You are on page 1of 27

11/4/2020

CHƯƠNG 3

 Khái niệm cảm xúc


 Chức năng của cảm xúc

 Các lý thuyết về cảm xúc

 Sự căng thẳng trong cuộc sống

1
11/4/2020

 Cảm xúc (emotion) là trạng thái tâm lý thông


thường bao gồm các yếu tố sinh lý và tâm trí ảnh
hưởng đến hành vi cư xử của con người.

 Cảm xúc là những thay đổi thể xác và tinh thần bao
gồm: cảm giác, tiến trình nhận thức, các biểu hiện
bên ngoài (cả trên khuôn mặt và cử chỉ), và những
hành vi phản ứng cụ thể được đưa ra để đối phó với
tình huống mang ý nghĩa cá nhân.
 Tâm trạng hạnh phúc → thay đổi cơ thể: nhịp tim
tăng lên, nhảy tưng lên vì sung sướng.

2
11/4/2020

 Cảm xúc là sự tồn tại tương đối ngắn và


có cường độ tương đối mạnh.
 Ngược lại, tâm trạng thường có cường
độ thấp hơn và kéo dài trong nhiều ngày.

 Chuẩn bị cho hành động của chúng ta

 Ví dụ: thấy chó hung tợn chạy về phía chúng


ta → phản ứng xúc cảm (sợ hãi) → TK phát
sinh tình trạng cảnh giác sinh lý → chuẩn bị
cho cơ thể có hành động khẩn cấp

3
11/4/2020

 Uốn nắn hành vi trong tương lai của chúng ta.


→ Cảm xúc đóng vai trò xúc tiến việc tìm hiểu các
thông tin nhằm giúp chúng ta có phản ứng thích hợp
trong tương lai.
 Ví dụ: phản ứng cảm xúc nảy sinh khi người ta kinh
nghiệm qua một sự việc khó chịu – như bị một con
chó hung dữ đe dọa – dạy người ta né tránh các
trường hợp tương tự. Ngược lại là cảm giác hài lòng,
khích lệ đối với hành vi trước đây, khiến cho người ta
tìm đến các tình huống tương tự trong tương lai.

 Điều chỉnh tương tác xã hội.


 Cảm xúc mà chúng ta trải qua thường được bộ lộ rõ
rệt, cảm xúc này được thông đạt cho người khác qua
hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
 Các hành vi này như một dấu hiệu giúp người khác
hiểu rõ điều chúng ta đang trải qua và dự đoán được
hành vi tương lai của chúng ta.
 Giúp họ tương tác hiệu quả và phù hợp.

4
11/4/2020

 Ví dụ:
 Người mẹ nhìn thấy sự sợ hãi xuất hiện trên nét mặt
của đứa trẻ khi thấy một người lạ đến gần, nhờ đó
bà sẽ trấn an nó, giúp đứa bé đối phó với hoàn cảnh
gặp phải tốt hơn trong tương lai.
 https://www.youtube.com/watch?v=apzXGEbZht0

 Theo Paul Ekman, một nhà nghiên cứu hang đầu về


biểu hiện trên khuôn mặt, tất cả mọi người đều chia sẻ
sự chồng chéo trong "ngôn ngữ nét mặt‘’ (Ekman,
1984, 1994)
 Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới yêu cầu những
người từ các nền văn hóa khác nhau phân biệt những
cảm xúc liên quan đến biểu hiện trong những bức ảnh
đúng tiêu chuẩn.
 Mọi người đều có khả năng phân biệt những biểu hiện
gắn liền với bảy cảm xúc

5
11/4/2020

➢ Mọi người trên khắp thế giới bất kể khác biệt văn
hóa, chủng tộc, giới tính hay học vấn, đều thể hiện
những cảm xúc cơ bản theo cách giống nhau và có
khả năng nhận biết cảm xúc của người khác bằng
cách đọc những biểu hiện trên khuôn mặt.

➢ Xem phim: https://www.youtube.com/watch?v=-


hr58Yu0yDs

GIẬN DỮ COI THƯỜNG KHINH BỈ

6
11/4/2020

VUI VẺ SỢ HÃI BUỒN RẦU

NGẠC NHIÊN

 Một số hình thái phản ứng cảm xúc là độc


nhất cho mỗi nền văn hóa.
 Văn hóa thiết lập những nguyên tắc xã hội và
tính thích hợp để thể hiện những cảm xúc cụ
thể
 Văn hóa khác nhau có những chuẩn mực khác
nhau đối với cảm xúc.

7
11/4/2020

 Chúng ta học những quy luật này từ những người


xung quanh trong suốt tiến trình ta lớn lên.
 Mỗi nền văn hóa sẽ có một bộ quy tắc khác biệt,khác
nhau giữa văn hóa mang tính cá nhân và nền văn hóa
mang tính tập thể.
 Văn hóa mang tính cá nhân đề cao những nhu cầu
cá nhân, trong khi văn hóa mang tính tập thể đề cao
nhu cầu cộng đồng.

 Nhiều nền văn hóa khác nhau có mức độ kiểm soát


cảm xúc xuyên suốt khác nhau(Matsumoto, 2006).
 Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng người Nga là
những người kiểm soát cảm xúc gương mặt nhiều
nhất, sau đó là Nhật và Hàn Quốc.
 Ngược lại, người Mỹ ít kiểm soát cảm xúc qua khuôn
mặt nhất.

8
11/4/2020

Nụ cười của người Mỹ, giống như Tổng thống Barack Obama (phải) được phát hiện biểu
cảm hơn và thể hiện sự vui mừng thực sự, trong khi nụ cười của người Nga như Tổng thống
Vladimir Putin có xu hướng kín đáo, dè đặt hơn. Ảnh: EPA.

Ở Nhật, việc mỉm cười chứa đựng ý nghĩa khó hiểu hơn nhiều. Ở đất nước này, mỉm cười
cũng thường được sử dụng như một cách bộc lộ sự quy phục hay phục tùng. Ảnh: Corbis

9
11/4/2020

 Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả một
cuộc khảo sát về phản ứng xúc cảm trước các tình
huống khác nhau
 Mẫu: 5.000 người đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
 Họ nhận thấy, nụ cười ở những nước như Mỹ, Canada,
Zimbabwe và Australia biểu cảm nhất xét về khía cạnh
bộc lộ cảm xúc.
 Nụ cười ở Hong Kong được phát hiện ít bộc lộ rõ cảm
xúc nhất, tiếp đến là nụ cười của người Indonesia,
Bangladesh, Nga và Thụy Sỹ.

❑ Lý thuyết của James về phản ứng của cơ thể


❑ Lý thuyết Cannon-Bard về những tiến trình
thần kinh trung ương
❑ Các lý thuyết đánh giá nhận thức về cảm
xúc

10
11/4/2020

 Điều gì xảy ra khi chúng ta trải qua cảm xúc mạnh?


❑ Hơi thở nhanh và sâu

❑ Tim đập nhanh, bơm thêm nhiều máu vào động mạch

❑ Đồng tử giản nở, nhiều ánh sáng vào hơn giúp cho mức
nhạy cảm của thị lực tăng lên
❑ Miệng khô đi do các tuyến nước bọt tiết ra không kịp,
toàn bộ hệ tiêu hóa ngưng hoạt động.
❑ Tuyến mồ hôi tăng hoạt động giúp dịu bớt hơi nóng quá
độ phát sinh do tình trạng khẩn cấp
❑ Bắp thịt dưới da co thắt lại, lông tóc dựng đứng lên.

→ BẠN ĐANG SỢ HÃI

 Quan điểm 1: Phản ứng cơ thể là nguyên nhân


khiến chúng ta cảm nhận một tình cảm đặc biệt
xảy ra (ví dụ: chúng ta biết mình sợ hãi vì tim đập
nhanh…)
 Quan điểm 2: Phản ứng sinh lý là hệ quả của tình
trạng nhận biết một dạng cảm xúc đang diễn ra
(ví dụ: chúng ta biết mình sợ → tim đập nhanh)

11
11/4/2020

▪ Kinh nghiệm cảm xúc chẳng qua chỉ là một


phản ứng bản năng của cơ thể trước một tình
huống hay sự việc nào đó xảy ra trong môi
trường sống (James, 1980).
▪ Phản ứng bản năng là nguyên nhân gây ra cảm
xúc
✓ Khóc do sự mất mát khiến ta cảm thấy buồn
rầu
✓ Tấn công kẻ khác làm chúng ta tức giận
✓ Run rẩy vì sự đe dọa khiến chúng ta lo sợ

➢ Biến đổi sinh lý dẫn đến nhận biết cảm xúc


➢ Cảm giác này được não bộ giải thích như là
một dạng xúc cảm đặc biệt

12
11/4/2020

Nhược điểm:
➢ Biến đổi sinh lý phải diễn ra theo một tốc độ
khá nhanh, vì chúng ta nhận biết một số cảm
xúc hầu như tức thì khi sự việc xảy ra.
➢ Ví dụ: sợ hãi khi nghe tiếng bước chân kẻ lạ
trong đêm tối.
➢ Nhiều sự nhận biết cảm xúc thường phát sinh
ngay trước khi biến đổi sinh lý kịp thời diễn
ra.

Nhược điểm:
➢ Không phải lúc nào tình trạng cảnh giác sinh
lý cũng gây ra cảm xúc.
➢ Ví dụ: 1 người chạy nhanh → nhịp tim và
nhịp thở tăng, nhưng không gây ra cảm xúc
nào cả.
➢ Cơ thể phát sinh có cảm giác tương đối hạn
chế, khó để xác định loại cảm xúc nào là hậu
quả đặc thù của biến đổi sinh lý nào.
➢ Nhiều loại cảm xúc gắn liền với các thay đổi
sinh lý khá giống nhau.

13
11/4/2020

▪ Walter Cannon (1927, 1929) tập trung vào


hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
▪ Cảm xúc đòi hỏi não bộ phải làm trung gian
hòa giải giữa kích thích đầu vào và phản ứng
đầu ra.
▪ Những tín hiệu được gửi tới một vùng trên
vỏ não để tạo ra cảm giác và gửi tới vùng
khác để tạo ra sự biểu thị cảm xúc.

▪ Tình trạng cảnh giác sinh lý và kinh nghiệm


cảm xúc đều phát sinh đồng thời bởi cùng
một xung lực thần kinh, và đều xuất phát
từ đồi thị (thalamus)
▪ Kích thích gây phản ứng → đồi thị gửi tín
hiệu đến các cơ quan bên trong và gửi
thông điệp đến vỏ não về bản chất cảm
xúc đang diễn ra.

14
11/4/2020

Thuyết của Schachter-Singer: cảm xúc dựa vào


cách gọi tên tình trạng cảnh giác sinh lý
▪ Thuyết này giải thích cảm xúc chú trọng đến
vai trò của nhận thức
▪ Chúng ta nhận diện cảm xúc đang diễn ra nhờ
quan sát hoàn cảnh hiện tại của chúng ta và so
sánh bản thân chúng ta với người khác

Thí nghiệm
 Nhóm 1: 1 thiếu nữ nhan sắc trông hấp dẫn
đứng ở đầu 1 cây cầu treo lắc lư, dài gần 80m,
bắt qua hẻm núi sâu, và yêu cầu những người
đàn ông vừa đi qua cầu trả lời 1 số câu hỏi.
 Sau đó cô cho họ số điện thoại, bảo nếu quan
tâm đến kết quả thí nghiệm họ sẽ tiếp xúc với
cô vào tuần tới

15
11/4/2020

Thí nghiệm
 Nhóm 2: 1 thiếu nữ nhan sắc trông hấp dẫn
đứng ở đầu 1 cây cầu vững chắc bắt qua một
con suối cạn rộng khoảng hơn 3m phía dưới
cây cầu.
 Người thiếu nữ cũng hỏi họ một số câu hỏi

Thí nghiệm
 Kết quả: Những người đàn ông đi qua cây cầu
nguy hiểm tỏ ra khác biệt đáng kể về kết quả
phỏng vấn: họ có khả năng tưởng tượng về tình
dục của họ cao hơn nhiều, gọi điện cho cô gái
nhiều hơn, cho biết thấy cô lôi cuốn hơn so với
nhóm kia.
 Tình trạng cảnh giác sinh lý tăng lên do sự nguy
hiểm của chiếc cầu khiến những người nam muốn
lý giải tình trạng này là do nhan sắc của cô gái hấp
dẫn.

16
11/4/2020

 Kinh nghiệm cảm xúc đóng vai trò phối hợp


giữa tình trạng cảnh giác sinh lý và cách gọi
tên tình trạng ấy.
 Khi nguyên nhân gây ra tình trạng cảnh giác
sinh lý không rõ rệt, chúng ta có thể trông cậy
vào hoàn cảnh để xác định những gì chúng ta
đang cảm nhận.

 Cảm xúc là hiện tượng phức tạp, 1 lý thuyết


đơn độc không đủ để giải thích thỏa đáng mọi
khía cạnh của cảm xúc.
 Mỗi lý thuyết đều có chứng cứ trái ngược
nhau về khía cạnh này hay khía cạnh khác.
 Không có lý thuyết nào là hoàn toàn chính xác.

17
11/4/2020

18
11/4/2020

 Căng thẳng là kiểu phản ứng mà một sinh vật


tạo ra đối với những sự kiện kích thích làm xáo
trộn trạng thái cân bằng và tạo ra gánh nặng
hoặc vượt quá khả năng đối phó của nó.
 Sự kiện gây kích thích: điều kiện bên trong và
điều kiện bên ngoài → tác nhân gây căng
thẳng

 Tác nhân gây căng thẳng: là một sự kiện kích thích


yêu cầu cơ thể phải đưa ra một số kiểu phản ứng
mang tính thích nghi.
 Ví dụ: một người đạp xe thình lình đổi hướng đi
trước mũi chiếc ôtô của bạn, giáo sư thay đổi ngày
nộp của bài tiểu luận.

19
11/4/2020

 Phản ứng của một cá nhân đối với những yêu cầu về
thay đổi bao gồm nhiều phản ứng khác nhau xảy ra
với nhiều cấp độ, cả mặt sinh lý, hành vi, cảm xúc và
nhận thức.

 Căng thẳng kịch liệt: những kiểu bắt đầu và kết thúc
rõ ràng
 Căng thẳng kinh niên: trạng thái khuấy động kéo dài,
tiếp tục qua thời gian mà trong đó các yêu cầu nhận
biết lớn hơn những nguồn an ủi bên trong và bên
ngoài được dung để đối phó với chúng.
 Cơ thể chúng ta phản ứng khác nhau với những kiểu
căng thẳng khác nhau.

20
11/4/2020

 Phản ứng chống lại hoặc chạy trốn (Cannon, 1920):


một chuỗi hoạt động được kích hoạt trong dây thần
kinh và các tuyến nội tiết để chuẩn bị cho cơ thể tự
bảo vệ và đấu tranh hoặc chạy tới nơi an toàn.
 Vùng dưới đồi có liên quan đến một loạt các phản
ứng cảm xúc. Tuyến yên nhận tín hiệu từ vùng dưới
đồi sẽ tiết ra 2 hormone chủ yếu đối với phản ứng
căng thẳng: hormone kích thích tuyến giáp (TTH),
giúp tạo ra nhiều năng lượng có sẵn cho cơ thể; và
hormone ACTH “hormone căng thẳng”, giải phóng
những hormone khác, giúp điều chỉnh cơ thể.

Phản ứng của cơ thể đối với sự căng thẳng: căng thẳng tạo
ra những thay đổi sinh lý

21
11/4/2020

 Taylor (2000): phản ứng sinh lý đối với sự căng thẳng


có kết quả khác nhau giữa nam và nữ.
 Căng thẳng dẫn phụ nữ tới phản ứng chăm sóc và
giúp đỡ.
 Phụ nữ đảm bảo sự an toàn của con cái mình bằng
cách hướng tới những nhu cầu của chúng; phụ nữ
giúp đỡ những thành viên khác trong nhóm xã hội
của họ với mục tiêu chung là làm giảm khả năng tổn
thương của con cái minh.

 Selye (1930): tất cả những tác nhân gây căng thẳng


đòi hỏi sự thích nghi.
 3 giai đoạn:
▪ Phản ứng báo động: khoảng thời gian ngắn của sự
thức tỉnh về cơ thể để chuẩn bị cho cơ thể trước
hoạt động mạnh mẽ.
▪ Giai đoạn kháng cự: cơ thể chịu đựng và kháng cự
những ảnh hưởng làm suy yếu yếu tố gây căng thẳng
▪ Giai đoạn kiệt sức: nguồn lực của cơ thể trở nên suy
yếu (yếu tố căng thẳng kéo dài)

22
11/4/2020

 Những thay đổi lớn trong hoàn cảnh sống là


nguồn gốc của tình trạng căng thẳng đối với
nhiều người.
 Khi cố gắng liên hệ căng thẳng với những thay
đổi trong cuộc đời, bạn nên xem xét cả những
thay đổi tích cực và tiêu cực.

23
11/4/2020

 Những sự kiện gây tổn thương: hãm hiếp, tai


nạn giao thông, thiên tai, hoả hoạn... cũng có
ảnh hưởng lớn.
 Rối loạn căng thẳng sau sang chấn
(Posttraumatic Stress Disorder - PTSD). PTSD là
một phản ứng căng thẳng mà trong đó các cá
nhân phải trải nghiệm lại liên tục về sự kiện
gây tổn thương dưới hình thức như sự hồi
tưởng hoặc ác mộng.

24
11/4/2020

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn


 Những người chịu trải nghiệm sự tê liệt về
cảm xúc đối với những sự kiện xảy ra hàng
ngày và cảm giác xa lánh những người khác.
 Nỗi đau đớn về cảm xúc của phản ứng này có
thể gây hậu quả: gia tăng nhiều triệu chứng,
vấn đề về giấc ngủ, cảm thấy tội lỗi vì được
sống sót, khó khăn trong việc tập trung và
phản ứng giật mình tăng quá mức.

Tác nhân gây căng thẳng kéo dài


 Với những tác nhân gây căng thẳng mang tính
tâm lý, không phải lúc nào cũng dể dàng tìm ra
sự khác biệt rõ ràng.
 Đối với nhiều người, căng thẳng kinh niên xuất
phát từ những điều kiện trong xã hội và môi
trường.

25
11/4/2020

 Một số nhóm phải chịu căng thẳng kinh niên


bởi tác động của vị thế kinh tế - xã hội hoặc
đặc điểm chủng tộc của họ dẫn đến những
hậu quả khắc nghiệt đối với sức khỏe .
 Căng thẳng kinh niên cũng có thể ảnh hưỏng
tới sự phát triển trí tuệ của trẻ em.

 Những kiểu gây căng thẳng xảy ra hàng ngày mà hầu


như phần lớn mọi người đều gặp phải.
 Có tương quan giữa sự xuất hiện những cuộc cãi vả
và vấn đề sức khỏe: những tranh cãi càng thường
xuyên và căng thẳng thì sức khỏe về thể chất và tinh
thần càng tồi tệ hơn (Lazarus, 1981; 1984b)
 Những tranh cãi hàng ngày có thể bắt đầu ảnh
hưởng đến sức khoẻ từ rất sớm trong cuộc đời

26
11/4/2020

Xem phim “How to make stress your friend”

27

You might also like