You are on page 1of 16

Đề như ảnh :))

1. Sai, quan hệ xã hội và văn hóa xã hội là cơ sở xã hội, là điều kiện tinh thần, còn tiền đề vật chất
là di truyền, hệ tiết tố và não hệ thần kinh.

2. Sai.Theo các nghiên cứu về thời kỳ tư duy thì con người trải qua các thời kỳ tư duy: thời kỳ cảm
giác, thời kì tri giác và thời kì tư duy hay còn có cách chia khác là thời kì bản năng, thời kì kỹ xão
và thời kì trí tuệ. Tư duy trực quan hành động là việc quan sát trực tiếp và dùng hành động để
giải quyết vấn đề cụ thể, có ở cả người và động vật, ở người chủ yếu là ở những đứa trẻ, chứ
không loại trừ người trưởng thành

3. Sai. Các phương pháp nghiên cứu HTTL đều có những ưu nhược điểm khác nhau mà tùy vào nhu
cầu, th mà ta lựa chọn phương pháp, cũng như kết hợp các phương pháp lại với nhau để đạt được
kết quả tối ưu. Phương pháp thực nghiệm tuy có thể tác động trực tiếp vào đối tượng nhưng lại
không tránh được các yếu tố chủ quan tác động đến đối tượng, dẫn đến việc phải thực nghiệm
nhiều lần.

4. Sai. Để gây ra được cảm giác ngoài việc kích thích nằm trong ngưỡng cảm giác thì còn phải tác
động trực tiếp vào cơ quan cảm giác tương ứng. Vì phương pháp phản ánh của cảm giác là trực
tiếp.
5. Sai. Cả say mê và đam mê đều là thuộc tính của tình cảm, đều có tính ổn định và

Đề số 1
1.1 Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh độc đáo, chỉ có ở con người.

Nhận định đúng. Phản ánh tâm lý:

1.2 Phản xạ là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi.

1.3 Người “Thính tai” (tai thính, nghe tốt) là những người có ngưỡng cảm giác phía dưới cao về
âm thanh.

Sai. Ngưỡng phía dưới thấp thì độ nhạy cảm mới cao

1.4 Tình cảm là một thuộc tính tâm lý có tính nhất thời, đa dạng, luôn ở trạng thái tiềm tàng và
chỉ có ở người.

Nhận định sai

Tình cảm là 1 thuộc tính tâm lý khó hình thành nhưng ổn định, đa dạng luôn ở trong trạng thái tiềm tàng
chứ không phải nhất thời.

1.5 Năng lực được coi là một thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành
nên nhân cách.

Nhận định trên là sai vì:

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của nhân cách, tương ứng với yêu cầu của từng hoạt
động nhằm đáp ứng hoạt động đó. Tuy nhiên năng lực không tự nhiên hình thành mà phải trải qua quá
trình học tập, rèn luyện. Như vậy, nếu không rèn luyện thì năng lực cũng sẽ mất.

1.6 Khi ta đi từ chỗ tối ra chỗ sáng, thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn giảm xuống.
Đúng. Quy luật thích ứng của cảm giác. Kích thích tăng độ nhạy cảm giảm.

Đề có hình CBCT
1. Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có tính tiềm ẩn.

Nhận định trên Sai v

Vì có xúc cảm luôn ở trạng thái hiện thực và không mang tính tiềm ẩn

2. Cảm giác của con người và động vật đều giống nhau, bởi vì chúng đều là mức độ phản
ánh thấp nhất và có cả ở con người và động vật.

Nhận định trên Sai

Cảm giác là hiện tượng tâm lý sơ đẳng có cả ở con người lẫn động vật, nhưng cảm giác
của con người khác xa về chất so với động vật do nó mang tính xã hội.

3. Não là cơ sở vật chất, quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức.

Nhận định trên là Sai

Vì Não là cơ sở vật chất, nơi nảy sinh, tồn tại của tâm lý, tâm lý là kết quả của hệ thống
chứng năng hoạt động phản xạ. Về ý thức, trước hết là lao động và sau lao động, đồng thời
với lao động là ngôn ngữ, đây là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của loài người. Do
đó, não là cơ sở, quyết định sự hình thành và phát triển nhưng lao động và ngôn ngữ mới
chính là yếu tố tạo nên sự hình thành và phát triển ý thức.

4. Bất kỳ một kích thích nào nằm trong ngưỡng cảm giác, khi tác động trực tiếp vào cơ
quan cảm giác thì đều gây ra được cảm giác.

Sai. Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sv, ht
hoặc đặc điểm bên trong khi HTKQ tác động trực tiếp và phải tác động vào cơ quan cảm
giác tương ứng.

5. Ngoài con người, động vật bậc cao cũng có ý chí.

Nhận định trên là Sai

Vì ý chí là mặt năng động của ý thức, mà ý thức là một cấp độ phản ánh tâm lý đặc trưng,
cao cấp chỉ có ở con người vậy nên ý chí chỉ có ở con người.

6. “Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.”

Là câu nói thể hiện quy luật lây lan xúc cảm, tình cảm.
Sai. Câu nói trên thể hiện quy luật di chuyển của xúc cảm, tình cảm. Tức xúc cảm, tình
cảm sẽ di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác

7. Nhân cách của cá nhân thường có tính ổn định.

Nhận định trên là Đúng.

Vì Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, bền vững của cá nhân. Nó
thể hiện giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân đó. Các nét (thuộc tính, phẩm chất) nhân
cách khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế từng nét nhân cách có thể bị thay
đổi do cuộc sống, nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn
vẹn và tương đối ổn định. Nhờ vào tính ổn định của nhân cách mà hành vi của một cá nhân
nào đó có thể được dự kiến trước ở một mức độ nhất định, tuy nhiên, nhân cách mang tính
tương đối ổn định chứ ko phải bất biến, vì thế không nên nhìn nhận đánh giá nhân cách với
cái nhìn bất biến.

8. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và ngôn ngữ. Vì vậy, tư duy vừa có
tính trực quan, vừa có tính khái quát.

Sai. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và ngôn ngữ. Vì vậy, tư duy có tính
khái quát nhưng k có tính trực quan mà tư duy mang tính trừu tượng tức là có khả năng gạt
bỏ những thuộc tính, đặc điểm không cần thiết, chỉ để lại những đặc điểm cần thiết cho quá
trình tư duy

9. “Chữ được viết bằng phấn màu trắng lên bảng màu đen sẽ nhìn rõ hơn chữ được viết
bằng phấn trắng trên bảng màu vàng.” Đây là minh chứng cho quy luật về sự tác
động qua lại giữa các cảm giác.

Nhận định này sai.

Vì đây là minh chứng cho quy luật về sự tương phản của cảm giác, chứ không phải là quy
luật tác động qua lại giữa các cảm giác.

10. “Nắng mưa thì giếng năng đầy. Anh năng qua lại, mẹ thầy năng thương” là thể hiện
nội dung quy luật về sự tác động qua lại giữa xúc cảm, tình cảm.

Sai. Câu nói trên thể hiện nội dung quy luật thích ứng của xúc cảm, tình cảm. Có nghĩa là
ban đầu khi anh mới tới thì mẹ thầy sẽ có cảm giác cảnh giác đề phòng như đối với một
người lạ (chuyện bình thường) nhưng khi anh năng qua lại thì cảm giác đề phòng cảnh giác
đó sẽ chai sạn và thay vào đó là cảm giác an tâm hơn. Đó là quy luật thích ứng của xúc
cảm tình cảm.
TM45A

1. Mặc dù không thêm bớt thứ gì nhưng khi ăn ly chè để nguội sẽ có cảm giác như ngọt hơn
khi ăn ly chè đó lúc còn nóng.

Nhận định trên là đúng

Vì đây chính là quy luật tương phản của cảm giác, cụ thể là tương phản đồng thời. Tương phản
đồng thời là sự tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng 1 loại diễn ra ở cùng 1 thời điểm.
Khi chè nóng thì cùng 1 lúc cảm giác nếm (vị giác) của ta phải cảm giác cái nóng và vị ngọt vì
thế nên ta sẽ thấy ít ngọt hơn. Còn khi chè nguội thì cảm giác nếm của ta chỉ tập trung vào vị ngọt
nên ta sẽ cảm giác rõ ràng hơn.

2. Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn giảm xuống.

Nhận định trên là sai

Vì đây chính là quy luật thích ứng của cảm giác. Tức là khi cường độ kích thích mạnh thì độ nhạy
cảm của cảm giác sẽ giảm, còn khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm của cảm giác sẽ
tăng . Ánh sáng là kích thích mạnh đối với cảm giác nhìn của ta nên khi đó độ nhạy cảm sẽ giảm
, còn khi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì cường độ kích thích mạnh của ánh sáng không còn nữa nên
độ nhạy cảm của cảm giác nhìn sẽ tăng .

3. Mọi hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là những phản xạ.

Nhận định trên là sai:

Vì bên cạnh những phản xạ, các hiện tượng tâm lý của con người còn có các cơ sở sinh lý khác
như: di truyền, nội tiết tố, não bộ và hệ thần kinh cùng các quy luật hoạt động của hệ thần kinh.

4. Tư duy là mức độ nhận thức cao, phản ánh các thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng
hoặc mối liên hệ có tính logic giữa các sự vật hiện tượng, vì thế tư duy chỉ xuất hiện ở loài
người.

Nhận định trên là sai:

Vì theo các thời kỳ phát triển tâm lý, khi phân chia theo quá trình phản ánh thì có 1 thời kỳ tâm
lý gọi là thời kỳ tư duy. Trong thời kỳ tư duy được chia ra làm 2 giai đoạn nhỏ là tư duy bằng tay
và tư duy bằng ngôn ngữ. Tư duy bằng tay là quá trình phản ánh các mối liên hệ có tính logic giữa
các sự vật hiện tượng bằng cách thử và sai, tiêu biểu ở loài linh trưởng. Còn tư duy bằng ngôn
ngữ là phản ánh tâm lý bậc cao chỉ có ở loài người.
5. Giáo dục đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Nhận định này là sai

Giải thích:

Giáo dục chỉ đóng vai trò định hướng nhân cách, nó không phải là vai trò duy nhất cũng như mang
tính quyết định. Vì bên cạnh giáo dục còn có sự tác động không nhỏ của các yếu tố như Hoàn
cảnh sống, Hoạt động và các yếu tố di truyền.

6. Không chỉ ở con người, mà ở một số động vật cũng có tư duy.

Nhận định trên là sai

Vì theo các thời kỳ phát triển tâm lý, khi phân chia theo quá trình phản ánh thì có 1 thời kỳ tâm
lý gọi là thời kỳ tư duy. Trong thời kỳ tư duy được chia ra làm 2 giai đoạn nhỏ là tư duy bằng tay
và tư duy bằng ngôn ngữ. Tư duy bằng tay là quá trình phản ánh các mối liên hệ có tính logic giữa
các sự vật hiện tượng bằng cách thử và sai, tiêu biểu ở loài linh trưởng. Còn tư duy bằng ngôn
ngữ là phản ánh tâm lý bậc cao chỉ có ở loài người. Như vậy, tư duy chỉ xuất hiện ở linh trưởng
và loài người chứ không có ở các động vật khác.

7. Say mê thường có tính nhất thời và không ổn định, còn đam mê thì có tồn tại lâu dài và có
tính ổn định.

Nhận định trên là sai vì:

Say mê và đam mê đều là một dạng đặc biệt của tình cảm, đều có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại
dài và ý thức rõ ràng. Say mê là những say mê tích cực, còn đam mê là những say mê tiêu cực

8. Trong 4 loại khí chất (hoạt bát, bình thản, nóng nảy, ưu tư), Khí chất hoạt bát (linh hoạt) là
tốt nhất.

Đây là nhận định sai.

Giải thích:

Có 4 loại khí chất cơ bản của con người, trên thực tế thì ít có người nào có đơn thuần một khí
chất, mà thường có sự pha trộn lẫn nhau, tuy nhiên mỗi khí chất sẽ lại có ưu điểm và nhược điểm của
mình và không có loại khí chất nào tốt hơn hoặc xấu hoàn toàn.

Ví dụ như khí chất bình thản (điềm đạm) có ưu điểm là ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm,...Và
nhược điểm là nhận thức hơi chậm, ít giao tiếp, hơi kín đáo và tỏ ra thờ ơ. Còn khí chất nóng nảy thì ưu
điểm là sức sống dồi dào, tâm lý mạnh mẽ, nhiệt tình, quyết đoán,.. Và nhược điểm là hay vội vàng, nóng
nảy, hiếu thắng,..

=> Vì vậy câu nhận định này nếu sửa thành: Các loại khí chất đều có ưu điểm và nhược điểm riêng không
cái nào tốt hơn thì đúng.

9. Khi mới vào bệnh viện nào đó, ta thấy khó chịu với “Mùi bệnh viện”, nhưng một thời gian
sau ta không còn thấy khó chịu nữa, đó thể hiện nội dung quy luật về sự thích ứng của cảm
giác.

Nhận định trên là đúng:

Khi mới vào bệnh viện thì “mùi bệnh viện” - thứ mùi mà ta chưa tiếp xúc bao giờ sẽ trở thành
kích thích mạnh với cảm giác ngửi của chúng ta khiến cường độ nhạy cảm tăng làm ta thấy khó
chịu. Nhưng nếu một thời gian sau, ta cứ tiếp xúc với mùi bệnh viện theo 1 cường độ không đổi
thì ta ta sẽ dần quen và không còn thấy khó ngửi nữa, đó gọi là sự mất cảm giác.

10. Đều là quá trình nhận thức cảm tính (phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện
tượng) nhưng cảm giác được đánh giá là mức độ phản ánh cao hơn so với tri giác.

Nhận định trên là sai

Tri giác là mức độ phản ánh cao hơn cảm giác về chất. Vì tri giác là quá trình nhận thức phản ánh
1 cách trọn vẹn những đặc điểm, thuộc tính bên ngoài, những mối liên hệ của sự vật hiện tượng
từ đó cho chủ thể những hình ảnh rõ nét, trọn vẹn, có ý nghĩa hơn về sự vật hiện tượng so với cảm
giác

ĐỀ LỚP HC + HS B
Câu 1: Khí chất “ Điềm đạm ” thường tốt hơn so với khí chất “ nóng nảy ”

=> Nhận định này sai.

Giải thích:

Có 4 loại khí chất cơ bản của con người, trên thực tế thì ít có người nào có đơn thuần một khí
chất, mà thường có sự pha trộn lẫn nhau. Mỗi khí chất sẽ có ưu điểm và nhược điểm của mình và không
có loại khí chất nào tốt hơn hoặc xấu hoàn toàn.

Ví dụ như khí chất điềm đạm có ưu điểm là ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, bình thản,.. Và
nhược điểm là nhận thức hơi chậm, ít giao tiếp, hơi kín đáo và tỏ ra thờ ơ. Còn khí chất nóng nảy thì ưu
điểm là sức sống dồi dào, tâm lý mạnh mẽ, nhiệt tình, quyết đón,.. Và nhược điểm là hay vội vàng, nóng
nảy, hiếu thắng,..
=> Vì vậy câu nhận định này nếu sửa thành: Khí chất “ điềm đạm ” và khí chất “ nóng nảy ” đều có ưu
điểm và nhược điểm riêng không cái nào tốt hơn thì đúng.

Câu 2: Dưới góc độ Tâm lý học, trẻ em vừa mới sinh ra đủ điều kiện để được gọi là “ con người ”.
( Trang 220,221 )

=> Nhận định này đúng.

Giải thích:

Con người là khái niệm dùng để chỉ một đại biểu của một giống loài khác hẳn với loài động vật
khác, có lao động, có ngôn ngữ, sống thành xã hội,.

Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ một cá thể riêng lẻ của loài người, có ý đối vị với nhóm, cộng
đồng, xã hội và tập thể… Như vậy, trong khái niệm cá nhân bao hàm cả mặt sinh lý và mặt tâm lý, xã
hội. Trẻ sơ sinh, người lớn, người khoẻ mạnh hay bệnh tật, không phụ thuộc vào các phẩm chất và đặc
điểm của họ đều là một cá nhân. Từ đó ta có thể suy ra trẻ sơ sinh là một cá nhân, một cá thể riêng lẻ của
loài người.

Câu 3: Nhận thức cảm tính chỉ xuất hiện khi con người gặp phải tình huống có vấn đề.

=> Nhận định này sai.

Giải thích:

Nhận thức cảm tính chỉ là quá trình phản ánh được những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi
chúng đang trực tiếp tác động đến chúng ta. Trong nhận thức cảm tính có hai mức độ: cảm giác và tri
giác. Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, thấp nhất, là hình thức định hướng đầu tiên của
cơ thể trong thế giới khách quan. Tri giác là hình thức phản ánh cao hơn so với cảm giác nhưng vẫn nằm
trong cùng một bật thang nhận thức cảm tính.

Còn nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc), là giai
đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm,
phán đoán, suy luận. Và tính “ có vấn đề ” của tư duy là đặc điểm của tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những
hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ đã có, con người không đủ để giải quyết, nhận
thức, phải vượt khỏi những phạm vi hiểu biết cũ để tìm cái mới. Những tình huống như vậy là “ tình
huống có vấn đề ”.

=> Nhận thức lý tính xuất hiện khi con người gặp phải tình huống có vấn đề.

Câu 4: “ Chữ được viết bằng phấn trắng trên bảng màu đen sẽ nhìn rõ hơn chữ được viết bằng
phấn trắng trên bảng màu vàng ”. Nội dung câu nói này thể hiện quy luật về sự thích ứng của cảm
giác. ( Trang 122)
=> Nhận định này sai.

Giải thích:

Nội dung câu nói trên thể hiện quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác. Sự tác động
động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau trên những cảm giác cùng
loại hoặc khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua giữ các cảm giác thuộc cùng một loại.
Đó là sự thay đổi cường độ hoặc tính chất của cảm giác dưới ảnh hưởng của những kích thích xảy ra
trước đó hoặc đồng thời. Và câu nói trên thuộc tương phản đồng thời. Là hiện tượng tác động qua giữa
các cảm giác thuộc cùng một loại và diễn ra vào cùng một thời điểm.

=> Nhận định trên sẽ đúng nếu sửa thành “ Chữ được viết bằng phấn trắng trên bảng màu đen sẽ nhìn rõ
hơn chữ được viết bằng phấn trắng trên bảng màu vàng ”. Nội dung câu nói này thể hiện quy luật về sự
tác động qua lại giữa các cảm giác.

Câu 5: Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn giảm xuống.

=> Nhận định này sai.

Giải thích:

Theo quy luật về sự thích ứng của cảm giác thì thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của
cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy
cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Đi từ chỗ sáng ( cường độ kích thích
mạnh ) vào chỗ tối ( cường độ kích thích yếu ) là cường độ kích thích giảm thì độ nhảy cảm của cảm giác
sẽ phải tăng

=> Nhận định trên sẽ đúng nếu sửa thành “ Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm
giác nhìn tăng ”.

Câu 6: Bất kỳ một kích thích nào nằm trong ngưỡng cảm giác, khi tác động trực tiếp vào các cơ
quan cảm giác thì đều gây ra được cảm giác

=> Nhận định này là sai

Giải thích:

Không phải bất kỳ một kích thích nào đều gây ra cảm giác. Nếu kích thích quá lớn hoặc
quá nhỏ đều không gây ra cảm giác. Nếu muốn gây ra cảm giác thì một mặt cường độ kích thích
phải tác động đến các cơ quan cảm giác tương ứng. Mặt khác, cường độ kích thích phải nằm trong
một giới hạn nhất định, giới hạn đó có thể gây ra cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. Nên bất kỳ
một kích thích nào nằm trong ngưỡng cảm giác, khi tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác
thì đều có thể gây ra được cảm giác mà nó còn phải tác động đến các cơ quan cảm giác tương
ứng n
Câu 7: Trong phương pháp nghiên cứu tâm lý, phương pháp quan sát là tốt nhất.

=> Nhận định này là sai.

Giải thích:

Bởi vì không có phương pháp nào là toàn năng, không có phương pháp nào là tốt nhất, ở mỗi
phương pháp đều sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng của phương pháp đó. Và chúng ta nghiên cứu ưu
điểm và nhược điểm của phương pháp để vận dụng chúng vào từng trường hợp nghiên cứu cụ thể để
mang lại hiệu quả cao.

VD: Phương pháp quan sát có ưu điểm là thu thập thông tin một cách nhanh chóng, độ tin cậy của các
thông tin thu thập được là tương đối cao nhưng nhược điểm là mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức
và đôi khi không đạt được mục đích. Còn phương pháp đàm thoại thì dễ nghiên cứu, kinh tế chủ động
tuy nhiên tư liệu thu được dễ bị đối tượng ngụy trang, phụ thuộc nhiều vào tâm trạng đối tượng.

=> Nhận đúng muốn đúng phải là: Trong phương pháp nghiên cứu tâm lý, mỗi phương pháp đều có ưu
điểm và nhược điểm riêng không có phương pháp nào là tốt nhất.

Câu 8: Tính cách được coi là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành
nên nhân cách. 267

=> Nhận định trên Sai

Giải thích: Khí chất mới là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành nhân
cách, vì nó là thuộc tính tâm lý khó hình thành và khó thay đổi, gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
tương đối bền vững của cá nhân, nên là nó ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý trái ngược với xu
hướng là thuộc tính tâm lý ít ổn định nhất.

Câu 9: Xúc động có tính nhất thời và không ổn định còn tâm trạng thường tồn tại lâu dài hơn và
có tính ổn định tương đối. 192

=>Nhận định này đúng vì

Xúc động là một dạng cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra xúc
động con người thường không làm chủ được bản thân không ý thức được hậu quả hành động của mình.
Xúc động thường diễn ra dưới hình thức những quá trình theo từng “cơn”

Tâm trạng là một dạng khác của xúc cảm, có cường độ vừa phải tương đối yếu tồn tại trong khoảng thời
gian tương đối dài, đôi khi con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó, có ảnh hưởng gọi là
đến toàn bộ hành vi con người trong một khoảng thời gian khá dài trang 192

->Từ đó ta thấy xúc động có tính nhất thời do xảy ra trong một thời gian ngắn còn tâm trạng lại
lâu dài hơn, Tâm trạng ảnh hưởng trong thời gian dài còn xúc động lại diễn ra theo từng cơn. Hay
nói cách khác tâm trạng là mức độ cao hơn của xúc động
Câu 10: Não người là cơ sở vật chất, quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức. 66, 62,
102

=> Nhận định trên

Giải thích:

ĐỀ LỚP QTL46A
Câu 1: Tri giác phản ánh những thuộc tính bên trong, mang tính bản chất của sự vật, hiện tượng.

=> Nhận định này sai.

Giải thích:

Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự
vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác
tương ứng của chúng ta.

=> Nhận định trên sẽ đúng nếu sửa thành “ Tri giác phản ánh một các trọn vẹn thuộc thuộc tính bề ngoài,
mang tính bản chất của sự vật, hiện tượng”.

Câu 2: Khi ta đi từ chỗ tối ra chỗ sáng thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn giảm xuống.

=> Nhận định này đúng.

Giải thích:

Theo quy luật về sự thích ứng của cảm giác thì thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của
cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy
cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Đi từ chỗ tối ( cường độ kích thích yếu
) vào chỗ sáng ( cường độ kích thích mạnh ) là cường độ kích thích tăng thì độ nhảy cảm của cảm giác
sẽ phải giảm.

Câu 3: “ Mặc dù không thêm bớt thứ gì nhưng ăn ly chè để nguội sẽ có cảm giác như ngọt hơn ăn
ly chè đỏ lúc còn nóng ”. Nội dung câu nói này thể hiện quy luật về sự thích ứng của cảm giác. (
123, 121)

=> Nhận định trên sai.

Giải thích:
Nội dung câu nói trên thể hiện quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác. Sự tác động
động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau trên những cảm giác cùng
loại hoặc khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua giữ các cảm giác thuộc cùng một loại.
Đó là sự thay đổi cường độ hoặc tính chất của cảm giác dưới ảnh hưởng của những kích thích xảy ra
trước đó hoặc đồng thời. Và nội dung trên thuộc tương phản nối tiếp. Tương phản nối tiếp là hiện tượng
tác động qua giữa các cảm giác thuộc cùng một loại những diễn ra vào những thời điểm kế tiếp nhau.

Câu 4 : Người thính tai là người có ngưỡng cảm giác phía dưới cao về âm thanh

Nhận định này là sai.

Cảm giác nghe là: loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính và âm thanh âm sắc của đối tượng (
trang 116)

Ngưỡng tuyệt đối dưới: là cường độ kích thích tối thiểu, đủ đã gây ra cảm giác.(Trang 120)

Trong sự tương quan với tính nhạy cảm thì ngưỡng tuyệt đối dưới tỉ lệ nghịch đối với độ nhạy
cảm của cảm giác:

· ngưỡng tuyệt đối dưới càng nhỏ thì độ nhạy cảm càng cao

· ngưỡng tuyệt đối dưới càng lớn thì độ nhạy cảm càng thấp

-> Vì vậy nói người thính tai tức là người nhạy cảm với âm thanh thì ngưỡng tuyệt đối dưới phải thấp.

Câu 5: Năng lực được coi là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành
nên nhân cách

Nhận định này sai.

Khái niệm:Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở
bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy .Trang 222

Nhân cách là một cấu trúc gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, năng lực, tính cách, khí
chất .

● Năng lực: là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của
một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao . Trang 264

● Năng lực được hình thành, thể hiện và phát triển trong hoạt động con người. Con người không
phải không phải ngay từ khi sinh ra đã có thể có những năng lực đối với một hoạt động nhất định.
Nó chỉ được phát triển và nâng cao trong những điều kiện thuận lợi .-> không mang tính ổn định
Tính cách: là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người. Những đặc điểm này quy
định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định thể hiện
thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.Trang 267

● Tính cách và năng lực có quan hệ rất mật thiết, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau

-> Như vậy năng lực không phải là thuộc tính tâm lý mang tính ổn định nhất một trong các thuộc tính
tâm lý cấu thành nên nhân cách

Câu 6 :Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh độc đáo, chỉ có ở con người.

Nhận định sai. Phản ánh tâm lý:

Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào hệ thần kinh vào bộ não- tổ chức cao nhất của vật chất.
Chỉ có hệ thần kinh và bộ não mới có khả năng nhận tác động của hiện thực trong vật chất

Điều kiện tạo nên phản ánh tâm lý: hiện thực khách quan tác động lên não

Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lý trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động

-> Vì vậy phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh độc đáo. Trang 30

Trang 111, 112: cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý có cả ở người và động vật.

Câu 7: Phản xạ là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi

Nhận định này sai. Trang 68 ko có đủ thời gian để chép hết-> nên rút gọn

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ
thể. Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ.

Gồm có 2 loại là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

● Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia. Nó tồn
tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của loài phản xạ không điều kiện bảo đảm mối liên hệ thường
xuyên giữa cơ thể với môi trường. Vì vậy, hoạt động phản xạ không điều kiện chỉ giúp cơ thể
thích ứng được trong môi trường không thay đổi.

● Có thể nói rằng phản xạ không điều kiện là mối liên lạc cố định, vĩnh viễn giữa cơ thể và môi
trường.
● Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo của từng người dưới tác động của giáo dục và tự giáo dục
trên cơ sở tạo mối liên hệ giữa Trung khu của phản xạ có điều kiện và trung thu của phản xạ không
có điều kiện tương ứng.Nếu không có phản xạ không điều kiện tương ứng củng cố mối liên hệ
này thì dần dần có thể không còn phản xạ có điều kiện nữa .

● Nhờ có phản xạ có điều kiện mà cơ thể luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống.

so sánh

-> Như vậy chỉ có phản xạ có điều kiện do từng cá thể tự tạo trong đời sống để thích ứng với môi
trường luôn thay đổi, còn phản xạ không điều kiện luôn gắn liền với loài và chỉ thích ứng với môi
trường không thay đổi

Câu 8: Tình cảm là một thuộc tính tâm lý mang tính nhất thời, đa dạng, luôn ở trạng thái tiềm
tàng trang 196 và chỉ có ở con người

Nhận định này sai.

Khái niệm: Tình cảm đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với cá
nhân nó mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách

Tình cảm có tính khái quát hơn ổn định hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn so với các
mức độ của đời sống tình cảm khác ( trang 193)

Đặc điểm:

● Tính nhận thức

● Tính xã hội : chỉ xuất hiện ở con người được nảy sinh trong quá trình con người tham gia cải tạo
xã hội và các hoạt động giao lưu giữa con người với nhau.

● Tính ổn định : tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và
đối với bản thân

● Tính chân thực : tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người thường ở trạng thái tiềm
tàng

● Tính đối cực: gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con con người .Vì vậy khi có nhiều nhu cầu
sẽ tạo ra nhiều loại cảm xúc đối lập nhau trong đời sống tình cảm tạo nên tính đa dạng.

-> Như vậy tình cảm là thuộc tính tâm lý mang tính ổn định, đa dạng, thường ở trạng thái tiềm tàng và
chỉ có ở con người.
Câu 9: Các thuộc tính tâm lý cá nhân là những hiện tượng tâm lý làm nền cho các quá trình tâm
lý diễn ra ở mức độ khác nhau

Nhận định này sai

Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn
biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Trạng thái tâm lý thường đi kèm với nó và làm nền cho nó.

Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành khó thay đổi và tạo
thành những nét riêng của nhân cách.

=>Dù quá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng thuộc tính tâm lý cá
nhân không làm nền cho các quá trình tâm lý.

Câu 10: Lao động sản xuất của người thợ thủ công (không sử dụng máy móc) được vận hành theo
nguyên tắc trực tiếp

Nhận định này sai vì hoạt động sản xuất của con người có đặc điểm là được vận hành theo nguyên tắc
gián tiếp. Trang 77

Công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao động nên có thể nói là
chủ thể lao động vận hành gián tiếp thông qua công cụ lao động.

Ví dụ như nhà điêu khắc thủ công sử dụng hai công cụ là công cụ tâm lý (hình ảnh tâm lý mà người đó
muốn thể hiện lên bức tượng) và công cụ lao động (công cụ điêu khắc để gọt tỉa tượng)

Câu 11: Khi vừa mang bước vào bệnh viện ta sẽ thấy rất khó chịu với “mùi bệnh viện” Nhưng sau
một thời gian thì cảm giác đó dần dần mất đi giải thích tại sao ?

Liên quan tới cảm giác mũi và khả năng thích ứng

Cảm giác ngửi (cảm giác mùi) là loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về mùi của đối tượng trang
116
Thích ứng: là khả năng thay đổi độ nhạy của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích
thích khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy
cảm tăng .Trang 121

Khi ta từ môi trường bên ngoài( không khí bình thường) bước vào bệnh viện( mùi bệnh viện). Ban đầu
sự sai biệt giữa hai luồng kích thích sẽ khiến độ nhạy cảm về mùi tăng lên.Nhưng sau một thời gian
tương đối dài bị kích thích tác động liên tục với cường độ kích thích không (hoặc ít )thay đổi thì ta mất
hẳn cảm giác. Đó chính là một dạng đặc biệt của sự thích ứng trong cảm giác. Từ đó t sẽ dần làm quen
với mùi bệnh viện và không cảm thấy khó chịu nữa. ( Quy luật thích ứng cảm giác )

You might also like