You are on page 1of 8

Mã lớp Số thứ tự theo danh sách

36.308.1
học phần: lớp học phần

ĐẶNG LÊ DUY 20.35.000067

Giáo dục học đại cương


TS. Hồ Văn Liên

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 07/02/2022


MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 2

2. Yếu tố môi trường ................................................................................................. 2

2.1. Khái niệm về yếu tố môi trường ................................................................... 2

2.2. Yếu tố môi trường xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách
trong thời đại khoa học công nghệ ...................................................................... 3

3. Kết luận và đề xuất giải pháp về yếu tố môi trường xã hội trong trong việc
hình thành và phát triển nhân cách trong thời đại khoa học công nghệ phát triển.
4

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 5

1
1. Đặt vấn đề
Khi xem xét hay đánh giá một con người, chúng ta thường hay nhắc đến
“ nhân cách” của người đó, nó như một tiền đề nhìn nhận giá trị, bản chất của một con
người. Đó cũng là cơ sở để thiết lập, tạo dựng một mối quan hệ.
Vì vậy, sự hình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách của con người rất quan trọng
và luôn được quan tâm trong xã hội. Nhân cách của mỗi người đều có sự khác biệt,
được hình thành và phát triển trong quá trình sống, học tập giao tiếp, lao động, hoạt
động xã hội, vui chơi… Nhân cách được hình thành và phát triển do nhiều yếu tố chi
phối trong đó có yếu tố môi trường.
Ở mỗi giai đoạn của con người, môi trường tác động đến nhân cách thông qua các giá
trị vật chất và tinh thần khác nhau. Trong sự phát triển nguồn lực trong thời gian đất
nước đổi mới như hiện nay, yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động,
đào tạo nguồn lực, con người phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, với sự
phát triển của xã hội hiện nay, nhữnng mặt tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển và hình thành nhân cách.
Vậy yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng như thế nào trong sự hình thành và phát triển
nhân cách?.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, yếu tố môi trường xã hội
có vai trò ra sao trong sự hình thành và phát triển nhân cách?.
Những đề xuất nào để phát huy hiệu quả của yếu tố môi trường xã hội hiện nay trong
việc hình thành và phát triển nhân cách?.
2. Yếu tố môi trường
2.1. Khái niệm về yếu tố môi trường
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung
quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Có thể phân thành hai
loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên – hệ sinh thái phục vụ cho các hoạt
động sinh sống của con người. Hoàn cảnh địa lí. nước, không khí, đất đai, động vật,
thực vật, khí hậu, thời tiết,… đều thuộc môi trường tự nhiên.
– Môi trường xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị kinh tế, xã hội – lịch
sử. văn hóa, giáo dục,… được thiết lập. Con người hoà nhập được với xã hội qua môi

2
trường này. Tác động của môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách
qua các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân tham gia tích cực vào các mối quan hệ đó.
Các mối quan hệ giữa các cá nhân được thiết lập lại do các quan hệ sản xuất, quan hệ
kinh tế quyết định.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất
định. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đều tác động đến con người một cách
tự phát hay tự giác, nhưng trước hết phải nói đến môi trường xã hội mà đặc biệt là giáo
dục có tác động mạnh mẽ đến mỗi cá nhân. Vì sao vậy vì môi trường góp phần tạo nên
mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động và giao lưu của cá nhân.
Qua đó con người chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người. Chính trong quá
trình đó đã nảy sinh, hình thành và phát triển nhân cách của mình. Tuy nhiên, con người
không phải là một thực thể thụ động trước các tác động của môi trường mà là một chủ
thể tích cực.
Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường còn phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lí
bên trong của cá nhân (xu hướng, năng lực, thái độ…) và vào mức độ cá nhân tham gia
cải tạo môi trường. ở đây có sự tác động qua lại giữa các nhân cách và môi trường.
Những tác động của môi trường hay hoàn cảnh đã được phản ánh vào nhân cách. Chính
trong quá trình con người tác động cải biến hoàn cảnh nhằm phục vụ cho lợi ích của
mình và xã hội thì cũng là quá trình cải tạo chính bản thân mình. Nói về mối quan hệ
này, C. Mác đã viết: “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con
người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Vậy môi trường có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển nhân cách? Khi
xem xét môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; khi xem xét yếu tố sinh vật và yếu
tố xã hội thì Cái quyết định sự hình thành và phát triển tâm là nhân cách là môi trường
xã hội, là yếu tố xã hội. Trong môi trường xã hội rộng lớn đó thì giáo dục, hoạt động,
giao tiếp với tư cách như là những phương thức hay các con đường có vai trò quyết định
quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
2.2. Yếu tố môi trường xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách trong
thời đại khoa học công nghệ.
Nhân cách như một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua
những giá trị vật chất, tinh thần, phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, nghề

3
nghiệp - những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống
của chính bản thân nó, theo thời gian, nhân cách con người cũng chịu sự ảnh hưởng của
xã hội.
Ví dụ: Nếu muốn một đứa trẻ trở thành một nhân cách đồng nghĩa với việc phải cho nó
tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn
bị bước vào cuộc sống.
Trong hội nhập và phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, môi
trường văn hoá xã hội phát triển, con người là chủ thể thể hiện các chuẩn mực chung,
tuân theo hệ thống pháp luật và các giá trị đạo đức truyền thống.
Nhân cách con người có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế, sự phát triển bao
giờ cũng nằm trong sự tác động của các mặt của sự phát triển mang lại. Mối quan hệ
qua lại giữa phát triển bỏ qua nhân cách con người có tác động nguy hiểm đến sự phát
triển của xã hội loài người và cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Thực tế một số nước khi phát triển kinh tế đã không chú trọng đến tác động của nhân
cách con người đã gây ra hệ lụy vô cùng tiêu cực đạo đức kinh doanh, đạo đức thực thi
công vụ bị ảnh hưởng nhiều nên việc chú trọng đến các yếu tố này là việc rất quan trọng.
Vì vậy, nhân cách trong hội nhập và phát triển kinh tế là điều vô cùng cần thiết trong
mọi góc độ của công việc.
Trong nhiệm vụ phát triển đất nước, hoà nhập với các nước trên thế giới, nước ta cũng
cần lấy phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam đặt lên hàng đầu coi đó là lợi thế
so sánh để hội nhập và phát triển.
Môi trường xã hội ngày càng phát triển, lịch sử xã hội là một lợi thế không nhỏ của
nước ta trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, tuy nhiên, chúng ta
phải có một đặc thù riêng, vẫn phát huy, giữ gìn những truyền thống, nhân cách tốt đẹp
của dân tộc.
3. Kết luận và đề xuất giải pháp về yếu tố môi trường xã hội trong trong việc hình
thành và phát triển nhân cách trong thời đại khoa học công nghệ phát triển.

Trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại nhiều giá trị to lớn cho
đời sống con người như hiện nay, yếu tố môi trường xã hội đã mang lại nhiều mặt tích
cực và tiêu cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

4
Vì vậy để phát huy nét đẹp truyền thống cần xây dựng nhân cách con người trong phát
triển bao hàm đầy đủ nét truyền thống có đưa vào nét hiện đại hội nhập để tạo nên sự
hội nhập và phát triển kinh tế nhân văn bền vững. Sự kết hợp tinh hoa truyền thống và
nét đương đại là yêu cầu lớn trong giai đoạn hiện nay của sự phát triển. Sự hình thành
của con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau chịu nhiều tác động của các đặc tính
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi thời điểm.

Cần xây dựng khung tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh văn hóa doanh
nghiệp trên nền tảng các giá trị nhân văn của con người là rất cần thiết.

Phải luôn phát huy các giá trị văn hóa cao đẹp, cao thượng của Việt Nam, luôn phát huy
tinh thần hợp tác, đoàn kết, biết hòa hợp gắn kết mọi nền văn hóa với nhau để cùng phát
triển.

Phải đổi mới tư duy, cập nhật kiến thức mới để hội nhập quốc tế, phải biết chấp nhận
những kiến thức mới trên cơ sở có chọn lọc dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống
quốc gia, hiểu và hội nhập mọi vấn đề quốc tế.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Minh Hạc (chủ biên). Tâm lý học. NXB Giáo dục.

6
[2] Trần Thị Hương (Chủ biên). Giáo trình Giáo dục học Đại cương. NXB Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh.

You might also like