You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THỊ QUỲNH NGỌC

NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA


HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU
TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THỊ QUỲNH NGỌC

NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA


HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU
TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Chuyên ngành: Hóa sinh


Mã số: 60720106

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI - 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DẠNH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................2

1.1. Bệnh thoái hóa khớp gối:.......................................................................2

1.1.1. Dịch tễ.............................................................................................2


1.1.2. Đại cương bệnh thoái hóa khớp gối:...............................................3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:..................................................3
1.1.4. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối:...............................................3
1.1.5. Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối.....................................................3

1.2. Huyết tương giàu tiểu cầu:.....................................................................3

1.2.1. Khái niệm về huyết tương giàu tiểu cầu:.........................................3


1.2.2. Phương pháp tạo khối huyết tương giàu tiểu cầu............................4
1.2.3. Cơ chế tác dụng đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối:.................4

1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả của PRP trong điều trị bệnh thoái hóa
khớp gối:........................................................................................................4

1.3.1. Trên thế giới....................................................................................4


1.3.2. Tại Việt Nam...................................................................................4

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................4

2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................4

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu...........................................4


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................5

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.........................................................6


2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................6
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................6
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:........................................................................6

2.4. Chỉ số nghiên cứu...................................................................................6

2.4.1. Đặc điểm quá trình tách và đánh giá chất lượng khối tiểu cầu:......6
2.4.2. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu:..........................................7

2.5. Kỹ thuật tách và tạo khối huyết tương giàu tiểu cầu:.............................7
2.6. Quản lý và phân tích số liệu...................................................................7
2.7. Sai số và biện pháp khắc phục...............................................................7

2.7.1. Sai số...............................................................................................7


2.7.2. Biện pháp khắc phục.......................................................................8

2.8. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................8


2.9. Sơ đồ nghiên cứu....................................................................................9

CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................10

3.1. Đặc điểm sản phẩm khối tiểu cầu tách:................................................10


3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị:...................................................................11

CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN.............................................................11


DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp gối (THKG) là bệnh lý tổn thương của toàn bộ các
thành phần của một khớp như sụn, xương dưới sụn, dây chằng, màng hoạt
dịch, cơ cạnh khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu.
Thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất ở người lớn trên thế giới. 1 Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 25% người già trên 65 tuổi bị đau
khớp và tàn phế do mắc bệnh thoái hóa khớp gối. 2 Năm 2005, ở Mỹ có 27
triệu người tương đương với hơn 10% dân số của Mỹ mắc bệnh thoái hóa
khớp và đến năm 2009, thoái hóa khớp đứng hàng thứ 4 khiến cho người bệnh
phải nhập viện điều trị.3 Ở Việt Nam, thống kê trong 10 năm (1991 – 2000) về
tình hình bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch
Mai, THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong nhóm các bệnh có tổn thương
khớp. Trong THK (không kể thoái hóa cột sống), THK gối chiếm 56,5%.5
Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tại
Thụy Sĩ, một nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của người dân bang Geneva
cho thấy thoái hóa khớp là một trong bốn nguyên nhân phổ biến nhất làm
giảm Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALYs), sau các
rối loạn tâm thần kinh, ung thư và bệnh tim mạch.3
Việc điều trị Thoái hóa khớp còn nhiều hạn chế. Trước đây chúng ta quan
niệm rằng thoái hóa khớp là một quá trình không thể đảo ngược. Do đó các
phương pháp điều trị chỉ chủ yếu làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, gần đây
với sự phát triển của nhiều phương pháp mới, việc cải thiện tổn thương khớp
và điều trị nguyên nhân đang được nhắm đến. Huyết tương giàu tiểu cầu, gen
trị liệu hay tế bào gốc là các phương pháp mới hướng tới điều trị tổn thương
căn bản của sụn, tức là hướng tới điều trị nguyên nhân của bệnh THK.
2

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP- Platelet rich plasma) là một thể tích huyết
tương tự thân có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần mức cơ bản trong máu
tĩnh mạch. Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu khoảng từ 140.000
đến 400.000 tiểu cầu/ μl máu (trung bình 200.000), trong khi đó số lượng tiều
cầu trong PRP cao hơn gấp nhiều lần, từ 2- 8 lần, so với mức trung bình [31,
32]. Sở dĩ cần một nồng độ lớn tiểu cầu trong PRP để điều trị vì vai trò quan
trọng và chủ yếu của tiểu cầu trong liệu pháp PRP để điều trị nhiều bệnh lý
khác nhau.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính an toàn và hiệu
quả điều trị của huyết tương giàu tiểu cầu trên bệnh nhân thoái hóa khớp
gối” với 2 mục tiêu:
1. Chuẩn hóa quy trình tạo khối huyết tương giàu tiểu cầu và đánh giá
chất lượng sản phẩm.
2. Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
bằng khối huyết tương giàu tiểu cầu.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Bệnh thoái hóa khớp gối:
1.1.1. Dịch tễ
1.1.1.1. Tình hình bệnh thoái hóa khớp gối trên thế giới
Thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất ở người lớn trên thế giới. 1 Felson
và cộng sự báo cáo rằng khoảng một phần ba tổng số người trưởng thành có
dấu hiệu X quang của thoái hóa khớp. Andrianakos và cộng sự, trong một
nghiên cứu dịch tễ học, đã phát hiện thấy thoái hóa khớp có biểu hiện lâm
sàng ở đầu gối, bàn tay hoặc hông chiếm 8,9% dân số trưởng thành, trong đó
thoái hóa khớp gối là dạng phổ biến nhất (chiếm 6%). 6,7 Tổ chức Y tế Thế
3

giới (WHO) ước tính khoảng 25% người già trên 65 tuổi bị đau khớp và tàn
phế do mắc bệnh thoái hóa khớp gối.2
Năm 2005, ở Mỹ có 27 triệu người tương đương với hơn 10% dân số của Mỹ
mắc bệnh thoái hóa khớp và đến năm 2009, thoái hóa khớp đứng hàng thứ 4
khiến cho người bệnh phải nhập viện điều trị. Thoái hóa khớp là nguyên nhân
đứng đầu trong việc phải phẫu thuật thay khớp: 905.000 trường hợp thay
khớp háng và gối đã được thực hiện trong năm 2009 với chi phí rất cao 24,3
tỷ đô la Mỹ.3 Thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất trên toàn thế giới,
ước tính thu hút khoảng 10% nam giới và 18% của phụ nữ trên 60 tuổi.
Trong một cuộc điều tra dân số chung tại Tây Ban Nha về các bệnh xương
khớp cho thấy thoái hóa khớp gối có triệu chứng chiếm khoảng 10,2 % . Cuộc
khảo sát này cho thấy rằng những bệnh nhân có các bệnh cơ xương khớp đã
làm suy giảm đáng kể chức năng và chất lượng cuộc sống. Hơn một phần ba
số các đối tượng nghiên cứu đã đến gặp bác sĩ vì các vấn đề về cơ xương
khớp của họ trong vòng 1 năm.3
Tại Thụy Sĩ, một nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của người dân bang
Geneva cho thấy một mô hình tương tự. Thoái hóa khớp là một trong bốn
nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm Số năm sống được điều chỉnh theo mức
độ bệnh tật (DALYs), sau các rối loạn tâm thần kinh, ung thư và bệnh tim
mạch. Ở phụ nữ, thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến thứ ba, với chỉ số
DALYS là 4,2%, sau bệnh tim thiếu máu cục bộ (6,7%) và rối loạn trầm cảm
nặng (10%).3
1.1.1.2. Tình hình bệnh thoái hóa khớp gối ở Việt Nam
Ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác nào nhưng thoái hóa khớp chiếm tỷ
lệ cao trong các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. 4
Thống kê trong 10 năm (1991 – 2000) về tình hình bệnh nhân điều trị nội trú
tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, THK đứng hàng thứ ba
4

(4,66%) trong nhóm các bệnh có tổn thương khớp. Trong THK (không kể
thoái hóa cột sống), THK gối chiếm 56,5%. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy thống kê
trong 10 năm (1996 – 2006) về bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Cơ xương
khớp, THK đứng hàng thứ hai sau các bệnh tự miễn (17,2%) trong nhóm các
bệnh tổn thương khớp. Trong THK (không kể thoái hóa cột sống), THK gối
chiếm 52,7%.5
1.1.2. Đại cương bệnh thoái hóa khớp gối:
Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh thực thể phức tạp khó chẩn đoán và xác
định. Các Tiểu ban về Thoái hóa khớp của Trường Cao đẳng Thấp khớp học
Hoa Kỳ và Ủy ban Tiêu chuẩn Trị liệu đã định nghĩa Thoái hóa khớp gối là
"Một nhóm bệnh do nhiều nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng và dấu hiệu
khớp liên quan đến sự khiếm khuyết của khớp sụn, cùng với những thay đổi
liên quan trong xương bên dưới ở mép khớp".2 Theo “Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị các bệnh cơ xương khớp” của Bộ Y tế Việt Nam, thoái hóa khớp
được định nghĩa : “Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và
sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới
sụn.”8
Trước kia, thoái hoá khớp (còn gọi là hư khớp) được coi là bệnh lý của sụn
khớp, song ngày nay, bệnh được định nghĩa là tổn thương của toàn bộ khớp,
bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn,
dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Tổn thương diễn biến chậm
tại sụn kèm theo các biến đổi hình thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹp khe
khớp, tân tạo xương (gai xương) và xơ xương dưới sụn.9
5

1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:


1.1.3.1. Giải phẫu khớp gối:
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh:
1.1.3.3. Các yếu tố nguy cơ:
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ của THK bao gồm [36,
37]:
- Tuổi: tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.
- Giới tính và hormon: bệnh hay gặp ở nữ giới, có thể liên quan đến hormon
estrogen.
- Chủng tộc: trong một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ tệ THK gối ở nữ
giới
là người Mỹ gốc Phi cao hơn chủng tộc khác (nhưng không đúng với nam
giới).
- Các bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải gây tổn thương khớp: thường hay gặp ở
khớp háng hơn.
- Yếu tố gen: có mối liên quan chặt chẽ với THK bàn tay hơn là THK gối hay
khớp háng.
- Hoạt động thể lực quá mức.
- Béo phì, đặc biệt là vòng bụng lớn, thường đi kèm các rối loạn chuyển hóa
khác.
- Chấn thương.
- Thiếu hụt vitamin D và C có thể liên quan tới tăng tỷ lệ THK.
1.1.4. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối: (trch ls,
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American
College of Rheumatology), 1991, độ nhạy 94% độ đặc hiệu 88%10
1. Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).
2. Dịch khớp là dịch thoái hoá.
6

3. Tuổi trên 38.


4. Cứng khớp dưới 30 phút.
5. Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.
1.1.5. Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối:
1.1.5.1. Nguyên tắc điều trị:
Thoái hóa khớp gối được cho là một quá trình không đảo ngược, vì vậy
nguyên tắc điều trị của bệnh này là chủ yếu điều trị triệu chứng như:
Giảm đau trong các đợt tiến triển.
− Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng
khớp.
− Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và
các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
1.2. Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu:
1.2.1. Khái niệm về huyết tương giàu tiểu cầu:

1.2.2. Vai trò của từng thành phần trong khối huyết tương giàu tiểu cầu và
cơ chế tác dụng đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối:
1.2.3. Phương pháp tạo khối huyết tương giàu tiểu cầu:
7

1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả của PRP trong điều trị bệnh thoái hóa
khớp gối:
1.3.1. Trên Thế giới:
1.3.2. Tại Việt Nam
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được lựa chọn là những bệnh nhân:
- Được chẩn đoán Thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội
thấp khớp học Mỹ ACR 1991, phân loại giai đoạn II - III theo phân loại
của Kellgren và Lawrence.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Thoái hóa khớp theo Hội thấp khớp học Mỹ
(American College of Rheumatology - ACR), 1991:
1. Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).
2. Dịch khớp là dịch thoái hoá.
3. Tuổi trên 38.
4. Cứng khớp dưới 30 phút.
5. Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.
Chẩn đoán giai đoạn thoái hoá khớp gối trên Xquang theo Kellgren và
Lawrence:
1. Giai đoạn 0: không có bất thường về khớp.
2. Giai đoạn 1: có gai xương nhỏ, không hẹp khe khớp.
3. Giai đoạn 2: có gai xương rõ và nghi ngờ có hẹp khe khớp.
4. Giai đoạn 3: có nhiều gai xương kích thước vừa, có hẹp khe khớp,
có xơ xương dưới sụn và nghi ngờ có biến dạng bề mặt diện khớp.
8

5. Giai đoạn 4: có gai xương lớn, hẹp nhiều khe khớp, có xơ xương
dưới sụn rõ và có biến dạng bề mặt diện khớp rõ.
- Đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thoái hóa khớp theo quy
trình thông thường: Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối không cải
thiện sau ít nhất 1 năm điều trị với thuốc chống viêm giảm đau, thuốc
chống thoái hóa tác dụng chậm, tiêm Corticoid, tiêm acid Hyaluronic
nội khớp, nội soi khớp gối, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống.
- Điểm đau theo thang điểm VAS > 5/10.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Thoái hóa khớp gối thứ phát:
+ Sau chấn thương.
+ Bệnh lý tổn thương cấu trúc khớp gối bẩm sinh.
+ Bệnh lý xương, sụn tại khớp gối.
+ Các tổn thương cấu trúc bao khớp, dây chằng dẫn đến tổn thương
thoái hóa khớp gối.
+ Thoái hóa khớp gối do một số bệnh lý khác: bệnh khớp do vi tinh thể,
do nguyên nhân thần kinh, do chuyển hóa, Hemophilia, bệnh nội tiết…
- Bệnh nhân đã được tiêm acid hyaluronic (Hyalgan, Go-on,…) hoặc nội
soi khớp gối tổn thương trong vòng 6 tháng trước đây: Để loại trừ tác
dụng còn lại của acid hyaluronic và nội soi khớp.
- Bệnh nhân sử dụng NSAIDs trong vòng 48 giờ, tiêm Corticosteroid
trong vòng 1 tháng.
- Những bệnh nhân trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp
điều trị khác sẽ được loại khỏi nghiên cứu.
9

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:


Mẫu bệnh nhân sẽ được lấy tại Khoa Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Việc
tách chiết tạo khối tiểu cầu được thực hiện tại Trung tâm Gen- Protein Trường
Đại học Y Hà Nội, đánh giá chất lượng sản phẩm tại đơn vị Kĩ thuật cao.
Thời gian lấy mẫu: 7/2021-7/2022.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu 30 bệnh nhân. Chọn mẫu thuận tiện. Tất cả các bệnh nhân vào điều
trị PRP tại đơn vị Kĩ thuật cao có đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều được đưa vào
nghiên cứu cho đến khi đủ số lượng mẫu.
2.4. Chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm quá trình tách và đánh giá chất lượng khối tiểu cầu:
- Đánh giá tính an toàn sản phẩm huyết tương giàu tiểu cầu:
 Nhiễm khuẩn
 Nhiễm Mycoplasma
 Độc tố Endotoxin
- Đánh giá thành phần tế bào của sản phẩm huyết tương giàu tiểu cầu:
 Tiểu cầu
 Hồng cầu (*106/μL)
 Bạch cầu (*103/μL)
 Bạch cầu đa nhân trung tính (*103/μL)
 Bạch cầu đơn nhân (*103/μL)
- Đánh giá nồng độ yếu tố tăng trưởng trong sản phẩm huyết tương giàu
tiểu cầu
 PDGF
10

 VEGF
 EGF
2.4.2. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Đặc điểm chung bệnh nhân: tuổi, giới, tiền sử
Chẩn đoán xác định giai đoạn bệnh
Lâm sàng:
- Điểm VAS, Điểm Lequesne, Điểm WOMAC, Điểm WOMAC đau,
Điểm WOMAC vận động, Điểm WOMAC cứng khớp.
Cận lâm sàng:
- Xquang, Siêu âm, MRI.
- Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, Sinh hóa
máu, Đo mật độ xương.
2.5. Kỹ thuật tách và tạo khối huyết tương giàu tiểu cầu:
Protocol tách bằng kit TROPOCELL
2.6. Quản lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0 bằng các thuật
toán thống kê y học.
- So sánh tỷ lệ bằng phép kiểm định χ2.
- So sánh trung bình bằng kiểm định T test hoặc Mann Whitney U.
- So sánh hiệu quả trước sau điều trị t-test ghép cặp.
2.7. Sai số và biện pháp khắc phục.
2.7.1. Sai số
- Thời gian nghiên cứu hạn chế.
- Sai số trong thu thập và xử lí số liệu.
- Nghiên cứu không đại diện cho quần thể.
2.7.2. Biện pháp khắc phục
- Xây dựng mẫu bệnh án mẫu, điền đúng, đầy đủ, rõ ràng.
11

- Tuân thủ quy trình nghiên cứu.


- Làm sạch số liệu trước khi nhập và xử lí số liệu.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Việc tiến hành nghiên cứu được tiến hành theo đúng mục tiêu nghiên
cứu, các thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Tất cả thông tin về bệnh nhân nghiên cứu đều được giữ bí mật trong
suốt quá trình nghiên cứu và kể cả sau nghiên cứu.
- Sự tham gia của bệnh nhân là tình nguyện. Bệnh nhân có thể từ chối
tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào.
- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến quá trình điều trị, tâm lý bệnh nhân.
- Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
12

2.9. Sơ đồ nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu


13

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm Sản phẩm khối tiểu cầu tách:

Bảng 1: Đánh giá tính an toàn sản phẩm huyết tương giàu tiểu cầu

Số lượng Tỉ lệ %

Nhiễm khuẩn (+)

(-)

Tổng

Nhiễm Mycoplasma (+)

(-)

Tổng

Độc tố Endotoxin (+)

(-)

Tổng

Bảng 2: Đánh giá thành phần tế bào của sản phẩm huyết tương giàu tiểu
cầu

Loại tế bào Số lượng trong Số lượng trong sản Mức độ thay


máu máu toàn phần phẩm huyết tương đổi
giàu tiểu cầu (lần)

Tiểu cầu
14

Hồng cầu
(*106/μL)

Bạch cầu
(*103/μL)

Bạch cầu đa
nhân trung tính
(*103/μL)

Bạch cầu đơn


nhân (*103/μL)

Bảng 3: Đánh giá nồng độ yếu tố tăng trưởng trong sản phẩm huyết
tương giàu tiểu cầu

Yếu tố tăng Nồng độ trong Nồng độ trong sản Mức độ thay


trưởng máu toàn phần phẩm huyết tương giàu đổi
(pg/mL) tiểu cầu (lần)
(pg/mL)

PDGF

VEGF

EGF

3.2. Đặc điểm chung của chung của nhóm nghiên cứu:
15

CHƯƠNG 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN

Dự kiến bàn luận theo kết quả của nghiên cứu.


16

DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự kiến kết luận theo mục tiêu nghiên cứu.


DỰ TRÙ KINH PHÍ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Felson DT. Epidemiology of hip and knee osteoarthritis. Epidemiol Rev.
1988;10:1-28. doi:10.1093/oxfordjournals.epirev.a036019
2. Deborah Symmons, Colin Mathers, Bruce Pfleger. Global burden of
osteoarthritis in the year 2000. Published online 2000.
3. Pm B. Impact of osteoarthritis on individuals and society: how much
disability? Social consequences and health economic implications. Curr
Opin Rheumatol. 2002;14(5). doi:10.1097/00002281-200209000-00017
4. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan. Thoái hóa khớp [hư khớp] và
thoái hóa cột sống. In: Bệnh Học Nội Khoa Tập I (Dùng Cho Đối Tượng
Sau Đại Học). Nhà XB Y học.
5. Nguyễn Thị Mộng Trang, Lê Thị Anh Thư. Tình hình thoái hóa khớp tại
khoa Nội cơ xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm (2/2001-
2/2004), Báo cáo khoa học Hội thấp khớp học lần thứ 3. Published online
2004.
6. Felson DT, Couropmitree NN, Chaisson CE, et al. Evidence for a
Mendelian gene in a segregation analysis of generalized radiographic
osteoarthritis: the Framingham Study. Arthritis Rheum. 1998;41(6):1064-
1071. doi:10.1002/1529-0131(199806)41:6<1064::AID-
ART13>3.0.CO;2-K
7. Andrianakos AA, Kontelis LK, Karamitsos DG, et al. Prevalence of
symptomatic knee, hand, and hip osteoarthritis in Greece. The ESORDIG
study. J Rheumatol. 2006;33(12):2507-2513.
8. PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, PGS.TS.
Nguyễn Quốc Anh, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Ban hành kèm theo Quyết định
số 361/QĐ-BYT. Published online January 25, 2014.
9. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Thoái hóa khớp. In: Bệnh Học Cơ Xương Khớp
Nội Khoa. NXB Y học; 2012.
10. Altman RD. Criteria for classification of clinical osteoarthritis. J
Rheumatol. 1991;18(SUPPL. 27):10-12.
PHỤ LỤC 1
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
1. . Hành chính
Mã bệnh án: .......................................................................
Mã lưu trữ: .......................................................................
Họ và tên: ....................................................................... Tuổi: …........
Giới: 1. Nam 2. Nữ
Nghề nghiệp: .......................................................................
Địa dư: 1. Nội thành Hà Nội
2. Ngoại thành Hà Nội
3. Các tỉnh khác
Ngày vào viện: ......................................................................
Ngày ra viện: .......................................................................
2. Tiền sử:
Điều trị thoái hóa khớp gối:
- Sử dụng thuốc NSAIDs: không  có  Thời gian điều trị:
- Thuốc điều trị cơ bản: không  có  Thời gian điều trị:
Bệnh nội khoa: Ung thư Béo phì  Đái tháo đường  Tăng huyết áp  Khác
(ghi rõ):
3. Triệu chứng lâm sàng:

You might also like