You are on page 1of 34

BỆNH PHỔI

TẮC NGHẼN MẠN TÍNH


BS. MAI THANH HẢI
Bộ môn Bệnh học lâm sàng
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học
MỤC TIÊU

1. ĐỊNH NGHĨA COPD


2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN
1. ĐỊNH NGHĨA

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): bệnh lý phổi không đồng nhất, đặc
trưng bởi các triệu chứng hô hấp mạn tính, do những bất thường của
đường thở và/hoặc phế nang gây tắc nghẽn đường thở dai dẳng và tiến
triển
– Triệu chứng hô hấp: khó thở, ho, khạc đàm
– Bất thường đường thở: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản
– Bất thường phế nang: khí phế thủng
2. NGUYÊN NHÂN – YTNC

COPD là kết quả của tương tác gene (G) – môi trường (E) theo thời gian (T):
– Môi trường: hút thuốc lá; tiếp xúc khói, bụi, hóa chất
– Gene: hiếm gặp, chủ yếu liên quan đột biến gen SERPINA1 dẫn đến
thiếu hụt α1-antitrypsin
– Tình trạng phổi kém phát triển khi còn nhỏ: sanh non, nhẹ cân, bất
thường bẩm sinh…
SINH LÝ BỆNH
SINH LÝ BỆNH

Viêm là một trong những cơ chế chính:


– Viêm phế quản mạn: bệnh đường thở nhỏ: viêm đường thở, tái cấu trúc
đường thở, gây hẹp đường thở
– Khí phế thủng: mất sợi đàn hồi, tổn thương phế nang
– Hậu quả: tắc nghẽn đường thở
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG:


– Khó thở: đánh giá bằng thang điểm mMRC, CAT.
• Diễn tiến nặng dần theo thời gian
• Lúc đầu chỉ có khó thở khi gắng sức. Sau đó khó thở cả khi nghỉ
ngơi và khó thở liên tục
• Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “ khó thở, nặng ngực”, “cảm
giác thiếu không khí, hụt hơi”, “thở hổn hển”…
• Khó thở tăng lên khi gắng sức hoặc nhiễm trùng hô hấp
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

TRIỆU CHỨNG mMRC

Khó thở khi gắng sức mạnh 0

Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ 1

Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở, hoặc phải dừng lại để thở khi đi 2
cùng tốc độ với người cùng tuổi trên đường bằng

Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng 3

Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà hoặc khó thở ngay cả khi thay 4
quần áo
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG:


– Ho: ho khan hoặc ho có đàm
• Giai đoạn đầu: ho ngắt quãng
• Giai đoạn sau: ho dai dẳng, ho mỗi ngày.
– Khạc đàm
• BN thường khạc 1 lượng đờm nhỏ dai dẳng khi ho, màu trắng
• Đàm đổi màu: đợt cấp, bội nhiễm
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG:


– Giai đoan muộn: mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, yếu, teo cơ
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ:


– Giai đoạn đầu khám phổi có thể bình thường:
– Giai đoạn nặng:
• Tắc nghẽn hô hấp dưới: khó thở thì thở ra, ran rít, ran ngáy
• Ứ khí phế nang: lồng ngực hình thùng, gõ vang, rì rào phế nang
giảm
• Suy hô hấp mạn: thở co kéo, tím môi, đầu chi, ngón tay dùi trống
• Biến chứng suy tim phải: phù chân, tĩnh mạch cảnh nổi, gan to
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
3. CẬN LÂM SÀNG

CẬN LÂM SÀNG:


– Chẩn đoán xác định: hô hấp ký
– Chẩn đoán phân biệt: Xquang, CT scan lồng ngực
– Chẩn đoán biến chứng: ECG, siêu âm tim, công thức máu, khí máu động
mạch
3. CẬN LÂM SÀNG

HÔ HẤP KÝ
– Cho biết có tình trạng tắc nghẽn đường thở có đáp ứng với test giãn
phế quản hay không
– Tắc nghẽn khi tỷ số FEV1/FVC < 0.7
• FEV1: thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên
• FVC: dung tích sống gắng sức
– Đáp ứng với test giãn phế quản: FEV1 tăng >200mL và >12% sau khi
xịt thuốc giãn phế quản
3. CẬN LÂM SÀNG

HÔ HẤP KÝ:
– Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán:
• FEV1/FVC sau test giãn phế quản < 0.7
• Phải kết hợp triệu chứng lâm sàng và tiền căn
– Bệnh lý có FEV1/FVC sau test giãn phế quản < 0.7 không phải COPD:
• Hen nặng
• Di chứng lao, giãn phế quản
3. CẬN LÂM SÀNG
3. CẬN LÂM SÀNG

HÔ HẤP KÝ:
– Vai trò:
• Chẩn đoán xác định COPD
• Đánh giá mức độ tắc nghẽn
• Theo dõi diễn tiến
• Kiểm tra điều trị
• Tiên lượng
3. CẬN LÂM SÀNG

HÔ HẤP KÝ
– Mức độ nặng tắc nghẽn luồng khí:
3. CẬN LÂM SÀNG

GOLD MỨC ĐỘ GIÁ TRỊ FEV1 (FEV1/FVC < 0.7)

GOLD 1 NHẸ FEV1 ≥ 80% giá trị dự đoán

GOLD 2 TRUNG BÌNH 50% ≤ FEV1 < 80% giá trị dự đoán

GOLD 3 NẶNG 30 ≤ FEV1 < 50% giá trị dự đoán

GOLD 4 RẤT NẶNG FEV1 < 30% giá trị dự đoán


3. CẬN LÂM SÀNG

XQUANG/CT SCAN:
– Vai trò:
• Hình ảnh gợi ý COPD
• Vai trò chính: chẩn đoán phân biệt nguyên nhân khác: suy tim trái,
K phế quản, lao phổi
• Định hướng điều trị: nội soi phế quản đặt van 1 chiều, phẫu thuật
3. CẬN LÂM SÀNG
3. CẬN LÂM SÀNG

XQUANG/CT SCAN:
– 2 phế trường tăng sáng
– Lồng ngực hình thùng
– Khoang liên sườn giãn rộng
– Cơ hoành dẹt
– Bóng khí
– …
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN

5 CÂU HỎI TẦM SOÁT COPD TRONG CỘNG ĐỒNG:


– 1. Ông/bà có ho vài lần trong ngày ở hầu hết các ngày?
– 2. Ông/bà có khạc đàm ở hầu hết các ngày?
– 3. Ông/bà có dễ bị khó thở hơn những người cùng tuổi?
– 4. Ông/bà có trên 40 tuổi?
– 5. Ông bà vẫn còn hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá?
• → Trả lời “có” 3 câu trở lên cần làm hô hấp ký để chẩn đoán COPD
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN

CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN COPD:


– 1. Đánh giá triệu chứng lâm sàng gợi ý COPD
– 2. Chẩn đoán xác định bằng hô hấp ký
– 3. Chẩn đoán mức độ nặng
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH


– Hô hấp ký: FEV1/FVC sau giãn test giãn phế quản < 0.7
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN

CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ NẶNG


– Mức độ tắc nghẽn: FEV1/FEV1 dự đoán
– Mức độ khó thở: mMRC, CAT

– Tiền căn đợt cấp:

• Đợt cấp ≥ 2 lần/năm (đợt cấp thường xuyên)


• Đợt cấp ≥ 1 lần/năm phải nhập viện điều trị
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN

CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ NẶNG


– Nguy cơ cao khi: tắc nghẽn mức độ nặng (GOLD 3,4) hoặc số đợt cấp ≥
2 lần/năm

– Triệu chứng nhiều khi mMRC ≥ 2


4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN

PHÂN NHÓM COPD


– Nhóm A: nguy cơ thấp, ít triệu chứng
– Nhóm B: nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng
– Nhóm E: nguy cơ cao
4. CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:


COPD HEN

Khởi phát tuổi trung niên (>40 tuổi) Khởi phát sớm

Triệu chứng nặng dần theo thời gian Triệu chứng biến đổi từng ngày

Tiền căn hút thuốc lá, tiếp xúc khí, hạt độc Tiền căn dị ứng, viêm mũi, mề đay
chất kéo dài Tiền căn gia đình bị hen

Khó thở lúc đầu khi gắng sức, sau liên tục Ho, khó thở thường vào nửa đêm gần sáng

Tắc nghẽn luồng khí ít hồi phục sau test Tắc nghẽn luồng khí hồi phục nhiều sau
giãn phế quản test giãn phế quản, sau điều trị
THANK YOU

You might also like