You are on page 1of 2

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, nước ta đã không ít lần trải qua

những trận chiến


lớn nhỏ khác nhau để bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Và cũng đã thắng lợi không biết bao lần.
Chính những điều ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương ca ngợi. Qua văn học, ta sẽ cảm
nhận được một niềm tự hào dân tộc đầy mãnh liệt. Đặc biệt với bài “Phú Sông Bạch Đằng” của
Trương Hán Siêu, cụ thể là đoạn trích:
“…”
Ta sẽ thấy rõ được niềm tự hào dân tộc qua lời của các bô lão.
Như ta đã biết, Trương Hán Siêu là một trong các môn khách của Trần Hưng Đạo cả về văn chương
và học thuật. Ông có học vấn uyên thâm và có tính cương trực nên rất được vua Trần tin dùng. Đến
hiện tại thì số tác phẩm của ông còn lại không nhiều, một trong số đó có bài “Phú sông Bạch Đằng”.
Tác phẩm thuộc thể loại phú – một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi. Được chia làm
4 phần: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Trong đó, đoạn trích thuộc phần giải
thích.
Với 2 câu thơ đầu của đoạn trích:
“…”
Ta có thể thấy được Trương Hán Siêu đã lồng vào đó phép liệt kê tên các vị tướng đã cố tình sang
xâm chiếm nước ta như: Ô Mã và Hoằng Thao. Phép liệt kê ấy không phải để kể ra sự chiến thắng
của bọn giặc mà là để nói về sự thua cuộc của chúng. Chúng đều có giã tâm xâm lược nước ta, và
đều cùng chịu chung số phận, kẻ thì bị bắt, còn kẻ thì phải chết. Cho ta thấy được quân đội của các
triều đại vua Trần Nhân Tông và Ngô Quyền vô cùng hùng mạnh. Một sức mạnh có thể tiêu diệt bất
cứ kẻ thù nào dám xâm phạm chủ quyền độc lập của dân ta. Không những vậy, với các câu:”…”, ta
thấy được sự hùng hậu của quân đội với những thuyền bè, tinh kì, sáu quân và giáo gươm. Điều đó
gợi lên cho chúng ta “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
Một quân đội nhà Trần vô cùng linh thiêng và mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Phải chăng thứ sức
mạnh quân đội ấy được truyền trong nhân dân ta từ đời Ngô Quyền đến đời nhà Trần? Một thứ sức
mạnh thật đáng tự hào!
Với 4 câu:
“…”
Với các cụm từ “…” thể hiện được sự bất phân giữa 2 phe, và “…” tượng trưng cho thiên nhiên. Tác
giả đã rất tinh tế khi lồng các chi tiết của tự nhiên vào trận chiến để xây dựng phép nói quá giúp cho
người đọc cảm nhận rõ hơn về sự khốc liệt của trận đánh. Một cuộc chiến bất phân thắng bại giữa 2
phe, đến cả trời đất, thiên nhiên cũng phải thay đổi. Bằng cách cho người đọc thấy được sự khốc liệt
ấy, để đến khi chiến thắng, chúng ta lại càng thấy tự hào hơn về những chiến tích của ông cha ta.
Với những câu văn tiếp theo:
“…”
Bằng cách sử dụng điển tích “gieo roi” – mượn ý để nói quân Nguyên đánh nước ta ý thế quân đông
tướng mạnh, đó là sự khinh người của quân địch. Sự coi thường ấy sẽ phải trả giá bằng kết đắng mà
giặc không thể nào rửa được. Ta cũng sẽ thấy được sự tinh tế của Trương Hán Siêu khi đã cài cắm
các chi tiết rất nhỏ vào trong tác phẩm để khiến cho người đọc cảm thấy tự hào hơn về những chiến
công hiển hách mà các thế hệ trước đã làm được. Đồng thời thì các chi tiết ấy cũng là bàn đạp để ta
thấy được sự thất bại nặng nề không thể nào rửa được của giặc.
Tác giả sử dụng thiên nhiên “trời” vào trong lời văn, Trương Hán Siêu đã biến việc chiến thắng của
chúng ta thành một điều hiển nhiên phải thực hiện được. Điều đó cho ta thấy được sự chính nghĩa
trong con người ông, điều gì đúng thì luôn đúng.
Với những dòng cuối:
“…”
Trương Hán Siêu đã nêu ra không ít cái tên nổi tiếng của Trung Quốc như “Tào Tháo”, “Bồ Kiên”
họ đều là các vị tướng đại tài của Trung Hoa, nhưng vẫn phải chịu thất bại nặng nề trong các trận
Xích Bích, Hợp Phì. Việc liệt kê ấy là để so sánh những thất bại của giặc là không thể nào có thể xóa
được, đồng thời ngợi ca lên chiến thằng Bạch Đằng vẻ vang của dân tộc ta. Nâng cao niềm tự hào
dân tộc trong mỗi con người. Không những vậy, Trương Hán Siêu còn hạ bể kẻ thù bằng cách khẳng
định nổi nhục nhã của kẻ thù là không thể rửa trôi. Và cũng như thể là ngợi ca trực tiếp đối với chiến
thằng trên sông Bạch Đằng.
Thông qua đoạn trích trên, ta có thể thấy được tài năng của Trương Hán Siêu trong việc viết văn, ông
đã sử dụng rất đặc sắc các nghệ thuật như liệt kê, điển tích và phóng đại. Đồng thời ta thấy được cái
tâm trong ông khi đã khơi dậy trong mỗi người lòng tự hào dân tộc khi nghe kể về trận chiến trên
sông Bạch Đằng. Ông quả là một con người có tài và có tâm.
Đoạn trích này chắc hẳn là một trong các đoạn trích hay nhất cho ta thấy được niềm tự hào dân tộc
qua các chiến công hiển hách từ trận chiến trên sông Bạch Đằng. Đồng thời, nó cũng là một thông
điệp tới đời sau, chúng ta phải biết yêu quý lấy chính đất nước ta. Phải cống hiến cho đất nước để
không phụ công ơn của cha ông ta đã xây nên.

You might also like