You are on page 1of 5

TRIỆU CHỨNG BÀN TAY GIÓ THỔI

I. ĐẠI CƯƠNG – MÔ TẢ
Bàn tay gió thổi là triệu chứng điển hình của tổn thương ăn mòn xung quanh khớp bàn ngón,
kèm trật khớp, các ngón tay nghiêng trụ. Nó là sự dịch chuyển của khớp bàn ngón, khớp cổ tay
về phía xương trụ. Nguyên nhân thường gặp là viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này sẽ không
gây ảnh hưởng đến sinh hoạt ngay lập tức, nhưng khi không được điều trị trong một thời gian
dài, các cử động vốn đã từng dễ dàng thực hiện có thể trở nên khó khăn hơn, thậm chí gây đau
đớn.

Hình 1: Bàn tay gió thổi


https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-319-26660-2_20
Bàn tay gió thổi là một triệu chứng thường xuất hiện muộn nên giá trị chẩn đoán còn hạn chế. Nó
có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng trong những thay đổi về khớp, và có ý nghĩa
phân biệt trong viêm khớp dạng thấp với các bệnh lý viêm xương khớp khác.
II. SINH LÝ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS - RA)
Tăng sản tế bào hoạt dịch và kích hoạt tế bào nội mô là những hiện tượng ban đầu trong quá
trình bệnh lý, tiến triển thành viêm mất kiểm soát và hậu quả là phá hủy sụn và xương. Các yếu
tố di truyền và các bất thường trong hệ thống miễn dịch góp phần vào sự lây lan của bệnh.
Tế bào T CD4, tế bào thực bào đơn nhân, nguyên bào sợi, hủy cốt bào và bạch cầu đa nhân trung
tính đóng vai trò tế bào chính trong sinh lý bệnh của RA, trong khi tế bào B sản xuất tự kháng
thể (ví dụ, các yếu tố thấp khớp). Sự sản sinh bất thường của nhiều cytokine, chemokine và các
chất trung gian gây viêm khác xảy ra ở những bệnh nhân RA, bao gồm: TNF-α, IL-1, IL-6, IL-8,
TGF-ß, FGF, PDGF.
Cuối cùng, tình trạng viêm và sự tăng sinh quá mức của màng hoạt dịch dẫn đến phá hủy các mô
khác nhau, bao gồm sụn, xương, gân, dây chằng và mạch máu. Mặc dù RA bắt đầu tiến trình
bệnh lý ở màng hoạt dịch và dẫn đến sự thoái hóa dần dần của các cấu trúc khớp, nhưng các cấu
trúc quanh khớp cũng bị ảnh hưởng và hậu quả là làm biến dạng các cấu trúc đó.
III. ĐIỀU GÌ GÂY RA HIỆN TƯỢNG LỆCH BÊN TRỤ (ULNAR DRIFT) TRONG
BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP?
Khi khớp đốt bàn ngón tay mất ổn định, các lực khác tác động lên nó sẽ gây ra hiện tượng lệch
bên trụ đặc trưng. Ví dụ, gãy cổ tay góp phần vào hiện tượng lệch bên trụ.
Suy yếu các dây chằng quay - cổ tay - gan bàn tay gây ra sự di lệch bên quay của các xương cổ
tay và các xương đốt bàn ngón tay khớp với xương quay, dẫn đến khớp đốt bàn ngón tay lệch về
hướng xương trụ qua cơ chế Z. Hiện tượng này mô tả hệ quả của sự mất cân bằng của các lực đối
nghịch tại một khớp; khi một khớp nào đó liên tục uốn theo một hướng, các khớp ở hai bên của
nó cũng sẽ biến dạng theo hướng đó nếu không có trở lực vật lý nào.
Hơn nữa, các gân duỗi có thể bị xê dịch hoặc lệch theo hướng xương trụ góp phần gây ra hiện
tượng này. Hiện tượng lệch trụ sinh lý gân duỗi thứ tư và thứ năm trong quá trình gấp khớp đốt
bàn ngón tay sẽ được phóng đại khi các sợi cân cơ ngang bị kéo căng do tăng sinh màng hoạt
dịch.

Hình 2: Sự di lệch bên quay của các xương cổ tay và các xương đốt bàn ngón tay (hình bên trái)
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/ulnar-deviation
Hình 3: Cơ chế Z
http://baleko.com/ing/urun-detay-Z-YATAK-MEKANIZMASI
IV. Ý NGHĨA CỦA TRIỆU CHỨNG BÀN TAY GIÓ THỔI
Các bệnh lý liên quan triệu chứng bàn tay gió thổi
Triệu chứng bàn tay gió thổi thường gặp trong các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó bệnh lý
thường liên quan đến triệu chứng này là viêm khớp dạng thấp – đây là một bệnh lý tự miễn gây
ra khi hệ miễn dịch tấn công lên các mô khớp. Tùy vào độ lệch nhiều hay ít của các khớp mà bác
sĩ có thể đánh giá được mức độ nặng của bệnh.
Ngoài viêm khớp dạng thấp, triệu chứng bàn tay gió thổi còn có thể liên quan đến các bệnh như:
thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến, hay bệnh lupus hệ thống.
Tuy nhiên, triệu chứng bàn tay gió thổi thường không là dấu hiệu đặc trưng cho các bệnh lý kể
trên như bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh nhân có thể được hướng dẫn gì khi mắc triệu chứng bàn tay gió thổi?
1. Sử dụng nẹp
Khi phát hiện sớm, người bệnh có thể được hướng dẫn đeo nẹp để giảm tốc độ tiến triển của triệu
chứng. Nẹp được dùng có thể có nhiều dạng, bao gồm:
­ Hand-resting splint: thường đeo vào ban đêm, nâng đỡ cổ tay và các ngón tay giúp thả
lỏng khớp bàn-ngón tay và giảm triệu chứng đau.

Hình 4: Hand-resting splint


https://www.truecarehealth.in/shop/orthopedic/hand-resting-splint/
­ Nẹp khớp bàn ngón tay (tên tiếng Anh: MCP joint splint): loại nẹp này có thể đeo vào
ban ngày để nâng đỡ ngón tay, giảm đau.

Hình 5: Nẹp khớp bàn ngón tay


https://www.orfit.com/blog/splint-in-the-spotlight-metacarpal-phalangeal-mcp-joint-blocking-ort
hosis/
­ Nẹp vận động (tên tiếng Anh: exercise splint): hỗ trợ khớp bàn ngón tay khi duỗi hay gập
các ngón tay, giảm lực tác động lên khớp.
2. Thay đổi thói quen sống
Ngoài sử dụng nẹp hỗ trợ, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sống để hạn chế tác động quá mức
lên khớp bị tổn thương, ví dụ:
­ Dùng cả hai tay khi nâng vật nặng.
­ Tránh cầm các vật như bình nước, cốc nước.
­ Hạn chế các hoạt động làm ngón tay di chuyển thêm về hướng trụ như vặn tay nắm cửa
hay mở nắp các loại lọ.
Tài liệu tham khảo:
1. Neumeister M. Hand and Wrist Surgery in Rheumatoid Arthritis: Overview, Tenosynovitis,
Flexor Tenosynovitis in the Fingers. Emedicine.medscape.com.
https://emedicine.medscape.com/article/1287449-overview. Published 2021. Accessed
November 3, 2021.
2. Hand Rheumatoid Arthritis. Physiopedia.
https://www.physio-pedia.com/Hand_Rheumatoid_Arthritis. Published 2020. Accessed
November 3, 2021.
3. R Smith H. Rheumatoid Arthritis (RA): Practice Essentials, Background, Pathophysiology.
Emedicine.medscape.com. https://emedicine.medscape.com/article/331715-overview.
Published 2021. Accessed November 3, 2021.
4. Jewell T. Ulnar Deviation (Drift): What Is It?. Healthline.
https://www.healthline.com/health/ulnar-deviation. Published 2018. Accessed November 3,
2021.
5. Dennis M, Bowen W, Cho L. Mechanisms Of Clinical Signs. 2nd ed. New South Wales:
Elsevier Australia; 2016:63.

You might also like