa kia để làm
di tích, giáo dục truyền thống cho lớp trẻ nhưng hiện nay một phần lớn diện tích
khu đất nhà tù Tân Hiệp đã thuộc về Ngân hàng Công thương quản lý, nghe nói
sau này xây dựng trường đào tạo cán bộ ngân hàng. Do vậy, việc di tích được
mở rộng thêm hơn 4.000m2 nâng tổng diện tích khu di tích nhà lao Tân Hiệp từ
gần 2.000m2 lên gần 6.000m2 cũng tốt rồi, cá nhân ông rất vui và hài lòng; việc
làm này cho thấy sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đối
với di sản văn hóa dân tộc, đáp ứng được nguyện vọng của Cựu tù chính trị Tân
Hiệp.
Di tích nhà lao Tân Hiệp là di sản không chỉ riêng của tỉnh Đồng Nai mà
của cả nước, do vậy cá nhân ông và các Cựu tù Chính trị Tân Hiệp rất mong
lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cấp kinh phí và chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm khởi
công trùng tu, tôn tạo di tích này khang trang, sạch đẹp và tổ chức các hoạt động
phù hợp để tuyên truyền và giáo dục truyền thống yêu nước cho lớp trẻ. Mặc dù
ông bị tai biến không đi được ở nhà 5-6 năm nay, nhưng qua thông tin biết được
Tỉnh ủy Đồng Nai vừa có cuộc họp kêu gọi, vận động các Ngân hàng đứng chân
trên địa bàn tỉnh đóng góp kinh phí cùng với nhà nước trùng tu, tôn tạo di tích
nhà lao Tân Hiệp; đây là việc làm đúng đắn và có ý nghĩa, đi đúng chủ trương,
đường lối của Đảng và nhà nước; toàn xã hội có trách nhiệm chung tay, góp sức
bảo vệ, giữ gìn di sản lịch sử - văn hóa của dân tộc. Nguyện vọng của Ban liên
lạc Cựu tù chính trị Tân Hiệp mong muốn sắp tới khi tỉnh tiến hành trùng tu, tôn
tạo khu di tích nhà lao Tân Hiệp thì xây một ngôi Miếu thờ liệt sĩ hy sinh tại nhà
tù Tân Hiệp khang trang, rộng khoảng 50-60m2 ở vị trí phù hợp, để các Cựu tù
có nơi nhang khói, tưởng niệm, tri ân đồng chí, đồng đội của mình.

29
- Tác giả: Thưa ông! hiện nay tỉnh Đồng Nai còn bao nhiêu Cựu tù chính
trị Tân Hiệp còn sống và trong số đó có cựu tù nào cuộc sống quá khó khăn cần
nhà nước và cộng đồng chung tay giúp đỡ không?
- Ông Nguyễn Trọng Tâm: Theo ông được biết thì số người vượt ngục Tân
Hiệp sinh sống ở Đồng Nai có khoảng vài chục người, nhưng mỗi năm do tuổi
già sức yếu, bệnh tật cứ rơi rụng dần. Hiện nay, số Cựu tù vượt ngục Tân Hiệp
ngày 02/12/1956 chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay, tất cả đều trên 80 gần 90
tuổi (ông Nguyễn Trọng Tâm năm nay 86 tuổi - TG), ai cũng già yếu lắm rồi,
không biết sống được bao lâu nữa. Cuộc sống thì cũng có người còn khó khăn
nhưng cũng không đến nỗi nào, mọi người đều mong di tích nhà lao Tân Hiệp
sớm được trùng tu, tôn tạo để ngày khánh thành còn đủ sức khỏe đến dự, nhìn
lại nhà tù giam cầm, tra tấn mình năm xưa nay đã trở thành một di sản lịch sử -
văn hóa xứng tầm quốc gia. Ông và Cựu tù chính trị Tân Hiệp còn có nguyện
vọng, khi di tích Nhà lao Tân Hiệp được trùng tu, tôn tạo rất muốn tỉnh bố trí
một phòng làm việc cho Ban Liên lạc Cựu tù chính trị Đồng để Ban liên lạc vừa
có nơi làm việc tốt vừa góp sức bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn di tích và tuyên
truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ khi đến tham quan di
tích này.

- Tác giả: Cám ơn ông về cuộc trò chuyện này, chúc ông mau khỏe và
mong rằng nguyện vọng của ông và các Cựu tù chính trị Đồng Nai sớm thành
hiện thực.

Tác giả chụp hình lưu niệm với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Nguyễn Trọng Tâm tại tư gia của ông ở phường Tân Tiến, thành phố Biên

30
Hòa.

31
32
PHỤ LỤC
DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA VÀ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

1. Di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn (xã Hàng Gòn, TX. Long Khánh)
xếp hạng năm 1982

2. Di tích Nhà Xanh (P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa)


xếp hạng năm 1986

33
3. Tượng đài Chiến thắng La Ngà (di tích Chiến thắng La Ngà)
(xã Phú Ngọc, huyện Định Quán), xếp hạng năm 1986

4. Di tích Đài Chiến sĩ (P. Trung Dũng, TP. Biên Hòa)


xếp hạng năm 1988

34
5. Di tích Tòa Hành chánh Long Khánh (P. Xuân An, TX. Long Khánh)
xếp hạng năm 1988

6. Di tích đá chồng Định Quán (TT. Định Quán, H. Định Quán)


xếp hạng năm 1988

35
7. Di tích đình An Hòa (xã An Hòa, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1989

8. Một góc di tích Danh thắng Bửu Long (P. Bửu Long, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1990

36
9. Di tích Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (P. Trung Dũng, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1990

10. Di tích chùa Đại Giác (xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1990

37
11. Di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1991

12. Di tích đình Tân Lân (P. Hòa Bình, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1991

38
13. Di tích chùa Long Thiền (P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1991

14. Di tích Nhà hội Bình Trước (P. Thanh Bình, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1991

39
15. Di tích Quảng trường Sông Phố (P. Thanh Bình, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1991

16. Di tích đền thờ Nguyễn Tri Phương (P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 1992

40
17. Di tích “Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp ngày 2/12/1956”
(P. Tân Tiến, TP. Biên Hòa), xếp hạng năm 1994

18. Di tích Mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh chống Pháp


(xã Long Phước, H. Long Thành), xếp hạng năm 1994

41
19. Một góc di tích Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ
(xã Hiếu Liêm, H. Vĩnh Cửu), xếp hạng năm 1997

20. Di tích mộ, đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh Thiên Địa Hội
(P. Long Bình - P. Tam Hiệp, TP. Biên Hòa), xếp hạng năm 1998

42
21. Một đoạn địa đạo di tích Địa đạo Suối Linh
(xã Hiếu Liêm, H. Vĩnh Cửu), xếp hạng năm 1999

22. Nhà Bia tại di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam 1961 - 1962
(xã Phú Lý, H. Vĩnh Cửu), xếp hạng năm 2001

43
23. Một góc di tích Địa đạo Nhơn Trạch
(xã Long Thọ, H. Nhơn Trạch), xếp hạng năm 2001

24. Di tích Chùa Ông (xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa)
xếp hạng năm 2001

44
25. Di tích Địa điểm thành lập Đoàn 125 - Tiền thân Lực lượng Vũ trang
Đoàn kết cứu nước Campuchia (xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ),
xếp hạng năm 2011

26. Cây da ba gốc tại di tích núi Gia Lào (huyện Xuân Lộc),
xếp hạng năm 2012

45
27. Một góc di tích Quốc gia đặc biệt “Vườn Quốc gia Cát Tiên”
(tỉnh Đồng Nai - Lâm Đồng - Bình Phước),
xếp hạng năm 2012

Bò tót - động vật trong Sách Đỏ tại di tích “Vườn quốc gia Cát Tiên”

46

You might also like