You are on page 1of 47

1

THOÁI HOÁ KHỚP

Ths.Bs. Phùng Thùy Trang


2 Mục tiêu

 1. Trình bày được nguyên nhân, cơ


chế bệnh sinh của bệnh thoái hóa
khớp theo YHHĐ và YHCT.
 2. Trình bày được chẩn đoán, cách
dự phòng và điều trị các thể bệnh
thoái hóa khớp theo YHHĐ và
YHCT.
Phần 1: KHỚP
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỚP
1. Định nghĩa:
Khớp là chỗ nối liền của ít nhất hai xương hay nói cách
khác là nơi các xương liên kết với nhau nhờ các mô
liên kết, những mô sụn và ổ khớp.
2. Cấu tạo:
Mỗi khớp bao giờ cũng có 3 thành phần cơ bản:
3
-Mặt khớp
-Bao khớp
-Ổ khớp
a. Mặt khớp: bao phủ bằng
lớp
4 sụn trong
CẤU TẠO KHỚP ĐỘNG
b. Bao khớp: nối liền các Cơ
đầu xương với nhau, ở các Xương
Túi
khớp động có bao hoạt hoạt
Màng hoạt dịch
dịch nằm xen giữa khớp và dịch
gân của các cơ lân cận
bao khớp nên làm giảm Hoạt dịch
được sự ma sát của gân và
bao khớp. Bao khớp
Đại đa số các khớp, bao Gân
khớp còn được tăng cường Sụn

bên ngoài bằng các dây


chằng.
5
c. Ổ khớp: là các khe kẽ
giới hạn bởi các bao khớp
và sụn khớp.
Trong ổ khớp có dịch
nhớt do túi hoạt dịch tiết ra
Dịch nhớt có tác dụng
làm nhờn các sụn khớp để
giảm sức ma sát
3. Phân loại Khớp bất động

6
Dựa vào sự vận động khớp, chia
ra: Khớp bán động

3.1 Khớp bất động


Không có ổ khớp, bất động
hoặc ít động về mặt chức năng

3.2 Khớp động Có đầy đủ các


thành phần cấu tạo của khớp và
hoạt động về mặt chức năng
Khớp động
3.3 Khớp bán động: Là loại khớp
nằm giữa 2 loại trên, loại này
có bao khớp sợi nhưng không
có bao hoạt dịch
7

4. Chức năng của khớp

Trong cơ thể con người khớp có ba chức


năng quan trọng:

 Hỗ trợ cho sự ổn định vị trí của cơ thể

 Tham gia vào việc di động các phần cơ


thể và tương hỗ lẫn nhau

 Chuyển động cơ thể để di chuyển trong


không gian
8 Phần 2: PHÂN LOẠI BỆNH KHỚP

Các bệnh khớp rất đa dạng


Để thuận tiện chẩn đoán,
Hội nghị Nội khoa toàn
quốc tháng 5/1976 đã
thông qua 1 bảng phân loại
các bệnh khớp như sau:
Bệnh Bệnh khớp không
9 khớp do viêm
do viêm

Bệnh khớp do nguyên


nhân ngoài khớp Thấp ngoài khớp
10
Bệnh khớp do viêm
A.Viêm khớp do thấp
1. Thấp khớp cấp
2. Viêm khớp dạng thấp
3. Viêm cột sống dính khớp
4. Viêm khớp thiếu niên
5. Thấp khớp bán cấp
6. Các thể đặc biệt
11
Bệnh khớp do viêm
B.Viêm khớp do nhiễm khuẩn
1. Lao khớp (cột sống và các khớp khác)
2. Vi khuẩn (tụ cầu, lậu cầu, các loại khác)
3. Virut
4. Ký sinh trùng và nấm
12
Bệnh khớp không do viêm

A. Thoái khớp (arthrose, ostero arthritis)

B. Bệnh khớp sau chấn thương

C. Dị dạng khớp

D. Khối u và loạn sản


Bệnh khớp do nguyên nhân ngoài khớp
13

1. Bệnh hệ thống (Bệnh tạo keo: Colagenose,


connectivites)
2. Bệnh chuyển hoá
3. Bệnh máu
4. Thần kinh
5. Tiêu hoá
6. Cận ung thư (para néoplasique)
7. Các nguyên nhân khác
14

Phần 3: Thoái hóa khớp


(osteoarthritis, osteoarthosis, degenerative, joint disease)
A. Đại cương

1. Định nghĩa

 Là 1 bệnh khớp thường gặp nhất ở người có tuổi.


 Tổn thương ở sụn khớp – đĩa đệm.
 Là nguyên nhân gây đau và giảm vận động ở
52% số người > 35 tuổi, 80% số người > 70 tuổi.
A. Đại cương
15

2. Dịch tễ
 Là 1 bệnh thường gặp nhất
 Liên quan chặt chẽ với tuổi
 Nguyên nhân gây đau, mất khả năng vận
động và giảm chất lượng sống ở người
 Là nhóm bệnh đòi hỏi khá nhiều chi phí y tế
A. Đại cương
16

3. Phân loại
 Thoái hoá tự phát:
 Thoái hoá thứ phát:
Làm nặng thêm thoái hoá tự phát, thường
do các bệnh lý xương khớp mắc phải
trong cuộc đời:
+ Chấn thương
+ Dị tật bẩm sinh mắc phải
+ Các bệnh chuyển hóa, nội tiết,
loạn dưỡng.
+ Các bệnh lý viêm khớp
+ Các bệnh viêm khớp dạng thấp
B. Cơ chế bệnh sinh
17

1. Do cơ địa:
Di truyền, tuổi, giới.

2. Vai trò của các men tiêu protein:


Bình thường các men này ở mức cân bằng.
Khi bị tăng kích thích, các men sẽ tăng hoạt
tính làm tế bào sụn bị hoạt hoá và sụn khớp bị phá
huỷ.
B. Cơ chế bệnh sinh
18
3. Vai trò của các cytokines (các protein tế bào miễn dịch gửi
đi các tín hiệu từ tế bào tới tế bào điều khiển phản ứng miễn
dịch)

+ Kích thích sự tổng hợp và tiết các men tiêu protein


+ Ngăn cản sự tổng hợp proteoglycan của các tế bào sụn
+ Ức chế sự tái tạo tổ chức.

4. Vai trò của yếu tố phát triển:


Kích thích sự tổng hợp các proteoglycan

5. Vai trò của áp lực:


+ Ảnh hưởng tới tế bào sụn, gây hư hại tế bào sụn và huỷ hoại
các chất căn bản của sụn khớp
+ Ảnh hưởng tới khung collagen của tổ chức sụn
C. Cấu trúc, chức năng của sụn và tổn thương GPB
19

2. Chức năng của sụn khớp

 Tạo nên sự trơn láng trên bề mặt của khớp, cùng với dịch
khớp, giúp cho bề mặt của khớp không bị cọ sát vào nhau
khi vận động, cả khi chịu lực.

 Làm phân tán sự tập trung của các stress, bảo vệ đầu
xương khỏi bị tổn thương khi khớp chịu lực
C. Cấu trúc, chức năng của sụn và tổn thương GPB
20
3. Tổn thương cơ bản của THK (tổn
thương sụn khớp hoặc đĩa đệm cột
sống)
Giai đoạn 1: Sự tiến triển của Thoái Hoá Khớp
- Bề mặt sụn bị ăn mòn.
- Phì đại và tăng sản sụn khớp.
- Tăng dịch trong chất căn bản của sụn
Giai đoạn 2:
- Vôi hoá bề mặt tiếp xúc giữa sụn và
xương.
- Hình thành các vết nứt trên bề mặt sụn
(do mạch máu từ tổ chức xương ăn lên
gây xơ hoá tổ chức sụn và ăn mòn tổ chức
sụn- panus)
- Xơ hoá màng hoạt dịch và bao khớp.
Xương Tàn dư sụn
Giai đoạn 3:
Sụn Sự huỷ hoại lớp sụn
- Tổ chức sụn biến mất, còn trơ lại tổ
chức xương Sụn biến mất
D. Triệu chứng LS và CLS
21
1. Dấu hiệu chung của THK
1.1. Lâm sàng:
* Đau khớp:
+ Có tính chất cơ giới.
+ Thường không kèm theo các biểu hiện viêm.
+ Vị trí các khớp chịu sự tì đè.
* Hạn chế vận động:
“Dấu hiệu phá gỉ khớp”
* Biến dạng khớp
* Các dấu hiệu khác:
+ Teo cơ
+ Có tiếng lạo xạo ở khớp khi vận động.
+ Tràn dịch khớp
D. Triệu chứng LS và CLS
22

* Các dấu hiệu toàn thân:


Thường không nặng nề.

* Biểu hiện của các bệnh liên quan đến tuổi khác:
 Cao huyết áp
 Tiểu đường
 Loãng xương
D. Triệu chứng LS và CLS
1. Dấu
23 hiệu chung của THK

1.2. Cận LS
+ X-Quang:
Gai
- Hẹp khe khớp hoặc hẹp xương
khe liên đốt cột sống.
- Đặc xương dưới sụn. Đặc xương
- Mọc thêm xương (gai dươí sụn
xương)
+ Xét nghiệm: Hẹp khe
khớp
- Thường không có thay
đổi CTM, VS, xét nghiệm
thường quy khác.
- Có thể có biểu hiện của
các bệnh kèm theo.
D. Triệu chứng LS và CLS
24
2. Thoái hoá ở 1 số vị trí thường gặp

2.1 Thoái hoá cột sống cổ

2.2 Thoái hóa cột sống thắt lưng

2.3 Thoái hoá khớp gối


D. Triệu chứng LS và CLS
2.1 & 2.2 Thoái hoá cột sống cổ, thắt lưng

25 Dấu hiệu lâm sàng

Thoái hoá cột sống


cổ
Đau vùng cổ gáy
Nhức đầu, chóng mặt… Thoái hóa cột sống thắt lưng
Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay
(Tê tay)
• Cột sống cổ biến dạng, vẹo, hạn Đau
chế vận dộng
Chèn ép rễ thần kinh
(Đau thần kinh tọa)
Cột sống thắt lưng
biến dạng, vẹo,
Hạn chế vận dộng
D. Triệu chứng LS và CLS
26 Dấu hiệu X Quang
Các loại tổn thương đĩa đệm

Đĩa đệm
bình thường

Đĩa đệm
bị thoái hoá

Đĩa đệm
phình ra

Đĩa đệm
bị thoát vị

Đĩa đệm
bị hẹp

Đĩa đệm
bị thoái vị với
sự hình thành
gai xương
D. Triệu chứng LS và CLS
27
2.2 Thoái hoá khớp gối

Phần xương
- Đau Phần sụn
lộ ra
bị ăn mòn
- Hạn chế vận động
- Có dấu hiệu kẹt khớp
- Có thể có tiếng lạo xạo
Gai
- Khớp gối sưng xương

- Teo cơ ở mặt trước đùi

Phần sụn
chêm trong
bị ăn mòn
E. ĐIỀU TRỊ
28

1. Mục đích điều trị:

 Loại trừ các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hoá

 Giảm đau , kháng viêm

 Bảo vệ sụn khớp

 Giữ gìn, duy trì chức năng vận động của khớp
E. ĐIỀU TRỊ
29

2. Điều trị cụ thể

2.1 Loại trừ các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hoá
 Cải tạo cơ địa, duy trì nếp sống trẻ trung lành mạnh, vận
động thường xuyên.
 Phát hiện và điều trị sớm các dị dạng bẩm sinh
 Điều trị sớm và tích cực các bệnh lý viêm khớp
 Giảm cân nặng, thay đổi điều kiện làm việc, thay đổi thói
quen xấu
 Điều chỉnh các nội tiết tố
 Điều trị tích cực các bệnh lý kèm theo ( Loãng xương)
E. ĐIỀU TRỊ
30
2.2 Giảm đau , kháng viêm
 Khớp nghỉ ngơi khi đau, vận động nhẹ nhàng
 Xoa bóp, vật lý trị liệu, châm cứu…
 Các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol…)
 Các thuốc kháng viêm không có Steroid (Ibuprofen,
Diclofenac…)
 Chích thuốc vào khớp:
 Corticosteroid
 Hyaluronic acid
E. ĐIỀU TRỊ
31
2.3 Bảo vệ sụn khớp
2.3.1 Glucosamin sulfat
 Liều dùng: 500-1000 mg x 2lần/hàng ngày
 Cơ chế:
 Kích thích tế bào sụn sản xuất proteoglycans
 Kích thích sản xuất Collagen, bảo vệ sự đàn hồi của sụn khớp
 Là thành phần chính của dịch khớp
 Bôi trơn mặt khớp
 Dinh dưỡng cho sụn và giúp tái tạo sụn khớp
 Làm giảm triệu chứng đau của thoái hoá khớp
2.3.2 Chondroitine sulfat
 Liều dùng: 400-800 mg x 2 lần/hằng ngày
 Cơ chế:
 Kích thích tế bào sụn sản xuất proteoglycans
 Hút nước trong phân tử proteoglycans
 Dinh dưỡng cho sụn
 Bảo vệ sụn bằng cách ức chế các men tiêu protein (MMPs)
E. ĐIỀU TRỊ
32
2.3.3 Hyaluronic acid (HA) chích nội khớp

Thuốc hoạt động bởi 3 cơ chế:


- Bao phủ và bôi trơn bề mặt sụn khớp
- Ngăn cản sự mất proteoglycan
- Tăng cường chế tiết HA tự do bởi các tế bào màng
hoạt dịch
2.3.4 Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng ( đặc biệt
là protid) khoáng chất ( Calci, phospho) Vitamin
(D,C, E và nhóm B…) tinh chất sụn (Cartilage,
Satilage)
E. ĐIỀU TRỊ
33

3. Giữ gìn, duy trì , cải thiện


chức năng vận động của
khớp
 Tập vận động khớp và cột
sống thường xuyên
 Thực hiện chế độ tiết kiệm
khớp – tránh đứng lâu…
 Điều trị ngoại khoa được áp
dụng để sửa chữa các biến
dạng của khớp
 Nội soi khớp (để chẩn đoán
Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
và điều trị)
 Đánh giá trực tiếp tổn
thương
 Bơm rửa ổ khớp
 Cấy sụn và ghép sụn
F. PHÒNG BỆNH
34
Mặc dù thoái hoá khớp là 1 quá trình bệnh khó tránh khỏi ở
người lớn tuổi nhưng dự phòng vẫn rất quan trọng vì nó có thể
ngăn ngừa, hạn chế các yếu tố thúc đẩy, làm quá trình thoái
hoá xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn.

- Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt


- Tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế
- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, di chứng tại khớp và cột
sống
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh dư cân, béo
phì. Đặc biệt bổ sung Calci, Phospho, Vitamin nhóm B,C,D…
F. PHÒNG BỆNH
35
F. PHÒNG BỆNH
36
Xoay cổ Gập cổ

Nghiêng cổ
F. PHÒNG BỆNH
37

Hít tường
F. PHÒNG BỆNH
38
F. PHÒNG BỆNH
39

TẬP ĐẦU GỐI VÀ MẮC CÁ


F. PHÒNG BỆNH
40 TẬP HÔNG
41

Y HỌC CỔ TRUYỀN
42 CƠ chế bệnh sinh
 Do tuổi cao, thận khí hư, vệ khí hư yếu. Vệ ngoại bất cố làm cho tà
khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) xâm nhập vào cơ thể, tà khí ứ lại ở cơ
nhục, cân mạch, kinh lạc làm khí huyết không thông mà gây nên
chứng "tý".
 Do tuổi cao, chức năng của các tạng trong cơ thể hư suy; hoặc do
ốm đau lâu ngày; hoặc do bẩm tố cơ thể tiên thiên bất túc; hoặc do
phòng dục quá độ khiến cho thận tinh hao tổn, thận hư không nuôi
dưỡng được can âm, dẫn tới can huyết hư. Thận hư không chủ
được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mà gây nên
chứng "tý".
 Do lao động nặng nhọc, gánh vác lâu ngày; hoặc do tuổi đã cao, cơ
nhục yếu, lại thêm vận động sai tư thế; hoặc do ngã, va đập... làm
tổn thương kinh mạch. Kinh mạch bị tổn thương dẫn tới đường đi
của khí huyết không thông, khí huyết ứ lại mà gây chứng "tý".
Thể thận khí hư, vệ ngoại bất cố, tà
43 khí thừa cơ xâm nhập.
 Chứng hậu:
• Cảm giác đau nhức các khớp xương, đặc biệt là vùng lưng, gối.
• Hạn chế vận động các khớp.
• Mệt mỏi, thở ngắn.
• Sợ lạnh, chi lạnh.
• Tiểu tiện nhiều lần.
• Lưỡi bè to, rêu lưỡi trắng mỏng.
• Mạch trầm tế.
 Pháp điều trị: ích khí, dưỡng thận, khử tà, thông kinh lạc.
 Bài thuốc: Thận khí hoàn
44

 Pháp điều trị: ích khí, dưỡng thận, khử tà,


thông kinh lạc.
 Bài thuốc: Thận khí hoàn
 Thục địa 12gHoài sơn 10g
 Sơn thù 10gTrạch tả 10g
 Đan bì 10g Bạch ling 10g
 Phụ tử chế 06g Quế chi 04g
 Đỗ trọng 10g Tục đoạn 12g
 Cốt toái bổ 12g
45 Can thận âm hư
 Chứng hậu:
• Lưng, cổ và tứ chi đau mỏi, hạn chế vận động.
• Chân tay tê bì.
• Đau đầu âm ỉ, ù tai.
• Hoa mắt, chóng mặt.
• Ngủ ít.
• Lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng.
• Mạch huyền tế sác.
 Pháp điều trị: bổ can thận, thông kinh lạc.
 Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị.
46 Khí trệ huyết ứ
 Chứng hậu:
• Khớp xương đau nhức, không lan, hạn chế vận động.
• Chân tay tê bì.
• Sưng nóng một số khớp ở tứ chi.
• Đau đầu.
• Hoa mắt, chóng mặt.
• Chất lưỡi hồng, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng.
• Mạch trầm sáp.
 Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc.
 Phương dược: Tứ vật đào hồng gia giảm.
47

XIN
CẢM
ƠN !

You might also like